Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn luyện từ và câu lớp ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.11 KB, 27 trang )

PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Đặt vấn đề
Tiếng Việt là mơn học góp phần quan trọng trong việc giúp các em học các
môn học khác. Dạy Tiếng Việt là dạy phát triển ngôn ngữ cho các em, chúng
ta cần dạy cho các em biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp.
Luyện từ và câu là phân môn mang tính chất thực hành của mơn Tiếng Việt.
Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực
sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Thông qua các hoạt động thực
hành, giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức sơ giản về ngữ pháp mà các
em đã được tích luỹ trong vốn sống của mình, dần dần hình thành các quy tắc
dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Từ đó giúp học sinh nói
năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và mơi trường giao tiếp đồng thời
góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp đã nhiều năm, tôi thấy mỗi học sinh đều có
sẵn vốn ngơn ngữ nhất định. Vốn ngơn ngữ ấy dần được mở rộng và phát
triển qua học tập và giao tiếp xã hội hằng ngày. Việc sử dụng ngơn ngữ sao
cho hợp lí, đúng mục đích giao tiếp là điều không dễ dàng đối với học sinh lớp
ba, nó địi hỏi phải có sự hướng dẫn và giúp đỡ của người giáo viên. Qua thực
tế giảng dạy, tơi nhận thấy các em cịn rất khó khăn trong việc phân biệt câu,
chữ, từ và tiếng giữa các từ trong câu. Trong giao tiếp các em còn dùng từ,
câu chưa chính xác vì vốn từ của các em chưa phong phú. Bên cạnh đó, kĩ
năng viết của các em còn nhiều tồn tại như : viết chưa thành câu, hay lặp lại
từ, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài làm còn hạn chế, sử dụng dấu
câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, không đặt dấu câu, đặt câu và
tìm câu hỏi, câu trả lời chưa theo mẫu thích hợp, kĩ năng làm bài tập chưa
đúng do xác định sai yêu cầu bài tập.

skkn


Chính vì những lí do đó, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp


học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu lớp ba” để góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học.
II. Mục đích đề tài
Đề tài này tìm hiểu, nghiên cứu mảng kiến thức về từ loại trong phân môn
Luyện từ và câu ở lớp ba. Cụ thể là :
- Giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- Giúp học sinh nắm nghĩa của từ.
- Giúp học sinh quản lí, phân loại vốn từ.
- Giúp học sinh luyện tập sử dụng từ.
Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp thích hợp giúp học sinh nhận biết, hiểu
về từ loại, sử dụng từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong Tập
làm văn. Dùng từ đúng, phù hợp với nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện
ý văn sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác, giúp cho người đọc hiểu nội
dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác.
III. Lịch sử đề tài
Đề tài này có lẽ đã được nhiều thế hệ nhà giáo nghiên cứu và thực hiện thành
sáng kiến kinh nghiệm. Bản thân tôi qua việc thực hiện giảng dạy theo Phân
phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo, bám sát Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn học và nội dung giảm tải, qua việc học hỏi kinh nghiệm từ bạn
đồng nghiệp và qua tìm hiểu các tài liệu có liên quan, tơi đã rút ra một số
kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy bài tập về mở rộng vốn từ ở lớp ba.
Để giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức, kĩ năng về từ loại ở lớp ba, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng
vốn từ phân môn Luyện từ và câu lớp ba” để nghiên cứu và giảng dạy, đưa ra
một số kinh nghiệm qua thực tế dạy học ở lớp tôi trong năm học 2016-2017
này.

skkn



IV. Phạm vi đề tài :
Bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp tích cực ngay từ đầu năm học để
giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập, nắm vững kiến thức, kĩ năng
môn học, đặc biệt là dạng bài tập về mở rộng vốn từ. Đề tài này áp dụng
nghiên cứu đối với học sinh lớp Ba 2, trường Tiểu học Nhựt Tảo, huyện Tân
Trụ, tỉnh Long An.
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
I/ Thực trạng việc học tập, giảng dạy phân môn Luyện từ và câu
Năm học 2016-2017, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp Ba 2;
tổng số học sinh là 20 em, trong đó có 7 học sinh nữ.
Điều kiện thuận lợi của tơi là lớp có ít học sinh nên rất thuận tiện trong việc
quản lí và giáo dục đến từng đối tượng học sinh. Đa số phụ huynh rất quan
tâm đến việc học của con em mình. Cha mẹ đã mua sắm đầy đủ dụng cụ học
tập cho các em. Gia đình cịn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em được học
tập tốt nhất ở trường cũng như tạo được góc học tập ở nhà cho các em. Ban
giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ giảng dạy.
Nhìn chung, đa số học sinh ln cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn
từ của các em được hình thành tự nhiên, từ nhận thức, qua giao tiếp hàng
ngày ở trường và ngoài xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi trên, tơi cũng cịn gặp một số khó khăn như sau :
Một số ít gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em. Một số khác do
kinh tế gia đình cịn khó khăn, phải đi làm xa, học sinh ở với ơng bà, khơng có
điều kiện chăm sóc cũng như kiểm tra việc học của các em. Một số học sinh
chậm tiến còn thờ ơ, thụ động trong học tập.
Qua tiếp xúc hàng ngày, qua các tiết học ở lớp, tôi nhận thấy vốn từ của các
em cịn nghèo nàn, các em nói chuyện với nhau và trả lời khơng trịn câu,

skkn



nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Khi dạy đến các bài tập về mở rộng vốn từ,
tôi thấy các em tìm rất ít từ ngữ, mất nhiều thời gian, viết chưa thành câu,
dùng từ còn lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đơi lúc chưa chính xác. Do đó,
tơi nhận thấy vai trị, trách nhiệm của người giáo viên tiểu học hết sức quan
trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tìm hiểu, nhận biết và chiếm
lĩnh tri thức. Tôi đã thống kê một số sai lầm mắc phải của học sinh lớp tôi
như sau :
 
STT

Nội dung

Tổng số

Số học sinh chưa đạt yêu

học sinh

cầu
Giai đoạn

Giai đoạn

đầu năm

giữa HKII

1


Xác định yêu cầu bài tập.

20

3

2

Dùng từ, đặt câu khi giao tiếp.

20

4

3

Nắm nghĩa của từ.

20

3

 
Từ thực trạng trên, tôi tiến hành tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc
chưa đạt yêu cầu của các em. Qua một thời gian, tôi thấy các em mắc lỗi do
những nguyên nhân sau :
- Trong giao tiếp, thói quen trả lời chưa trịn câu.
- Chưa nắm vững yêu cầu bài tập.
- Chưa nắm vững từ loại, chưa hiểu nghĩa của từ.
- Chưa hứng thú với môn học.

II. Nội dung giải quyết

skkn


Phân mơn Luyện từ và câu lớp ba có dạng bài mở rộng vốn từ với một lượng
bài khá lớn. Các bài tập về mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh lớp ba hình
thành kiến thức về từ qua các chủ điểm vừa rèn kĩ năng giao tiếp một cách
sinh động. Để giúp học sinh nhận biết, hiểu và làm đúng các bài tập về mở
rộng vốn từ, bản thân tôi cần thực hiện các nội dung sau :
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học.
- Tích hợp mở rộng vốn từ qua các môn học.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập trước khi làm bài.
- Tạo điều kiện cho học sinh u thích mơn học.
- Rèn cho học sinh khả năng dùng từ, đặt câu hợp lí trong giao tiếp.
- Thay đổi hình thức dạy học bằng cách sử dụng trò chơi học tập.
III. Biện pháp giải quyết :
1/Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học :
Phương tiện dạy học là điều kiện không thể thiếu khi dạy bất cứ môn học nào
cũng như khi dạy về Luyện từ và câu. Sử dụng phương tiện dạy học một cách
hợp lí thì tiết học mới đạt hiệu quả cao. Nhưng sử dụng như thế nào để đạt
hiệu quả là điều băn khoăn của khơng ít giáo viên khi dạy về phân môn này.
Hầu hết các bài Luyện từ và câu ở lớp ba đều ít có tranh ảnh, thiết bị phục vụ
cho bài dạy. Để giúp học sinh nắm mục tiêu bài học, giúp các em mở rộng vốn
từ, bản thân tôi đã khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học như sau :
- Sưu tầm các tranh ảnh, vật thật,… có liên quan đến việc phục vụ cho bài học
mở rộng vốn từ, khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học đó một cách hợp lí và
hiệu quả.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so
sánh. (Tuần 15)

 Bài tập 1 : Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết: 

skkn


Giáo viên sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc để giúp học sinh nhận biết tên
một số dân tộc, đặc điểm về phong tục tập quán, trang phục dân tộc,…; kết
hợp chỉ trên bản đồ Việt Nam để giúp học sinh nhận biết vùng của dân tộc
thiểu số sinh sống,…
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Thể thao. Dấu phẩy (Tuần 29)
Giáo viên sưu tầm tranh, ảnh về các môn thể thao để giúp học sinh nhận biết
tên của từng môn thể thao, kể cả các môn thể thao mà các em chưa biết hoặc
còn xa lạ với các em.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Các nước. Dấu phẩy (Tuần 31)
Giáo viên cần sử dụng bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu để giúp học sinh nêu
được tên các nước và xác định vị trí các nước trên bản đồ (hoặc quả địa cầu).
- Đầu tư thiết kế các bộ thẻ từ theo các chủ điểm.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Cộng đồng (Tuần 8)
 Ở bài tập 1, có thể cho 2 hay nhiều nhóm chơi xếp từ vào nhóm thích hợp,
giáo viên thiết kế các bộ thẻ từ như sau :
 
Chỉ những người trong cộng đồng Chỉ thái độ, hoạt động trong cộng đồng

 

cộng sự

cộng tác

skkn



đồng bào

đồng đội

đồng tâm

đồng hương

đồng lòng

đồng nghiệp
 

 
 
 

skkn


 
 
- Khai thác và sử dụng bảng lớp, bảng con, bảng phụ, bảng nhóm,… một cách
khoa học.
Ví dụ : Sử dụng bảng nhóm khi làm bài tập : Giáo viên thiết kế theo kĩ thuật
“Khăn trải bàn” trên bảng nhóm, các thành viên trong nhóm độc lập làm bài,
mỗi học sinh (HS) làm bài ngay phần ơ của mình trên bảng nhóm, sau đó trao
đổi ghi ý kiến thống nhất vào ơ ở giữa. Các nhóm đính lên bảng lớp, sau đó

trình bày cho cả lớp nghe, các nhóm khác theo dõi để nhận xét, bổ sung.
 

Tổng hợp ý kiến.

HS 2

HS 4

HS 1

HS 3

skkn


 
 
 
 
 
 
 
- Thiết kế các phiếu bài tập để hỗ trợ cho học sinh thực hành, chiếm lĩnh tri
thức và rèn luyện kỹ năng.
Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ : Lễ hội. Dấu phẩy (Tuần 26 )
Bài tập 2 : Tìm và ghi vào vở :
1. Tên một số lễ hội. M : lễ hội đền Hùng
2. Tên một số hội. M : hội bơi trải
3. Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. M : đua thuyền

Giáo viên thiết kế các phiếu giao việc cho học sinh (số phiếu phụ thuộc vào số
tổ hoặc số nhóm học sinh trong lớp).
 

 
PHIẾU BÀI TẬP
Tìm từ ngữ thích hợp ghi vào các cột thích hợp trong bảng sau:

skkn


Tên một số lễ hội Tên  một số hội Tên một số hoạt động trong lễ hội và
hội

 
 
2/Tích hợp mở rộng vốn từ qua các môn học :
a) Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu :
Trong cùng một bài Luyện từ và câu với nội dung mở rộng vốn từ thì các ngữ
liệu, các bài tập đều xoay quanh một chủ điểm. Mở rộng vốn từ gắn với ơn tập
về câu. Do đó, việc luyện câu giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, biết cách sử
dụng từ.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy (Tuần 34)
1/ Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
a) Trên mặt đất.              M : cây cối, biển cả
b) Trong lòng đất.          M : mỏ than, mỏ dầu
2/ Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm?
M : Con người xây dựng nhà cửa, lâu đài.
Ở bài tập 1, các em tìm được các từ ngữ về thiên nhiên, sang bài tập 2, các em
sẽ sử dụng các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 để đặt thành câu.

b) Mở rộng vốn từ qua phân môn Tập đọc :
Trong bất kì một bài tập đọc nào, học sinh cũng được cung cấp một số lượng
từ, trong đó có một số từ được sách giáo khoa chú giải. Ngoài ra, khi hướng
dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần lựa chọn các từ trung tâm, từ ngữ
học sinh chưa rõ nghĩa để giải nghĩa. Qua phân môn Tập đọc, các em thấy

skkn


được vẻ đẹp của ngôn từ, học tập được cách dùng từ trong các văn bản khác
nhau.
c)Mở rộng vốn từ qua phân mơn Chính tả:
Khi hướng dẫn học sinh luyện viết đúng, bản thân tôi thường lựa chọn các từ
đặc điểm địa phương và các từ thuộc chủ điểm đang học. Ở các trường hợp
viết sai chính tả do khơng hiểu nghĩa của từ, giáo viên cần giải thích, phân
tích về mặt ngữ nghĩa để học sinh nắm nghĩa và viết đúng từ. Hầu hết các bài
tập chính tả âm vần, ngồi mục đích rèn chính tả thì bài tập cịn giúp học sinh
mở rộng vốn từ.
Ví dụ : Bài tập 2, 3 trang 100 – Sách Tiếng Việt 3 tập 2.
Bài(2). Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
a) ( triều, chiều) : buổi …; thuỷ …; … đình; … chuộng; ngược …; … cao.
Bài 3. Chọn 2 từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở bài tập (2), đặt câu với mỗi từ
ngữ đó.
d)Mở rộng vốn từ qua phân môn Tập viết :
Trong tiết Tập viết, giáo viên thường giải thích từ ứng dụng, giúp học sinh
tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu ứng dụng, trong đó có giải nghĩa các từ ngữ
nằm trong chủ điểm đang học.
Ví dụ : Tập viết Chữ hoa T (Tuần 26) , chủ điểm : Lễ hội.
Câu ứng dụng:                Dù ai đi ngược về xuôi
                               Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Giáo viên cần giải thích: giỗ Tổ tức giỗ Tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ là một trong
những hoạt động lễ hội lớn ở nước ta nhằm tưởng nhớ đến công ơn của các
vua Hùng đã có cơng dựng nước.
 e)Mở rộng vốn từ qua phân mơn Kể chuyện :

skkn


Phân môn Kể chuyện giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe, nói.  Khi nghe bạn
kể chuyện, các em phải nắm được nghĩa của từ trong câu thì các em mới
thông hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung câu chuyện.
Khi học sinh kể chuyện, các em phải có vốn từ, biết sử dụng từ để tạo câu,
đoạn, văn bản. Như vậy, qua tiết Kể chuyện, các em được luyện tập sử dụng
từ, giúp vốn từ của các em được mở rộng, phát triển, củng cố những hiểu biết
về nghĩa của từ.
g)Mở rộng vốn từ qua phân môn Tập làm văn :
Dạy Tập làm văn nhằm củng cố và phát triển các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết
phục vụ cho việc học tập và giao tiếp của học sinh. Để phát triển các kĩ năng
trên, học sinh được luyện tập sử dụng từ. Đó là, hiểu từ để lĩnh hội văn bản
( nghe, đọc); dùng từ để tạo lập văn bản (nói, viết). Qua học Tập làm văn, học
sinh được mở rộng vốn từ, tích cực hố vốn từ.
Ví dụ : Bài Nghe - kể : Người bán quạt may mắn ( Tuần 24) : rèn kĩ năng
nghe, nói.
Ví dụ : Bài thảo luận về bảo vệ mơi trường (Tuần 31): rèn cho học sinh kĩ
năng nghe, nói.
Ví dụ : Bài Nói viết về một người lao động trí óc ( Tuần 22)
Viết đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về người lao động trí óc : rèn cho
học sinh kĩ năng viết, đọc.
h) Mở rộng vốn từ qua các môn học khác :
Bản thân tôi quan niệm rằng : dạy từ bất cứ ở đâu, lúc nào, trong bất cứ môn

học nào chứ không chỉ đóng khung trong giờ Luyện từ và câu hay mơn Tiếng
Việt. Ở đâu có khái niệm mới, có truyền thụ kiến thức thì ở đó có dạy từ.
Ví dụ : Trong môn Tự nhiên và Xã hội :
Bài : Vệ sinh môi trường (Tuần 19)

skkn


Giáo viên có thể giải thích các từ : ơ nhiễm, phóng uế,… để giúp học sinh hiểu
thế nào là ô nhiễm môi trường và có các biện pháp bảo vệ môi trường thiết
thực, hiệu quả.
3/Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập trước khi làm bài:
Bất cứ bài tập nào cũng vậy, có nắm vững được yêu cầu đề bài, hiểu được u
cầu bài tập muốn nói gì, yêu cầu cần làm gì thì học sinh mới làm đúng bài
tập. Do đó, giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập là việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết của người giáo viên.
Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập bằng cách :
- Cho học sinh đọc u cầu rồi giải thích u cầu.
- Có thể dùng lời giải thích để các em hiểu bài tập.
- Có những bài tập sách giáo khoa đưa ra mẫu, có bài tập khơng có mẫu. Giáo
viên dựa vào mẫu có sẵn hoặc đưa ra mẫu phù hợp để giúp học sinh thấy
được đặc điểm của mẫu đáp ứng yêu cầu của bài tập. Trên cơ sở quá trình
hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh,… các đặc điểm của mẫu,
giáo viên giúp học sinh nắm được các thao tác để thực hiện bài tập. Khâu này
rất quan trọng, vì nếu giáo viên bỏ qua hoặc thực hiện qua loa thì học sinh sẽ
khơng nắm vững cách làm.
Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ : Gia đình. Ơn tập câu Ai là gì? (Tuần 4)
Bài tập 1 : Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
M : Ơng bà, chú cháu,cậu mợ, anh em …
Giáo viên giúp học sinh xác định đúng yêu cầu bài tập, chú ý đến từ mẫu, đó là

điểm tựa có tác dụng định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Các em
đã biết các từ ngữ chỉ người trong gia đình (đã học ở lớp 2). Giáo viên cần
giúp học sinh hiểu đúng các từ ngữ như : “gộp”, “những người trong gia
đình”. Từ đó học sinh sẽ xác định nhiệm vụ giải quyết bài tập là tìm những từ
chỉ người trong gia đình, sau đó kết hợp các từ ngữ đó lại sao cho hợp nghĩa.

skkn


4/Tạo điều kiện cho học sinh hứng thú trong học tập:
Trong dạy học, ngoài việc đảm bảo chắc chắn kiến thức cơ bản, giáo viên cần
tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, tìm tịi, sáng tạo và say mê môn
học.
Làm thế nào để học sinh hứng thú, tích cực tham gia học tập ?
Trước hết, giáo viên phải nắm đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Các em
thường hiếu động, ham hiểu biết, thích tự khám phá, tự tìm hiểu tri thức hơn
là sự áp đặt của giáo viên. Do đó, giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học
phù hợp, giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, khơng cịn thờ
ơ, thụ động, nhàm chán đối với môn học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải kết
hợp phương pháp dạy học và hình thức dạy học sao cho hấp dẫn, lôi cuốn các
em. Tức là giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực trong giảng dạy.
Ví dụ : Kĩ thuật “ Khăn trải bàn”; kĩ thuật “Công đoạn”; kĩ thuật “ Trình bày
một phút”; kĩ thuật “Phịng tranh”,…
Điều quan trọng nữa là giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, tránh nơn nóng khi
chưa thấy kết quả. Cần tìm cách khắc phục những điểm yếu, những điểm
chưa phù hợp để lựa chọn được phương pháp cho phù hợp. Tạo môi trường
học tập thoải mái, động viên, khen ngợi kịp thời để học sinh tích cực cố gắng
vươn lên trong học tập, tránh chê bai hay phê bình nặng lời làm cho các em
chán nản.

5/Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu:
Các em đã có sẵn vốn từ ngữ thì việc hướng dẫn các em dùng từ, đặt câu, diễn
đạt trọn ý là việc làm hết sức cần thiết đối với người giáo viên. Muốn dùng từ
đặt câu đúng thì các em phải thiết lập được mối quan hệ về ý nghĩa và quan
hệ ngữ pháp giữa các từ phải hợp lí. Tức là câu văn phải có ý nghĩa và đúng
cấu trúc câu đã học. Giáo viên cần rèn cho các em kĩ năng lựa chọn từ, kết

skkn


hợp từ để tạo thành câu. Giáo viên lưu ý hướng dẫn cho các em biết dựa vào
đặc điểm của sự vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ. Mỗi loại, mỗi
nhóm từ này là một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác
hơn. Các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên câu thì sẽ hình thành mối quan hệ
về ý nghĩa và quan hệ về ngữ pháp.
Trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong học tập, khi trả lời các câu hỏi của
giáo viên, cần rèn cho các em thói quen nói trịn câu. Giáo viên giúp học sinh
nhận ra và biết đặt câu theo mẫu câu đã học; cần cho các em nắm rõ yêu cầu
đề bài, dựa theo mẫu cho sẵn, tập trung uốn nắn trong q trình luyện nói
cho học sinh để giúp các em biết vận dụng tốt khi làm bài tập. Đối với học
sinh chậm tiến, giáo viên giúp đỡ các em bằng cách gợi ý, dẫn dắt hướng làm
bài thật dễ hiểu, có như vậy, các em mới làm được bài tập.
Ví dụ 1 : Bài Mở rộng vốn từ : Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? (Tuần 11)
Bài tập 2 : Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế từ quê hương ở đoạn
văn sau:
Tây Nguyên là quê hương thứ hai của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải
thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương
thơm ngào ngạt của núi rừng.
(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)
Đây là bài tập thay thế từ ngữ trong đoạn văn bằng từ ngữ cho sẵn. Giáo viên

cần giải thích ý nghĩa các từ ngữ trong ngoặc đơn để học sinh nắm được
nghĩa của từ, từ đó giúp các em lựa chọn đúng từ ngữ cần thay thế cho
từ quê hương trong đoạn văn trên.
Ví dụ 2 : Bài Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy (Tuần
17)
Bài tập 3 : Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả :
a) Một bác nông dân.

skkn


b) Một bông hoa trong vườn.
c) Một buổi sớm mùa đơng.
  M : Buổi sớm hơm nay lạnh cóng tay.
Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập, phân tích mẫu cho sẵn. Học sinh
dựa vào mẫu cho sẵn, lựa chọn từ ngữ hợp lí để đặt thành câu theo mẫu.
Dạng bài tập này nhằm rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ.
Ví dụ 3 : Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
(Tuần 15)
 Bài tập 2 : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng  … .
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung
bên … để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm … để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc … .
                               ( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
Đây là dạng bài tập về điền từ vào chỗ trống. Giáo viên cần yêu cầu học sinh
đọc kĩ câu văn đã cho, sau đó lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để
điền vào chỗ trống sao cho hợp lí.
Ví dụ 4 :  Mở rộng vốn từ : Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi (Tuần 22)

Bài tập 2 : Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau :
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài tập yêu cầu học sinh đặt đúng dấu phẩy vào trong câu cho sẵn, nghĩa là
yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để tách được bộ phận chính

skkn


của câu và thành phần phụ trong câu hay giữa các bộ phận giữ chức vụ
giống nhau trong câu. Dạng bài tập này góp phần rèn luyện kĩ năng viết câu
cho học sinh.
Ví dụ 5 : Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm (Tuần 30)
Bài tập 2 : Trả lời các câu hỏi sau :
a) Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b) Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
c) Cá thở bằng gì?
Giáo viên có thể tổ chức thực hiện bài tập bằng cách “Hỏi – đáp”. Thông qua
bài tập, rèn cho học sinh kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ và tự tin khi giao
tiếp.
6/ Sử dụng trò chơi học tập :
Trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới
phương pháp dạy học. Nếu ta tổ chức cho học sinh vui chơi một cách hợp lí,
khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Thơng qua trị chơi học tập,  khơng khí
lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự
nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Khi sử dụng trị chơi học tập phải có nội
dung gắn với nội dung học tập, có luật chơi, có tính thi đua giữa cá nhân,
nhóm và phải đảm bảo an tồn khi chơi. Tơi đã sử dụng một số trị chơi như

tìm nhanh từ chỉ đặc điểm, trị chơi tiếp sức, trò chơi trắc nghiệm, trò chơi
trổ tài nhân hóa, trị chơi đốn từ,  trị chơi giải ơ chữ.
1.  Trị chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM”
* Mục đích:
  - Nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm.
  - Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt.
* Chuẩn bị:

skkn


  - 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ có các  từ  ngữ chỉ đặc điểm.
*Cách tổ chức:
Ví dụ : Bài Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?  (Tuần 14)
Bài 1 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
                                                    Em vẽ làng xóm
   Tre xanh, lúa xanh
                                                    Sơng máng lượn quanh
      Một dòng xanh mát
                                                    Trời mây bát ngát
                                                    Xanh ngắt mùa
thu.                                                                                                                                           
                                          
- Số đội chơi : 2 đội. Mỗi đội gồm 5 em tham gia. (HS cả lớp cổ vũ và làm trọng
tài)
- Thời gian chơi từ 3-5 phút
- Cách chơi:
+ Mỗi đội chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ trên: “Em vẽ làng
xóm…….mùa thu”
+ GV yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch một gạch dưới các từ

chỉ đặc điểm trong khổ thơ. Em đầu tiên lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đi
xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối
cho đến em cuối cùng. Trong thời gian như nhau, đội  nào xác định  được
đúng nhiều từ nhất thì được điểm cao. Mỗi từ xác định đúng được tính 1 điểm
(VD: xanh, xanh, bát ngát, xanh mát, xanh ngắt), mỗi từ xác định sai bị trừ 1
điểm. Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
2. Trị chơi: “ TIẾP SỨC”

skkn


 *Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ; rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thơng minh.
*Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi sẵn bài giải để bổ sung một số từ sau khi trị chơi kết thúc mà
các em chưa tìm được.
*Cách tở chức:
-Tổ chức cho 2 đội thi đua, với số học sinh của 2 đội bằng nhau.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên nhóm từ,yêu cầu các em kể
ra những từ thuộc nhóm đó. GV chỉ cần nêu tiếp sức bắt đầu: Lần lượt từng
học sinh của 2 đội nối tiếp nhau ghi lên bảng mỗi em 1 từ. Hết thời gian chơi
đội nào ghi nhiều từ và đúng thì sẽ chiến thắng.
 
Trị chơi này tơi thường dùng khi dạy các bài: BT1 tuần 4; BT1 Tuần15; BT1
tuần 16;  BT2 tuần 26; BT1 tuần 31; BT1 tuần 34; …
3. Trị chơi :“TRẮC NGHIỆM”
* Mục tiêu:
- Ơn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận
xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.
- Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.

 *Chuẩn bị:
 - GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
-  HS: thẻ đúng , sai.
*Cách tổ chức:
 Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài.

skkn


- Cách 1: GV lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, HS sử dụng bảng nhận xét để trả
lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó
thắng cuộc.
- Cách 2: GV cho HS tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, HS kiểm tra bài làm
của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết.
+ Với trị chơi này, tơi có thể sử dụng vào tất cả các bài tập về so sánh, nhân
hố, ơn về các dấu câu, mẫu câu.
Trò chơi này giúp HS biết đánh giá bài làm của mình, GV kiểm tra bài làm của
HS một cách nhanh gọn hơn.
4. Trò chơi: “TRỔ TÀI NHÂN HÓA”:
*Mục tiêu: Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hố và tạo nhanh cụm từ
có dùng biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng
nhanh.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa và
một số cách nhân hóa các đối tượng này (gọi tên như người, có hành động,
đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trị như người).
*Cách tở chức:
- Chia lớp thành hai đội (A,B), GV(hoặc mời 2 HS) làm trọng tài.
- 1HS đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại.
-  Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng sẽ đạt

được 10 điểm.
-  Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều điểm hơn đội đó tài hơn và thắng
c̣c.
- Tơi thường sử dụng trong khi dạy các bài Luyện từ và câu có nội dung về
biện pháp nhân hố như BT1 tuần 19, BT 1 các tuần 21, 25, 33,…

skkn



×