Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn hình thành cho học sinh các kỹ năng để xây dựng phần mềm ứng dụng nhằm định hướng nghề lập trình phần mềm cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP
-------------***------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH CÁC KỸ NĂNG ĐỂ XÂY DỰNG
PHẦN MỀM ỨNG DỤNG NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ LẬP TRÌNH
PHẦN MỀM CHO HỌC SINH”
LĨNH VỰC: TIN HỌC

Tác giả: Phan Văn Thưởng
Tổ: Toán - tin
Đơn vị: Trường THPT Quỳ Hợp

NĂM HỌC 2021-2022

skkn


ĐỀ TÀI
“HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH CÁC KỸ NĂNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN
MỀM ỨNG DỤNG NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ LẬP TRÌNH PHẦN
MỀM CHO HỌC SINH”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ như hiện nay hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con
người đều sử dụng các phần mềm ứng dụng để thực hiện công việc, giúp chúng ta
thực hiện công việc một cách dễ dành, nhanh chóng và hiệu quả. Ngành cơng nghệ
phần mềm phát triển mạnh mẽ theo xu thế của thời đại và mang lại lợi nhuận khổng
lồ cho các cá nhân, công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong qúa


trình giảng dạy bộ mơn Tin học ở trường THPT, có rất nhiều học sinh có đam mê,
theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin, việc trang bị cho các em có được các kỹ
năng để xây dựng phần mềm là điều rất cần thiết. Xuất phát từ cơ sở đó tơi viết đề
tài: “Hình thành cho học sinh các kỹ năng để xây dựng phần mềm ứng dụng nhằm
định hướng nghề lập trình phần mềm cho học sinh”
2. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài được xây dựng sau một là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đúc rút kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Đề tài xây dựng được các nội dung:
Các bước để xây dựng phần mềm ứng dụng, xây dựng được phần mềm Quản lý bán
hàng có thể ứng dụng để bàn hàng ở các quán cà phê. Đề tài giúp cho học sinh biết
được các kỹ năng để xây dựng phần mềm ứng dụng và có thể thiết kế, xây dựng,
phát triển các phần mềm ứng dụng, qua đó giúp các em định hướng nghề nghiệp và
theo đuổi nghề lập trình phần mềm trong tương lai. Ngồi ra các giáo viên có thể
tham khảo đề tài để vận dụng cho cơng việc của mình.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận: Các tài liệu liên quan đến xây dựng và thiết kế phần mềm, các
tài liệu hướng dẫn viết phần mềm ứng dụng.
1.2. Cơ sở thực tiễn: Qua tìm hiểu, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực tế,
qua nghiên cứu các chương trình dạy học ở trường THPT.
2. Nội dung đề tài
2.1. Các bước để xây dựng phần mềm ứng dụng
Đối với học sinh THPT các em chưa biết được qui trình để xây dựng một phần
mềm ứng dụng, vì vậy giáo viên cần truyền đạt vấn đề này cho học sinh biết được
việc xây dựng phần mềm ứng dụng dù có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm khác
nhau nhưng nhìn chung các quy trình đều phải đáp ứng được 5 bước dưới đây:

skkn



Bước 1: Khảo sát
Bước 2: Thiết kế phần mềm
Bước 3: Lập trình phần mềm
Bước 4: Kiểm thử
Bước 5: Triển khai sản phẩm
Tuy nhiên, trên đây là mặt lý thuyết, để thực tế và giúp học sinh hiểu rõ hơn
giáo viên cần giao học sinh (nhóm học sinh) tìm hiểu và xây dựng phần mềm ứng
dụng cụ thể. Trong đề tài này tơi cho học sinh tìm hiểu và xây dựng Phần mềm Quản
lý bán cà phê, bởi việc tìm hiểu bán hàng ở quán cà phê thì rất thuận tiện đối với học
sinh.
2.2. Xây dựng phần mềm “Quản lý bán cà phê”
 Bước 1: Khảo sát
Ở bước này giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (nhóm học sinh) tìm hiểu khảo
sát về công tác bán hàng ở quán cà phê, yêu cầu tìm hiểu khảo sát:
-

Tìm hiểu các yêu cầu, qui trình của cơng tác bán hàng
Tìm hiểu các thơng tin cần lưu trữ khi bán hàng
Tìm hiểu các chức năng cần có để đáp ứng yêu cầu bán hàng
Tìm hiểu khả năng phần cứng, phần mềm có thể đáp ứng, triển khai.

Sau khi tìm hiểu khảo sát xong giáo viên yêu cầu học sinh cùng thảo luận, phân
tích các thông tin cần lưu trữ, chức năng yêu cầu cần có của phần mềm đáp ứng yêu
cầu đặt ra, các giải pháp thiết kế phần mềm. Trên cơ sở đó xây dựng được dữ liệu
bán hàng gồm có:
+ Bảng Mặt hàng gồm các thông tin: Mã mặt hàng, tên mặt hàng, đơn vị, đơn giá,
số lượng, ghi chú.
+ Bảng Hóa đơn gồm các thơng tin: Tên hóa đơn, số hóa đơn, bàn số, ngày bán, TT,
tên mặt hàng, số lượng, đơn vị, đơn giá, thàn tiền, người mua hàng, người bán hàng,
tên cửa hàng, địa chỉ, ghi chú.

+ Bảng Doanh thu gồm các thơng tin: Số hóa đơn, ngày bán, số tiền, tổng doanh thu,
ghi chú.
+ Các chức năng cần có của phần mềm: Nhập hóa đơn, ghi hóa đơn, xuất hóa đơn,
tìm kiếm hóa đơn, quản lý doanh thu, hướng dẫn sử dụng.
+ Lựa chọn phần mềm triển khai và sử dụng: Có nhiều phần mềm để triển khai sử
dụng, tuy nhiên để thuận lợi cho học sinh tôi lựa chọn phần mềm Microsoft Excel
phiên bản 2016 để hướng dẫn học sinh thiết kế, triển khai và sử dụng.
Từ dữ liệu xây dựng được giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế phần mềm.
 Bước 2: Thiết kế phần mềm
2

skkn


Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho học sinh sử dụng Microsoft
Excel 2016 để thiết kế theo từng mơ đun của phần mềm nhằm hình thành cho các
em các kỹ năng thiết kế phần mềm: Việc thiết kế phải đảm bảo hợp lý, khoa học, dễ
sử dụng, giao diện đẹp, dễ nhìn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
a. Thiết kế bảng Mat_hang

b. Thiết kế bảng Hoa_Don

3

skkn


c. Thiết kế bảng Doanh_thu

d. Thiết kế các nút chức năng của phần mềm:

- Ta thiết kế trên Sheet Hoa_don, sử dụng cơng cụ chèn hình Shapes trong Excel để
thiết kế: Vào Insert  Shapes  Chọn hình, tơ màu, trang trí

4

skkn


e. Thiết kế Trang chủ
- Trang chủ: là giao diện chính của phần mềm, ở đây ta chọn Sheet Hoa_don là
trang chủ. Ta trang trí màu nền, màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, sắp xếp bố trí… sao cho
dễ nhìn, đẹp mắt, hợp lý, khoa học.

Trong quá trình thiết kế, giáo viên phân tích, nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa các bản
thiết kế để các bản thiết kế được hợp lý nhất. Như vậy sau bước này học sinh đã biết
được cách thiết kế các mô đun của phần mềm. Sau khi hoàn thiện xong thiết kế, giáo
viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh lập trình phần mềm theo từng mơ đun.
 Bước 3: Lập trình phần mềm
Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện lập trình
theo từng mơ đun của phần mềm nhằm hình thành các kỹ năng lập trình phần mềm
cho các em:
Trong Excel có nhiều hàm để xử lý, tuy nhiên đó là các hàm xử lý thơng thường,
để làm được phần mềm này ta phải sử dụng thêm cơng cụ lập trình VBA trong Excel
để viết Code cho các chương trình thì mới xử lý được các u cầu đặt ra.
(Cách sử dụng cơng cụ lập trình VBA trong Excel: Vào File/ Options/ Customize
Ribbon/ Tích chọn Developer. Lúc này trên Excel xuất hiện tab Developer, ta click
vào Developer/ Visual Basic/ Chọn Modules, kích đúp vào Module để viết Code).
- Ở mục Bàn số (ô F5): Qua khảo sát thì ở qn cà phê có nhiều bàn được đánh số
thứ tự từ 1, 2, 3… Vì vậy ở ô F5 ta sử dụng chức năng chức năng tạo List danh sách
dạng số 1, 2, 3… tương ứng với số bàn.

Cách thực hiện như sau: Chọn ô F5, Vào Data, trong nhóm Data Tool chọn Data
Validation xuất hiện hộp thoại Data Validation, trong mục Allow chọn List, trong
5

skkn


mục Source chọn vùng dữ liệu muốn đưa vào List danh sách, ở đây ta chọn vùng dữ
liệu ở cột Số bàn trong bảng Mat_hang: =Mat_hang!$H$3:$H$23, chọn OK. (Xem
hình bên dưới)

Bây giờ người dùng chỉ cần click chuột vào ô F5 thì sẽ hiện list danh sách dạng số
tương ứng với số bàn.

- Ở cột Mặt hàng: Ta sử dụng chức năng tạo List danh sách tương tự để thực hiện.
Trong mục Source chọn vùng dữ liệu: =Mat_hang!$B$3:$B$20. Bây giờ muốn chọn
Mặt hàng chỉ cần click chuột vào ô mặt hàng thì sẽ hiện list danh sách mặt hàng để
chọn.
6

skkn


- Ở cột Số lượng: Ta sử dụng chức năng tạo List danh sách tương tự để thực hiện.
Trong mục Source ta chọn vùng dữ liệu: =Mat_hang!$G$3:$G$1003. Bây giờ muốn
chọn Số lượng chỉ cần click chuột vào ô số lượng thì sẽ hiện list danh sách số lượng
để chọn hoặc có thể nhập số lượng ở mục này.

- Ở cột số TT: ta lập hàm đánh số thứ tự tự động:
=IF(D8="","",AGGREGATE(3,3,$D$8:D8))

- Ở cột Đơn vị: ta lập hàm để dò tìm đơn vị trong bảng Mat_hang:
7

skkn


=IF(D8="","",VLOOKUP(D8,Mat_hang!$B$3:$D$20,2,0))
- Ở cột Đơn giá: ta lập hàm để dò tìm đơn giá trong bảng Mat_hang:
=IF(D8="","",VLOOKUP(D8,Mat_hang!$B$3:$D$20,3,0))
- Ở cột Thành tiền ta lập hàm tính tiền:
=IF(AND(D8="",E8=""),"",IF(OR(D8="",E8=""),"-",E8*G8))
- Ở cột Tổng tiền ta lập hàm tính tiền: =SUM(H8:H21). Để đọc số tiền bằng chữ ta
phải sử dụng thêm công cụ hỗ trợ đọc số tiền bằng chữ.
- Ở mục Ngày (ô I5) ta sử dụng hàm =Now() để tự động cập nhật ngày tháng hiện
tại.
- Chức năng Nhập hóa đơn mới: Dùng để nhập hóa đơn mới. Ta sử dụng cộng cụ
lập trình VBA trên Excel để lập trình, giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh viết
chương trình, bổ sung để hồn thiện chương trình:

Chương trình cụ thể:
Sub nhap_moi()
Dim a
a = MsgBox("Ban muon nhap hoa don moi ?", vbYesNo, "Nhap hoa don")
If a = vbNo Then
Exit Sub
End If
If a = vbYes Then
If Range("p8").Value = 0 Then
Range("f5").Value = ""
Range("f5").Select

8

skkn


Range("d25").Value = ""
Range("p11").Value = 0
Else
If Range("p11").Value = 0 Then
MsgBox "Ban chua xuat so hoa don nay"
Exit Sub
Else
Range("p3").Value = Range("p3") + 1
Range("f5").Select
Range("f5").Value = ""
Range("D8:E21").Select
Selection.ClearContents
Range("f5").Select
Range("d25").Value = ""
Range("p11").Value = 0
End If
End If
End If
End Sub
Giải thích chương trình: Khi chọn chức năng Nhập hóa đơn mới thì có thơng báo
về việc bạn có muốn nhập hóa đơn mới gồm hai lựa chọn Yes/No (MsgBox("Ban
muon nhap hoa don moi ?", vbYesNo, "Nhap hoa don")). Nếu chọn No thì thốt
khơng nhập mới (Exit Sub). Nếu chọn Yes thì thực hiện kiểm tra, nếu hóa đơn rỗng
(If Range("p8").Value = 0 Then) thì giữ ngun Số hóa đơn, khởi tạo lại các giá trị
về rỗng để nhập mới, nếu chưa xuất hóa đơn hiện tại (If Range("p11").Value = 0

Then) thì chưa xuất hóa đơn hiện tại và phải thực hiện xuất hóa đơn hiện tại để chốt
hóa đơn hiện tại rồi mới được nhập hóa đơn mới, ngược lại tăng Số hóa đơn lên 1
(Range("p3").Value = Range("p3") + 1) và xóa hóa đơn hiện tại để nhập hóa đơn
mới.
Gán chức năng cho nút

Nhập hóa đơn mới

Nháy phải chuột vào nút Nhập hóa đơn mới chọn Assign Macro

Trong mục Macro name chọn nhap_moi, tức là tên chương trình Sub nhap_moi()
9

skkn


- Chức năng Ghi hóa đơn: Dùng để lưu thơng tin nhập vào hóa đơn. Ta sử dụng
cộng cụ lập trình VBA trên Excel để lập trình, giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học
sinh viết chương trình, bổ sung để hồn thiện chương trình.

Chương trình cụ thể:
Sub luu()
If Range("p8").Value = 0 Then
MsgBox "Chua nhap hoa don"
Range("f5").Select
Exit Sub
Else
ActiveWorkbook.Save
MsgBox "Da luu"
10


skkn


End If
End Sub
Giải thích chương trính: Khi chọn chức năng Ghi hóa đơn, nếu hóa đơn rỗng (If
Range("p8").Value = 0 Then) thì thơng báo chưa nhập hóa đơn (MsgBox "Chua
nhap hoa don"), ngược lại lưu thơng tin hóa đơn (ActiveWorkbook.Save) và thông
báo đã lưu (MsgBox "Da luu").
Gán chức năng cho nút

Ghi hóa đơn

Làm tương tự như nút Nhập hóa đơn mới, ta nháy phải chuột vào nút Ghi hóa đơn
chọn Assign Macro, trong mục Macro name chọn lưu, tức là tên chương trình Sub
luu()

- Chức năng Xuất hóa đơn: Dùng để chốt hóa đơn và xuất hóa đơn thanh tốn cho
khách hàng, số hóa đơn, ngày bán, tổng tiền sẽ được lưu vào bảng doanh thu. Ta sử
dụng cộng cụ lập trình VBA trên Excel để lập trình, giáo viên hướng dẫn cụ thể cho
học sinh viết chương trình, bổ sung để hồn thiện chương trình.

11

skkn


Chương trình cụ thể:
Sub xuat()

Dim b
Dim d
If Range("p8").Value = 0 Then
MsgBox "Chua nhap hoa don"
Range("f5").Select
Exit Sub
Else
If Range("p11").Value = 1 Then
MsgBox "Ban da xuat so hoa don nay, ban can nhap hoa don moi"
Exit Sub
End If
If Range("p8").Value <> Range("p9").Value Then
MsgBox "Ban xem lai So luong , Mat hang"
Exit Sub
End If
b = MsgBox("Ban muon xuat hoa don ?", vbYesNo, "In hoa don")
If b = vbYes Then
Range("p12").Value = Range("p12").Value + 1
d = Range("p12").Value
Sheets("Doanh_thu").Range("p" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("p3")
Sheets("Doanh_thu").Range("q" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("i5")
Sheets("Doanh_thu").Range("r" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("h22")
Range("p11").Value = 1
ActiveWorkbook.Save
ActiveSheet.ExportAsFixedFormat Type:=xlTypePDF, Filename:= _
Range("h3").Value, Quality:=xlQualityStandard, _
IncludeDocProperties:=True,IgnorePrintAreas:=False,
OpenAfterPublish:=True
End If
If b = vbNo Then

Exit Sub
End If
End If
End Sub
Giải thích chương trình: Khi chọn chức năng Xuất hóa đơn nếu hóa đơn rỗng (If
Range("p8").Value = 0 Then) thì thơng báo chưa nhập hóa đơn rồi thốt, nếu đã xuất
12

skkn


hóa đơn (If Range("p11").Value = 1) thì thơng báo đã xuất hóa đơn cần nhập hóa
đơn mới rồi thốt (MsgBox "Ban da xuat so hoa don nay, ban can nhap hoa don
moi"), nếu Mặt hàng và Số lượng nhập chưa đầy đủ (If Range("p8").Value <>
Range("p9").Value) thì thơng báo xem lại số lượng và mặt hàng (MsgBox "Ban xem
lai So luong , Mat hang"). Ngược lại chương trình thơng báo về việc xuất hóa đơn
gồm gồm hai lựa chọn Yes/No. Nếu đồng ý thì sao lưu số hóa đơn, ngày bán, tổng
tiền vào bảng doanh thu:
(Range("p12").Value = Range("p12").Value + 1
d = Range("p12").Value ‘Hàng dán dữ liệu ở bảng Doanh_thu’
Sheets("Doanh_thu").Range("p" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("p3")
Sheets("Doanh_thu").Range("q" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("i5")
Sheets("Doanh_thu").Range("r" & d) = Sheets("Hoa_don").Range("h22")
Range("p11").Value = 1
và xuất hóa đơn sang file để lưu và thanh toán cho khách hàng:
ActiveSheet.ExportAsFixedFormat Type:=xlTypePDF, Filename:= _
Range("h3").Value, Quality:=xlQualityStandard, _
IncludeDocProperties:=True,IgnorePrintAreas:=False,
OpenAfterPublish:=True
Nếu khơng đồng ý thì thốt (If b = vbNo Then Exit Sub)

Gán chức năng cho nút

Xuất hóa đơn

Làm tương tự ta nháy phải chuột vào nút Xuất hóa đơn chọn Assign Macro, trong
mục Macro name chọn xuat, tức là tên chương trình Sub xuat()

13

skkn


- Chức năng Tìm kiếm hóa đơn: Dùng để tìm kiếm các hóa đơn đã xuất, giáo viên
hướng dẫn học sinh sử dụng chức năng liên kết (hyperlink) đến thư mục chứa các
hóa đơn đã xuất.
Bước 1. Nháy chuột phải vào nút Tìm kiếm hóa đơn chọn Link

Bước 2. Thiết lập đường dẫn đến thư mục chứa các hóa đơn đã xuất, chọn Ok

- Chức năng Quản lý doanh thu: Dùng để theo dõi, quản lý doanh thu bán hàng.
Bảng quản lý doanh thu được sao lưu tự động từ bảng hóa đơn sau khi thực hiện
xuất hóa đơn, ở ô tổng doanh thu (E2) ta dùng hàm tính tổng để tính tổng doanh thu
=SUM($D$5:$D$2000).
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng chức năng liên kết (hyperlink) đến Sheet
Doanh_thu, thực hiện tượng tự hai bước như ở chức năng Tìm kiếm hóa đơn.
14

skkn



- Chức năng Hướng dẫn sử dụng: Dùng để hướng dẫn sử dụng chương trình, giáo
viên hướng dẫn học sinh sử dụng chức năng liên kết (hyperlink) đến Sheet
Huong_dan, thực hiện tương tự như trên.
Như vậy sau bước này học sinh đã có được rất nhiều kỹ năng về thể thiết kế và
lập trình phần mềm, đây là bước rất quan trọng để xây dựng phần mềm.
 Bước 4: Kiểm thử
- Ở bước này giáo viên hướng dẫn học sinh thử nghiệm chương trình. Trong quá
trình thử nghiệm ta phải xét tất cả các trường hợp có thể xẩy ra, nếu có sai sót, chưa
hợp lý thì cần bổ sung sửa đổi chương trình để chương trình hồn thiện nhất, đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
- Qui trình thử nghiệm phần mềm: Ta tiến hành thử nghiệm tất các các chức năng
của phần mềm:
a. Thử nghiệm chức năng Nhập hóa đơn mới: Ta tiến hành nhập các hóa đơn mới,
(Chỉ cần nhập ở các mục Bàn số, Mặt hàng, Số lượng, các mục khác không cho phép
nhập mà tự động cập nhật) và kiểm tra thử nghiệm nếu có sai sót thì bổ sung sửa đổi
để hồn thiện chương trình.

b. Thử nghiệm chức năng Ghi hóa đơn

15

skkn


c. Thử nghiệm chức năng Xuất hóa đơn

d. Thử nghiệm chức năng Tìm kiếm hóa đơn:

16


skkn


e. Thử nghiệm chức năng Quản lý doanh thu: (Bảng quản lý doanh thu được sao
lưu tự động từ bảng hóa đơn sau khi thực hiện xuất hóa đơn)

f. Thử nghiệm chức năng Hướng dẫn sử dụng
Sau quá trình thử nghiệm ta phải xem xét lại những chỗ chưa phù hợp, những sự
cố có thể xẩy ra rồi tiến hành khắc phục và hồn thiện chương trình rồi mới triển
khai sản phẩm để sử dụng.
 Bước 5: Triển khai sản phẩm
Ở bước này giáo viên cần truyền đạt cho hoc sinh biết được rằng để phần mềm được
sử dụng thì đầu tiên người xây dựng thiết kế phần mềm phải có phần quảng bá giới
thiệu về phần mềm và hướng dẫn sử dụng để người dùng biết được và có nhu cầu sử
dụng phần mềm.
 Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm
Phần mềm được xây dựng dùng để quản lý bán hàng quán cà phê, sử dụng phiên
bản Microsoft Excel 2016.
Hướng dẫn sử dụng các chức năng của phần mềm:
1. Nhập hóa đơn mới:
- Chức năng này dùng để nhập hóa đơn mới, chỉ cần kích chọn để nhập ở các mục
Bàn số, Mặt hàng, Số lượng, còn các mục Số hóa đơn, Ngày, TT, Đơn vị, Đơn giá,
Thành tiền, Tổng tiền phần mềm sẽ tự động tính tốn và cập nhật.
- Phần mềm chỉ cho phép nhập hóa đơn mới khi đã xuất hóa đơn hiện tại, khi đó
thơng tin trên hóa đơn hiện tại sẽ bị xóa để nhập hóa đơn mới và Số hóa đơn mới sẽ
tăng lên kế tiếp.
2. Ghi hóa đơn:
17

skkn



- Chức năng này dùng để ghi thông tin nhập vào hóa đơn nhưng lúc này vẫn chưa
chốt hóa đơn để thanh tốn.
3. Xuất hóa đơn:
- Chức năng này dùng để chốt hóa đơn thanh tốn, số hóa đơn, ngày bán, số tiền theo
hóa đơn sẽ được sao vào bảng doanh thu để quản lý doanh thu.
- Hóa đơn sẽ được xuất ra file ảnh PDF để đảm bảo hóa đơn sẽ khơng bị thay đổi
ngồi ý muốn và lưu vào máy với tên là số hóa đơn tương ứng, người bán hàng có
thể in hóa đơn này để thanh tốn cho khách hàng.
4. Tìm kiếm hóa đơn:
- Chức năng này dùng để tìm kiếm các hóa đơn đã xuất, các hóa đơn này có tên là
số thứ tự tương ứng với Số hóa đơn.
5. Quản lý doanh thu:
- Chức năng này dùng để xem doanh thu và quản lý doanh thu.
6. Hướng dẫn sử dụng:
- Chức năng này dùng để hướng dẫn sử dụng phần mềm.
- Lưu ý: Để sử dụng được phần mềm, máy tình cần phải cài đặt Microsoft Excel,
PDF.
 Triển khai phần mềm
Khi người dùng có nhu cầu sử dụng phần mềm thì người xây dựng thiết kế phần
mềm mới cài đặt phần mềm, hướng dẫn để người dùng sử dụng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết quả thu được:
- Đề tài đảm bảo tính chính xác và khoa học. Qua đề tài này đã giúp học sinh
có được những kỹ năng để xây dựng phần mềm ứng dụng và có thể thiết kế, xây
dựng, phát triển các phần mềm ứng dụng, qua đó giúp các em định hướng nghề
nghiệp và theo đuổi nghề lập trình phần mềm trong tương lai.
- Đề tài xây dựng được phần mềm Quản lý bán hàng có thể sử dụng để bán hàng
ở các quán cà phê và các mặt hàng khác.

- Đề tài được rất nhiều đồng nghiệp đánh giá rất cao, có thể sử dụng đề tài để
tham khảo, học hỏi và vận dụng cho cơng việc của mình.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Với đề tài này, tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, sự hỗ trợ, giúp
đỡ của nhà trường và cấp trên để đề tài được hoàn thiện hơn.

18

skkn


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...................................................... 1
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1. Cơ sở khoa học của đề tài.............................................................................. 1
1.1. Cơ sở lý luận: Các tài liệu liên quan đến xây dựng và thiết kế phần mềm,
các tài liệu hướng dẫn viết phần mềm ứng dụng. ............................................... 1
1.2. Cơ sở thực tiễn: Qua tìm hiểu, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong
thực tế, qua nghiên cứu các chương trình dạy học ở trường THPT. .................. 1
2. Nội dung đề tài ............................................................................................... 1
2.1. Các bước để xây dựng phần mềm ứng dụng ........................................ 1
2.2. Xây dựng phần mềm “Quản lý bán cà phê” ......................................... 2
PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 18
1. Kết quả thu được: ........................................................................................ 18
2. Kiến nghị, đề xuất: ....................................................................................... 18

19


skkn



×