Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.72 KB, 13 trang )

Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài.
* Cơ sở lý luận.
Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu
tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất,
ngơn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển
toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hồ giữa ni dưỡng chăm sóc sức khoẻ và
giáo dục đó là điều tất yếu.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc
sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy
việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy
quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt, phát triển cân
đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn
uống ngon miệng nhưng ln đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
* Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay vấn đề vệ sinh anh toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất
của toàn xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình hình dịch bệnh rất phúc tạp.
Chất lượng vệ sinh anstoàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu dùng, trên cơng tác này địi hỏi có tính liên ngành cao và là cơng việc
của tồn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng
vai trị rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú
tại trường mầm non. Song song với nhiệm vụ dạy, nhiệm vụ nuôi cũng là một
nhiệm vụ chính vơ cùng quan trọng trong trường mầm non. Chất lượng nuôi tốt thể
hiện trẻ da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, thông minh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân
đối, tăng cân đều ở mức chuẩn so với trẻ em Việt Nam cùng tháng tuổi. Một điều
kỳ diệu nữa là nuôi trẻ tốt trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời trước mắt
là giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh ở trẻ rất nhiều. Mà lâu dài là cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực thơng
minh, khoẻ mạnh cường tráng, có sức lao động dẻo dai bền bỉ. Vì vậy vấn đề vệ


sinh an tồn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần
nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy
định, chính vì vậy tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong bếp ăn trường mầm non’’
2. Thời gian thực hiện đề tài:
1 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
- Từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020.
3. Phạm vi thực hiện đề tài:
- Nghiên cứu tại bếp ăn trường mầm non nơi tơi cơng tác .
II. Q TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
* Thuận lợi:
- Trong q trình cơng tác ln được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát
xao, tín nhiệm cử tơi làm Tổ phó tổ ni năm học 2019 - 2020.
- Trong bếp được đầu tư tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho trẻ
ăn bán trú.
- Cơ sở khang trang rộng rãi thoáng mát đáp ứng nhu cầu vệ sinh trong việc
tổ chức bếp ăn cho trẻ.
- Có vườn cây và rau của bé
- Nhân viên luôn được đi dự các chuyên đề của huyện để học hỏi thêm và
nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ.
- Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều.
- Bản thân tơi ln nhiệt tình, năng động, tâm huyết, ln ln học hỏi để

nâng cao trình độ chun mơn.
- Phụ huynh tin tưởng cho trẻ đi lớp ăn bán trú ngày càng đơng.
*Khó khăn:
- Là một trường trên địa bàn nông thôn lên thu nhập của người dân cịn thấp,
do đó kinh phí phụ huynh đóng góp mức ăn cho trẻ cịn hạn chế (15.000đ/trẻ/ngày)
- Trang thiết bị, đồ dùng trang bị còn chưa được đầy đủ như : mới có 1cái tủ
sấy khơ bát, thìa cho trẻ.
- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên giá cả thực phẩm trên thị
trường còn nhiều biến động.
- Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa cao, họ chưa thấy tầm quan
trọng trong việc chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên vào tháng 8, 9 tôi tiến hành khảo sát
thực tế cho thấy một số tiêu chí sau:
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
*Về nhà trường:
Nội dung đánh giá

Số lượng đầu năm
2 | 13

skkn

Tỷ lệ %


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
Bảng biểu tun truyền

9


56,2%

Ý thức giữ gìn mơi trường, VSATTP

10

62,5%

Số lượng đầu năm

Tỷ lệ %

Số trẻ ăn bán trú

475/475

100%

Số trẻ suy dinh dưỡng cân nặng

23/475

4,8%

Số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

35/475

7,4%


289/475

60,8%

*Về trẻ:
Nội dung đánh giá

Trẻ có nề nếp thói quen trong hoạt
động vệ sinh, ăn ngủ
*Về phụ huynh:
Nội dung đánh giá

Hiểu biết sâu

Hiểu biết chưa sâu

Vệ sinh an toàn thực phẩm

48%

52%

Kiến thức về chăm sóc ni dưỡng
cho trẻ.

45%

55%


Từ những thực tế trên tôi đã thực hiện công tác nuôi dưỡng để đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong khi chế biến thức ăn cho trẻ bằng các biện pháp sau:
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I: TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Một số biện pháp đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường mầm non ’’
II: CÁC BIỆN PHÁP :
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện trong công tác nuôi dưỡng
2. Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác VAC trong nhà trường.
4. Biện pháp 4: Làm tốt cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn
thực phẩm.
5. Biện pháp 5: Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng và cách chế biến một số
món ăn ngon đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, phù hợp với trẻ mầm non.
6. Biện pháp 6: Xây dựng các bảng biểu, nội dung góc tuyên truyền phong phú
để giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện trong công tác ni dưỡng.
Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
năm học 2019 - 2020 của nhà trường. Tôi được Ban giám hiệu nhà trường tin
tưởng, phân cơng trách nhiệm làm tổ phó tổ ni . Đầu năm học tơi cùng đồng chí
tổ trưởng đã tham mưu xây dựng nội dung tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
phù hợp với đặc điểm thực tế. Đồng thời thực hiện thực đơn cho trẻ theo khẩu
phần, hàng ngày, hàng tuần (chẵn, lẻ), theo mùa (mùa đơng, mùa hè) hợp lý. Cân

đối các nhóm dinh dưỡng đảm bảo đủ lượng đủ chất. Mặt khác tôi cùng đồng chí tổ
trưởng có trách nhiệm rà sốt số lượng đồ dùng, trang thiết bị phục vụ bán trú để
tham mưu tốt với các đồng chí Ban giám hiệu phụ trách nui dưỡng có kế hoạch
mua sắm, thay thế, sửa chữa các đồ dùng, trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh cho bếp
ăn, đồ dùng cho trẻ ăn bán trú đầy đủ hơn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ ni
trong khi chế biến.
Ngồi ra tơi cùng các đồng chí trong tổ ln tham gia cơng tác nuôi dưỡng
theo đúng khả năng, năng lực để phối hợp dây chuyền đạt kết quả tốt khi chế biến
thức ăn cho trẻ.
VD: Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, các nhân viên nhà bếp có lịch trực,
thay phiên nhau đến sớm làm cơng tác thơng thống phịng cho khơng khí lưu
thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động.
Nếu có điều gì biểu hiện khơng an tồn thì nhân viên cấp nhà bếp báo ngay với
lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý.
Hay phân công lịch của tổ như sau: Vào những tuần đầu tôi xắp sếp với các
đ/c có kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng chế biến các món ăn ngon miệng, màu sắc
bắt mắt, hấp dẫn trẻ để thực hiện làm cơ nấu chính để mọi người cùng quan sát học
tập.
Với trách nhiệm cao trong công việc, tôi luôn gương mẫu đi đầu trong mọi
hoạt động, nêu cao tinh thần trách nhiệm để tuyên truyền, đoàn kết chị em trong tổ,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các đồng chí trong tổ mọi người cùng đều tay, xoay
việc, phối hợp dây chuyền khoa học đảm bảo đúng nguyên tắc từ khâu giao nhận
thực phẩm đến lúc sơ chế, chế biến thức ăn và đến khi chia thức ăn cho số lượng
trẻ ở các nhóm lớp.
Kết quả: Với sự gương mẫu của tôi được 100% các đồng chí nhân viên đều
hưởng ứng và mọi người đã nắm được quy trình chế biến thức ăn, đảm bảo an tồn
vệ sinh thực phẩm, có tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt các công việc khi
được Ban giám hiệu giao cho.
4 | 13


skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
2. Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ mầm non cũng hết sức quan trọng
trong việc tổ chức bán trú cho trẻ tại trường chính vì vậy vào đầu tháng 9 năm
2019 nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường thống nhất chế độ ăn uống,
thực đơn theo mùa, tuần chẵn, lẻ. Đồng thời ký kết hợp đồng với nhà cung cấp
thực phẩm như: Nhà cung cấp thực phẩm tươi sống Công ty Minh trang, nhà cung
cấp thực phẩm đồ khô của chủ cửa hàng Khuất Văn Lực, Sữa Gigơ … Nguồn
cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp
thường xuyên, rõ nguồi gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng và cam kết có trách
nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả
hợp lý, ổn định.
Để công tác vệ sinh an tồn thực phẩm được tốt hơn tơi luôn thực hiện
nghiêm túc các nội qui quy định của các cấp các ngành đề ra. Vì vậy qua đợt kiểm
tra định kỳ vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ đồn
ln ln đánh giá cao về bếp ăn của nhà trường tơi. Ngồi ra nhà trường còn phối
hợp với trạm y tế xã thường xuyên kiểm tra bếp ăn, tủ lạnh lưu mẫu, nơi chế biến
thực phẩm, dụng cụ chưa đựng thực phẩm.
- Ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên lưu tâm đến chất lượng bữa ăn và vệ
sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là khâu giao nhận thực phẩm luôn đúng số lượng
và đủ thành phần có đầy đủ chữ ký của người giao người nhận. Mặc dù có hợp
đồng cung cấp thực phẩm của các chủ nhà hàng rõ ràng, đảm bảo nhưng BGH vẫn
chỉ đạo và  phân công lịch nhận thực phẩm của bếp, của các lớp trong ngày theo
lịch.
 - Giờ giao nhận thực phẩm của chúng tôi bao gồm các thành phần: Ban giám
hiệu, kế toán, y tế, nhân viên bếp chính trong ngày, một giáo viên, đại diện phụ

huynh của lớp có giáo viên xuống nhận thực phẩm ngày hơm đó.Thực hiện đúng
theo sự chỉ đạo của nhà trường, đúng nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng và nghiêm
túc thực hiện việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.
Hình ảnh 1:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường hàng năm vào đầu năm học
mới đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% nhân viên ni dưỡng để phịng
tránh tốt các dịch bệnh.
Ban giám hiệu nhà trường cùng với Ban thanh tra nhân dân thường xuyên
kiểm tra đột xuất nhân viên chúng tơi từ khâu sơ chế đến qui trình chế biến thức
ăn, cập nhật sổ sách, vệ sinh môi trường. Trong khi chế biến thức ăn tôi nghiêm túc
5 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà bếp, mặc trang phục trong khi nấu ăn: đeo
tạp dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn, đeo găng tay ni
lơng khi chia thức ăn chín .
Hình ảnh 2:
Nơi chế biến thực phẩm tôi luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị
đầy đủ dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Đặc biệt trong khi sơ chế và chế
biến các món ăn cho trẻ tôi luôn thực hiện và chấp hành đúng theo quy trình một
chiều để đảm bảo vệ sinh. Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng
ngày sau khi sử dụng. Khơi thông cống rãnh để nước rác, nước gạo… ln được
thốt khơng để tình trạng nước ứ đọng. Rác thải để đúng nơi quy định, các loại rác
thải được chuyển ra ngồi hàng ngày kịp thời.
Hình ảnh 3:
Ngồi ra tơi cịn chú trọng cơng tác tổng vệ sinh hàng ngày, định kỳ theo

tuần, hàng tháng, tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh dụng cụ nhà bếp, dụng
cụ sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, khu chia, nơi để thức ăn
chín…
Hình ảnh 4:
Đặc biệt hàng ngày tôi luôn chú trọng việc lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh đủ 24
tiếng đồng hồ theo đúng ngun tắc để phịng và tránh khi có ngộ độc thực phẩm
xảy ra .Chúng tơi cịn có cả tủ lạnh lưu trữ thực phẩm riêng
Hình ảnh 5:
Kết quả: Trong năm học với tinh thần trách nhiệm của các đồng chí trong tổ
ni trong q trình chế biến. Bằng sự cố gắng và sự nỗ lực của bản thân tôi cũng
như của tồn tổ ni vì vậy trong nhiều năm qua mà nhà trường không xảy ra ngộ
độc thực phẩm, công tác chăm sóc mơi trường ngày càng tốt hơn.
3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác VAC trong nhà trường.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương đầu tư cho nhà trường
về cơ sở vật chất, diện tích đất tương đối đảm bảo rộng rãi, trong trường cịn có
diện tích đất để trồng các loại rau, củ quả bốn mùa. Được sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu, cùng với Ban chấp hành cơng đồn có kế hoạch tổ chức cho giáo viên và
nhân viên nuôi dưỡng trồng các loại rau, củ, quả sạch ngay tại vườn trường để góp
phần cung cấp dinh dưỡng và hàng ngày cải thiện bữa ăn cho trẻ mà thực phẩm đó
lại tuyệt đối ln đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm.
Hình ảnh 6:
6 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
Vườn rau trong trường vừa là nơi cung cấp một phần rau xanh đảm bảo an
tồn (khơng có thuốc bảo vệ thực vật), vừa là nơi cho trẻ hoạt động khám phá,

cũng vừa là nơi giúp trẻ được trải nghiệm trong hoạt động lao động. Từ đó trẻ rất
thích thú với việc trải nghiệm tại vườn rau của bé... Đó là thành quả lao động có
sự kết hợp giữa sức lao động của các cô giáo, các cô nuôi trong trường.
Đặc biệt trong năm học này được sự quan tâm của Phòng giáo dục chỉ đạo
nhà trường làm điểm xây dựng mô hình phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, được
sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các đồng chí trong Ban giám hiệu, đầu tư
mua sắm các trang thiết bị trong nhà bếp đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
viên ni dưỡng chúng tơi hồn thành mọi công việc của nhà trường giao.
4. Biện pháp 4: Làm tốt cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Như chúng ta đã biết vệ sinh môi trường học tập cũng như môi trường xung
quanh trẻ có vai trị đặc biệt quan trọng. Mơi trường xanh, sạch, đẹp giúp trẻ khoẻ
mạnh và phát triển tồn diện. Chính vì vậy tơi ln chú trọng trong vệ sinh môi
trường ở mọi lúc mọi nơi.
Được sự phân công kết hợp dây chuyền trong tổ, trong những ngày làm ở vị
trí cơ nấu chính tơi ln nêu cao ý thức trách nhiệm từ lúc giao nhận thực phẩm,
kiểm tra chặt chẽ, ký kết đầy đủ, đúng với thực đơn, số lượng, chất lượng và chịu
trách nhiệm hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách đầy đủ, cập nhật chính xác, kịp thời.
Hình ảnh 7 :
Ngồi vệ sinh mơi trường thì cơ ni cũng rất quan trọng trong khâu chế
biến thực phẩm cho trẻ. Chính vì vậy trong q trình chế biến thức ăn cho trẻ tơi
ln có ý thức trách nhiệm, ln chú trọng về đầu tóc gọn gàng, móng tay ln cắt
ngắn, sạch sẽ và tuyệt đối không bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Tôi luôn thực hiện
và chấp hành đúng theo quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh. Trong khi chế
biến thức ăn tôi luôn nghiêm túc thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà bếp, mặc
trang phục trong khi nấu ăn: đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang cùng
với đeo găng tay nilông trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm với khẩu hiệu: “Làm đâu gọn đấy; Đứng dậy sạch
ngay; Môi trường sạch, Thực phẩm sạch, đồ dùng sạch.
Hình ảnh 8:

Đến giờ tổ chức cho trẻ ăn, tôi cùng các đồng nghiệp thực hiện tốt các quy
chế hoạt động của nhà trường, tổ nuôi kết hợp với giáo viên các nhóm, lớp tổ chức
cho trẻ ăn, cùng giáo viên cho trẻ ăn để tìm hiểu xem trẻ có ăn hết khẩu phần
7 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
khơng? và có ngon miệng hay khơng nhu cầu sở thích của trẻ thế nào. Để có giải
pháp, điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho trẻ.
Mặt khác được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường hàng năm vào
đầu năm học mới đã tổ chức cho toàn bộ nhân viên nuôi dưỡng đi khám sức khoẻ
định kỳ, để kiểm tra sức khoẻ cho chúng tơi, phịng chống các loại bệnh tật có thể
lây trong khi chế biến.
Đặc biệt khâu vệ sinh môi trường tốt là yếu tố rất quan trọng đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong khi chế biến thức ăn cho trẻ.
VD: Nước là một loại nguyên liệu khơng thể thiếu được và nó được sử dụng
nhiều công đoạn để chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối
với trẻ. Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng
nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, được
lọc qua hệ thống sử lý tiên tiến “KAOFI” và được kiểm định về vệ sinh thường
xuyên. Để đảm bảo cho công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ tốt.
Hình ảnh 9:
Vì vậy trong khi sử dụng nguồn nước tơi có ý thức giữ gìn vệ sinh và sử
dụng tiết kiệm, tuyệt đối chống lãng phí và làm ơ nhiễm nguồn nước. Nước uống
cho trẻ là nước uống đóng bình của cơng ty Tuấn Cường, đã được bộ y tế cấp giấy
chứng nhận đảm bảo an toàn .
Với các loại rác thải, chất thải khác nhau như: Nước thải, khí thải, rác

thải… Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên
nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu khơng
có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ơ nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung
và phát
triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các
mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Tôi xử lý cho các rác thải vào thùng có nắp
đậy, được thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khn viên bếp rất sạch sẽ, khơng có
rác thải tồn đọng và mùi hơi thối.
Nhà trường có cống thốt nước ngầm để khơng có mùi hơi. Khu vệ sinh đại
tiểu tiện ln được nhân viên vệ sinh  thường xuyên cọ rửa sạch sẽ.
Xây dựng môi trường sạch đẹp là một trong những tiêu chí hưởng ứng
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” đây là phong trào
đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể phụ huynh và các cháu đồng tình
hưởng ứng nên cảnh quan mơi trường của trường tơi ln sạch sẽ, thống mát.
8 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
5. Biện pháp 5: Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng và cách chế biến
một số món ăn ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với trẻ mầm
non.
Qua q trình học tập và cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đã giúp tôi hiểu
hơn về tâm lý, sinh lý của các bé, tôi nhận thức sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng ở
trẻ giữ vai trị vơ cùng quan trọng. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển lớn lên khỏe
mạnh. Vì vậy tơi khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là nâng cao kiến
thức chăm sóc ni dưỡng qua học hỏi trên các phương tiện thông tin như: Báo,
đài, ti vi, mạng Internet…

Để hiểu rõ tâm lý, sở thích của trẻ tơi sáng tạo kết hợp nhiều loại thực phẩm
để chế biến món ăn cho phù hợp, đồng thời cho trẻ làm quen với các loại thực
phẩm, các món ăn được xây dựng theo thực đơn hàng ngày, hàng tuần và được áp
dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình chế biến giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất.
VD. Tâm lý trẻ thích đẹp tôi đã tham gia với đồng nghiệp cải tiến cách chế
biến như cắt tỉa các hình khối từ củ cà rốt, khoai tây, bí đỏ, củ cải, su hào..... Để
nấu canh xương, thịt nhừ, nhưng không nát. Yêu cầu của món canh này là nước
ngọt và trong. Khi trẻ ăn thấy những hình khối với nhiều hình thù vng trịn tam
giác với nhiều màu sắc trong bát canh, làm cho bát canh thêm sinh động, làm cho
trẻ hào hứng hơn khi ăn món canh đó.
Hay khi chế biến món “Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả” với trẻ mầm non chúng
tơi thường thái củ quả thành các hình khối hạt lựu nhỏ, món ăn nhiều màu sắc, trẻ
ăn rất thích.
Hoặc món “Thịt, cá xốt cà chua” với những màu sắc hấp dẫn, bắt mắt trẻ, trẻ
hứng thú với món ăn, tạo nên cảm giác ngon miệng…
Bằng hiểu biết của mình và tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc,
trong những năm học trước tôi đã tham dự hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp
trường và được Ban giám hiệu nhà trường chọn cử tham dự hội thi Nhân viên nuôi
dưỡng giỏi cấp huyện. Qua hội thi tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, biết
thêm nhiều món ăn mới, bản thân đã đúc rút được nhiều kiến thức và kỹ năng chế
biến các món ăn cho trẻ.
VD. Món “Gà mẫu tử đồn viên”: Đây là món ăn tự chọn mà tôi đã chế biến
tham dự trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Huyện. Được Ban giám khảo
đánh giá món ăn đảm bảo chất lượng tốt, màu sắc đẹp, hấp dẫn và Đạt giải nhì
trong Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện năm học 2018 – 2019
Hình ảnh 10:
9 | 13

skkn



Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
Ngoài những món ăn trong thực đơn của trẻ được chế biến, nấu ăn cho trẻ
hàng ngày trên bếp ăn của trường. Tơi rất ham học hỏi, chế biến sáng tạo nhiều
món ăn ngon, hấp dẫn, đẹp mắt và tơi cịn hưởng ứng nhiệt tình trong các phong
trào thi đua của trường như: “Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường”; “Hội
thi nữ công gia chánh chào mừng ngày 8/3”..để rèn luyện và trau dồi các kiến thức,
kỹ năng chế biến các món ăn ngon và được cán bộ, giáo viên, đồng nghiệp đánh
giá cao, tồn diện.
VD. Món “Gà bó xơi”: Đây là món ăn tự chọn mà tơi đã chế biến tham dự
trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường năm học 2019-2020. Được Ban
giám khảo đánh giá cao về món ăn đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Hình ảnh 11:
Với sự hiểu biết, học hỏi của bản thân tơi, tơi tham mưu cùng với đồng chí
Hiệu phó phụ trách ni dưỡng, đồng chí kế tốn, đồng chí tổ trưởng để xây dựng
thực đơn phong phú, phù hợp với mùa giúp cho mỗi bữa ăn đầy màu sắc hấp dẫn,
đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng, ăn hết khẩu phần. Vì
vậy tơi rất vui và phấn khởi vì mình đã góp phần cùng nhà trường năng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.
6. Biện pháp 6: Xây dựng các bảng biểu, nội dung góc tuyên truyền phong
phú để giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Với sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường. Tôi
đã tham mưu và đề nghị với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm một số bảng
biểu tuyên truyền ở trong bếp như: “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an
toàn; Bảng quy đổi, định lượng thực phẩm; Bảng chia thực phẩm; 10 lời khuyên
dinh dưỡng hợp lý ....”. Ngồi ra xây dựng nội dung về phịng chống các dịch bệnh
trong góc tun truyền ở ngồi sân, ở những nơi mà phụ huynh dễ xem, dễ đọc, dễ
phát hiện. Đồng thời kết hợp với giáo viên các nhóm lớp, y tế xây dựng mơi

trường, nội dung tun truyền như: Sưu tầm một số tranh ảnh tài liệu về phịng
chống dịch bệnh, nhất là cơng tác giữ vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực
phẩm, phịng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra, để vận động phụ huynh cùng tham
gia vệ sinh an toàn thực phẩm được tốt, được triệt để.
Hình ảnh 12:
Qua một năm thực hiện và áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trong bếp ăn trường Mầm non đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
IV. KẾT QUẢ SO SÁNH CÓ ĐỐI CHỨNG
10 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
*Về nhà trường:
Số lượng
đầu năm

Nội dung đánh giá
Bảng biểu tuyên truyền

9

Ý thức giữ gìn mơi trường,
VSATTP

10

Tỷ lệ %


Số lượng
cuối năm

Tỷ lệ %

16

100%

16

100%

56,2%
62,5%

*Về trẻ:
Nội dung đánh giá

Số lượng
đầu năm

Tỷ lệ %

Số lượng
cuối năm

Số trẻ ăn bán trú


475/475

100%

490/490

100%

10/490

2,1%

17/475

3,57%

Số trẻ suy dinh
23/475
4,8%
dưỡng cân nặng
Số trẻ suy dinh
35/475
7,4%
dưỡng thấp cịi
Trẻ có nề nếp thói
quen trong hoạt
289/475
60,8%
động vệ sinh, ăn
ngủ

*Về phụ huynh:
Đầu năm
Nội dung đánh giá

Vệ sinh an tồn thực
phẩm
Kiến thức về chăm
sóc ni dưỡng cho

470/475

Tỷ lệ % Tăng Giảm

99%

14
cháu
13
cháu
18
cháu

%

Cuối năm

Hiểu
biết sâu

Hiểu

biết sâu

Hiểu
biết
chưa
sâu

47%

53%

100%

0%

53%

45%

55%

98%

2%

53%

skkn

3,8%


38,2

Hiểu
biết
chưa
sâu

11 | 13

2,7%

Tăng

Giảm


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
trẻ.
Từ những kết quả trên bản thân đã nhận rõ đây là thành quả lao động của
mình và có thêm kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ ở trường
Mầm non.
V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bếp ăn của nhà trường đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và cấp giấy
chứng nhận bếp đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để đạt được kết quả cao trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Bản thân
tôi rút ra được bài học kinh nghiệm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn trường mầm non như sau:
+ Chấp hành tốt mọi quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đi đầu trong

mọi phong trào, tuyên truyền tốt để mọi người cùng thực hiện tốt, khơng để xảy ra
tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường.
+ Ln ln gương mẫu giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, chấp
hành và thực hiện tốt nhiệm vụ của nhân viên, chấp hành tốt quy trình chế biến
thức ăn theo bếp một chiều, chấp hành và thực hiện tốt các nguyên tắc trong nuôi
dưỡng.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, cá nhân
trong nhà trường đảm bảo an tồn tuyệt đối trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng
trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
*Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo liên hệ với Trung tâm y tế huyện tổ
chức cho nhân viên chúng tơi tập huấn về dinh dưỡng và an tồn thực phẩm.
-Khi có dịch bệnh phải cho nhân viên ni dưỡng tập huấn ngay để chúng
tơi cịn nhận biết nhanh được dấu hiệu các loại bệnh
- Tổ chức cho các trường chúng tôi được đi thăm quan học hỏi các trường
bạn ở Thành phố.
- Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với các cấp lãnh đạo cấp trên
để chúng tôi sớm được hưởng chế độ độc hại , đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng
ngày của nhân viên để nhân viên n tâm cơng tác và hồn thành tốt hơn nữa cơng
tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trong Trường Mầm non.
*Đối với nhà trường:
12 | 13

skkn


Đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
bếp ăn Trường Mầm non”
- Đầu tư mua sắm thêm cho nhà bếp các trang thiết bị hiện đại như thêm tủ

sấy bát, thay thế một số đồ dùng dụng cụ bằng Inox để đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ.
- Thường xuyên phun thuốc diệt cơn trùng, phịng chống tốt các loại dịch
bệnh.
VII. KẾT LUẬN
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của tồn xã
hội. Mục đích của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường mầm non
là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển cơ thể cân đối hài hịa. Chính vì vậy
mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong cơng tác chăm
sóc ni dạy trẻ
Qua nhiều năm chăm sóc ni dưỡng trẻ bản thân tôi nhận thấy đây là một
bài học giúp cho tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có một kiến thức cơ bản
trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ ở trường mầm non đặc biệt là cách giữ vệ
sinh an tồn thực phẩm trong trường, nhóm lớp, bếp ăn. Vì vậy bản thân tơi đã
khơng ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng
cao vai trò ý thức trách nhiệm của mình để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
của nhà trường đạt kết quả tốt.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi, bên cạnh những kết quả đạt
được vẫn cịn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học, các
bạn đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm quý báu giúp cho việc nâng cao
chất lượng ni dưỡng đảm bảo an tồn thực phẩm trong trường Mầm non ngày
một phát triển hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Phúc Thọ, ngày 25 tháng 2 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết không sao chép nội
dung của người khác

13 | 13


skkn



×