Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Skkn một số bài tập nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh tiểu học tham gia câu lạc bộ tdtt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.53 KB, 36 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY NGẮN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THAM GIA CÂU LẠC BỘ TDTT

Tác giả:

LÊ CAO SƠN

Trình độ chun mơn:

Cử nhân sư phạm thể dục thể thao

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông

Năm học 2018-2019

1

skkn



THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên sáng kiến: “Một số bài tập nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh
Tiểu học tham gia câu lạc bộ TDTT”
2. Lĩnh vực áp dụng: Học sinh tiểu học tham gia câu lạc bộ TDTT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 10/9/2018 đến 24/4/2019
4. Tác giả
Họ tên:
Lê Cao Sơn
Năm sinh:
1982
Nơi thường trú: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm thể dục thể thao
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam
Định
Địa chỉ liên hệ: TDP 2 – TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại:
098 880 0472
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Tiểu học TT Rạng Đông
Địa chỉ: TDP 4 – TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 03503 873 483

2

skkn


Mục lục


Trang

Phần I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến ……………………………5
Phần II. Mô tả các giải pháp……………………………………………...6
I. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến…………………….6
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến………………………………………...6
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………6
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………9
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………10
4. Hệ thống bài tập hoàn thiện kĩ thuật và bài tập thể lực nâng cao thành
Tích………………………………………………………………………13
5. Kế hoạch thực hiện các bài tập được lựa chọn………………………..17
6. Kế hoạch thực hiện bài tập của nhóm đối chứng “B”…………………27
7. Kế hoạch thực hiện các bài tập của nhóm đối chứng “C”……………..27
8. Kết quả sau khi áp dụng bài tập…………………………………….27
9. Kết luận sau thực nhiệm……………………………………………….29
10. Áp dụng nhân rộng…………………………………………………...30
Phần III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại………………………………...31
1. Hiệu quả………………………………………………………………..31
2. Kiến nghị đề xuất………………………………………………………
33 Phần IV. Cam
kết……………………………………………………….34

Danh mục chữ cái viết tắt
3

skkn



Từ viết tắt

Viết đầy đủ

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

PPDH

Phương pháp dạy học

TDTT

Thể dục thể thao

TTCB

Tư thế chuẩn bị

XP

Xuất phát

CLB


Câu lạc bộ

HKPĐ

Hội khỏe phù đổng

GDTH

Giáo dục tiểu học

XBGD

Xuất bản giáo dục

LVĐ

Lượng vận động

BTKT

Bài tập kỹ thuật

4

skkn


PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục trên quan điểm: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất người học. Học đi đơi với hành; Lí
luận gắn với thực tiễn”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là:” Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất
hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu”
Thực hiện nghị quyết trên sở giáo dục và đào tạo Nam Định nói chung và
phịng giáo dục & đào tạo Nghĩa Hưng nói riêng đang từng bước đổi mới toàn
diện trên mọi lĩnh vực giáo dục và cụ thể ở từng cấp học, bậc học. Trong đó rõ
nét nhất ở hoạt động giáo dục của bậc Tiểu học. Cụ thể trong những năm học
vừa qua số lượng và chất lượng các cuộc giao lưu không ngừng được nâng cao
như: Giao lưu phát triển năng lực ,hùng biện tiếng Anh, hội khỏe Phù Đổng,
giao lưu HS giỏi TDTT, giao lưu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tiểu học.
Là giáo viên giáo dục thể chất tôi nhận thấy để tham gia có hiệu quả các
cuộc giao lưu về TDTT nói trên với điều kiện cơ sở vật chất, quỹ thời gian, đặc
biệt là phương pháp và hệ thống bài tập theo phân phối chương trình hiện hành
là chưa đủ.
Từ thực tiễn đó, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, ban giám hiệu trường Tiểu
học thị trấn Rạng Đông câu lạc bộ TDTT chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động trong năm học 2018 – 2019 với các mơn: Võ thuật, khiêu vũ, cờ vua ,
bóng bàn và điền kinh. Trong đó mơn điền kinh được chú trọng đặc biệt và nội
dung “chạy 60m” được coi là mũi nhọn, thế mạnh của CLB.
Với hệ thống các bài tập kĩ thuật, sức nhanh và sức mạnh tốc độ được lựa
chọn, sắp xếp khoa học đảm bảo các nguyên tắc giáo dục thể chất phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học, kết hợp với chế độ dinh dưỡng vệ sinh
thích hợp đã đem lại hiệu quả đáng kể đó chính là nội dung đề tài “Một số bài
tập nâng cao thành tích kĩ thuật chạy ngắn cho HS Tiểu học tham gia câu lạc bộ
TDTT” tôi xin mạnh dạn trình bày.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập hoàn thiện kỹ thuật.
Các bài tập phát triển sức nhanh.

Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến nêu trên áp dụng cho học sinh tiểu học trong CLB và HS có
năng khiếu được lựa chọn huấn luyện tham gia HKPĐ hoặc các cuộc giao lưu
HS giỏi TDTT khác. Tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên những em HS tham gia câu
lạc bộ, chia thành 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng), đồng thời tơi chọn một
nhóm em HS khác ở lớp 5B làm nhóm đối chứng thứ hai. Các em đều có sức
khỏe đảm bảo và học tập tại trường tiểu học thị trấn Rạng Đông để nghiên cứu.

5

skkn


PHẦN II. MƠ TẢ CÁC GIẢI PHÁP
I. Mơ tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
1. Tài liệu chuyên môn hướng dẫn sinh hoat CLB
Câu lạc bộ TDTT nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu chung của giáo dục
tiểu học cũng như mục tiêu cụ thể môn học. Trên thực tế các tài liệu hướng dẫn
về tổ các hoạt động trong CLB vẫn còn chung chung, chưa rõ về mục tiêu cụ
thể, kế hoạch hoạt động, và giáo án chi tiết từng buổi theo từng giai đoạn nhất
định. Bài tập được giáo viên sử dụng chưa được hệ thống và sắp xếp cụ thể,
chưa đảm bảo được các nguyên tắc dạy học bộ môn. Chủ yếu HS được tập
những bài tập một cách cảm tính.
2. Nội dung điền kinh trong chương trình chính khóa
Thực tế trong phân phối chương trình hiện hành mơn thể dục chưa đưa nội
dung chạy ngắn 60m vào giảng dạy cho HS tiểu học. Cũng như các nội dung
khác của môn điền kinh, chạy ngắn được tích hợp, giới thiệu dưới dạng hình
thành các kỹ năng sơ đẳng nhất trong chương “ Các bài tập rèn luyện tư thế và
kỹ năng cơ bản”.

3. Nhận xét:
Từ thực trạng nêu trên, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong huấn luyện
chuyên sâu, nâng cao thành tích cho những HS có năng khiếu tham gia CLB.
Thơng qua đó lựa chọn những học sinh có thành tích tốt nhất tham dự “giải thể
thao HS phổ thơng” hằng năm, “hội khỏe phù đổng” các cấp có hiệu quả, nhất
thiết phải có huấn luyện chuyên sâu bằng các bài tập kỹ thuật, bài tập phát triển
sức nhanh, sức mạnh tốc độ thông qua hoạt động CLB.
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Cơ sở lí luận
Chạy là một phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động
có chu kỳ mỗi chu kỳ gồm hai bước và có 2 thời kỳ bay. Trong chạy cự ly 60m
được chia thành 4 giai đoạn: Xuất phát , chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng
và giai đoạn cuối cùng là về đích. Q trình thực hiện nhuần nhuyễn bốn giai
đoạn trên trong thời gian ngắn nhất với sự nỗ lực cơ bắp cao nhất sẽ tao nên
thành tích của nội dung chạy ngắn 60m. Nói cách khác thành tích chạy 60m
quyết định bởi các yếu tố: Kỹ thuật và đặc biệt là “tố chất sức nhanh”.
1.1. Khái niệm về tố chất sức nhanh: Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác
trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh là một tố chất thể lực có thể biểu
hiện ở dạng đơn giản và dạng phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: thời gian phản ứng; thời gian
của động tác đơn lẻ, tần số của hoạt động cục bộ.
Dạng phức tạp là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp
như chạy ngắn…
Các dạng đơn giản của sức nhanh có quan hệ mật thiết chặt chẽ với kết
quả của sức nhanh ở hoat động phức tạp. Thời gian phản ứng, thời gian của một
động tác đơn lẻ hoặc tần số động tác cục bộ càng cao thì tốc độ thực hiện các
động tác phức tạp càng cao. Tuy nhiên các dạng biểu hiện của sức nhanh đơn
giản lại phát triển tương đối độc lập với nhau. Thời gian phản ứng có thể rất tốt,
6


skkn


nhưng động tác riêng lẻ lại chậm hoặc tần số của động tác lại thấp. Vì vậy sức
nhanh là tố chất tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành là thời gian phản ứng, thời gian
động tác riêng lẻ và tần số động tác.
1.2 Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh.
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của
các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.
Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện khả năng biến đổi nhanh
chóng giữa q trình hưng phấn và ức chế trong trung tâm thần kinh. Ngoài ra độ
linh hoạt của thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây
thần kinh ở ngoại vi. Sự thay đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế làm cho
các nơ ron vận động có khả năng phát xung động với tần số cao và làm cho đơn vị
vận động thả lỏng nhanh chóng đó chính là yếu tố tăng cường tốc độ và tần số
động tác.Tốc độ hưng phấn của tế bào thần kinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời
kỳ tiềm tàng và cùng với tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh
ngoại vi, chúng quyết định thời gian phản ứng.
Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỉ lệ sợi cơ nhanh và chậm trong bó cơ. Các
cơ có tỉ lệ sợi cơ nhanh cao đặc biệt là sợi cơ nhóm II-A có khả năng tốc độ cao
hơn.
Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng các chất cao năng lượng
ATP và CA. Hoạt động tốc độ với thời gian ngắn sử dụng nguồn năng lượng
phân giải yếm khí ATP và CP là chủ yếu . Vì vậy khi hàm lượng ATP và CP
trong các sợi cơ cao thì tốc độ co cơ cũng cao lên. Tập luyện sức nhanh là làm
cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ, nhất là sợi cơ nhanh II-A và II- B
tăng lên.
Trong hoạt động thể thao tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với
nhau. Mức độ phát triển của sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Trong
nhiều môn thể thao như chạy ngắn, nhảy…kết quả hoạt động không những chỉ phụ

thuộc vào sức nhanh hay sức mạnh riêng lẻ mà phụ thuộc vào sự phối hợp hợp lý
giữa 2 tố chất trên.
1.3 Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh trong chạy ngắn:
Là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm
thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp các sợi cơ và các cơ,
nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Vì vậy để phát triển sức nhanh trong chạy ngắn cần
tập những bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài.
1.4. Đặc điểm sinh lý của HS Tiểu học từ 9 đến 12 tuổi
1.4.1. Đặc điểm chung
Ở lứa tuổi này các em đã cứng cáp hơn lứa tuổi trước đó nhưng tồn bộ cơ
thể phát triển chưa hồn chỉnh. Xương cịn nhiều đoạn sụn, hệ thống dây chằng
bao khớp chưa vững chắc, cột sống chưa ổn định dễ bị cong, lệch, vẹo.
Hệ thống tuần hồn, hơ hấp đã ổn định hơn có thể đáp ứng được những
bài tập với yêu cầu cao hơn.
Hệ thần kinh đã cân bằng hơn về quá trình hưng phấn và ức chế, tính tổ
chức, tinh thần tập thể được phát triển, khả năng chú ý, tập trung cao hơn rõ rệt.
Ở giai đoạn này từng đặc điểm giới tính giữa các em trai và em gái chưa rõ
nhiều về sự khác biệt. Vì thế những bài tập phát triển sức nhanh giữa các em
7

skkn


khơng nhất thiết phải phân chia cụ thể. Hay nói cách khác bài tập sức nhanh có
thể sử dụng cho cả nam và nữ ở lứa tuổi này.
1.4.2. Trong phát triển sức nhanh học sinh tiểu học
Các chỉ số sức mạnh cơ bắp của HS ở lứa tuổi này đã được tăng lên một
cách đáng kể và sau đó cịn tiếp tục tăng nhưng tăng không đồng đều.
Các cơ tăng về chiều dài hơn là tiết diện ngang nên việc sử dụng các bài
tập tăng khối lượng cơ bắp tỏ ra ít hiệu quả. Do đặc điểm phát triển theo lứa tuổi

nên hạn chế những bài tập gắng sức một lần tối đa (như cử tạ) nên sử dụng nhiều
bài tập lặp lại tối đa với quãng nghỉ hợp lý. Chú ý tác động vào các nhóm cơ
phát triển chậm ở trẻ như cơ lưng, cơ bụng, cơ đùi…Các bài trọng tải nhỏ với
tần số cao, quãng nghỉ hợp lý là tương đối phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý các
em.
1.5. Các nguyên tắc phát triển sức nhanh cho học sinh tiểu học
1.5.1. Nguyên tắc tự giác tích cực
Đây là nguyên tắc quan trọng trong hệ thống nguyên tắc huấn luyện, tiền
đề của việc thực hiện nguyên tắc này là sự kết hợp khéo léo vai trò chủ đạo của
thầy với tinh thần tự giác tích cực của HS thể hiện không những trong buổi tập
luyện theo kế hoạch mà còn là ý thức tự giác khi tự tập luyện ở nhà dưới sự
hướng dẫn của GV.
1.5.2. Nguyên tắc vừa sức
Trong quá trình huấn luyện GV cần chú ý tới đặc điểm cá nhân của HS,
tức là phải theo dõi sự thích ứng của cá nhân HS một cách sát thực với nhiệm vụ
đề ra, hình thức, tính chất, cường độ vận động và sự kéo dài các bài tập phải phù
hợp với giới tính lứa tuổi và trình độ sức khoẻ của HS.
1.5.3. Nguyên tắc tăng tiến
Khối lượng vận động phải phù hợp với khả năng chịu đựng và sự phát
triển của cơ thể con người trong từng giai đoạn. Nói cách khác là phải tăng dần
yêu cầu kỹ thuật và lượng vận động đối với từng cá nhân HS trong suốt quá
trình huấn luyện, việc tăng dần lượng vận động theo đường thẳng đi lên khơng
có tác dụng đối với việc phát triển trình độ vận động của HS mà phải theo hình
bậc thang hoặc làn sóng, phù hợp với khả năng làm việc để điều chỉnh phát triển
cơ thể đồng thời phù hợp với sự phát triển hài hoà tâm sinh lý HS.
1.5.4. Nguyên tắc lặp lại phân chia
Nguyên tắc lặp lại phân chia dựa trên cơ sở sinh lý về sự cần thiết lặp lại
các hoạt động để hình thành mối liên hệ của những phản xạ có điều kiện.
Để phù hợp với những biến đổi và hoàn thiện chức phận của cơ quan
thần kinh cơ bắp, các cơ quan nội tạng do ảnh hưởng của huấn luyện.

Để củng cố những định hình của động tác và kiến thức
Cần phải chú ý đến tâm lý và sự chịu đựng của hệ thần kinh trung ương
của HS khi sử dụng bài tập lặp lại.
Bên cạnh nguyên tắc lặp lại để phù hợp với sự phát triển khả năng làm
việc và sự chuẩn bị tốt đạt tới thành tích cao. Việc phân chia huấn luyện đã trở
thành một nguyên tắc trong huấn luyện. Bất kì huấn luyện mơn nào trong chu kì
cũng phải phân ra các thời kì (chuẩn bị, thi đấu, chuyển tiếp). Trong mỗi thời kì
đó lại chia ra nhiều giai đoạn phù hợp với điều kiện tổ chức huấn luyện. Mỗi
8

skkn


thời kì giai đoạn đều có mục tiêu riêng chi phối các nhiệm vụ, phương pháp
huấn luyện với kết cấu lượng vận động.
1.5.5. Nguyên tắc liên tục hệ thống
Muốn phát triển tốt các tố chất và thi đấu đạt thành tích cao, việc tập
luyện phải được diễn ra liên tục theo kế hoạch và đạt được khối lượng vận động
đã quy định.
Nguyên tắc này còn đòi hỏi phải theo dõi quá trình phát triển trình độ vận
động của HS điều chỉnh hợp lý thứ tự các bài tập trong buổi luyện tập, giữa các
buổi tập trong một tuần và giữa các tuần trong một tháng.....thành một hệ thống
đảm bảo tính khoa học phù hợp với điều kiện sức khỏe HS và điều kiện thời
gian của nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông với đội ngũ GV 43 người trong đó
GV dạy thể dục là 2 người, là trường có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt,
phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đơng có 3 điểm trường: hệ thống sân chơi
bãi tập đầy đủ, các phương tiện, thiết bị phục vụ môn học và hoạt động giáo dục

đáp ứng được yêu cầu.
Trường có 6 lớp 4 với 156 HS, 5 lớp 5 với 161 HS. 100% đạt chuẩn kiến
thức nội dung các môn học. Hàng năm được kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua
khảo sát đầu năm học 2018 – 2019, tơi thấy lớp 4 có 75 em có tố chất các mơn
thể thao và u thích các mơn học, lớp 5 có 80 em tham gia CLB TDTT trong
đó 15 em có năng khiếu về mơn bóng15 em năng khiếu võ thuật, và có 40 em có
tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền,.....trong bộ mơn điền kinh và 10 em có tố chất
mơn cờ vua.
Năm học 2018- 2019 ngành giáo dục tổ chức giải thể thao học sinh phổ
thông ngành giáo dục các cấp đây là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng đối với
nhóm GV dạy thể dục trong nhà trường.
Tóm lại, điều kiện thực tiễn của nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu
tập luyện và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích “chạy 60m” cho HS
trong CLB.

9

skkn


Ảnh 1: Lễ ra mắt câu lạc bộ TDTT
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến khi sử dụng phương
pháp này tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về giáo dục nói
chung và về giáo dục thể chất nói riêng.
Các đề tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về GDTC.
Giáo trình sinh lý học TDTT, tâm lý học TDTT, phương pháp huấn
luyện bộ môn điền kinh, giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT, giáo

trình y học TDTT.
Sách GV TD lớp 4, lớp 5 của nhà XBGD, phân phối chương trình,
chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình hiện hành.
3.2. Phương pháp quan sát, kiểm tra sư phạm
Trong q trình tập luyện tơi đã sử dụng kết hợp phương pháp quan sát
những biểu hiện bên ngoài của các nhóm HS (như quan sát sắc mặt, hơi thở, mồ
hôi....) đáp ứng với lượng vận động của từng thời điểm, với việc kiểm tra việc
hoàn thành nhiệm vụ được giao của các thời điểm đó để kịp thời điều chỉnh
LVĐ phù hợp với đặc điểm cá nhân từng
HS. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

10

skkn


Đây là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng để kiểm chứng tác
dụng các bài tập được sử dụng trong nghiên cứu để tài này và được tiến hành
qua các bước sau:
Bước 1:
Chọn 20 em trong CLB có tố chất điền kinh làm nhóm thực nghiệm “A”
(nhóm này được tập các bài tậpkỹ thuât chạy 60m, BT phát triển sức nhanh, sức
mạnh tốc độ được lựa chọn để thử nghiệm).
Chọn 20 HS trong CLB có tố chất điền kinh làm nhóm đối chứng “B”
(nhóm này được tập cùng một thời gian với nhóm thực nghiệm nhưng tập những
bài tập phát triển sức mạnh).
Chọn 20 HS khỏe mạnh có độ đồng đều về thể lực thể hình làm nhóm
đối chứng “C” (nhóm này khơng tham gia CLB mà chỉ tập những bài tập theo
phân phối chương trình chính khóa).
Bước 2:

Kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra thành tích chạy 60m của từng HS trong các
nhóm. Tính thành tích trung bình của mỗi nhóm trước khi tiến hành thử nghiệm
(bảng 1, bảng 2, bảng 3, bảng 4).
Bước 3:
Tiến hành tập luyện các bài tập đã lựa chọn cho nhóm đối chứng B và
nhóm thực nghiệm A trong thời gian 60 ngày bắt đầu từ ngày 10/9/2018 đến
ngày 9/10/2018.
Bước 4:
Sau 60 ngày tôi kiểm tra thành tích “chạy 60m” của 3 nhóm, sau đó so
sánh đối chiếu với bản thân các nhóm và giữa nhóm thực nghiệm với hai nhóm
đối chứng.
Bước 5: Đánh giá kết quả thực nghiệm
Bảng 1: Nhóm thực nghiệm A (trước khi thực nghiệm):
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên HS


Lớp

Phạm Văn Bắc
Vũ Quỳnh Chi
Phạm Ánh Dương
Nguyễn T Thu Hà
Trần Văn Định
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Ngọc Hoàn
Bùi Tuấn Anh
Trần Hữu Thọ
Đoàn Phương Anh
Lê Khắc Chiến
Phạm Đúc Duy
Đồn Tiến Mạnh

5A
5A
5A
5A
5A
5A
5A
5C
4H
5C
5C
5C
5C
11


skkn

Thành tích
60m
10s20
10s 11
10s00
10s00
10s05
10s14
10s20
10s25
10s 05
10s 40
10s 33
10s28
10s21

chạy Ghi chú
S: giây


14
15
16
17
18
19
20


Nguyễn Quốc Khánh
Lâm Thị Chi
Nguyễn Hùng Cường
Trần Việt Hưng
Khương Đức Cơng
Trần Hải Dương
Vũ Văn Hạ

5C
5D
5D
5D
5E
5E
5E

10s14
11s00
10s90
10s01
10s00
10s33
10s 19

Thành tích trung bình S A = 10s23
Bảng 2. Thành tích trước thời gian thực nghiệm của nhóm đối chứng B:
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Họ và tên HS

Lớp

Trần Văn Hịa
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Ngọc Lâm
Mai Phương Linh
Nguyễn Huy Hồng
Đồn Chí Dũng
Nguyễn Ngọc Khắc

Trần Thi Thu Huệ
Đoàn Thị Phương Anh
Trần Thị Hiền
Lưu Đức Linh
Vũ Đức Lương
Nguyễn Quyết Thắng
Trương Ngọc Dự
Hoàng Ngọc Phúc
Bùi Thị Linh
Phạm Duy Thành
Trần Văn An
Trần Bình Minh
Vũ Hồng Minh

5A
5A
5A
5A
5B
5B
5B
5B
5C
5C
5C
5C
5C
5C
5D
5D

5D
5D
5E
5E

Thành
60m

tích chạy Ghi chú
10s33
10s20
10s29
10s50
10s48
10s30
10s67
10s43
10s50
10s85
10s56
10s78
10s34
10s65
10s46
10s31
10s27
10s55
10s45
10s36


S: giây

Thành tích trung bình của nhóm đối chứng B là SB = 10s48
Bảng 3. Thành tích trước thời gian thực nghiệm của nhóm đối chứng C:
STT
1
2
3

Họ và tên HS

Lớp

Phạm Tuấn Anh
Vũ Nguyên Anh
Trần Quang Đại

5B
5B
5B
12

skkn

Thành tích chạy Ghi chú
60m
10s44
S: giây
10s87
10s85



4
5
6
7
8
9
10
11

La Đình Hải
Trần Duy Nghĩa
Trần Thị Bảo Ngọc
Ninh Thúy Ngân
Trần Văn Nguyên
Phạm Thu Nguyệt
Phạm Thùy Ly
Lê Công Sơn

5B
5B
5B
5B
5B
5B
5B
5B

11s00

10s99
10s75
10s89
11s10
11s02
11s20
10s84

12
13
14
15
16
17
18
19
20

Trần Quố Thái
Phạm Gia Huy
Phạm Quyết Thắng
Nguyễn Thị Phương Thịnh
Đậu Thị Trang
Trần Thị Tươi
Trần Thị Phương
Phạm Minh Quân
Trần Thành Vinh

5B
5B

5B
5B
5B
5B
5B
5B
5B

10s88
10s94
10s63
10s89
10s71
10s92
10s67
11s00
11s01

S
C = 10s88
Thành tích trung bình của nhóm đối chứng C là
Bảng 4. Kết quả trung bình của 3 nhóm trước thực nghiệm:

STT
1
2
3

Tên nhóm
Thực nghiệm A

Đối chứng B
Đối chứng C

Thành tích trung bình
10s23
10s48
10s88

4. Hệ thống bài tập hoàn thiện kĩ thuật và bài tập thể lực nâng cao thành
Tích
Các bài tập được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm:
4.1. Bài tập hoàn thiện kĩ thuật
Từ cơ sở lý luận chúng ta thấy rằng muốn phát triển được sức nhanh nâng
cao thành tích thì kỹ thuật phải được hồn thiện hình thành kỹ năng kỹ xảo cho
HS. Kỹ thuật dần được hồn thiện thơng qua bài tập phân chia từng giai đoạn kỹ
thuật chạy ngắn và được lặp lại liên tục trong các buổi tập hàng ngày.
4.1.1 Bài tập bổ trợ kỹ thuật:
4.1.1.1 Bài tập chạy bước nhỏ:
Tư thế chuẩn bị ( TTCB) thân người đứng tự nhiên đầu hơi cúi, hai tay
co tự nhiên mắt nhìn vè phía trước.
Động tác(ĐT) : Kiễng gót chân phải, chân trái đặt về phía trước bằng
nửa bàn chân trước đồng thời thực hiện cử động miết mũi bàn chân ra sau, duỗi
các khớp chân, được độ dài 1 bước chân thì dừng, đẩy hơng, tay trái thả lỏng
đánh tự nhiên ra trước, tay phải ra sau. Ngay sau đó chân phỉa đưa ra trước và
13

skkn


thưc hiện dộng tác tương tự như chân trái..cứ luân phiên như vậy với tốc độ tăng

dần.
Tác dụng: Bổ trợ động tác đặt chân chống phát triển sức mạnh cơ bàn
chân, cổ chân.
4.1.1.2 Bài tập chạy nâng cao đùi:
TTCB Thân người đứng tự nhiên đầu hơi cúi, hai tay co tự nhiên mắt
nhìn về phía trước.
ĐT: Duỗi khớp cổ chân bật nhảy đồng thời đưa gối trái từ dưới lên trên
cao nhất có thể, cẳng chân thả lỏng vng góc với mặt đất. Tay trái co tự nhiên
đánh ra sau tay phải đưa về trước. Sau đó chân trái chuyển động ngược lại và
chân phải lại co tự nhiên ở gối và nâng cao nhất có thể tay phải đưa ra sau, thân
hơi ngả về trước. Cứ lặp lại như vậy với tốc độ tăng dần và tới khi nhanh nhất có
thể duy trì một thời gian rồi dừng lại.
Tác dụng : Bài tập này gúp tăng tần số bước cục bộ, đồng thời tăng tốc
độ của động tác riêng lẻ.
4.1.1.3 Bài tập chạy đạp sau:
TTCB: Thân người đứng tự nhiên đầu hơi cúi, hai tay co tự nhiên mắt
nhìn về phía trước.
ĐT: Nâng gối trái đưa ra phía trước, lên cao, đồng thời chân phải đạp
đất, duỗi mạnh các khớp chân đến hông, tay trái đưa ra sau, tay phải co tự nhiên
đưa lên trước. Toàn bộ cơ thể bay trên khơng sau đó 2 chân tiếp đất và thực hiện
động tác tương tự nhưng đổi bên.
Tác dụng : Hồn thiện giai đoạn trên khơng của kỹ thuật chạy ngắn, tăng
độ dài 1 bước đơn.
4.1.2 Bài tập hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật:
4.1.2.1 Xuất phát:
TTCB: Có hai kiểu xuất phát: Xuất phát thấp và xuất phát cao. Thực tế
trong chạy 60m ở cấp tiểu học thường là xuất phát cao. Khi có lệnh vào chỗ
VĐV di chuyển tới vạch XP sau đó đặt chân thuận sao cho mũi bàn chân sát
mép vạch XP tiếp đất bằng cả bàn chân, hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn hết lên
chân thuận. Chân còn lai đặt bên cạch chân thuận và cách chân thuận về phía sau

khoảng 1 bàn chân. Thân người hơi cúi, thả lỏng tự nhiên. Tay thuận đưa ra sau,
tay khơng thuận đưa về trước, mắt nhìn ra trước chờ lệnh.
ĐT khi có dự lệnh “ sẵn sàng”: Chân vẫn giữ nguyên , than người hơi đổ
về trước. Khi động lệnh được phát ra “ chạy” chân thuận đạp mạnh đất các khớp
chân và hông duỗi mạnh chân trái đưa nhanh về trước. Toàn bộ cơ thể lao nhanh
về trước.
Ý nghĩa: Thực hiện tốt giai đoạn này giúp tăng thành tích đơi khi quyết
định đến kết quả thi đấu.
Các bài tập XP: XP chạy 5-7 bước thay đổi tín hiệu động lệnh; Trị chơi
tín hiệu ( tập sức nhanh dang đơn giản)
4.1.2.2 Chạy lao sau XP : Để đat được thành tích cao điều quan trong là phải
nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong chay lao
Các bài tập gồm: Chạy cự ly 10- 20m có thời gian nghỉ hợp lý giúp phục
hồi năng lượng sau đó lặp lại.
14

skkn


4.1.2.3 Chạy giữa quãng: Tiếp theo giai đoạn chạy lao là giai đoạn chạy giữa
quãng. Nhiệm vụ giai đoạn này là duy trì tốc độ tối đa đạt được.
Giai đoạn chạy giữa quãng có những đặc điểm sau: Bàn chân đặt xuống
mặt đường có độ hỗn xung bằng nửa bàn chân trước. Điểm đặt chân thường ở
phía trước của điểm rọi trọng tâm cơ thể 20 – 35cm tùy theo tốc độ của VĐV.Tiếp
đó chân chống trước chuyển thành chống thẳng đứng rồi thành đạp sau, đồng thời
với động tác đạp sau là động tác đưa chân lăng về trước. Đùi chân lăng được nâng
đủ cao( gần song song với mặt đất). Tốc độ chạy chủ yếu phụ thuộc vào lực đạp
sau, động tác lăng chân chỉ có tác dụng hỗ trợ đạp sau vì thế chân lăng khơng cần
nâng quá cao. Khi đánh tay hai tay gập ở khuỷu đánh so lo và phù hợp với nhịp
điệu hai chân. Hai vai thả lỏng , đánh về trước hơi khép vào trong, đánh ra sau hơi

mở. bàn tay nắm hờ.
Bài tập: Chạy lặp lại cự ly 20-30m với quãng nghỉ hợp lý( thay đổi môi
trường tập: Mặt sân bê tông, mặt sân cát…)
4.1.2.4 Về đích: Giai đoạn này cần cố gắng duy trì tốc độ tối đa cho đến hết cự
ly. Cuộc chạy kết thúc khi VĐV chạm thân trên( trừ đầu, tay vào mặt phẳng
thẳng đứng đi qua đường đích. Ở bởi vậy ở bước chạy cuối cùng VĐV chủ động
gập thân đổ người về trước đánh ngực chạm đích.
Bài tập: BT chủ yếu ở giai đoạn này là “đánh đích” gồm: tại chỗ đánh
đích, chạy 10- 15m thực hiện động tác đánh đích.
4.1.2.5. Bài tập Hồn thiện kỳ thuật với cự ly 60m-80m. BT này có ý nghĩa rất
lớn và vai trò quan trọng nhất quyết định đến thành tích chạy ngắn:
Liên kết, hồn thiện các giai đoạn kỹ thuật.
Rèn luyện, phát triển thể lực chuyên môn.
Truy rèn, tích lũy năng lượng yếm khí( tích lũy hợp chất cao năng lượng
ATP, CP).
Rèn luyện tâm thế, ý chí, bản lĩnh tâm lý thi đấu.
4.2. Bài tập phát triển “sức mạnh tốc độ”
Như đã biết tố chất sức nhanh có mối quan hệ tương hỗ với tố chất sức
mạnh của cơ thể . Vì vậy nâng cao sức mạnh của từng nhóm cơ có liên quan là
nhiệm vụ thiết yếu để cải thiện thành tích chạy 60m.
4.2.1. Các bài tập nhảy dây (B1) bao gồm nhảy dây kiểu chụm hai chân và nhảy
dây bằng một chân.
a. Cách thực hiện
*Kiểu chụm hai chân: Bài tập này HS đã được học ở chương trình chính
khố tuy nhiên cần lưu ý đến tốc độ nhảy (Nhảy tăng dần tốc độ cho đến một tốc
độ ổn định cao nhất có thể).
*Nhảy dây kiểu 1 chân:
- TTCB: Đứng bằng 1 chân, 1 chân co, 2 tay cầm dây đặt sát hông phải, thân
người thẳng mắt nhìn ra phía trước.
- Động tác: Hai tay thực hiện động tác chao dây tạo đà. Sau đó tách dây và dùng

cổ tay quất dây đồng thời bật nhảy bằng nửa bàn chân trụ mỗi khi dây chuyển
động qua. Động tác được thực hiện nhanh dần. Sau một thời gian nhất định sẽ đổi
chân (chân co lúc này chuyển thành chân trụ và ngược lại).
Lưu ý: Có thể nhảy có bước đệm hoặc khơng có bước đệm.
15

skkn


*Nhảy dây có đeo chì vào chân
- TTCB: Trước khi nhảy dây đeo chì vào đơi bàn chân tăng trọng lượng cơ thể.
(chú ý đảm bảo an toàn cho HS khi đeo chì nên lót đệm).
- Động tác: Giống như kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm 2 chân và nhảy dây kiểu 1
chân.
b. Tác dụng:
+
Các bài tập nhảy dây là bài tập sức mạnh đôi chân rất hiệu quả đặc biệt
là sức mạnh của cơ bàn chân được cải thiện đáng kể khi tập bài tập này.
+
Ngoài ra 3 bài tập trên cịn giúp cho đơi chân phối hợp nhịp nhàng, các
khớp và dây chằng vững chắc và linh hoạt hơn.
4.2.2. Bài tập bật nhảy liên tục trong thời gian ngắn (Bật cóc)
(B2) a. Cách thực hiện:
- TTCB: Hai tay chống hông, 2 bàn chân khép sát nhau thân đứng thẳng, mắt
nhìn thẳng về phía trước.
- Động tác: Bật nhảy bằng 2 chân về phía trước ở sân tập và trên một đường
thẳng từ 7 đến 10m sau đó quay người và bật nhảy trở lại vạch xuất phát ban
đầu.
- Tác dụng:
+Tăng cường phát triển sức mạnh đôi chân và sức mạnh cơ lưng, cơ bụng.

+
Động tác lặp lại liên tục trong một thời gian ngắn giúp tăng cường chức
phận các cơ quan nội tạng trong cơ thể đặc biệt là hệ tuần hồn và hệ hơ hấp.
4.2.3. Bài tập bật nhảy bằng hai chân trên đường dốc (B3)
a. Cách thực hiện
- TTCB: Hai tay chống hông, hai chân chụm, thân người thẳng, mắt nhìn thẳng
về phía trước đoạn đường dốc.
- Động tác: Bật nhảy liên tục từ dưới thấp lên trên cao về phía trước. Sau đó
chạy nhẹ nhàng từ trên đỉnh dốc xuống đồng thời thả lỏng cơ thể và lại thực hiện
bật nhảy như lần trước, số lượt bật sẽ tăng dần theo thời gian.
b. Tác dụng:
+
Tăng cường sức mạnh cơ chân cơ hơng, cơ bụng.
+
Ngồi ra bài tập này còn rèn luyện sức tập trung chú ý cao độ của hệ
thần kinh
*Lưu ý: Cần đảm bảo an tồn trong qua trình tập luyện (Thầy hoặc bạn tập theo
sát phía sau để bảo hiểm)
4.2.4. Bài tập đẩy vật chuyển động về phía trước (B4)
a. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 chiếc xe mô tô, GV ngồi lên phía trên điều khiển lái xe ở trạng thái
tắt máy. Người tập bám phía sau xe bằng 2 tay, thân người hơi ngả về trước đứng
tư thế chân trước chân sau.
- Động tác: Người tập sẽ đẩy xe chạy về phía trước với tốc độ tăng dần theo một
thời gian hoặc quãng đường nhất định. Người ngồi trên xe có thể sẽ điều khiển
phanh xe với lực vừa phải để tăng lực đẩy thích hợp.
b. Tác dụng:
+
Rèn luyện sức mạnh của cơ chân ở tốc độ cao với sự biến thiên của lực
đẩy.

16

skkn


4.2.5. Nằm ngửa gập thân trên (B5)
a. Cách thực hiện: Đây là bài tập nhóm 2 HS
- TTCB: Người tập nằm ngửa trên nền đất hai tay đan vào nhau ôm lấy gáy cổ
mình, hai chân duỗi và khép sát vào nhau. Người trợ giúp dùng tay giữ chặt người
tập.
- Động tác: Người tập thực hiện gập thân trên sau đó duỗi ra rồi lại gập thân trên
cứ tiếp tục như vậy trong một khoảng thời gian hoặc số lần nhất định. Sau đó
người thực hiện và người trợ giúp đổi vai trò cho nhau.
b. Tác dụng: Rèn luyện sức mạnh cơ bụng vì cơ bụng là nhóm cơ đóng vai trị
quan trọng ảnh hưởng đến thành tích.
4.2.6 Trị chơi “Lò cò tiếp sức”( B6)
a. Cách thực hiện: (Trò chơi này HS được học ở lớp 3)
Chia nhóm tập luyện thành 2 đội chơi. Các đội chơi đứng sau vạch xuất
phát, khi có hiệu lệnh số 1 của mỗi đội sẽ lị cị lên vạch đích sau đó lị cị về
vạch xuất phát và chạm tay vào số 2 sau đó xuống cuối hàng, số 2 lại lị cị như
số 1. Cứ như vậy cho đến hết đội nào về trước không phạm quy là thắng cuộc. b.
Tác dụng:
Phát triển sức mạnh cơ chân, tạo hưng phấn cho HS trong quá trình tập
luyện giảm sự nhàm chán tâm lý HS trong các buổi tập giúp các em thêm ý chí,
quyết tâm nâng cao thành tích và giới hạn bản thân.
4.3 Bài tập thi đua gồm:
Thi trong nhóm.
Thi đua trong tổ.
Thi đua trong CLB.
Giao lưu giữa các CLB.

-

Tạo hứng thú tập cho HS.
Rèn luyện tâm lý, bản lĩnh thi đấu.
Tích lũy kinh nghiệm thi đấu.
b. Hình thức tổ chức:
HS thi “chạy 60m” với nhau trong nhóm, tổ, CLB thường vào cuối phần
cơ bản của buổi tập. Những HS có thành tích tốt sẽ được biểu dương.
GV lập kế hoạch giao lưu vào cuối các giai đoạn tập luyện.
5. Kế hoạch thực hiện các bài tập được lựa chọn
Từ những cơ sở lý luận về phương pháp và nguyên tắc phát triển sức
nhanh, sức mạnh tốc độ với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Căn cứ
vào cơ sở thực tiễn là điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, đội ngũ GV. Tôi đã lựa
chọn bài tập bổ trợ, bài tập kĩ thuật và các bài tập phát triển sức nhanh, sức
mạnhtốc độ, đa số là bài tập lặp lại với tần số cao và quãng nghỉ dài. Các bài
trên được tiến hành trong một buổi theo trình tự: Bài tâp bổ trợ đầu buổi, tiếp đó
là bài tập kỹ thuật, cuối cùng là bài tập thể lực. Khối lượng vận động tăng dần
theo thời gian và trình độ tập luyện của VĐV. Môi trường tập luyện cũng thay
đổi theo từng giai đoạn: Ban đầu trên sân đất nện hoặc sân bê tơng, sau đó
trên cát, tiếp đó là trên bãi biển có mực nước thấp( đối với HS được lựa chọn
thi đấu)… Tuy nhiên tính chất phức tạp và lượng vận động có sự khác biệt vì
17

skkn


thế lập kế hoạch thực hiện các bài tập đã nêu ở trên đối với nhóm thực nghiệm
trong CLB là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến kết quả của sáng kiến này.

Ảnh 2: Môi trường tập trên sân cỏ.


Ảnh 3: Môi trường tập trên bãi cát ven biển.

18

skkn


Ảnh 4: Mơi trường tập ven bãi biển có mực nước thấp.
Thời gian thực nghiệm tiến hành trong 60 ngày được chia thành 8 tuần. Mỗi
tuần CLB sinh hoạt tập luyện 3 buổi chiều gồm (chiều thứ 4, chiều thứ 7 và
chiều chủ nhật). Như vậy có tổng cộng 24 buổi tập tương ứng với 24 giáo án. Kế
hoạch cụ thể như sau:
5.1. Thời lượng tập luyện:
Thời gian tập luyện của mỗi buổi trong 1 tuần là như nhau và có sự khác biệt
tăng tiến theo bậc thang như bảng sau:
Bảng 5. Thời lượng tập luyện
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8

Thời lượng mỗi buổi tập trong tuần
60 phút
60 phút

65 phút
65 phút
70 phút
70 phút
75 phút
75 phút
19

skkn


5.2. Kế hoạch thực hiện bài tập trong tuần
Bảng 6.
Giáo án/tuần
Tên các bài tập
1
2
3
4
5
6
7
8

-Bài tập kĩ thuật: Xuất phát
-Bài tập sức mạnh (B1, B2, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Xuất phát, chạy lao
-Bài tập sức mạnh (B1, B2, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Xuất phát, chạy lao, giữa
quãng

-Bài tập sức mạnh (B1, B2, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Xuất phát, về đích
-Bài tập sức mạnh (B1, B2, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Hoàn thiện các giai đoạn
-Bài tập sức mạnh (B3, B4, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Hoàn thiện các giai đoạn
-Bài tập sức mạnh (B3, B4, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Hoàn thiện các giai đoạn
-Bài tập sức mạnh (B3, B4, B5, B6)
-Bài tập kĩ thuật: Hoàn thiện các giai đoạn
-Bài tập sức mạnh (B3, B4, B5, B6)

Thời lượng
(phút)
25
12
25
12
28
14
28
14
32
15
32
15
35
17
35
17


5.3. Nhận xét
Nhìn vào bảng kế hoạch bài tập ta nhận thấy rằng:
* Các BT kỹ thuật được phân chia sử dụng phù hợp với từng giai đoạn khác
nhau, tăng dần lượng vận động và được sử dụng phần lớn trong thời gian tập luyện
cơ bản.
Các bài tập sức mạnh, tốc độ được sử dụng trong tuần 1, tuần 2, tuần 3,
tuần 4 là như nhau.
Các bài tập sức mạnh, tốc độ được sử dụng trong tuần 5, 6, 7, 8 là như
nhau.
Thời gian thực hiện bài tập ( kỹ thuật và sức mạnh, tốc độ) tuần 1 và tuần
2 tuần 3 và tuần 4, tuần 5 và tuần 6, tuần 7 và tuần 8. Có sự tăng tiến như nhau.
Thời gian và nội dung bài tập cơ bản của mỗi buổi trong tuần được lặp
lại.
Tuy nhiên trong mỗi buổi tập số lần lặp lại của mỗi bài tập ở mỗi HS
trong một lần thực hiện là tối đa theo khả năng và khác nhau.
Quãng nghỉ giữa các bài tập kỹ thuật dài( đặc biệt là bài tập cự ly 60m trở
lên)
5.4. Giáo án cụ thể của buổi tập:

20

skkn



×