Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Skkn một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“ Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non”
Lĩnh vực: 3 - GDMN – Cấp học: Mầm non

(Tên sáng kiến)
Tác giả: Phạm Thị Lan
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi cơng tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh

Tác giả:...................................................................
Trình độ chun mơn:...........................................
Chức vụ:.................................................................
Nơi cơng tác:..................................................................
THƠNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THƠNG TING KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nghĩa Minh, Ngày 05 tháng 7 năm 2020

skkn


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4 –


5 tuổi ở trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3 - GDMN
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 26 tháng 8 năm 2019 đến ngày 4 tháng 7 năm 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Lan
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên 4 tuổi
Nơi làm việc: Trường Mầm non Nghĩa Minh
Điện thoại:0392557251
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 80%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Minh
Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 0944169382

skkn


2
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá
lớn ngày nay xã hội hiện đại có những hành động ngày càng dồn dập cùng với
sự bùng nổ thông tin sẽ tiếp cận với đủ thứ tác động có tốt có xấu. Những gì học
trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau, qua bạn bè , truyền thông
đại chúng, phim ảnh, trong nhiều trường hợp trẻ phải tự ứng phó một mình do
ngày càng có nhiều việc cần phải quyết định một mình nên trẻ khơng chỉ cần

được biết thế nào là điều hay, mà cịn phải có khả năng hành động theo nhận
thức. Không những thế nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện liên tục trong những
năm gần đây như hiện tượng trẻ không biết làm việc nhà không biết tự phục vụ
thiếu kỹ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ khơng có thái độ giúp đỡ bố mẹ bất
kỳ việc gì hiện tượng bố mẹ phải chăm sóc trẻ đến tận tuổi trưởng thành, hiện
tượng trẻ em khi xử lý tình huống của cuộc sống thực tế thiếu sự tự tin trong
giao tiếp thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn thiếu sáng kiến và dễ nản trí ngày
càng nhiều. Chính sự thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống do sự hạn chế của
giáo dục gia đình và nhà trường sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân
trực tiếp khiến giới trẻ gặp khó khăn trong ứng xử với các tình huống thực của
cuộc sống và hoang mang khi gặp những cú sốc đầu đời. Vì thế thế việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết để giúp trẻ điều chỉnh nhận thức giá trị
thái độ và thay đổi hành vi của mình qua cách giáo dục kỹ năng sống, trẻ được
giúp đỡ để biết mình là ai? mình muốn gì? có mục đích gì trong cuộc sống ảnh
nét dung hịa những giữa cái tơi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết
định đúng.
Giáo dục kỹ năng sống  trẻ lứa tuổi mầm non cũng vơ cùng quan trọng,
bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách.
Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà,
bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối
hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt
đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì

skkn


3
không được làm…Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc
và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với mơi
trường xung quanh, khơng những thế cịn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng

xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong
nhóm.
Để giúp trẻ có kỹ năng sống khơng có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao
siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt
động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động,
giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và mơi trường xã hội,
những người lạ khơng quen biết. Để giúp trẻ sống hài hịa, thích nghi và thoải
mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường
phát sinh hay khơng bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần
được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn,
học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức về
bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung
quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự
tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn
kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 4- 5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về
mọi mặt, đó là câu hỏi ln đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã
chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” để
nghiên cứu.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ,
tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vơ cùng quan trọng
và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có
hiệu quả? Điều này quả khơng dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuy không

skkn



4
còn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của
vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình
thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng
sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên
lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đơi khi kết quả mang
lại khơng cao mà cịn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn.
Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuy khơng
cịn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của
vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình
thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng
sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên
lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đơi khi kết quả mang
lại khơng cao mà cịn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn.
Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với
tơi đề tài này nó có những điểm mới: Tơi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ
những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo
dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể
chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ
biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác”, những hành vi lễ giáo của trẻ.
Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách
đi, đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi,
vâng dạ, khơng nói trống khơng, khơng nói leo, biết xưng hơ thân mật. Giúp trẻ
có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên
làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống,
khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
Năm học 2019- 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo
lớn 4 – 5 tuổi với tổng số cháu là 34 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú

trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống
của trẻ lớp mình, từ đó tơi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho

skkn


5
phù hợp. Tuy nhiên trong q trình thực hiện tơi gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
a. Thuận lợi :
Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Phòng GDĐT Huyện Nghĩa Hưng, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
Trường tôi là một trong những đơn vị top đầu của bậc học huyện nhà,
được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị khá đầy đủ đảm bảo
việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm, chỉ đạo sát sao vì vậy bản
thân tơi đã học hỏi được nhiều bài học quý báu trong cơng tác chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Đa số phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em mình.
Bản thân tơi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà
trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy
đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, nhất là hoạt động “Xây dựng môi trường
xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu quả”, đây chính là hoạt động để giáo viên rèn
luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống cho trẻ, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức
bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phịng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai
nạn thương tích khác: Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hịa bình,
phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Sự phối kết hợp của hai giáo viên ở lớp đem đến sự thống nhất về
phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với
phụ huynh để cùng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Cả 2/2 giáo viên đều

đạt trình độ chun mơn trên chuẩn.
b. Khó khăn:
- Lớp tơi là lớp mẫu giáo lớn vì thế cha mẹ thường rất sốt sắng trong việc
dạy con, do đó, khi trẻ chưa biết đọc, biết viết, biết làm tốn thì thường lo lắng
một cách thái q, từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm
nhiều đến những kỹ năng sống. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc

skkn


6
đưa đón trẻ đều do ơng bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
- Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại
có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các
hoạt động là điều hết sức khó khăn.
- Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trị
chơi điện tử... nên trẻ khơng quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.
- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,
khơng có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với mơi trường xung quanh.
- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi đã tổng
hợp được kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Tổng số trẻ được điều tra: 34 trẻ.

Đạt
STT

Kỹ năng sống


Chưa đạt

Số

Tỉ lệ

trẻ

%

Số trẻ

Tỉ lệ %

1

Kỹ năng tự nhận thức bản thân

17

50%

17

50%

2

Kỹ năng tự lập, tự phục vụ


17

50%

17

50%

3

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

15

44%

19

56%

4

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

18

53%

16


47%

5

Kỹ năng giải quyết vấn đề

15

44%

19

56%

6

Kỹ năng thích nghi

16

46%

18

54%

7

Kỹ năng tự bảo vệ


15

44%

19

56%

8

Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc

16

46%

18

54%

Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ
năng sống của trẻ là rất thấp. Qua đó tơi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ,
cách nhìn nhận về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Làm thế nào để trẻ

skkn


7
lớp tơi có những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, đáp ứng được với xu thế phát

triển của xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay. Từ những suy nghĩ đó tơi
mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4
– 5tuổi” vào cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi mà
tôi đang chủ nhiệm. 
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả
trước đó, tơi đã tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới
đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan:
2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ học các kỹ năng. Lựa
chọn nội dung phù hợp với khả năng của trẻ.
- Dựa trên bảng khảo sát trên tôi đã xây dựng một kế hoạch bao gồm tất
cả
những kỹ năng gì cần dạy cho trẻ trong cả một năm học. Liệt kê từng loại kỹ năng và chủ đề
cần lồng ghép, nội dung lồng ghép cho phù hợp.

Các kỹ năng

Chủ đề thực hiện rèn kỹ năng

Kỹ năng tự nhận thức bản thân

Chủ đề “Bé với dinh dưỡng”

Kỹ năng tự lập, tự phục vụ

Chủ đề “Lớp mẫu giáo 4 tuổi của bé”

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Chủ đề “Gia đình của bé”


Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Chủ đề “Những nghề bé biết”

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Chủ đề “Những con vật…”

Kỹ năng thích nghi

Chủ đề “Ngày tết và mùa xuân”

Kỹ năng tự bảo vệ

Chủ đề “Làng quê”

Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc

Chủ đề “Bé đi đường an toàn”; “Nước mùa
hè”

Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội
dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện
bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát
triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung rèn các kỹ

skkn



8
năng cho trẻ, xác định độ khó của từng kỹ năng và sắp xếp theo trình tự để đưa
vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó. Nội dung trong chương trình
đã được trình phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các
sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất
hiệu quả.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trị chủ
đạo trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, khả
năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định rất kém. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng
nhanh quên. Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách
luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch
cho trẻ luyện tập thường xun thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển
bền vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế
hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như
vậy mới gây được hứng thú cho trẻ.
2.2. Biện pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về dạy
kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sớng cho trẻ?
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy
năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc
biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình
huống của cuộc sống.
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc
giáo dục trẻ mợt cách thích hợp tn theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển
đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm
mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi,
biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác
nhau.
- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những

bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử,

skkn


9
biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ
khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều
này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay khơng đối với
mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ
đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp
nhất là trong việc ăn uống để chúng ta khơng phải xấu hổ vì những hành vi
khơng đẹp của trẻ.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ,
trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ
tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Để thực hiện tốt những biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trước hết bản
thân mỗi giáo viên mầm non cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy
kỹ năng sống cho trẻ. Không ngừng tự học tập và nghiên cứu kỹ chương trình
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo độ tuổi mình đang dạy nhằm trang bị
cho mình những kiến thức cơ bản nhất, từ đó nắm được đặc điểm nhận thức,
ngơn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ, trên cơ sở đó mới lồng ghép, tích
hợp việc dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi
mầm non thường rất hay bắt chước người lớn trong mọi hoạt động, chính vì vậy,
khơng phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo
dục nhân cách”. Những người trực tiếp dạy trẻ càng cần là tấm gương mẫu mực
về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề…Đây là những
yêu cầu rất cao và đòi hỏi người giáo viên cũng ln phải tự rèn luyện mình để
công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
- Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập và các chương trình bồi dưỡng

chuyên đề do phòng giáo dục, cụm, trường, tổ chuyên môn tổ chức.
- Đưa những nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thảo luận trong các
buổi sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất.
- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo,
tạp chí mầm non như:

skkn


10
+ Sách hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất
bản đại học quốc gia).
+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất
bản đại học quốc gia).
+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ
mẫu giáo.
+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.
Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống…
+ Xem các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên báo, mạng
internet…
2.3. Biện pháp 3: Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản phù hợp
với độ tuổi cần dạy cho trẻ.
- Việc xác định và rèn luyện đúng những kỹ năng cần thiết, phù hợp với
độ tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và
hướng đến những điều lành mạnh. Ngồi ra cịn giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn
hoạt động phù hợp để lồng ghép dạy kỹ năng sống sao cho đạt kết quả tốt nhất.
- Đối với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4- 5 tuổi thì có nhiều những kỹ năng
cần thiết mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung học các môn học, trong đó gồm
các kỹ năng:
+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất

cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và
hiệu quả với người khác. Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức là giúp trẻ sớm hiểu đúng
về mình, nhận ra được mình là một cá thể riêng biệt, khơng giống một ai khác,
từ đó trẻ chấp nhận sự riêng biệt đó, vui vẻ và tự tin vào chính mình, có những
hành đợng, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện
hồn cảnh thực tế. Ngồi ra trẻ cịn tự tin thể hiện các khả năng của bản thân
trong các mối quan hệ với xã hội, không ngại khám phá những điều mới mẻ, thú
vị trong cuộc sống. Tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ
năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết
những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời.

skkn


11
Giáo viên có thể động viên, khuyến khích trẻ trong các hoạt động giúp trẻ
tự tin hơn vào chính mình, mạnh dạn thể hiện những điều mình thích. VD: Cơ
thấy con hát rất hay, cơ và các bạn rất thích nghe giọng hát của con, hãy cho mọi
người được thưởng thức khả năng của con nhé!
Với những lời động viên và khuyến khích như thế trẻ nhận ra mình có
năng khiếu về ca hát, cảm thấy thích thú, vui sướng khi mọi người thích nghe
mình hát, từ đó trẻ trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
+ Kỹ năng tự lập, tự phục vụ: Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị
cho trẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp bé. Việc cho trẻ sớm tham gia vào
những công việc lao động phù hợp như: Cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi
chơi xong, trẻ biết phụ mẹ, cô giáo những công việc vừa sức, tự thay đồ hay biết
tự rửa tay, tự vệ sinh cá nhân… sẽ giúp trẻ trở nên năng động hơn, tự lập hơn,
tạo tiền đề để trẻ phát triển theo hướng tích cực trong tương lai. Nếu trẻ khơng
có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc
sống hiện đại. Đây là một thiệt thịi rất lớn trong q trình trưởng thành và phát

triển của trẻ sau này.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích được tự tay làm những cơng việc mà trẻ
biết, vì thế khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng này, giáo viên cần để trẻ chủ động, tự
tin đối với cơng việc của mình. Hãy để trẻ tự làm và giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, điều này rất cần sự kiên nhẫn của người lớn.
VD: Khi trẻ bắt đầu đến lớp, hãy để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân của trẻ.
Hay đến giờ ăn, ngủ, vệ sinh, giáo viên nên để trẻ tự chuẩn bị đồ dùng: Bàn ghế,
khăn, xà phòng… tự rửa tay, rửa mặt, lấy yếm, để bát đúng nơi quy định… Khi
trẻ được tự mình thực hiện đồng thời nhận được những lời động viên, khen ngợi
từ phía người lớn, trẻ sẽ hứng thú và cuốn hút vào những hoạt động này, từ đó
trẻ càng cố gắng hơn, tạo thói quen tốt cho trẻ.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Đây là một trong những kỹ năng cần được trau
dồi và rèn luyện ngay từ khi trẻ cịn nhỏ để hồn thiện dần trong quá trình phát
triển của trẻ, cho đến khi trẻ lớn lên. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp không chỉ
đơn thuần là trao đổi thơng tin mà cịn để trẻ có được sự phát triển não bộ, tư

skkn


12
duy. Vì thế việc dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ ngay từ khi cịn bé là vơ
cùng cần thiết. Trẻ cần có kỹ năng lắng nghe (Nghe chăm chú; khơng ngắt lời,
khơng nói leo); kỹ năng thân thiện (Chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay;
cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền, lễ phép với người trên, tôn trọng
bạn, nhường nhịn em nhỏ bằng cử chỉ đúng mực); kỹ năng bày tỏ ý kiến (Mạnh
dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình). Ứng xử phù hợp với những người gần gũi
xung quanh quan tâm giúp đỡ bố mẹ, người lớn những việc vừa sức. Biết từ chối
những điều mình khơng thích, những đề nghị của người lạ...
+ Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Con người sinh ra và lớn lên khơng có ai chỉ
có một mình. Trong cuộc sống chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp,

có các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội
ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc biết cách
hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể
để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và cơng việc là một trong những kỹ
năng quan trọng. Vì thế cần dạy trẻ biết thể hiện sự thân thiện, hoà thuận với
bạn; chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết; cùng bạn hoàn thành một số việc đơn
giản; tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, trau dồi những kỹ năng làm việc theo
nhóm. Điều này khơng chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung
quanh mà cịn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Càng lớn, trẻ càng có nhiều vấn đề mà bản
thân trẻ phải biết tự xoay sở, cha mẹ sẽ không thể thường xuyên ở bên bao bọc
hay giúp đỡ. Đơn giản như việc làm thế nào để buộc được dây giày để ko bị tuột
và vấp ngã; làm thế nào để ăn được chiếc kem này mà ko bị dây bẩn ra áo; hay
làm thế nào để lấy được chiếc bánh ở độ cao kia; làm thế nào để di chuyển được
một đồ vật cồng kềnh… Tất cả những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại cần phải
rèn luyện. Khi trẻ biết cách giải quyết những sự việc đơn giản thì dần dần trẻ sẽ
có được kỹ năng xử lý được những vấn đề lớn hơn trong tương lai. Những đứa
trẻ như vậy sẽ rất dễ thành công trong cuộc sống và cái người ta gọi là “khả
năng sinh tồn” sẽ cao hơn hẳn so với những đứa trẻ luôn phụ thuộc vào cha mẹ.

skkn


13
+ Kỹ năng thích nghi: Thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng vì nếu kỹ năng
giao tiếp là bước đầu để tiếp xúc với môi trường xã hội thì thích nghi chính là bước tiếp theo
để có thể hịa nhập hoặc phản ứng lại với mơi trường bên ngồi. Đứa trẻ nếu có kỹ năng giao
tiếp tốt có thể đạt được những thành công với những người xung quanh trong việc tham gia
vào các hoạt động. Thế nhưng nếu trẻ khơng có khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được
những kết quả tốt cho cuộc sống của mình. Có nhiều dạng kỹ năng thích nghi cần rèn luyện

cho trẻ: Kỹ năng thích nghi với mơi trường, thời tiết; Kỹ năng thích nghi với đám đơng; Kỹ
năng thích nghi với thức ăn, nước uống…
VD: Khi trẻ lần đầu tiên đến lớp, nếu trẻ chưa thích nghi với mơi trường mới, trẻ sẽ
khóc lóc, địi về, khơng giao tiếp cũng như không tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn,
nhút nhát, sợ sệt. Ngược lại nếu trẻ đã quen với việc tiếp xúc với người lạ, mơi trường mới,
trẻ sẽ nhanh chóng hồ nhập cùng các bạn, tham gia tích cực các hoạt động cùng cơ và các
bạn trong lớp, vui vẻ, thích nghi nhanh với môi trường.

+ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con
người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc
biệt là đối với trẻ nhỏ. Điều này địi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để
xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng
bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an tồn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc
sống muôn màu, biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc
khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. VD: Ứng xử khi bị lạc; an toàn khi
tham gia giao thông; Giao tiếp với người lạ…
+ Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc: Các chuyên gia cho rằng  cảm giác tức
giận là một phản ứng rất bình thường của con người, kể cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự

tức giận sẽ không trở nên tiêu cực nếu như con biết cách kiểm sốt hành vi và
cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc,
cả khi các bé buồn, giận hay vui sướng. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học
cách làm chủ cảm xúc. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ
học được cách đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng
thái từ buồn, vui đến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt
vọng. Bé cũng khơng phản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động
thái quá. Chẳng hạn, lúc ở nhà trẻ bị bố mẹ mắng, nếu trẻ không biết kiềm chế

skkn



14
cảm xúc của bản thân thì khi ra lớp chỉ cần bạn trêu đùa trẻ cũng sẽ tức giận và
có phản ứng tiêu cực như đánh bạn… Hay như trẻ bị bạn giành mất món đồ chơi
u thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻ biết tự chủ sẽ đưa ra hành
động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏ ý cùng chơi món đồ
chơi đó…Và đương nhiên với hành động đó trẻ sẽ dễ dàng biến sự việc trở nên
nhẹ nhàng hơn, mà hiệu quả đạt được lại cao hơn.
Việc dạy trẻ những kỹ năng cần thiết và phù hợp ngay tự độ tuổi mầm
non sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu,
vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt
động khác. Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có
tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống
lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ
người khác. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành
công trong đời.
2.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động hàng
ngày.
  

Thông qua giờ đón và trả  trẻ: Tơi nhận thấy rằng việc dạy kỹ năng chủ

yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giáo dục lễ giáo: Cất giầy
dép, ba lơ, chào cơ, chào bố mẹ. Ngồi ra giáo viên trò chuyện hoặc kể cho trẻ
nghe các câu chuyện thơng qua đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ
Ví dụ: Kỹ năng tự phục vụ - cô cho trẻ tự cất ba lô,giày dép đúng nơi quy
định.                    
Ví dụ : Cơ hỏi trẻ (kĩ năng ứng xử ) Lúc bố mẹ đón con như thế nào? chào
những ai ? Chào như thế nào? Khi đi trong trường gặp các cô bác trong trường
con như thế nào? Khi đi thăm ông bà con phải như thế nào?

     

 Thông qua họat động học: Tôi đã lựa chon những  bài thơ câu chuyện

có mang tính giáo dục kỹ năng sống như: “Tích Chu”, “Ai đáng khen nhiều
hơn”, “Bơng hoa cúc trắng’’, “ba chú lợn con” qua đó dạy trẻ các kỹ năng hợp
tác, chia sẻ, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

skkn


15
     

 Thơng qua hoạt động ngồi trời : Thơng qua hoạt động này tôi tận

dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
     

Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan nghĩa trang liệt sỹ, tôi cung cấp cho trẻ biết

công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ, giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng, tri ân
các anh hùng liệt sĩ, yêu thiên nhiên, không vứt rác thải các nơi công cộng,
không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui chơi, khu di tích.
Thơng qua hoạt động giờ ăn – ngủ: Kỹ năng tự phục vụ bằng cách tập
cho trẻ những việc vừa sức như: Sắp bàn ăn,  xếp ghế, lau bàn, tự thay quần áo,
gấp quần áo, biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết
cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn
uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất
đúng chỗ, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng

đến người xung quanh, biết giúp cô những công việc vừa sức. Đây là một trong
những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần
hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình
thành nơi trẻ kỹ năng sống. Tôi đã rèn cho trẻ khả năng tự phục, nhất là tự phục
vụ trong ăn uống bằng cách: Tập cho trẻ cùng cơ sắp bàn ăn, sắp thìa, sắp khăn
lau tay, khăn lau miệng. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng  khăn lau miệng khi
ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn xong cất Bát thìa ở vị trí nào, để như thế nào
cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất. Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự
phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy
trình, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần áo, gấp quần áo. 
Thông qua hoạt động vui chơi: Trẻ mầm non chơi mà học – học bằng
chơi. Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ  trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích
hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên tôi lồng
ghép giáo dục các kĩ năng sống thơng qua nội dung từng trị chơi đặc biệt là các
trị chơiphân vai.
Ví dụ : Trị chơi bác sĩ, qua trị chơi này tơi dạy trẻ biết cảm thông chia sẻ
với người ốm, với bệnh nhân phải ân cần chăm sóc và động viên chia sẻ.

skkn


16
Ví dụ: Góc xây dựng trẻ phải có sự phối hợp của nhóm chơi xây dựng với
nhóm chơi lắp ráp để hồn thành cơng trình xây dựng của mình từ đó hình thành
ở trẻ kỹ năng làm việc nhóm, biết sáng tạo tưởng tượng ra các cơng trình.
Ví dụ : Tơi tổ chức cho trẻ chơi ở góc thực hành cuộc sống,tôi chuẩn bị
nhiều học liệu cho trẻ được trải nghiệm các kỹ năng sống thông qua việc chơi
các học liệu cô chuẩn bị, cô hướng dẫn trẻ cách chơi.Thông qua các trị chơi trẻ
được trải nghiệm giúp trẻ hình thành các vận động tinh, giúp tay trẻ khéo léo,

khả năng nhanh nhạy phán đốn tình huống,dần các kinh nghiệm sau khi chơi
được tích lũy tự nhiên rất có lợi cho cuộc sống của trẻ sau này.Trẻ rất hứng thú
khi được tham gia chơi.
 Ví dụ: Trẻ chơi góc làm quen với toán giúp trẻ phát triển kỹ năng phán
đoán,hợp tác cùng giải quyết công việc
Thông qua hoạt động chiều gồm có: Kỹ năng lao động - vệ sinh : Giáo
dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng
vệ sinh được dùng để ngăn nắp. Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận
thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của
người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non
sạch, đẹp.
2.5. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong mọi tình
huống, thơng qua các tình huống giả định.
Trong cuộc sống có vơ vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải
giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ
cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra một cách rất hiệu quả.
Hoạt động 1. An toàn cho bé.

- Biết tránh xa những trường hợp khơng an tồn như khi người lạ bế ẵm,
cho kẹo, bánh, rủ đi chơi. Khi ra khỏi nhà, ra khỏi trường lớp phải được phép
của người lớn hoặc cô giáo.
- Biết tự dán băng gâu khi không may bị thương.

skkn


17

- Biết cách thốt hiểm khi có hỏa hoạn


Hoạt động 2: Nhận diện người lạ

skkn


18
+ Tình huống 1: Nhận diện người lạ.
Trẻ nhận ra người lạ, không đi theo người lạ, không nhận quà từ người lạ,
biết cách từ chối qua những câu trả lời dễ thương như “Cháu cảm ơn bác nhưng
cháu không nhận quà của bác đâu ạ” hay “Cháu cảm ơn bác cô giáo cháu dạy
không được nhận quà của những người mình khơng biết ạ”.
+ Tình huống 2: Ứng phó khi bị bắt cóc.

Nếu bị người lạ bắt đi trẻ biết kêu cứu, biết đập phá gây chú ý cho mọi
người xung quanh, biết cào cấu, cắn người lạ để thốt khỏi nguy hiểm. Khi thốt
khỏi những kẻ bắt cóc đó trẻ biết chạy, tìm đến nơi an tồn như người bán hàng
gần đó hoặc những ngưới có quần áo đồng phục như công an, bộ đội, bác sĩ hay
nhờ gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân trong gia đình của trẻ.
2.6. Biện pháp 6. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh
cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh góp phần khơng nhỏ trong
việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp
phụ huynh tôi đã đưa ra ý tưởng về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà. Hàng ngày

skkn


19
tơi quan sát, theo dõi xem những tiêu chí nào trẻ đã làm được hay chưa làm

được, sau đó trao đổi với phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ để cùng bàn luận và
cùng uốn nắn trẻ kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tơi
tìm cách để gặp và trao đổi về đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của cháu ở lớp và
đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thích…của cháu ở nhà. Với việc làm
kiên trì đó tơi đã tác động đến ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối
hợp với cơ giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
- Tôi lập ra 1 kế hoạch nhỏ phối hợp với phụ huynh, nhắc phục huynh thực hiện
theo 5 bước giúp rèn luyện các kỹ năng cho trẻ ở nhà.

Bước 1: Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết

Trước hết, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đơi tay của
mình ngay từ khi cịn nhỏ. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp
với lứa tuổi như:
- Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay
quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn…
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau
khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định…
- Kỹ năng giúp đỡ người khác: là một trong những cách nuôi dạy trẻ 4
tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực
hiện thường xuyên. Những cơng việc nhẹ, bé có thể giúp được như bật quạt, bật
tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây…
Bước 2: Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập

skkn


20
 Khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tị mị hoặc cũng có thể là


bắt chước người khác thì cha mẹ phải kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng
hay chưa. Đó cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi biết cách xử lý
và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Ví dụ: Bé đang cố gắng mang giày vào chân, bạn nên hướng dẫn cách
mang giày nhưng khơng nên nóng vội mà trực tiếp làm thay bé.
Bước 3: Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình
Mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể
được bé ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Bạn có thể chú ý hoặc nghe
những câu hỏi từ trẻ và từ đó tìm ra cách dạy trẻ tự lập hợp lý nhất. Đó cũng
chính là một phương pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi mà phụ huynh cần tham khảo.
Ví dụ: Khi bạn nhặt rau, bạn nên giải thích và hướng dẫn để con bạn có
thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau, từ đó, bé hình thành suy nghĩ và
hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình.
 

 
Bước 4: Phân cơng cơng việc cho bé
Mỗi người trong gia đình đều có cơng việc riêng nhưng trách nhiệm
chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Vì vậy, mỗi phương pháp giáo dục trẻ từ độ
tuổi mầm non của bố mẹ đều ảnh hưởng tới thói quen của con mình.

skkn


21
Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành
động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên. Đây là kỹ năng và
là cách dạy trẻ 5 tuổi mà nhiều phụ huynh áp dụng thành công.
Bước 5: Dạy con kỹ năng sống mầm non bằng cách khuyến khích trẻ
làm việc

Việc dạy con kỹ năng sống mầm non bằng cách khen ngợi đem đến
những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen
ngoan, khen giỏi. Điều này sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở
thành thói quen, hình thành tính cách cho bé sau này.
Bố mẹ cũng nên khen thưởng bằng những món quà nho nhỏ để bé càng
thích thú hơn. Tuyệt đối khơng nên thưởng tiền khi bé chưa bé hiểu hết được giá
trị của nó.
- Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi
thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo
độ tuổi.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự
ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tơi đạt được những kết quả tích cực
khi áp dụng các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi mà tôi đã nghiên
cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau:
1. Hiệu quả kinh tế:
( Khơng có)
2. Hiệu quả về mặt xã hội
2.1. Về phía giáo viên:
- Giáo viên hiểu được các khái niệm về kỹ năng sống hàng ngày để giáo
dục trẻ.
- Giáo viên hiểu rằng kỹ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển
khi mọi người tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động hàng ngày.
- Giáo viên là người giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về kỹ năng sống
của con người trong môi trường xã hội.

skkn


22

- Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ.
- Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ
năng sớng.
- Tích cực tun trùn với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống
trong gia đình.
- Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực
hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản.
- Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
- Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
2.2. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh học sinh hiểu được các khái niệm về kỹ năng sống hàng ngày
để giáo dục trẻ.
- Phụ huynh giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về kỹ năng sống của con
người trong môi trường xã hội.
- Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết
hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi
họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với
con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc
phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp...
- Cha mẹ cảm thấy hài lịng với kết quả của con mình đạt được và đã có
sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và
trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
2.3. Về phía trẻ:
- Sau khi tiến hành những biện pháp trên tơi thấy trẻ đã có kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin,
mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên đạt kết
quả tốt.


skkn


23
- 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích
khơi dậy tính tị mị, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin,
* Giáo dục kĩ năng có thói quen chăm sóc vệ sinh cá nhân:
Biết tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và khi tay bẩn
Biết rửa mặt, đánh răng, biết tự thay quần áo khi đã bẩn, ướt. Biết chọn quần áo
phù hợp với thời tiết, giới tính. Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Biết giữ
cho đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
* Giáo dục kĩ năng nhận thức về bản thân:
100% trẻ

biết và nói được những thơng tin cơ bản về cá nhân và gia

đình: Nói được họ tên của bản thân, bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, địa
chỉ và số điện thoại của bố mẹ, biết mình là trai hay gái, nói được khả năng sở
thích của bản thân
* Giáo dục kĩ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng:
- Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng
đối với sức khỏe trẻ.
- Biết được ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín uống sơi để khỏe mạnh.
* Kĩ năng giữ an tồn cá nhân:
- Biết bàn là, bếp điện, lị than, phích nước nóng, ổ điện... là những vật
dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần
- Biết thực hiện những qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn như
sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi, đi bộ trên vỉa hè, khi sang đường
phải có người lớn dắt, khơng leo trèo cây, ban công, tường rào, không đi theo
người lạ, kỹ năng khi bị bắt cóc...

* Kĩ năng tự tin và tự trọng:
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, trả lời các câu hỏi của người khác
một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu lốt khơng sợ sệt, e ngại
* Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc:
- Biết bộc lộ cảm xúc vui buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ...
- Biết an ủi hoặc chia vui với người thân bạn bè
* Kĩ năng hợp tác với người khác:

skkn


24
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của người khác
- Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khac
* Kĩ năng giao tiếp:
- 100% Biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
- Biết lắng nghe và tơn trọng sở thích của bạn bè và người thân
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt
phù hợp
- Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện thảo luận, khơng nói leo,
khơng ngắt lời người khác khi nói chuyện
- Biết sử dụng một số từ chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,
thưa vâng ạ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp. Khơng nói tục chửi bậy
* Kĩ năng nhận thức về môi trường:
- Nhận biết và thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi cơng
cộng, khơng làm ồn nơi công cộng,

- Biết những nghề nghiệp phổ biến nơi trẻ sống và nơi làm việc của bố mẹ
- Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm, phân biệt
được sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trang và mặt trời.
- Biết một số đặc điểm tính chất của nước, ích lợi của nước đối với đời
sống con người, con vật và cây cối, biết được không khí, các nguồn sáng và sự
cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, con vật và cây cối.
* Kĩ năng sáng tạo, nhận thức về nghệ thuật:
- Thể hiện cảm xúc theo nội dung, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
- Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình,
- Biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
- Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết một cách hợp lý
* Kết quả so sánh đối chứng:

skkn


×