Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng cntt vào công tác dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.13 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀO CÔNG TÁC DẠY HỌC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trong thời đại bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, với những tính
năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học là một phần không thể
thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Việc
vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống là rất cần thiết, ngành giáo
dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận
với công nghệ hiện đại. Trong những năm qua ngành giáo dục mầm non đã triển
khai việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục và các hoạt
động khác một cách tích cực và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ.
Cơng nghệ thơng tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành
giáo dục mầm non trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Cơng
nghệ thơng tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần
mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên
mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/Violet, Photoshop, Converter, Kidsmart,
happykisd... Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ
trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng
tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video... vừa tiết
kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí
cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy. Nếu
trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh,
biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo
viên có thể sử dụng Internet để khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, hoặc
với điện thoại thơng minh của mình giáo viên có thể chủ động quay phim, chụp


skkn

1


ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên máy
tính thơng qua kết nối mạng internet là đã có cả một kho tư liệu cho chúng ta lựa
chọn với những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc, những bản nhạc
hay dành cho trẻ hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động trong
cuộc sống ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Kỹ
thuật đồ họa cao có thể mơ phỏng nhiều q trình, hiện tượng thiên nhiên, các
hình ảnh sống động mà theo phương pháp truyền thống thì khó mà thực hiện
được như: Q trình phát triển của cây, quá trình hình thành mưa, hay vòng đời
của bướm... sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tị mị, trí tưởng tượng của
trẻ, giúp trẻ sẽ dễ dàng học được các khái niệm và tăng cường sự phối hợp các
giác quan. Các trò chơi Kidsmart của IBM có tính giáo dục cao, hấp dẫn, kích
thích nhận thức của trẻ, tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nhóm: giao tiếp,
chia sẻ, tự giải quyết vấn đề. Và các phần mềm khác như kidspix, happykids...
góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển của trẻ. Như vậy, ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác dạy học ở trường mầm non có thể coi là một phương
pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa đảm bảo được
nguyên tắc “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng đã tạo ra một biến
đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một
mơi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy được việc
giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục
một cách linh hoạt sẽ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp
với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng trên thực tế việc ứng dụng
CNTT của giáo viên ở trường mầm non Vĩnh Thạch nói riêng cịn nhiều hạn

chế, Việc sử dụng CNTT hỗ trợ cơng tác giảng dạy cịn nhiều vấn đề bất cập:
Một số giáo viên còn lạm dụng cơng nghệ, sử dụng cơng nghệ chưa thích hợp,
khơng gắn với đặc thù của trẻ mầm non, dẫn đến phá vỡ các nguyên tắc dạy học
tích cực, giáo viên cịn thụ động trong cơng tác tự bồi dưỡng, các bài giảng sử
dụng hàng ngày chủ yếu cịn mang tính hình thức rập khn chưa có tính sáng

skkn

2


tạo, phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động còn cứng nhắc chưa linh hoạt. Giáo
viên còn ngần ngại tiếp nhận và sử dụng thiết bị hiện đại, thiếu tích cực trong
tìm hiểu, khám phá... cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non
hiệu quả chưa cao.
Từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp bồi
dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào công tác
dạy học”. Tôi hy vọng rằng với tâm huyết của mình sẽ góp phần nhỏ bé nâng
cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường mầm
non Vĩnh Thạch nói riêng và giáo viên mầm non nói chung.
Hiện nay việc áp dụng công tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các
“giáo án điện tử” và các phần mềm cho trẻ vui học như kidsmart, happikid,....
Tuy nhiên đây là việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức vì
thế mà giáo viên thực hành việc ứng dụng công nghệ thông tin gặp không ít khó
khăn. Là người làm cơng tác phụ trách chun môn của nhà trường. Bản thân tôi
luôn trăn trở làm thế nào để tạo ra sự biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy
mang tính tương tác giữa giáo viên và học sinh và tôi nhận thức được rằng ứng
dụng công nghệ thông tin là phương tiện hiệu quả nhất để tạo ra sự tương tác đó.
Đó là lý do thúc đẫy tôi chọn đề tài này, với ước mong chất lượng chăm sóc giáo
dục của trường được nâng cao, qua đó nhằm thu hút, kích thích trẻ tích cực hoạt

động, ham học hỏi, tìm tịi khám phá để trẻ phát triển toàn diện, làm tiền đề cho
sự phát triển ở cấp học phổ thơng sau này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
về khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói chung và kỹ năng soạn giáo án
điện tử nói riêng cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho trẻ mầm non
3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm:
Đối tượng nghiên cứu là các phần mềm ứng dụng công nghệ thơng tin vào
chương trình giáo dục mầm non

skkn

3


Đối tượng khảo sát thực nghiệm là giáo viên, học sinh trường MN Vĩnh
Thạch
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương
pháp như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo,
tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường
để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và nhu
cầu hứng thú của trẻ.
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về
cơng nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ ở những giờ

có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương
pháp soạn giảng không ứng dụng công nghệ thông tin.
Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
thân và đồng nghiệp.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Do tích chất và điều kiện thực hiện của đề tài, tôi chỉ nghiên về một số
biện pháp giúp giáo viên mầm non ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng
dạy tại trường MN Vĩnh Thạch. Thời gian nghiên cứu từ đầu tháng 9/2017 đến
giữa tháng 4 năm 2018
B/ NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
Trong quyết định số số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm
2025. Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT ngày 8/9/2017 của Bộ GD&ĐT về việc

skkn

4


hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018. Thực hiện tinh thần
chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Trị đã
chỉ đạo việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới cơng tác quản lí và
phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất
trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đã lựa chọn điểm nhấn của năm học
2017 – 2018 là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và
quản lý giáo dục” nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn.

Trong đó có nội dung:
Phổ biến, hướng dẫn giáo viên khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ
GDĐT tại địa chỉ nhằm đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học. Kho bài giảng e-Learning tập hợp các bài giảng có tính tương
tác cao, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; tiếp
tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning để đóng góp
vào các kho bài giảng của trường, phịng, sở và Bộ GDĐT.
Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên
chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử
dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và
phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một
cách miễn cưỡng.
Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ
trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Nội dung bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT phải bám sát với nhu cầu
thực tiễn về ứng dụng CNTT của giáo viên như: Kỹ năng xây dựng bài giảng eLearning, kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên Internet, cài đặt các phần mềm ứng
dụng cơ bản,....
Tiếp tục phát huy khả năng khai thác các phần mềm kidsmart cho trẻ
thông qua các ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy, ngôi nhà khoa học
của Sammy, ngơi nhà tốn học của Mili, ngôi nhà sách Happykid, ngôi nhà

skkn

5


những đồ vật biết nghĩ Thinking1; phần mềm kidspix, bút chì thơng minh, bảng
tương tác... Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học.
II. Thực trạng nghiên cứu:
1) Đặc điểm tình hình:

Trường có 2 điểm trường. Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 10
nhóm/lớp với tổng số 267 học sinh. Tồn trường có 30 cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Trong đó có 3 CBQL, 20 giáo viên (100% GV có thâm niên nghề trên 5
năm, có trình độ chun môn ĐH và CĐ), 7 nhân viên
2) Thực trạng:
2.1. Thuận Lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và đầu tư trang
thiết bị hiện đại của Sở GD&ĐT Quảng Trị, phịng GD&ĐT Vĩnh Linh, chính
quyền địa phương, các tổ chức, đồn thể đóng trên địa bàn cùng với sự cố gắng
nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường.
Nhà trường được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như: 8/10 nhóm
lớp có tivi 43 in, 2 lớp 5 tuổi có 4 máy tính, máy in phục vụ học kidsmart, một
máy chiếu, mỗi điểm trường đều có kết nối mạng wifi đảm bảo kết nối đến tất cả
các phòng học, mua các phần mềm như Kidsmart, Kidpix, Vui học chữ cái….
100% giáo viên có chứng chỉ tin học, máy tính xách tay, điện thoại thông
minh phục vụ đắc lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đa số giáo viên đều có có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và
khai thác thơng tin trên mạng Internet.
Đa số giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, nhiệt tình trong cơng
tác, u nghề mến trẻ, tích cực học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ, có ý chí phấn đấu để vươn lên tự khẳng định mình.
Bản thân rất đam mê khai thác và khám phá CNTT, có năng khiếu và
thường xuyên được lựa chọn tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT do
phòng, sở tổ chức.
2.2. Khó Khăn:

skkn

6



Trang thiết bị dạy học của trường còn thiếu so với qui định số:
02/2010/TT- BGD&ĐT.
Một số lớp chưa có ti vi, chưa có phịng máy riêng cho trẻ 5 học kidsmart
(học ghép trong lớp), số lượng máy tính cho trẻ hoạt động cịn q ít.
Đa số giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều với việc lập giáo án điện tử và
sử dụng các phần mềm ứng dụng cho trẻ mầm non
Giáo viên khơng có nhiều thời gian để lên mạng tìm hiểu các phần mềm
để ứng dụng thiết lập giáo án điện tử.
Nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở
phụ huynh chưa cao, cơng tác xã hội hóa giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn
2.3. Một số khảo sát ban đầu thực tế của giáo viên:
TT

Tiêu chí khảo sát

Số lượng

Tỉ lệ

đạt
Giáo viên có kỹ năng tìm kiếm, download bài giảng,
1

hình ảnh, video,… từ google về các file ở máy tính

16/20

80%


8/20

40%

5/20

25%

3/20

15%

2/4

50%

cá nhân
Giáo viên có khả năng lựa chọn hình ảnh phù hợp với
2

nội dung bài giảng, tạo hiệu ứng, chèn text, tạo liên
kết,… trong các slide

3
4

Giáo viên có kỹ năng thiết kế một số trị chơi học tập
Giáo viên có khả năng cắt nhạc, video, liên kết phân
cảnh, lồng âm thanh vào video,…
Giáo viên 5 tuổi có khả năng lập kế hoạch tố chức

cho trẻ phám phá phần mềm kidsmart phù hợp với

5

chủ đề, lồng ghép linh hoạt với những nội dung trong
chương trình khung, chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ
được thực hành trải nghiệm (chơi trên máy tính và
chơi trên các nguyên vật liệu giữa các nhóm chơi)
II. Các biện pháp thực hiện:

skkn

7


Qua kết quả khảo sát thực trạng tình hình ứng dụng CNTT của giáo viên
vào công tác dạy học tôi đã áp dụng một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào công tác dạy học như sau:
1) Bồi dưỡng thông qua các buổi tập huấn:
Qua thực tế việc sử dụng các giáo án điện tử của giáo viên tại tường chủ
yếu là sử dụng những giáo án sẵn có ở trên mạng internet nên một số bài giảng
không phù hợp với nội dung cần truyền đạt, thiếu chủ động trong thao tác trên
máy tính với giáo án mình đã lên hoặc có nhiều tước phim giáo viên lồng nghép
vào để cho trẻ được quan sát những hình ảnh chân thực nhất nhưng trong phim
lại có nhiều phân đoạn khơng cần thiết, chọn hình ảnh nhưng tiếng động đi kèm
khơng phù hợp, thích tiếng động nhưng lại gắn với hình ảnh khơng phù hợp,…
Để giúp giáo viên giải quyết những khó khăn nhằm xây dựng những hoạt động
mang lại hiệu qả cao nhất. Nhận thấy bản thân có một chút hiểu biết về kỹ năng
trong ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã lên kế hoạch và mạnh dạn đề xuất
với nhà trường mở 2 buổi tập huấn cho giáo viên một số kỹ năng để giáo viên

ứng dụng vào việc soạn giáo án của mình.

(Buổi tập huấn về cơng tác UDCNTT cho giáo viên tại trường)
Buồi 1: Bồi dưỡng về cách chỉnh sửa những giáo án có sẵn hoặc tạo mới
theo ý tưởng của mình
Qua khảo sát đa số giáo viên đã biết download dữ liệu về máy tính, biết
chọn hình ảnh phù hợp tuy nhiên làm thế nào để một đối tượng nhưng có nhiều
hiệu ứng (xuất hiện, nhấn mạnh, mất đi,…), cách thiết kế trò chơi học tập nhằm

skkn

8


tạo hứng thú, trẻ được nhực hành trải nghiện nhằm phát huy tính sáng như trị
chơi phân loại, trị chơi ơ chữa bí mật,… thì nhiều giáo viên cịn lung túng
* Tạo hiệu ứng cho đối tượng: Tùy vào đối tường để mình lựa chọn hiệu
ứng xuất hiện khác nhau
Ví dụ: Xuất hiện hình ảnh đơn giản chỉ cần click chọn đối tượng chuyển
động rồi vào tab ANIMATION > Add Animations và lựa chọn hiệu ứng mình
thấy phù hợp (hiệu ứng xuất hiện chọn biểu trượng ngôi sao màu xanh, nhấn
mạnh chọn biểu tượng có ngơi sao màu vàng cịn biến mất là biểu tượng có ngơi
sao màu đỏ). Cịn nếu đối tượng là động vật, muốn chọn hiệu ứng bay lượn click
tiếp vào More Motion Paths.. và lựa chọn các hình thức xuất hiện

* Cách thiết kế trị chơi nhận biết, phân loại, ơ chử: Đây là những loại trị
chơi phát triển tư duy cao mà trẻ rất hứng thú bởi những âm thanh sơi động, lời
nói gần gũi với trẻ
Ví dụ 1: Soạn trị chơi ơ chử bí mật, mở ơ để đốn đối tượng bí ẩn sau ơ
cửa?

Vào phần mềm mầm non => tạo bài giảng chọn đối tượng cần cho trẻ
khám phá => lưu giáo án => chọn câu hỏi => tích dạng câu hỏi ơ chữ => chọn
số lượng chia ô (chi 4, chia 9,…) => chọn biểu thị mỗi ô là chử cái hoặc con số
=> mở ơ và đốn tên đối tượng

skkn

9


Ví dụ 2: Trị chơi phân loại theo một số dấu hiệu đặc trưng: Tải những đối tượn
về máy => vào phần mềm và lựa chọn dạng câu hỏi phân loại => sắp xếp các
phương án trả lời vào đúng vị trí => đặt tân câu hỏi và lưu lại.

Hặc với dạng câu hỏi nhận biết đây là cái gì?... cũng làm tương tự. Với
phần mềm này rất dễ sữ dụng lại có sự tương tác lớn cả về hình ảnh, âm thanh
và lời nói rất gần gũi với trẻ như: khi trả lời đúng “Đúng rồi! bé giỏi quá” hoặc

skkn

10


trả lời sai “bé thử tìm lại nào”… làm cho trẻ rất thích thú, say mê khám phá và
rốt hiệu quả để phát triển các thao tác tư duy cho trẻ

Buổi 2: Bồi dưỡng về cách cắt, ghép nhạc, video nhờ phần mềm camtasia
8.0 đây là phần mềm rất tiện ích cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng thơ,
truyện, thứ tự các mùa, ngày và đêm, quá trình sinh trưởng và phát triển,...
** Chuyển các tập tin, âm thanh, hình ảnh vào phần mềm

Chọn tập tin từ kho tài liệu “google” => vào phần mềm nhấn chuột vào import
media => chọn tập tin (âm thanh, hình ảnh, vi deo) cần sử dụng => nhấn chuột
vào open hoàn tất quá trình chuyển file => tập tin được chuyển vào khu vực
clipbin mọi thao tác rất đơn giản chỉ cần rê chuột thanh công cụ đến đoạn muốn
chèn hoặc cắt là có thể thực hiện được.
** Cắt, ghép và sắp xếp lại nhạc, video:
Lựa chọn điểm áp dụng (rê phần màu đỏ của công cụ ở thanh timeline) nhấn
chuột => Nhấn chuột phải để lựa chọn các tiện ích cần thiết (cắt bỏ, sao chép,
chia đoạn,..) => Xác nhận (nhấn chuột vào bảng thông báo) => nhấn chuột và rê
đoạn video đã được chia tách đến vị trí phù hợp
Hồn tất việc cắt ghép. Chúng ta có thể làm thêm một số tính năng khác như:
- Chèn text vào video:
Mở video cần chèn text => vào mục More chọn captions thêm phụ đề => gõ
chữ, có thể thay đổi font, nền và màu chữ cũng như thay đổi thời gian hiện thị,
vị trí hiển thị ở thanh track
- Điều chỉnh tốc độ của video:
Nhấp chuột vào thanh timeline => chọn clip speed => nhập thông tin vào bảng
clip speed để chọn điều chỉnh tốc độ phù hợp

skkn

11


- Âm thanh nền cho video:
Nhấp và rê chuột vào phần audio ở thanh timeline để điều chỉnh thời điểm bắt
đầu hay độ dài của phần âm thanh => để điều chỉnh âm lượng chọn mục audio
sau đó kéo thanh ngang ở phần audio 1,2
- Chuyển cảnh:
Nhấp chuột chọn công cụ transtions => cọn các dạng chuyển cảnh phù hợp =>

thanh timeline sẽ chuyển sang dạng storyboard (phân cảnh) => nhấp đôi chuột
vào hiệu ứng để xem trước => nhấp chuột vào hiệu ứng phù hợp và rê đến phần
giữa các phân cảnh (xóa hiệu ứng phân cảnh bằng cách nhấp chuột phải vào đầu
mũi tên giữa các phân cảnh và chọn remove from storyboard.
- Xuất video:
Click vào Produce and share sau đó để tiến hành xuất vi deo => chọn độ phân
giải tùy ý bạn và click vào next => tiếp theo là đặt tên file cho video kèm nơi
xuất video bạn muốn
2) Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chun mơn của trường.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT
vào giảng dạy cho trẻ ngoài việc mở một số buổi tập huấn tơi nhận thấy rằng
việc bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài là bồi dưỡng thông qua cá buổi
sinh hoạt chun mơn. Là người chủ trì các cuộc họp giữa tháng tôi đã tận dụng
hết quỷ thời gian trong buổi, chủ động đưa ra những nội dung bồi dưỡng mà
giáo viên thường hạn chế trong các tiết dạy để giáo viên cùng thảo luận đưa ra
các ý kiến góp ý bổ sung cho chủ đề định bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất
Ví dụ 1: Cách xử lý khi chúng ta chèn nhạc vào bài giảng nhưng khi di
chuyển đi máy tính khác lại bị mất: Cách xử lý là đổi đuôi từ mp3 sang Wav
chọn phần mềm Total Video Converter để đổi đuôi nhạc mp3 sang đuôi Wav...
Hoặc khi chèn chúng ta phải liên kết đến địa chỉ trang web mà ta tải bài hát thì
sẽ khơng bị mất. Tool => options => general => linksouds withfilesize.
Ví dụ 2: Chủ đề là Cắt chỉnh ảnh trên photoshop để đưa vào phần mềm
pmic: Các máy tính chưa cài phần mềm photoshop hướng đãn giáo viên lên
mạng tải về và cài đặt cùng nhau thực hành để rút ra kinh nghiệm: File => open

skkn

12



=> chọn ảnh => muốn to chọn ctrl + (bé chọn ctrl -) => ctrl+enter => ctrl+alt+D
=> ctrl+shift+S,….
Ví dụ 3: Cách làm đồng hồ điếm ngược trong các trò chơi:
Làm biểu tượng bơng hoa, coppy ra 5 cái nhớ trình tự từ 1 đến 5 và gõ chữ số
tương ứng (bơng hoa ngồi cùng đánh chữ “bắt đầu”, bơng tiếp theo đánh số 3 2 - 1 bông cuối cùng đánh chữ “hết giờ”. Tùy vào trò chơi, cách thiết kế để chọn
thời gian đếm ngược nhanh hay chậm, dài hay ngắn,…) => chọn hiệu ứng xuất
hiện cùng một lúc => chọn hiệu ứng biến mất từ ngoài vào trong => chồng tất cả
các bông hoa theo thứ tự từ ngồi vào trong cho chính các =>chọn thời gian biến
mất timing => speed chọn thời gian => tự động nhảy thời gian chọn start =>after
previous (tự động nhảy thời gian)
Và nhiều nội dung tôi đã đưa ra và thảo luận khác như cách làm đồng hồ
cát, hình trịn chuyển động, cấu tạo nét của chữ cái, thêm bớt, tạo nhóm và gắn
số tương ứng, tạo lên kết với những file khác để thuận tiện khi điều kiển, đóng
gói sản phẩm để tránh mất khi coppy từ máy này sang máy khác, cách xử lý một
số văn bản trong word, excel,…...
3. Bồi dưỡng kỹ năng về khai thác và ứng dụng phần mềm kidsmart:
Phần mềm kidsmart đã mang lại cho trẻ nhỏ một thế giới để học hỏi và
vui đùa. Bằng các nhân vật mang đậm màu sắc, các hình ảnh sống động, giọng
nói dễ gần và âm nhạc hấp dẫn, kích thích sự ham hiểu biết và khuyến khích trẻ
nhỏ khám phá thế giới khoa học xung quanh chúng. Tuy nhiên khai thác thể nào
cho hiệu quả khi sự phát triển của các chức năng trên cơ trể trẻ chưa hồn thiện,
trẻ khơng thể tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài, điều kiện cơ sở vật chất
không đủ để tất cả trẻ đều được tiếp xúc với máy tính cùng một lúc và điều quan
trọng là giáo viên phải biết lồng nghép linh hoạt khi tổ chức các hoạt động để
thông qua phần mềm kidsmart trẻ được củng cố lại những kiến thức đã học hoặc
thông qua chơi với phần mềm kidsmart trẻ có kỹ năng để trẻ thực hành những gì
trẻ đã tìm hiểu khám phá được.... là những vấn đề mà giáo viên rất lúng túng khi
áp dụng vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đa số giáo viên chỉ hướng dẫn
nội dung chơi và cho trẻ chơi tự do chứ chưa có định hướng cụ thể. Thông qua


skkn

13


các kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm, dự giờ tổ chức hoạt động cho trẻ 5 tuổi
học kidsmart tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên 5 tuổi kỹ năng lập kế hoạch ngày,
tháng, tuần, phân rõ nội dung chơi, cách chơi ở từng phịng, từng ngơi nhà.
Ví dụ 1: Sau bài học toán về số lượng. Ở giờ học kidsmart cơ cho trẻ
khám phá phịng làm bánh của chú bị ở ngơi nhà tốn học của millie với kế
hoạch cụ thể như:
+ Mục tiêu: Biết cách xếp số lượng chữ số tương ứng với chữ số.
+ Chuẩn bị: Giấy màu, giấy A4, bút màu, hồ dán.
+ Tiến hành:
HĐ 1: Giới thiệu nội dung chơi và hướng dẫn cách chơi (nếu đầu năm)
HĐ 2: Làm nhân bánh cho chú bò millie
Chia lớp thành 2 nhóm
N1 Chơi với máy tính: Đếm và làm nhân bánh giúp chú bị (10’).
N2 Thực hành với nguyên vật liệu cô chuẩn bị: Vẽ hoặc xé dán chấm tròn
làm nhân bánh cho chú bò (10’).
Sau 10 phút 2 nhóm đổi vị trí cho nhau
HĐ 3: Xé dán số nhân bánh theo u cầu của cơ (10’).
Ví dụ 2: Sau giờ học mơi trường về tìm hiểu một số con vật ni trong
gia đình. Ở giờ học kidsmart cơ cho trẻ vào phịng phân loại của ngơi nhà
sammy với kế hoạch cụ thể như:
+ Mục tiêu: Củng cố vốn kiến thức về tên gọi, đặc điểm nổi bật của một
số con vật ni trong gia đình. Trẻ biết cách phân loại, phân nhóm theo một số
đặc điểm nổi bật (gia súc – gia cầm, có cánh - khơng có cánh, đẻ trứng – đẻ
con,...)
+ Chuẩn bị: Một số họa báo cũ có các con vật ni trong gia đình,...

+ Tiến hành:
HĐ 1: Giới thiệu nội dung chơi
HĐ 2: Cùng Sammy phân loại
Chia lớp thành 2 nhóm
N1 Chơi với máy tính: Phân loại theo những dấu hiệu đặc trung (10’).

skkn

14


N2 Thực hành với nguyên vật liệu cô chuẩn bị: Cắt hình ảnh những con
vật ni trong gia đình từ họa báo (10’).
Sau 10 phút 2 nhóm đổi vị trí cho nhau
- HĐ 3: Làm allbum phân loại về các con vật ni trong gia đình (10’).
Ví dụ 3: Sau giờ học mơi trường về tìm hiểu các mùa trong năm. Ở giờ
học kidsmart cô cho trẻ vào chơi ở phịng ao thiên nhiên 4 mùa ở ngơi nhà
khơng gian và thời gian của Trudy với kế hoạch cụ thể:
+ Mục tiêu: Củng cố và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về sự thay đổi cảnh
vật các mùa (Xuân, hạ, thu, đông)
+ Chuẩn bị: Tranh rỗng đặc trưng 4 mùa, Giấy A4, giấy báo, lịch cũ, hồ
dán, màu nước,....
+ Tiến hành:
HĐ 1: Giới thiệu nội dung chơi
HĐ 2: Ao thiên nhiên 4 mùa của bé:
Chia lớp thành 2 nhóm
N1 Chơi với máy tính: Cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm và sự thay đổi cảnh
vật của các mùa (15’).
N2 Tơ màu tranh 4 mùa (15’)
Sau 15 phút 2 nhóm đổi vị trí cho nhau

HĐ3: Thực hành với nguyên vật liệu cơ chuẩn bị: Cắt, vẽ trang trí trang
phục các mùa (15’).
….
III. Kết quả đạt được:
Với tất cả các biện pháp trên tôi vận dụng vào trong thực tế và đạt được
kết quả sau:
Giáo viên có khả năng giải quyết được một số vấn đề vướn mắc trong
việc lựa chọn đề tài, khai thác thông tin, download tài liệu, chỉnh sữa cũng như
soạn mới giáo án theo ý tưởng của mình, mỗi tuần một giáo viên có ít nhất 2
hoạt động có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trong năm tổ chức được 2 đợt thao
giảng theo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học” từ

skkn

15


đó trình độ chun mơn nghiệp vụ được nâng lên, có khả năng lập kế hoạch và
tổ chức các hoạt động linh hoạt, kích thích trẻ hoạt động, tìm tịi, khám phá và
trải nghiệm.
Giáo viên tự tin hơn khi lên lớp và ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Nội dung lựa chọn và lồng nghép phù hợp với
quan điểm, mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo
hướng đổi mới, 100% các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin đều đạt loại
khá trở lên..
Giáo viên 5 tuổi khi tổ chức các buổi hoạt động cũng như lồng ghép linh
hoạt phần mềm kidsmart vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi (đã biết lựa chọn
nội dung chơi phù hợp với những hoạt động hàng ngày, biết cách lập kế hoạch,
xác định mục tiêu, chuẩn bị và bố trí nhóm chơi, thời gian chơi trên máy và ứng
dụng thực hành phù hợp và mang lại hiệu quả cao), trẻ rất mong chờ những buổi

được tham gia học kidsmart và thao tác trên máy thành thạo hơn
* Kết quả khảo sát sau thực nghiệm:
TT

Tiêu chí đánh giá

Số lượng

Tỉ lệ

đạt
Giáo viên có kỹ năng tìm kiếm, download bài giảng,
1

hình ảnh, video,… từ google về các file ở máy tính

20/20

100%

18/20

90%

16/20

80%

12/20


60%

4/4

100%

cá nhân
Giáo viên có khả năng lựa chọn hình ảnh phù hợp với
2

nội dung bài giảng, tạo hiệu ứng, chèn text, tạo liên
kết,… trong các slide

3
4
5

Giáo viên có kỹ năng thiết kế một số trị chơi học tập
Giáo viên có khả năng cắt nhạc, video, liên kết phân
cảnh, lồng âm thanh vào video,…
Giáo viên 5 tuổi có khả năng lập kế hoạch tố chức
cho trẻ phám phá phần mềm kidsmart phù hợp với
chủ đề, lồng ghép linh hoạt với những nội dung trong
chương trình khung, chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ

skkn

16



được thực hành trải nghiệm (chơi trên máy tính và
chơi trên các nguyên vật liệu giữa các nhóm chơi)
C/ KẾT LUẬN:
I/ Những kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng những biện pháp nêu trên đã khắc phục được những hạn
chế yếu kém về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhà
trường. Đội ngũ giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin được nâng
lên, chất lượng và hiệu quả giờ dạy được cải thiện đáng kể nhờ đó mà chất
lượng giáo dục của nhà trường có sự chuyển biến tích cực
Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, bản thân rút ra được một số bài
học kinh nghiệm như sau:
- Bản thân người quản lý trường học phải xác định được một trong những
nhân tố quan trong quyết định đến hiệu quả giáo dục nói chung, chất lượng dạy
học nói riêng đó là khai thác và ứng dụng hiệu quả CNTT
- Người quản lý phải biết tổ chức chỉ đạo tăng cường và phát huy vai trị
của các buổi sinh hoạt chun mơn để bồi dưỡng kịp thời những khó khăn
vướng mắc của giáo viên từ đó có những định hướng bồi dưỡng và vạch ra được
các hoạt động cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, dự giờ thăm lớp để nắm bắt được
thực tế việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và khả năng của giáo viên để có
những chỉnh đốn những hành vi lạm dụng CNTT hoặc những hạn chế của giáo
viên một cách kịp thời.
- Cần khen thưởng và động viên kịp thời cho những cá nhân điển hình
trong thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Tham mưu
với hiệu trưởng lựa chọn và giao nhiệm vụ tham gia thiết kế bài giảng dự thi
giáo án điện tử cấp huyện, tạo động lực thúc đẩy giáo viên tích cực ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
II/ Kiến nghị - Đề xuất:
1. Đối với giáo viên:


skkn

17


- Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử
lý kỹ thuật tốt hơn.
- Không quá lạm dụng giáo án điện tử, không cho trẻ tiếp xúc với các
phương tiện hiện đại trong một thời gian dài. Phải biết lồng ghép các hoạt động
cho trẻ khám phá với thực hành trải nghiệm trên máy và trên các nguyên vật liệu
để luôn cho trẻ được hoạt động và phát triển
- Tích cực tìm tịi, sưu tầm các hình ảnh, tư liệu chương trình phục vụ cho
việc thiết kế các bài giảng
- Khi thiết kế bài giảng tuyệt đối không tham lam khi chọn các hiệu ứng
mà chỉ chủ đích tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để bài giảng mang lại kết quả
hữu hiệu nhất
- Vận dụng tồn bộ những gì sẵn có để làm tư liệu, phục vụ cho bài giảng
- Ln tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng
được ở nhiều hoạt động khác, phù hợp nhiều lứa tuổi
- Cần cố gắng khắc phục những khó khăn tồn tại, tự học, tự rèn và sáng
tạo trong công tác soạn giảng và công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để nâng cao
chun mơn nghiệp vụ cho bản thân củng như chất lượng của nhà trường.
2. Đối với phụ huynh:
Luôn sát cánh cùng nhà trường làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để bổ
trung thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học đạt hiệu quả cao
Trang bị thêm một số phần mềm ứng dụng dành cho trẻ mầm non để có
thể cùng bé vui học tại nhà
3. Đối với nhà trường:
Tham mưu với các cấp lãnh đạo sơm hoàn thành và đưa vào sử dụng day

nhà 2 tầng để có phòng kidsmart cho trẻ hoạt động
Bổ sung thêm tivi và bộ chuyển đổi cho những lớp học còn thiếu
Tạo điều kiện để các giáo viên có điều kiện tham gia các lớp tập huấn do
phòng, Sở GD&ĐT tổ chức

skkn

18


Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ theo chun đề ứng
dụng cơng nghệ thơng tin để góp ý rút kinh nghiệm.
Mở các lớp tập huấn tại trường để những giáo viên có kỹ năng ứng dụng
CNTT tốt tập huấn lại cho giáo viên còn yếu
4. Đối với cấp trên:
Mở các lớp tập huấn đại trà nhằm bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên cấp mầm non.
Trên đây là bài sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp bồi dưỡng cho
giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà bản thân tôi
tự rút ra. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tơi được hồn thành tốt hơn.
Vĩnh Thạch, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của BGH

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hiền


skkn

19



×