Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 20 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
----------  ---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH
TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3

Lĩnh vực
: Tiếng Việt
Cấp học
: Tiểu học
Tên tác giả
: Nguyễn Thị Năng
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam
Chức vụ
: Giáo viên

Năm học 2019 - 2020

skkn


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

A: ĐẶT VẤN ĐỀ


1

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

1. Cơ sở lí luận

1

2. Cơ sở thực tiễn

1

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2

1. Địa điểm

2

2. Thời gian

2


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

II. THỰC TRẠNG

3

1. Thuận lợi

3

2. Khó khăn

3

III. GIẢI PHÁP

4

1. Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng âm thanh trong dạy học Tập đọc


4

2. Biện pháp 2: Thiết kế và sử dụng hình ảnh, video, clip trong dạy
học Tập đọc

6

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

14

C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

skkn

14


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho
học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực
hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được
đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục hiện nay, học
sinh phải là người tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để chủ động lĩnh

hội tri thức và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về hệ
thống tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó,
các em cịn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Ở
cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc
giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng cho giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú
và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh
thần học tập trong suốt cuộc đời. Tập đọc là phân mơn thực hành mang tính tổng
hợp, hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc, học sinh được làm
quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp
mà nội dung bài học cần thông báo. Môn Tập đọc giúp cho các em phát triển kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẩm mĩ, cảm
nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những
tình cảm trong sáng tốt đẹp hơn.
Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ chức
quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ tiết
dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành cơng thì người giáo viên phải tạo
được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi và thực sự
thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo viên làm
được thì thành cơng của tiết dạy sẽ không nhỏ chút nào. Người giáo viên không
những phải có tay nghề vững vàng mà cịn cần phải có niềm tin và cách nhìn lạc
quan đối với học trị của mình, ln tạo được khơng khí phấn khởi và tươi vui
trong tiết học. Khi đó người học sinh sẽ cảm thấy thích học mà khơng thấy buồn
tẻ, nhàm chán và dễ dàng trở thành những con người tự tin và thành đạt.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 3 hiện nay, mỗi giáo viên đều đang
tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ dùng
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian;
vận dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lý cùng với việc sử dụng đồ dùng dạy
học chưa hiệu quả dẫn đến chất lượng giờ dạy Tập đọc chưa cao. Các bài Tập

đọc lớp 3 phần lớn là chỉ có một tranh minh họa nên nếu giáo viên không biết
cách khai thác sẽ không lôi cuốn được sự chú ý của các em. Từ đó, học sinh cảm
thấy nhàm chán, tâm lý nặng nề, khơng có hứng thú với bài học. Các tiết Tập
đọc diễn ra rất khơ cứng, hình thức và buồn tẻ.
1/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy đa số học sinh rất thích thú với các tiết
học âm nhạc, mĩ thuật. Học sinh được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào,
những hình ảnh bắt mắt, những trị chơi sơi động. Nếu lồng ghép âm thanh, hình
ảnh và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp với những phương pháp
dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp
này sẽ làm thay đổi khơng khí căng thẳng trong các giờ học, tăng hứng thú cho
người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn
trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Đứng trước thực trạng
trên tôi luôn băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc
để các em có điều kiện thuận lợi trong q trình học tập các mơn học khác.Vì
vậy trong năm học này tơi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu “ Lồng ghép âm
thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 ”
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hình thức sử dụng đồ dùng học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 góp
phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
(Áp dụng với học sinh lớp 3A5 trường Tiểu học Thanh Xuân Nam.)
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu:
Lớp 3A5 trường Tiểu học Thanh Xuân Nam.
2. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 9 năm 2019 đến hết tháng 3 năm 2020.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phỏng vấn học sinh.
- Phương pháp thăm lớp; dự giờ đồng nghiệp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khảo sát; phân tích số liệu điều tra.

2/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ GD&ĐT phát động. Một trong năm
nội dung của phong trào thi đua đó là: dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi học sinh, thầy cơ giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Thực tế hiện nay, trong danh mục thiết bị dạy học của các trường khơng có
nhiều đĩa nhạc (ca khúc) dành riêng cho dạy các bài Tập đọc. Ở mỗi bài Tập đọc
trong sách giáo khoa thường chỉ có những hình ảnh đơn giản để minh họa. Để có
tiết học tập đọc có hiệu quả hơn, người giáo viên bắt buộc phải nghiên cứu, tìm
tịi và sáng tạo. Việc sử dụng những bài hát được phổ nhạc từ những bài tập đọc
trong chương trình hoặc có nội dung liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết dạy
sơi nổi hơn. Ngồi ra sử dụng hình ảnh hoặc các video, clip trong tiết dạy Tập

đọc sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập tích cực và hiệu quả hơn.
Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để
học tốt môn học Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trơi
chảy mới cảm thụ được nội dung bài văn và từ đó mới có hứng thú tìm hiểu tất
cả các văn bản khác để mở mang kiến thức. Các hoạt động dạy và học phân môn
Tập đọc không chỉ giúp cho trẻ đọc tốt, hiểu nhanh mà cịn góp phần rèn các
thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người.
Do vậy việc học tốt phân môn Tập đọc ở Tiểu học có khả năng tích hợp kĩ năng
sống rất cao.
II. THỰC TRẠNG
Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A5 với tổng số
49 học sinh. Sau khi nhận lớp, qua quá trình giảng dạy học sinh, tơi thấy lớp tơi
có những thuận lợi và khó khăn như sau :
1.Thuận lợi :
- Đa số học sinh ngoan có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Trong lớp
có nhiều em u thích học môn Tiếng Việt; đọc to rõ ràng; học thuộc bài nhanh
và rất tích cực phát biểu xây dựng bài. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm sát sao và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập.
- Cơ sở vật chất: Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, khang trang. Lớp học đủ
ánh sáng và được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng như đồ dùng bán trú.
Đây là yếu tố luôn mang lại sự thoải mái giúp cho học sinh học tập tốt hơn.
- Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường rất năng động và sáng tạo,
luôn quan tâm chỉ đạo sát sao trong lĩnh vực chuyên môn. Ban giám hiệu luôn
đồng hành nhắc nhở và giúp đỡ kịp thời tới từng giáo viên trong quá trình giảng
dạy, tạo điều kiện tốt giúp học sinh đạt được kết quả cao trong học tập.
2. Khó khăn.
Trong một thời gian ngắn giảng dạy, tơi nhận thấy thực trạng nhận thức của
học sinh lớp tôi có một số điều bất cập. Bên cạnh những em có ý thức học tốt,
đọc to rõ ràng và tích cực giơ tay phát biểu, trong lớp tơi vẫn cịn tồn tại một số
học sinh đọc nhỏ, lười đọc, thiếu tập trung trong giờ học. Đây là một khó khăn

rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức. Mặt khác, trong lớp cịn nhiều em
chưa có hứng thú khi học môn Tập đọc. Trong giờ Tập đọc, các em không tập
3/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
trung, thường ngại suy nghĩ, ngại giơ tay phát biểu. Nếu cơ giáo có gọi thì chỉ
đọc bài một cách máy móc mà chưa có hứng thú đọc cũng như ý thức tự tìm
hiểu khám phá. Vì vậy mà giờ học Tập đọc cịn trầm khơng sơi nổi, học sinh còn
thụ động trong học tập. Các em chưa phát huy được tính sáng tạo tính tích cực
chủ động. Điều này gây khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức cũng
như truyền cảm hứng cho học sinh. Đầu năm học, sau khi dạy xong một bài Tập
đọc, tơi có tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng.Kết quả khảo sát chưa thực sự
làm tôi yên tâm (Bảng 1- Kết quả khảo sát )
III . GIẢI PHÁP
Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và dạy
học phân môn này ở lớp 3 cũng như tình hình thực tế giảng dạy của lớp, tơi
mạnh dạn xin trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn
Tập đọc như sau:
1) Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng âm thanh trong dạy học Tập đọc
1.1 Mục đích sử dụng:
Biện pháp này nhằm giúp cho người giáo viên nắm vững được cách thiết kế
bài giảng; tác dụng của việc lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tập đọc; số lượng
các ca khúc được phổ nhạc từ những bài Tập đọc cũng như những ca khúc có
liên quan đến nội dung các bài Tập đọc. Từ đó người giáo viên sẽ xác định được
cách khai thác bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học:
-Tạo tâm thế hứng thú: GV bật ca khúc cho học sinh nghe ở hoạt động khởi
động sẽ thu hút sự chú ý của học sinh. Sau đó, giáo viên nêu lời dẫn vào bài

(phần giới thiệu bài)
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức: Giáo viên bật ca khúc cho học sinh
nghe ở hoạt động tìm hiểu bài hoặc hoạt động củng cố bài. Kết hợp với việc trao
đổi kiến thức để đưa thêm thông tin sẽ giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến
thức có liên quan đến bài học.
- Trau dồi khả năng cảm thụ văn học:
+ Giáo viên bật ca khúc (đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu nội dung, tìm
hình ảnh, xác định biện pháp nghệ thuật.
+ Giáo viên cùng học sinh trao đổi về nội dung bài. Sau đó bật ca khúc . Học
sinh lắng nghe, nêu những điều cảm nhận (hình ảnh đẹp, từ dùng hay, giá trị
nghệ thuật).
- Gợi dẫn học sinh trong các tiết ôn tập tổng hợp:
Giáo viên bật ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe, sau đó đốn tên bài
được phổ nhạc từ ca khúc hoặc có lên quan đến chủ đề bài cần ơn tập, đốn tên
tác giả, tên nhân vật, phân tích ý, nêu nội dung bài.
1.2 Cách thức tiến hành
Trên thực tế, nếu trong tiết học Tập đọc học sinh vừa được đọc vừa được
thưởng thức những giai điệu âm nhạc thì sẽ thấy vơ cùng hứng thú. Căn cứ vào
nội dung cũng như yêu cầu cần khai thác của từng bài tập đọc mà tơi có sự lựa
chọn các bài hát cho hợp lí. Với mỗi bài dạy, sau khi nghiên cứu tiến trình bài
dạy, tơi thường tìm tịi và lấy các bài hát trên mạng Internet rồi cài đặt vào trong
giáo án và bật cho học sinh nghe ở những thời điểm phù hợp.Tuy nhiên nội dung
những bài hát đó phải thật sự phù hợp với nội dung bài học.
4/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
VD như:

TT
Tên ca khúc
Liên quan đến chủ đề bài dạy
Ngày đầu tiên đi học
Nhớ lại buổi đầu đi học
1
Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 51)
Quê hương
Giọng Quê hương
2
Nhạc và lời:Giáp Văn Thạch
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 76)
Vàm Cỏ Đông
Vàm Cỏ Đông
3
Nhạc và lời:Trương Quang Lục
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 106)
Kim Đồng
Người liên lạc nhỏ
4
Nhạc và lời: Phong Nhã
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 112)
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
5
Nhạc trẻ - Võ Hạ Trâm
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 4)
Xuân chiến khu
Ở lại với chiến khu

6
Nhạc và lời: Xuân Hồng
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 13)
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
7
Sáng tác: Uyên Nguyên
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 25)
5
Chiếc đèn ông sao
Rước đèn ông sao
8
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 71)
6
Bài hát trồng cây
Bài hát trồng cây
9
Nhạc và lời: Nguyễn Thị Minh Châu
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109)
7
Con Cóc là cậu ơng Trời
Cóc kiện Trời
10 Nhạc và lời: Lã Văn Cường
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 122)
Một bài hát có thể sử dụng để minh họa cho những bài Tập đọc (văn hoặc
thơ) có chung chủ đề với ca khúc.
VD: Ca khúc Quê hương: Có thể sử dụng để minh họa cho các bài.:
Giọng quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76)
Quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79)

Vẽ quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88)
a) Sử dụng âm nhạc để tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài.
Ở từng bài tập đọc, thay bằng phương pháp thuyết trình tơi sẽ cho học sinh
nghe các bài hát để tạo sự chú ý gợi hứng thú của các em.
VD: Bài “Vẽ quê hương” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88)
GV cho học sinh nghe 1 một đoạn trong bài hát “ Quê hương
Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi đã sinh ra
và nuôi dưỡng ta khôn lớn. Giai điệu ngọt ngào mà chúng ta vừa nghe đã thể
hiện tình yêu quê hương của các nhà văn, nhà thơ đối với quê hương mình. Cịn
đối với chúng ta, q hương có thể là người thân, làng xóm, là những kỉ niệm
thân thương thời thơ ấu. Quê hương của một bạn nhỏ được thể hiện như thế nào
chúng ta cùng đi tìm hiểu qua tiết tập đọc ngày hôm nay nhé !
b) Sử dụng âm nhạc để củng cố, khắc sâu và liên hệ thực tế.
Khi thích nghe và hiểu nội dung các bài hát, học sinh sẽ rất dễ liên tưởng đến
bài học. Vận dụng đặc điểm nhận thức này của các em, tôi thường sử dụng các
bài hát để giúp học sinh củng cố, nhớ lâu về bài học của mình.
VD: Bài “Người liên lạc nhỏ” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112)
5/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
+ GV dẫn dắt: Qua bài tập đọc, chúng ta đã thấy được sự nhanh trí, dũng cảm
khi Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn đường, bảo về cách mạng. Để cảm nhận rõ hơn
điều đó, chúng ta hãy cùng lắng nghe lời bát hát sâu lắng, thể hiện rõ sự anh dũng,
quật cường của người thiếu niên trẻ tuổi đã hi sinh thân mình cho Tổ quốc.
+ Bật cho học sinh nghe bài hát “Kim Đồng”- Nhạc và lời: Phong Nhã
+ Giờ đây, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp và đổi mới,
em có suy nghĩ gì và phải làm gì để noi gương anh Kim Đồng ?

+ Một số học sinh nêu ý kiến liên hệ => GV nhận xét giờ học.
c) Sử dụng âm nhạc để trau dồi khả năng cảm thụ văn học
Nếu được nghe giáo viên hoặc nghe bạn đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc,
học sinh có thể hiểu nội dung diễn đạt của bài và cảm nhận được phần nào đó
cái đẹp, cái hay trong tác phẩm. Đặc biệt những bài thơ đã được phổ nhạc thành
bài hát, việc học sinh được nghe ca khúc có tác động trực tiếp đến cảm nhận của
các em. Khi các em đã cảm nhận được giai điệu, nội dung bài, cảm xúc của tác
giả từ bài hát đó có nghĩa là các em đã cảm thụ được những giá trị nội dung
cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
VD: Bài “ Bài hát trồng cây” (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109)
+ GV dẫn dắt: Các em ạ! Bài thơ “ Bài hát trồng cây” của nhà thơ Bế Kiến
Quốc viết trong một cuộc vận động sáng tác lời bài hát cho thiếu nhi. Do đó,
hình thức của bài thơ rất gần với bài hát. Có rất nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc bài
thơ này. Các em hãy cùng lắng nghe để cảm nhận rõ hơn về giai điệu, tiết tấu,
nội dung bài.
+ Bật cho học sinh nghe ca khúc Bài hát trồng cây
+ Học sinh lắng nghe, nêu ý kiến cảm nhận của bản thân.
( Bài hát cất lên với nhịp điệu thật lạ; nó giống như nhịp của bài đồng dao; tiết tấu
độc đáo ( 3/5); từ công việc trồng cây lấm lem đất cát, tương lai chợt mở rộng dần. )
d) Sử dụng trong hoạt động hướng dẫn học thuộc lòng
Với những bài thuộc lòng, giáo viên có thể thay đổi hình thức trong các tiết
Tập đọc để học sinh không cảm thấy nhàm chán.Việc sử dụng bài hát đã được
phổ nhạc từ văn bản trong sách giáo khoa, học sinh được học thuộc kèm theo âm
nhạc sẽ làm các em cảm thấy hứng thú hơn, nhanh thuộc hơn.
VD: Bài“ Bài hát trồng cây” (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109)
+ GV bật ca khúc “Bài hát trồng cây”, yêu cầu học sinh nhẩm hát theo
( Vì đây là tác phẩm được phổ nhạc vẫn giữ nguyên nội dung văn bản).
+ Sau một khoảng thời gian, học sinh rất nhanh thuộc và có thể tự tin trình
bày trước lớp.
2. Biện pháp 2: Thiết kế và sử dụng hình ảnh, video, clip trong dạy học

Tập đọc lớp 3 (Có sử dụng cả âm thanh và hình ảnh)
2.1. Mục đích sử dụng
Biện pháp này giúp giáo viên nắm chắc cách thiết kế, cách khai thác tranh,
hình ảnh; video trong các hoạt động của bài dạy. Giáo viên có thể tự làm hoặc
sưu tầm trên Internet, sử dụng thường xuyên, hiệu quả để cung cấp thông tin
một cách đầy đủ hơn, giảm tính trừu tượng của kiến thức. Sử dụng biện pháp
này học sinh sẽ rất hào hứng, tập trung chú ý và dễ tiếp thu hơn trong quá trình
nhận thức.
6/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
2.2.Cách thức tiến hành
Bước 1: Tìm kiếm và sử dụng
- Sau khi đã thống kê được những bài Tập đọc cần sử dụng hình ảnh; clip,
giáo viên cần tiến hành sưu tầm trong thư viện nhà trường, tự sưu tầm trên các
trang Internet hoặc tự chụp; cài đặt theo qui trình vào giáo án điện tử để thực hiện.
- Căn cứ vào nội dung và yêu cầu khai thác của từng bài học, phần dặn dò
của tiết học trước, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh để chuẩn
bị cho tiết Tập đọc sau.
Bước 2: Cách khai thác
Việc sử dụng tranh ảnh; clip cần lựa chọn các thời điểm cũng như thời lượng
sao cho phù hợp tránh lạm dụng sẽ khơng có hiệu quả và bị kéo dài thời gian. Tùy
theo nội dung cần khai thác, cũng như yêu cầu của từng bài Tập đọc mà tôi sử dụng
tranh minh họa cũng như video, clip ở các hoạt động từng bài khác nhau.
a. Giới thiệu bài:
Giáo viên sử dụng tranh để giới thiệu các chủ điểm. Sau đó, giáo viên tổ
chức cùng học sinh dẫn dắt vào bài mới. Giáo viên cũng có thể cho học sinh

quan sát hình ảnh minh họa, xem clip trả lời câu hỏi khai thác để tìm hiểu vào
bài mới. Tuy nhiên ở phần giới thiệu bài, khi cho học sinh xem clip, giáo viên
cần lưu ý đảm bảo thời gian cho hợp lý.
VD1: Bài “Cậu bé thông minh” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 4), giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh quan sát tranh:
.Bức tranh vẽ gì ?
.Tìm hiểu xem nhà vua và cậu bé đang làm gì?
.Thái độ của nhà vua và mọi người như thế nào?
Sau đó, dẫn dắt vào bài.

Tranh minh họa bài “Cậu bé thông minh”
VD2: Bài “ Nhớ Việt Bắc ” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 115)
GV cho HS xem clip về cảnh đẹp Việt Bắc (khoảng 2’) rồi nêu câu hỏi:
Trong clip vừa rồi có nhắc đến tên những địa danh nào của nước ta ?
7/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
GV giới thiệu về Việt Bắc kết hợp chỉ trên bản đồ. Giới thiệu bài
Nhớ Việt Bắc.

Clip về cảnh đẹp Việt Bắc

Bản đồ Việt Bắc

b. Tìm hiểu nội dung bài:
Khi giảng từ khó, có thể dùng ngay những chi tiết trong tranh, hình ảnh làm
trực quan thay cho lời giảng giải.

+ Ví dụ như từ “ắc - sê” (Bài Tiếng đàn, Tiếng việt 3, tập 2 trang 55), học
sinh ở vùng nơng thơn chúng ta khó hình dung được nếu như chúng ta giảng
bằng lời nói, thay vì đó chúng ta sử dụng hình ảnh sưu tầm để làm trực quan
thay cho lời giảng giải

Ắc - sê

Đàn vi-ô-lông
c. Mở rộng kiến thức:
Bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa, tơi cịn sưu tầm được rất
nhiều tranh liên quan đến bài học nhằm hỗ trợ cho trí tưởng tượng của học sinh,
bù đắp những thiếu hụt về kinh nghiệm sống của trẻ. Qua các tranh vẽ hay ảnh
chụp, học sinh có thể hình dung được phần nào những nhân vật, đồ vật, cây cối,
con vật hoặc cảnh vật mà có thể các em chưa thấy bao giờ như chú bé liên lạc,
sông Mã, sông Hồng, lưỡi tầm sét, nhà rông, một số địa danh ,...
VD1: Khi dạy bài: Cảnh đẹp non sông (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 99), sau khi
tìm hiểu xong nội dung bài học, giáo viên có thể mở rộng cho học sinh biết đến
những thắng cảnh đặc trưng của mỗi vùng miền bằng phương tiện ngơn từ giàu
giá trị tạo hình, biểu cảm cộng với hình ảnh chân thực. Khi nói về cảnh đẹp ở
Lạng Sơn, kết hợp với lời giới thiệu tơi sẽ cho các em quan sát hình ảnh về thị
trấn Đồng Đăng, phố Kì Lừa, nàng Tơ Thị, chùa Tam Thanh. Tôi sẽ cho các em
8/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
quan sát tranh về đền Trấn Vũ, chiều Tây Hồ để các em phát hiện ra đó là cảnh
đẹp ở Hà Nội. Tương tự như thế các em sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều
cảnh đẹp của đất nước như đèo Hải Vân, hòn Hồng, vịnh Hàn, v.v... Qua đó,

giáo dục các em lịng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy ở trẻ
mong muốn học giỏi để sau này xây dựng Tổ quốc giàu đẹp hơn.

Chùa Tam Thanh

Đèo Hải Vân

Đền Trấn Vũ
Chiều Hồ Tây
d. Củng cố:
Ở phần củng cố, thông thường giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung ý
nghĩa bài tập đọc. Thay vì lời diễn giảng tổng kết bài của giáo viên, có thể cho
học sinh quan sát tranh để phát biểu về kết quả của sự việc, về chủ đề bài đọc
cần ghi nhớ, kênh hình trong bài đọc cũng là chỗ dựa gợi ý thêm cho học sinh
đặt tên khác cho bài.
+ Chẳng hạn như ở bài tập đọc “Các em nhỏ và cụ già” (Tiếng việt 3, tập 1
trang 62), học sinh có thể quan sát tranh và đặt thêm các tên khác cho truyện.

9/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

Tranh minh họa bài “Các em nhỏ và cụ già”
*VD cụ thể cách khai thác hình ảnh trong các hoạt động của một bài tập đọc.
Ví dụ: Bài “Cửa Tùng” – Tiếng Việt 3- tập 1 (trang 109-110)
Đây là một bài Tập đọc thuộc chủ điểm Bắc – Trung – Nam, ngợi ca vẻ đẹp
kì diệu của Cửa Tùng – một bãi biển đẹp thuộc miền Trung nước ta. Tơi đã sử

dụng hình ảnh thực tế trình chiếu cho học sinh quan sát để giới thiệu về bãi biển
Cửa Tùng - một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta.

Để giúp các em hiểu được: Bến Hải là sơng chảy qua tỉnh nào? Tơi đã đưa ra
hình ảnh lược đồ sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, yêu cầu các em quan
sát để đưa ra ý kiến và tự kết luận: Bến Hải là sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.
Cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải

TỈNH QUẢNG TRỊ
10/15

skkn

Cửa Tùng


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

Để giúp học sinh hiểu: cầu Hiền Lương là cầu bắc qua sông Bến Hải. Tôi đã cung cấp
hình ảnh cầu Hiền Lương, trình chiếu để các em có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về cầu
Hiền Lương xưa và nay.

Cầu Hiền Lương nay

Cầu Hiền Lương xưa

Khi giúp học sinh hiểu nghĩa từ “đồi mồi” - chính là một loại rùa biển, mai có
vân đẹp – tôi cho cả lớp quan sát để cùng đưa ra ý chung nhất từ một hình ảnh

cụ thể, sinh động và rất đẹp về lồi vật này.

Cịn khi giải nghĩa từ “bạch kim” là kim loại quý, màu trắng sáng; nghĩa
trong bài: màu trắng sáng. Tơi đã sử dụng hình ảnh những sản phẩm làm từ
bạch kim cho các em quan sát từ đó có những nhận xét cụ thể hơn về kim loại
hiếm này.
11/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn: Vì sao bãi biển Cửa Tùng được gọi là “Bà
chúa của các bãi tắm”, tôi cho học sinh quan sát cảnh đẹp của bãi biển Cửa
Tùng ở các góc nhìn. Từ đó, học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về “Cửa Tùng là
bà chúa của các bãi tắm”. Qua đó học sinh hình thành được tình u thiên nhiên,
u cảnh đẹp non sơng, gấm vóc Việt Nam.

Bãi biển Cửa Tùng ở các góc nhìn và thời điểm khác nhau
Muốn hiểu được: Màu sắc nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?
( có ba màu nước biển trong một ngày). Học sinh lớp tơi được quan sát hình ảnh
ba màu nước biển phù hợp với không gian, thời gian của buổi sáng, buổi trưa,
buổi chiều. Từ đó, các em có thể hiểu được vì sao bình minh - nước biển nhuộm
màu hồng nhạt; buổi trưa - nước biển xanh lơ và buổi chiều - nước biển đổi sang
màu xanh lục hình dung và nắm bắt một cách chính xác sắc màu đặc biệt và sự
kì diệu của biển Cửa Tùng.
12/15

skkn



Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

Bình minh

Buổi trưa

Chiều tà

Dạy học Tập đọc lớp 3 địi hỏi giáo viên phải có ngơn ngữ truyền cảm, cử
chỉ nhẹ nhàng để học sinh có cảm giác thân thiện, gần gũi. Đồng thời những câu
hỏi đưa ra cũng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; những lời chuyển ý phải tạo sự
gắn kết, thân thiện. Phần mở rộng kiến thức hay liên hệ thực tế cũng cần gần
gũi, tạo hứng thú cho học sinh, không quá xa lạ nhưng lại không thể mất đi sự
mới mẻ, cuốn hút.
Phần liên hệ thực tế: Tôi đưa ra câu hỏi: Nước ta có bãi biển nào đẹp ?
Thay vì gọi học sinh trả lời chay, tôi đã sử dụng máy đa vật thể chiếu tất cả
tranh ảnh các bãi biển mà học sinh sưu tầm được kết hợp với trình chiếu hình
ảnh thực tế của cơ cho học sinh quan sát để giúp các em thấy được sự giàu đẹp
của đất nước ta.

Bãi biển Sầm Sơn

Bãi biển Nha Trang

13/15

skkn



Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
Bãi biển Cửa Lò

Bãi biển Vũng Tàu

Như vậy, với cách khai thác hình ảnh trong dạy bài “Cửa Tùng”, tơi thấy học
sinh rất hứng thú và tích cực học tập. Cứ mỗi lần cô giáo đưa ra hình ảnh, nhiều
học sinh ồ lên ngạc nhiên vì thực tế nhiều em chưa được đặt chân đến địa danh
này. Được quan sát tranh, được sử dụng tranh do mình sưu tầm, các em đã hiểu
nghĩa từ rõ ràng hơn, liên hệ thực tế tốt hơn từ đó tìm hiểu và nhớ nội dung bài
rất tốt. Các em tập trung theo dõi và hào hứng đọc bài tốt hơn nhiều so với các
tiết dạy “chay”. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin khi phát biểu, có
nhiều hứng thú hơn và thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào về cảnh đẹp thiên
nhiên đất nước.
IV . KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong giảng dạy môn Tập đọc, tôi nhận
thấy khơng khí cũng như chất lượng một giờ học của lớp tôi thay đổi rõ rệt. Các
em học sinh lớp 3A5 đều thấy u thích và có hứng thú với môn Tập đọc. Trong
giờ học, các em chú ý hơn, hứng thú hơn, chủ động hơn và mạnh dạn hơn trong
đề xuất ý kiến của mình. Nhiều em thể hiện rõ sự phát huy tư duy sáng tạo. Chất
lượng môn Tập đọc đã tăng lên đáng kể. Học sinh không những đọc đúng, lưu
lốt mà cịn hiểu sâu văn bản và đã biết thể hiện nội dung bài học qua giọng đọc
diễn cảm. Vào cuối tháng 01 năm 2020, tôi có tiến hành khảo sát chất lượng học
sinh và thu được kết quả tương đối khả quan (Bảng 2 - Kết quả khảo sát). Chất
lượng cũng như mức độ hứng thú của học sinh lớp 3A5 được nâng lên rõ rệt so
với đầu năm học. Tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc tốt và u thích mơn học tăng lên
rất cao. Giờ Tập đọc, lớp học rất sôi nổi, hào hứng. Các em tiếp thu bài nhanh
hơn, khắc sâu nội dung bài, không cảm thấy nhàm chán trong giờ học. Ngoài ra
các em chăm chú lắng nghe, thi đua nhau cố gắng đọc to, rõ ràng, tích cực giơ

tay phát biểu. Đây là sự khởi đầu tốt đẹp giúp các em nắm bắt kiến thức, hình
thành kĩ năng và phát triển nhân cách qua phân môn Tập đọc. Phụ huynh trong
lớp rất phấn khởi vì những tiến bộ mà con em mình đạt được.
Đây thực sự là một kết quả rất khả quan so với kết quả khảo sát đầu năm mà
cơ trị tơi đã đạt được trong gần một năm học qua. Trong năm học này, tôi đã
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong
dạy học Tập đọc” để giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học phân môn Tập
đọc. Đây cũng là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của tơi. Cùng
với sự nỗ lực khơng ngừng của bản thân, tôi luôn mong muốn sẽ giúp cho học
sinh có những kĩ năng đọc, cảm nhận thật tốt cũng như ln hứng thú và u
thích phân mơn Tập đọc.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ thực tế giảng dạy, tơi thấy sử dụng âm thanh, hình ảnh trong dạy – học
Tập đọc không những giúp các em tiếp thu tri thức một cách hào hứng, chủ
động, mà còn các em còn cố gắng thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái
độ thật nghiêm túc đối với điều đã học. Đây chính là dịp các em được sử dụng
vốn từ, diễn đạt bộc lộ suy nghĩ của riêng mình trước thầy cơ và bạn bè một
14/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3
cách chân thực. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho
học sinh.
Chính vì vậy, sử dụng âm thanh, hình ảnh trong dạy học Tập đọc là một hình
thức đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình hiện nay, tạo
điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động và hấp
dẫn. Giờ học Tập đọc sẽ khơng cịn khơ cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái,

hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần
phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh.
Trên thực tế, để nâng cao kết quả dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh
lớp 3, tôi có một số kiến nghị như sau:
* Đối với giáo viên:
- Để giúp cho việc tổ chức các hoạt động dạy - học đạt kết quả cao thì mỗi
giáo viên cần tích cực sưu tầm các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, băng hình, khai
thác các tài liệu dạy Tập đọc qua Đài truyền hình, mạng Internet… để kỹ năng
giảng dạy của giáo viên được hoàn thiện hơn.
- Cần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo cho mỗi bài dạy. Tùy từng yêu
cầu cần khai thác của mỗi bài học mà áp dụng những hình thức tổ chức sao cho
phù hợp nhằm giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Cần phân loại các đối tượng học sinh trong lớp từ đó có các phương pháp
cụ thể với từng đối tượng học sinh giúp các em khắc phục nhược điểm và phát
huy mặt mạnh của mỗi cá nhân.
* Đối với phụ huynh:
- Quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên kiểm tra sách vở, đốc
thúc quản lý việc học ở nhà.
- Động viên khuyến khích con em mình rèn kĩ năng đọc thông qua sách, báo
để mở mang kiến thức
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi giúp dạy và học tốt phân
môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. Mặc dù rất cố gắng song không tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp
lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn
và áp dụng được nhiều trong thực tế.
T«i xin chân thành cảm ơn !
Tụi xin cam oan õy l sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.


Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2020
Người viết

Nguyễn Thị Năng

15/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

16/15

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Giáo sư Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Hào – Lê Hữu Tĩnh.
2. Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Trí
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết
Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí – NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo viên Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết
Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí – NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Trại (Chủ biên) – NXB Hà Nội
6. Hướng dẫn dạy học theo phương pháp dạy học tích cực mơn Tiếng Việt lớp 3
Tác giả: TS. Đặng Thị Kim Nga (Chủ biên), PGS. TS. Đỗ Xuân Thảo,
TS. Dương Thị Hương – NXB Đại học Sư phạm.
7. Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) – NXB Giáo dục.

skkn


Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng giải pháp Lồng ghép âm thanh
và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 và hiệu quả đạt được khơng hề nhỏ.
Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tơi đã tiến hành
đánh giá khảo sát sau khi dạy xong một bài Tập đọc. Kết quả cụ thể của học sinh
lớp tôi như sau:
Bảng 1: Số liệu lấy vào thời điểm tháng 9 năm 2019

Sĩ số

Mức độ hứng thú
Thích

49

Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc


Bình thường Khơng thích

SL %
SL
7
14,3 22

%
SL
44,9 20

Tốt

%
SL
40,8 20

%
40,8

Chưa Tốt

SL
29

%
59,2

Bảng 2: Số liệu lấy vào thời điểm cuối tháng 01 năm 2020
Sĩ số


Mức độ hứng thú
Thích

49

Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc

Bình thường Khơng thích

SL %
SL
34 69,4 11

%
SL
22,5 4

%
8,1

skkn

Tốt

SL
43

%
87,8


Chưa Tốt

SL
6

%
12,2



×