Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Skkn hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành môn địa lí trong ôn thi thpt quốc gia ở trường thpt bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.28 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG XỬ LÍ CÁC DẠNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH MƠN ĐỊA LÍ TRONG ƠN THI THPT
QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hằng
Mã sáng kiến: 31.58.02

Vĩnh Phúc, năm 2019

skkn


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG XỬ LÍ CÁC DẠNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH MƠN ĐỊA LÍ TRONG ƠN THI THPT
QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hằng
Mã sáng kiến: 31.58.02

Vĩnh Phúc, năm 2019

skkn




MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu.....................................................................................................1
2. Tên sáng kiến.....................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến...............................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: .............................................................................2
5. Lính vực áp dụng sáng kiến:.............................................................................2
7. Mơ tả bản chất của sáng kiến............................................................................2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................3
PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................5
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KĨ NĂNG XỬ LÍ CÁC DẠNG BÀI TẬP
THỰC HÀNH MƠN ĐỊA LÍ TRONG ƠN THI THPT QUỐC GIA Ở TRƯỜNG
THPT BÌNH XUN...........................................................................................6
I. Kỹ năng trả lời câu hỏi Át lát và các dạng biểu hiện của biểu đồ Địa lí......6
1. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm việc với bảng số liệu.............................6
2. Các dạng biểu đồ Địa lí thường gặp và kĩ năng về biểu đồ ở chương trình
Địa lí THPT..................................................................................................6
2.1. Các dạng biểu hiện của biểu đồ Địa lí thường gặp ở trường THPT..6
2.2. Kĩ năng về biểu đồ ở chương trình địa lý THPT................................6
3. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng Át lát.......................10
II. Những bài tập cụ thể rèn kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành và sử
dụng Atlat........................................................................................................12
1. Bài tập rèn kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành..............................12
2. Bài tập rèn kỹ năng sử dụng Atlat...........................................................20
PHẦN 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................................................24
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau.................34
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

theo ý kiến của tác giả.........................................................................................34
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.........................................................................34
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu.................................................................................................36

skkn


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI)
đã nêu rõ yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong
đó, việc đổi mới giáo dục phổ thơng được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng
tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng
lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến
lược phát triển đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện
phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi,
nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Năm học 2016 –
2017 ngành giáo dục nước ta thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, chuyển từ
hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm khách quan ở một số bộ mơn trong
đó có mơn Địa lí. Trong đề thi mơn Địa lí gồm 2 phần: Lý thuyết và kỹ năng
(sử dụng Át lát, biểu đồ và bảng số liệu, nhận xét bảng số liệu).
Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ đã trở thành một kênh hình khơng thể thiếu
trong mơn địa lí. Biểu đồ địa lý là một công cụ trực quan, là một phương tiện
không thể thiếu trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập Địa lí nhất là Địa lí kinh

tế xã hội.
Để học tốt và làm bài tập trắc nghiệm Địa lí hiệu quả là kết hợp lý
thuyết với trắc nghiệm kỹ năng, sử dụng át lát, biểu đồ và bảng số liệu. Trong
đó kỹ năng trắc nghiệm sử dụng atlat, biểu đồ và bảng số liệu là lĩnh vực ứng
dụng vận dụng khá mới với học sinh lĩnh vực này có vai trị quan trọng giúp
học sinh hiểu bài học sâu sắc, đa dạng hơn, hoàn thiện hơn, rèn luyện được
nhiều kỹ năng Địa lí hơn mà khơng q lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.
Từ trước đến nay trong tiềm thức của nhiều người, mơn Địa lí là mơn phụ, ít
có cơ hội chọn ngành nghề khi dự thi đại học mà khi học rồi thì khả năng xin
việc khi ra trường lại càng khó. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội không chỉ cần
những học sinh giỏi Tốn, Lí, Hóa mà cịn địi hỏi học sinh phải có sự am hiểu
về xã hội, về quê hương, đất nước con người. Năm học 2018- 2019 có một số
trường tuyển sinh viên các mơn Tốn - Địa - GDCD, và phần lớn học sinh lớp
12 hiện nay đăng kí dự thi THPT Quốc gia chọn cho mình mơn thi thứ tư là mơn
Địa lí.
Để giúp học sinh rèn luyện thành thạo kỹ năng cơ bản phục vụ cho việc
ơn thi THPT Quốc Gia, cũng như góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả học
1

skkn


tập bộ mơn Địa lí lớp 12 giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi kiểm tra trong
đó quan trọng nhất là kỳ thi THPT QG, tôi đã đưa ra đề tài: “Hướng dẫn học
sinh kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành mơn Địa lí trong ơn thi THPT
Quốc gia ở trường THPT Bình Xun”.
2. Tên sáng kiến
Hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành mơn Địa
lí trong ơn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Bình Xuyên.
3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0392.819.886. Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hằng
5. Lính vực áp dụng sáng kiến:
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí các
dạng bài tập thực hành mơn Địa lí trong ơn thi THPT quốc gia ở trường phổ
thông
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Năm học 2018 - 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KĨ NĂNG XỬ LÍ CÁC DẠNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH MƠN ĐỊA LÍ TRONG ƠN THI THPT QUỐC GIA Ở
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN.

PHẦN 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2

skkn


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Địa lí Tự nhiên- Kinh tế - Xã hội Việt Nam là một nội dung khó, giữa các
hiện tượng Tự nhiên - Kinh tế - Xã có mối quan hệ mật thiết với nhau theo lối
quan hệ nhân - quả. Hiện tượng này là nguyên nhân của hiện tượng kia và ngược
lại. Kỹ năng sử dụng át lát trong học tập và trắc nghiệm bài tập Địa lí, về bản

chất Át lát là sách giáo khoa Địa lí được thể hiện kênh hình chủ yếu là bản đồ,
biểu đồ, bảng số liệu, diễn giải các vấn đề Địa lí từ cái chung đến cái riêng, từ
tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận và là tài liệu duy nhất
học sinh sử dụng trong phòng thi. Việc sử dụng Át lát thường xuyên giúp học
sinh ghi nhớ kiến thức và củng cố kỹ năng để làm bài thi đạt kết quả cao.
- Về bài tập trắc nghiệm địa lý với bảng số liệu và biểu đồ. Trong khi thi
tốt nghiệp THPT thường có câu hỏi phân tích số liệu loại câu hỏi này yêu cầu
phân tích số liệu thống kê, cho phép đánh giá mức độ am hiểu, vận dụng kiến
thức của người học vào trường hợp cụ thể, đánh giá được kỹ năng chọn lọc,
xác định được kiến thức địa lí. Ngồi ra, từ bảng số liệu có thể làm bài tập
trắc nghiệm chọn dạng biểu đồ thích hợp. Trong đề thi địa lý đều có phần trắc
nghiệm kỹ năng phân tích biểu đồ và bảng số liệu, học sinh cần nắm các “từ
khóa”, lời dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào là ta có thể
nhận biết ngay dạng biểu đồ đó. Mà để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần
rèn luyện nhiều kỹ năng: phân tích câu hỏi, nhận biết và nhận định dạng biểu
đồ thông qua các cụm từ khóa, lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ
một cách chính xác. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô
tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lí như: “Biểu đồ về tình
hình phát triển dân số nước ta qua các năm…”
- Thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó như: “Biểu đồ diện
tích gieo trồng cây cơng nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước
ta”.
- So sánh tương quan độ lớn giữa các đại lượng như: “Biểu đồ về mức
lương thực trên đầu người một năm của cả nước, đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long.. ”
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể
có cùng một đại lượng: “Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. ”

3


skkn


- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm:
“Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo ngành kinh tế từ năm 2000 đến
năm 2009 của nước ta”
Át lát thực chất là một tập bản đồ được biên tập lại theo trình tự nhất định
bắt đầu bản đồ là các thành phần tự nhiên. Trong từng trang bản đồ có nhiều các
kí hiệu, có một số biểu đồ để minh họa. Trên mỗi bản đồ không chỉ biểu hiện 1
đối tượng mà thường nhiều đối tượng, chính vì vậy học sinh cần có thời gian để
xem các kí hiệu, xem các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ trước.
Những lần kiểm tra miệng, 15 phút và kiểm tra định kỳ, nếu nội dung cần
hỏi có trong Át lát tơi đều đặt câu hỏi dưới dạng “Dựa vào Át lát trang...hãy.....”
hoặc “Dựa vào biểu đồ/ bảng số liệu….,” có làm như vậy thì học sinh mới
thường xuyên sử dụng Át lát và rèn luyện kĩ năng biểu đồ.
Tôi cũng xác định rằng để khai thác được Át lát không phải là dễ dàng đối
với học sinh ngoài việc mất rất nhiều thời gian cùng với sự kiên trì của giáo viên
bởi vì việc sử dụng Át lát địi hỏi tổng hợp nhiều kỹ năng và cũng rất mới mẻ
với các em khi mà có những em chưa một lần cầm cuốn Át lát để xem “có
những nội dung” gì trong đó vì vậy những buổi đầu khi yêu cầu sử dụng Át lát
tôi không đặt câu hỏi yêu cầu quá cao với học sinh, mà để các em làm quen từng
bước, thậm chí là dành thời gian để hướng dẫn lại học sinh về cách khai thác bản
đồ, đọc biểu đồ, các bước tiến hành để đọc bản đồ.
Tôi nhận thấy rằng để học sinh biết sử dụng Át lát ở lớp 12 thì ngay từ lớp
10 và lớp 11 giáo viên phải quan tâm, dạy cho các em các kiến thức về bản đồ,
biểu đồ ở lớp 10; dạy địa lý các nước ở lớp 11 phải tạo thói quen cho các em
khai thác bản đồ địa lí các nước và biểu đồ để phục vụ cho bài học. Nếu làm
được như vậy thì khi sử dụng Át lát ở lớp 12 cả thầy và trò đều đỡ vất vả hơn.
Từ cơ sở lí luận trên, để học sinh lớp 12 có kỹ năng xử lí các dạng bài tập

thực hành mơn Địa lí, tơi soạn ra những câu hỏi và bài tập để các em làm nhanh
hơn, khắc sâu kiến thức và đạt hiệu quả cao trong học tập đặc biệt là kỳ thi
THPT QG thì điều đó là rất cần thiết.

4

skkn


PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Với học sinh lớp 12, kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành mơn Địa
lí, kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam vẫn là nội dung kiến thức khó, các em
chưa thể có cái nhìn tồn diện và hệ thống nội dung này, trong khi có rất nhiều
đơn vị kiến thức địi hỏi khả năng tư duy logic mới hiểu được bản chất của hiện
tượng.
Mặt khác, việc kết hợp giữa nội dung kiến thức sách giáo khoa và Atlat để
trả lời phần lớn các câu hỏi với các em là điều rất khó.Trong khi đó khả năng tự
học, tự đọc, tự nghiên cứu, phân tích- tổng hợp của đa phần HS chưa tốt, nhất là
học sinh theo học ban KHXH.
Để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT QG, đặc biệt với các học sinh
học ban KHXH, và HS ban KHTN nhưng lựa chọn môn thi tổ hợp XH, GV cần
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản trong SGK giúp học sinh có thể
khai thác trên Át lát Địa lí Việt Nam các vấn đề về tự nhiên, kinh tế- xã hội;
nhận biết được các dạng biểu đồ, biết nhận xét các bảng số liệu và xử lí số liệu
thông qua các dạng câu hỏi khi sử dụng Át lát, và các bảng số liệu...Từ đó hình
thành cho học sinh các kĩ năng thực hành, khai thác Atlat, thay đổi cách tư duy
học vẹt, học đối phó. Giúp học sinh có khả năng trả lời nhuần nhuyễn các câu
hỏi, các dạng bài tập liên quan để các em tự tin bước vào kỳ thi THPT QG với
kết quả tốt nhất, tôi đã chọn đề tài“ “Hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí các
dạng bài tập thực hành mơn Địa lí trong ơn thi THPT Quốc gia ở trường

THPT Bình Xun” rất mong nhận được góp ý của đồng nghiệp để đề tài được
hoàn chỉnh hơn.

5

skkn


PHẦN 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KĨ NĂNG XỬ LÍ CÁC DẠNG BÀI TẬP
THỰC HÀNH MƠN ĐỊA LÍ TRONG ƠN THI THPT QUỐC GIA Ở TRƯỜNG
THPT BÌNH XUYÊN

I. Kỹ năng trả lời câu hỏi Át lát và các dạng biểu hiện của biểu đồ Địa lí
1. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm việc với bảng số liệu
Trong học tập và thi THPT Quốc Gia thường có câu hỏi lựa chọn biểu đồ
cần vẽ, biểu đồ thể hiện nội dung gì, phân tích số liệu, bởi biết dựa vào bảng số
liệu để tìm thơng tin Địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong học
tập và làm bài thi THPT Quốc Gia.
2. Các dạng biểu đồ Địa lí thường gặp và kĩ năng về biểu đồ ở chương trình
Địa lí THPT
2.1. Các dạng biểu hiện của biểu đồ Địa lí thường gặp ở trường THPT
- Dạng biểu đồ hình cột: Dạng biểu đồ này khá đa dạng bao gồm cột đơn,
cột chồng lên nhau, cột ghép ……
- Dạng biểu đồ thanh ngang: Thực chất là một dạng biểu đồ cột khi trục
đứng và trục ngang đổi chỗ cho nhau.
- Dạng biểu đồ ô vuông: Dạng này thể hiện một hình vng lớn, khi thể
hiện cơ cấu của một tổng, nó được chia thành 100 ơ vng nhỏ.
- Dạng biểu đồ miền: Là loại biểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái
phát triển của các đối tượng. Tồn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó
được chia thành các miền khác nhau. Dạng này có thể thể hiện cả giá trị tuyệt

đối và tương đối.
- Dạng biểu đồ hình trịn: Được dùng để thể hiện qui mô và cơ cấu các
thành phần trong một tổng thể.
- Dạng biểu đồ đường (đồ thị): Thể hiện cả giá trị tương đối và tuyệt đối.
- Dạng biểu đồ kết hợp: Phổ biến là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột
và đường biểu diễn.
Ngoài ra còn gặp nhiều dạng khác của biểu đồ như biểu đồ tam giác, hình thoi,
hình trụ…
2.2. Kĩ năng về biểu đồ ở chương trình địa lý THPT
- Kĩ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất
- Kĩ năng tính tốn xử lí các số liệu ví dụ như:
+ Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%)
+ Tính tỉ lệ về chỉ số phát triển.
+ Quy đổi tỉ lệ phần % ra độ, góc hình quạt đường trịn
6

skkn


+ Tính bán kính các vịng trịn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ: vẽ chính xác, nhanh, đẹp, đúng quy trình quy tắc
và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá …
- Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ.
Để có được các kĩ năng trên, chúng ta không chỉ cần hiểu về lí thuyết mà
phải được thực hành nhiều. Điều cần nói thêm là, học sinh thường phải làm các
bài tập thực hành vẽ biểu đồ trong giờ kiểm tra hay giờ thi với quỹ thời gian rất
ngắn. Vì thế, chỉ khi luyện tập thành kĩ năng mới thể hiện đạt yêu cầu.
a. Nghiên cứu lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
Câu hỏi bài thực hành về vẽ biểu đồ thường có 3 thành phần
- Lời dẫn (đặt vấn đề)

- Bảng số liệu thống kê (tỉ lệ % hay tuyệt đối) và danh số (triệu ha, triệu
tấn, tỷ đồng… năm..)
- Lời kết- nêu yêu cầu cụ thể cần làm.
Khi phân tích các câu hỏi bài tập để chọn biểu đồ, chúng ta cần tìm hiểu
khai thác từng thành phần trên.
a1. Tìm hiểu lời dẫn để chọn dạng biểu đồ
Câu hỏi thực hành về biểu đồ thường có các lời dẫn theo 3 dạng sau:
- Lời dẫn chỉ định: Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Thí dụ: “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sử dụng đất của
nước ta năm 2016 theo bảng số liệu sau...”
- Lời dẫn “mở”: Có gợi ý ngầm vẽ một loại biểu đồ nhất định
Thí dụ: “Vẽ biểu đồ sản lượng cơng nghiệp ở nước ta phân theo các vùng kinh
tế năm 2016...
- Lời dẫn “ kín”: khơng đưa ra một gợi ý nào.
Thí dụ:“Cho bảng số liệu sau... hãy vẽ biểu đồ thích hợp và rút ra nhận
xét”
Căn cứ vào các dạng lời dẫn trên, chúng ta sẽ sử lí như sau:
- Với lời dẫn đã chỉ định: Ta vẽ theo chỉ định.
- Với lời dẫn “kín”:Ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của
câu hỏi đó.
- Với lời dẫn “mở”, cần chú ý bám vào một số từ gợi mở chủ đề như:
+ Với loại biểu đồ đường biểu diễn. Thường có lời dẫn với các từ gợi mở
như: “Tăng trưởng”, “Biến động”, “Phát triển”, qua các năm từ… đến…”
Thí dụ:Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta…
7

skkn


+ Với biểu đồ hình cột: Thường dùng các từ gợi mở như “khối lượng”,

“sản lượng”, “Diện tích”, “trong năm …và năm…”, “qua các thời kì”.
Thí dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta…
+ Với biểu đồ cơ cấu: Thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu
như: “cơ cấu”, “Phân theo’, “Trong đó”, “Bao gồm”, “chia ra”, “chia
theo”.
Thí dụ; Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị ngành sản xuất công nghiệp phân
theo…
a2. Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ
- Ngoài việc nghiên cứu lời dẫn để lựa chọn loại biểu đồ, ta cịn có thể căn
cứ vào đặc điểm của bảng số liệu thống kê để chọn biểu đồ:
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (Tỉ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển
theo chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều
đối tượng biến động theo mốt số thời điểm hay theo các thời kì (Giai đoạn) ta sẽ
chọn vẽ: Biểu đồ hình cột.
- Trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối
quan hệ hữu cơ. Thí dụ: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng lãnh
thổ diễn biến qua một chuỗi thời gian ta sẽ chọn vẽ: Biểu đồ kết hợp (cột và
đường)
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau
(như: “tấn”, “ha”, “mét”…) Diễn biến qua thời gian ta cần chọn vẽ: Biểu đồ chỉ
số.
- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra
từng thành phần cơ cấu như:
Năm

Tổng số

Chia ra (Trong đó)
Nơng - lâm ngư nghiệp


Côngnghiệp –
Dịch vụ
xây dựng

Với bảng số liệu trên chúng ta có thể chọn: Loại biểu đồ cơ cấu.
Tuy nhiên, biểu đồ cơ cấu lại có một số loại chủ yếu, việc lựa chọn loại
biểu đồ nào để vẽ cần căn cứ vào đặc điểm của các con số trong bảng thống kê.
- Chọn biểu đồ hình trịn: Đề bài phải có số liệu tương đối hoặc số liệu
tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỷ
lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ hình trịn.

8

skkn


- Chọn biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta
khó thể hiện trên biểu đồ hình trịn (vì các góc hình quạt sẽ q hẹp), trường
hợp này chuyển sang chọn biểu đồ cột chồng dễ thể hiện hơn.
- Chọn biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3
thời điểm ta khơng vẽ biểu đồ hình trịn mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền sẽ hợp
lí hơn.
a3. Căn cứ vào yêu cầu trong lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ.
Có nhiều trường hợp trong nội dung lời kết của câu hỏi lại gợi ý yêu cầu
vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó.
Thí dụ: Sau khi nêu lời dẫn và đưa ra bảng thống kê, câu hỏi ghi tiếp:
“Anh chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu
đó”.

Cần lưu ý rằng: Hệ thống biểu đồ có nhiều loại, trong mỗi loại lại có một
số dạng. Các loại biểu đồ cùng loại, trong một số trường hợp có thể sử dụng
thay thế nhau; Vì vậy, muốn lựa chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất ta cần
hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu đạt của từng dạng biểu
đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng nhận xét phân tích biểu đồ
Khi phân tích biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và
đường nét thể hiện trên biểu đồ: khơng thốt li khỏi các dữ kiện được nêu trong
số liệu biểu đồ, không nhận xét chung chung (cần có số liệu kèm theo các ý
nhận xét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết
cho đúng yêu cầu.
Cần chú ý:
- Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân
tích.
- Cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.
- Khơng được bỏ xót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét, phân tích.
- Trước tiên nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái qt chung, sau đó
mới phân tích các số liệu thành phần.
- Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và
hàng dọc nếu có.
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc
biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng
hay giảm nhanh).
9

skkn


- Cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các
con số để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét.

Phần nhận xét phân tích thường có 2 nhóm ý.
- Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Chú ý
cần dựa vào kiến thức đã học để giải thích)
Về sử dụng ngơn từ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ:
- Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được quy thành các tỷ lệ%
ta phải dùng từ tỉ trọng trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Thí dụ:
Nhận xét biểu đồ về cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số năm. Ta
không ghi: Giá trị ngành nơng – lâm nghiệp có xu hướng giảm sút, mà ghi: tỉ
trọng giá trị của ngành nơng – lâm nghiệp có xu hướng giảm.
- Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của các đổi
tượng trên biểu đồ:
* Về trạng thái tăng:
Có các từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”, “tăng mạnh”, “tăng
nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”…kèm theo các từ đó bao giờ cũng có
số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỷ đồng, triệu dân…) Hoặc
tăng bao nhiêu phần trăm? Hay bao nhiêu lần?
* Về trạng thái giảm:
Cần dùng những từ như: “Giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, “giảm nhanh”,
“giảm chậm” “giảm đột biến” kèm theo là các con số dẫn chứng cụ thể.
* Về nhận xét tổng quát:
Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triển nhanh”,“phát triển
chậm”, “phát triển ổn định”,“phát triển khơng ổn định”,“phát triển đều”,“có
sự chênh lệch giữa các vùng”….
3. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng Át lát
Trong việc dạy và học môn Địa lý ở trường phổ thông, các loại Atlat nói
chung và Atlat Địa lý Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó
được coi là “cuốn sách giáo khoa” Địa lý đặc biệt, mà nội dung của nó được
thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Việc khai thác, sử dụng Atlat một cách khoa
học là vô cùng cần thiết để việc học Địa lý trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Khi làm việc với Atlat Địa lý Việt Nam, học sinh cần phải:
- Lựa chọn cuốn Atlat, bản đồ phù hợp với nội dung câu hỏi (tái bản gần đây
nhất)
10

skkn


- Nắm chắc các kí hiệu (Trang 3)
- H/S nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành
- Phân tích câu hỏi để nhận định câu hỏi nào có thể dùng Atlat…….
- Tìm hiểu tỷ lệ bản đồ khi làm việc với Át lát địa lý
- Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ (trang 2 của Atlat)
- Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lý trên bản đồ
- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình
thái và vị trí các đối tượng địa lý trên bản đồ
- Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ
- Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ
- Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân – quả thể hiện trên bản đồ
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế)
Để khai thác các kiến thức địa lý có hiệu quả từ tập Atlat Địa lý Việt
Nam, cần lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
- Đối với trang 3 của Atlat Địa lý Việt Nam, học sinh cần hiểu được ý
nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat, nắm chắc các kí hiệu chung (Trang 3),
ngồi ra có trang có kí hiệu riêng.
- Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam, học sinh cần
phải:
+ Xác định được vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế
+ Nêu đặc điểm của các đối tượng địa lý (đất, khí hậu, nguồn nước,

khống sản, dân cư dân tộc…)
+ Trình bày sự phân bố các đối tượng địa lý (khống sản, đất, địa hình
dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị…) và giải thích
sự phân bố đó
+ Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý: mối quan hệ giữa
các yếu tố tự nhiên với nhau ( khí hậu và sơng ngịi, đất và sinh vật, địa chất
và địa hình…), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế
và kinh tế, tự nhiên – dân cư và kinh tế…
+ Đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế
+ Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển một ngành, lãnh thổ
+ Phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với
nhau
11

skkn


+ So sánh các vùng kinh tế
+ Trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ
- Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý, học
sinh cần tái hiện từ vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các
trang Atlat
- Một số gợi ý trên chỉ là cơ sở để tránh bỏ sót ý khi sử dụng Atlat để học
Địa lý. Trong khi làm bài, tùy theo yêu cầu câu hỏi, học sinh cần phải lựa chọn
những kiến thức thích hợp trong Atlat trên nền kiến thức đã có để trả lời
- Làm việc với Atlat cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu
đồ, số liệu… Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ hoặc bổ sung
những nội dung mà các bản đồ trong Atlat khơng thể trình bày rõ được.
- Kĩ năng khai thác bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lý. Nếu không
nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện

tượng địa lý, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tịi các kiến thức địa lý khác.
Do vậy việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung và Atlat Địa lý
Việt Nam nói riêng không thể thiếu khi học môn Địa lý.
II. Những bài tập cụ thể rèn kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành và sử
dụng Atlat
1. Bài tập rèn kỹ năng xử lí các dạng bài tập thực hành
a. Phân tích bảng số liệu thống kê chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Câu 1: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN, GIAI
ĐOẠN 2010-2015
Tổng sản lượng

Sản lượng ni trồng

Giá trị xuất khẩu

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)

(triệu đô la Mỹ)

2010

5 143

2 728

5 017


2013

6 020

3 216

6 693

2014

6 333

3 413

7 825

2015

6 582

3 532

6 569

Năm

Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn
2010-2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.


B. Miền.

C. Kết hợp.

12

skkn

D. Cột.


- Trong ví dụ trên tơi đã rèn luyện cho học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp nhất
dựa vào lời kết và đặc điểm của bảng số liệu học sinh đã chọn đáp án C - biểu đồ kết
hợp vì các đối tượng trong bảng số liệu có quan hệ cơ hữu với nhau.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚC NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014
Năm

2005

2009

2011

2014

Diện tích (nghìn ha)

7 329,2


7 437,2

7 655,4

7816,2

Sản lượng (Nghìn
tấn)

35 832,9

38 950,2

42 398,5

44 974,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn
2005-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.

B. Miền

C. Đường.

D. Cột.

- Trong ví dụ trên tôi đã rèn luyện cho học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp nhất
dựa vào lời kết và đặc điểm của bảng số liệu. Cụ thể trong bài tập này thuộc kiểu lời

kết “mở” có cụm từ “tốc độ tăng trưởng”, bảng số liệu là giá trị tuyệt đối phát triển
theo chuỗi thời gian , nên ta chọn biểu đồ đường biểu diễn là thích hợp nhất với yêu
cầu của bài.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm
Cả nước

2010

2013

2014

2015

86 947,4

89 759,5

90 728,9

91 709,8

19 851,9

20481,9


20 705,2

20 912,2

17 251,3

17448,7

17 517,6

17 589,2

Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện dân số trung bình của Đồng bằng sơng Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2010-2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau
đây là thích hợp nhất?
A. Cột.

B. Miền.

C. Tròn.
13

skkn

D. Đường.



Qua ví dụ trên tơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về chọn biểu đồ thích
hợp nhất dựa vào đặc điểm bảng số liệu. Ở bài này là một dãy số liệu tuyệt đối
về khối lượng của 3 đối tượng biến động theo một số thời điểm nên ta chọn biểu
đồ cột nhóm là thích hợp nhất.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH
TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014
( Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm

2010

2012

2013

2014

Khu vực kinh tế trong nước

33084,3

42277,
2

43882,7 49037,3

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi


39152,4

72252,
0

88150,2 101179,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo
khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. Trịn.

B. Đường.

C. Miền.

D. Cột.

- Sau khi hồn thiện bài tập này tơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng
chọn biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ Miền vì lời dẫn “mở” có cụm từ “cơ
cấu”, nhiều năm .
Câu 5: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2014. (Đơn vị: %)
Năm

2010

2014


Tổng số

100,0

100,0

Kinh tế Nhà nước

31,9

16,0

Kinh tế ngồi Nhà nước

60,3

72,0

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

7,8

12,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế
của nước ta, năm 2010 và 2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích
hợp nhất?
14


skkn


A. Cột.

B. Miền.

C. Trịn.

D. Đường.

- Trong ví dụ này tơi đã rèn luyện cho học sinh các kĩ năng về chọn biểu
đồ thích hợp nhất. Cụ thể ở bài này thuộc kiểu lời dẫn “mở”có cụm từ “cơ cấu”
và chỉ xảy ra dưới 3 năm nên ta chọn biểu đồ hình trịn là thích hợp nhất.
b: Kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét đúng
nhất trong bài trắc nghiệm về bảng số liệu.
Câu 1: Cho bảng số liệu.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA, NĂM 2012 VÀ 2015
(Đơn vị: Đơ la Mỹ)
Năm

In-đơ-nê-xia

Phi-líp-pin

Thái Lan

Xin-ga-po


Việt Nam

2012

37012

2 6055

59 451

54 451

1 748

2015

3 346

2 904

58 15

52 989

2 109

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây khơng đúng về
tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người của một số quốc gia, năm 2012

và 2015?
A. Xin-ga-po tăng nhiều nhất.
B. Thái Lan giảm chậm nhất.
C. Xin-ga-po giảm chậm hơn In-đơ-nê-xi-a.
D. Phi-líp-pin tăng chậm hơn Việt Nam.
- Trong ví dụ này tơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét bảng
số liệu đúng nhất. Đó là sử dụng từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của đối
tượng trong bảng số liệu .
Trạng thái tăng có các cấp độ: “tăng, tăng mạnh, tăng nhanh, tăng đột
biến, tăng liên tục....”
Trạng thái giảm có các cấp độ: “giảm, giảm mạnh, giảm ít, giảm nhanh,
giảm chậm, giảm đột biến....”
Cụ thể bài này đáp án A vì căn cứ BSL thì GDP/người của Xingapo giảm
chứ khơng tăng.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH
TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2015
2010
2015
Khu vực
Số lao động Cơ cấu
Số lao động
Cơ cấu
(nghìn
(%)
( nghìn
(%)
người)
người)
Nơng, lâm nghiệp và

15

skkn


thủy sản
Công nghiệp và xây
dựng

24 279,0

49,5

23 259,1

44,0

10 399,2

21,0

11 780,4

22,3

14 469,3

29,5

17 800,5


33,7

Dịch vụ

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về số
lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2010
và 2015?
A. Số lao động và tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng.
B. Số lao động và tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng.
C. Số lao đông ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng, tỉ trọng giảm.
D. Số lao động và tỉ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng nhỏ nhất.
- Trong ví dụ này tơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét bảng
số liệu dạng cơ cấu. Đó là sử dụng từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của
đối tượng trong bảng số liệu . Cụ thể bài này là đáp án C.
c. Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét trong bài trắc nghiệm
về nhận xét biểu đồ.
Câu 1: Cho biểu đồ

16

skkn


CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG,
NĂM 2010 VÀ 2014 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ

cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và
năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khống sản giảm.
B. Tỉ trọng hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khống sản ln lớn nhất.
D. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác luôn nhỏ nhất và có xu hướng
giảm.
- Trong ví dụ này tơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét biểu
đồ dạng cơ cấu. Đó là trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được quy
thành các tỷ lệ% ta phải dùng từ tỉ trọng trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Cụ
thể bài này là đáp án D.
Câu 2: Cách nhận xét biểu đồ cột.
Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG, GIAI
ĐOẠN 2012-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB
Thống kê, 2016)
17

skkn



×