Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA BÌNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỢT SỚ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH
LỚP 1”

Tác giả: Vũ Thị Chinh
Trình độ chun mơn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi cơng tác: Trường Tiểu học Nghĩa Bình

Tháng 5 năm 2019
1

skkn


1. Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong việc dạy học môn Tiếng Việt và các
môn học khác cho học sinh lớp 1.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2018 đến ngày 10 tháng 5 năm 2019
4. Tác giả: Vũ Thị Chinh
Năm sinh: 1974
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Bình - Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Bình


Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Bình.
Địa chỉ: xã Nghĩa Bình – huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định

2

skkn


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN CHỮ VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 1
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ngày đầu tiên, khi con vào lớp 1 bất kỳ một phụ huynh nào cũng mong muốn,
mơ ước con mình trở thành 1 học sinh “ Văn hay chữ tốt”. Đó khơng chỉ là mong
muốn mơ ước viết chữ đúng và đẹp của tất cả các bậc phụ huynh, của các em học
sinh, mà cả thầy cô giáo. “ chữ tốt” là ở đây là nói đến chữ viết đúng, viết đẹp.
Như chúng ta đã biết môn học nào cũng liên quan đến chữ viết. Chính vì thế chữ
viết rất quan trọng đối với học sinh nói riêng, mọi người nói chung.
Viết đúng, viết đẹp, đúng tốc độ, rõ ràng là điều kiện để các em học tốt các môn
học khác. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo
đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để cải tiến phương thức dạy học chữ
viết cho học sinh.
Tuy nhiên một số học sinh vẫn viết sai, viết chậm, viết xấu điều đó sẽ ảnh
hưởng tới các mơn học khác. Dạy học sinh viết chữ đẹp là góp phần vào việc rèn
cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, thẩm mỹ, kiên trì, sáng
tạo.
“ nét chữ- nết người” nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chính vì thế tơi

chọn đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” nhằm nâng cao chất lượng viết chữ
đúng và đẹp cho học sinh.
Trong bậc Tiểu học, lớp 1 là nền tảng cho các lớp học trên, chính vì thế chữ viết
của học sinh lớp 1 rất quan trọng. Thực tế hiện nay chữ viết của các em ở bậc Tiểu
học phần đa là rõ ràng, đúng mẫu. Song bên cạnh đó cịn một số em viết chữ nét
chưa đều, chưa đúng khoảng cách, chưa bám dòng, … học sinh còn sử dụng nhiều
loại bút để viết bài, nên còn nhiều hạn chế trong việc viết chữ đúng và đẹp.
Để nâng các chất lượng chữ viết cho học sinh tôi, tôi đã tham khảo một số
phương pháp của bạn đồng nghiệp, của các nhà nghiên cứu, học hỏi cái hay, cái
3

skkn


đúng, tìm ra được những hạn chế, từ đó biết cải thiện áp dụng vào lớp của mình để
dạy, rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 của tôi hiệu quả hơn.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Thực trạng:
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa nắm được cách viết các nét cơ bản, chưa nắm được quy
trình viết chữ cái, quy trình viết liền mạch chữ ghi tiếng.
- Một số em ngồi sai tư thế, cầm bút sai
- Một số em chưa thực sự thích viết hoặc không có sự cố gắng viết đẹp( viết cho
xong nhiệm vụ)
- Một số em do nhận thức chậm, viết chậm
- Một số em kỹ năng đưa nét bút cứng, khó khăn.
- Một số em chuẩn bị bút viết chưa đúng yêu cầu.
- Tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1: Hiếu động, nhanh nản, khơng kiên trì trong việc
rèn chữ viết hàng ngày.

* Về phụ huynh học sinh:
- Một số phụ huynh khơng kiên trì trong việc hướng dẫn cho con cầm bút, luyện
viết đúng và đẹp.
- Kỹ thuật viết và hướng dẫn con tỉ mỉ về nét chữ còn hạn chế.
b. Thuận lợi:
* Giáo viên:
- Được sự giúp đỡ của BGH trường, của tổ chuyên môn, được dự giờ, thảo luận
chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp, áp dụng quy trình dạy tập viết vào quá trình
luyện chữ viết đúng và đẹp cho học sinh của mình.
- Bản thân tơi là một giáo viên dạy lớp 1 lâu năm (25 năm dạy lớp 1) nên hiểu
được tâm lý học sinh và có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong việc dạy viết cho
học sinh
* Học sinh:
- Lớp ít học sinh: 22 học sinh
4

skkn


- Phụ huynh quan tâm, hợp tác với giáo viên để chuẩn bị đồ dùng học tập cho các
con rất tốt, đầy đủ về vở viết, bút viết theo yêu cầu của giáo viên.
- Đa số các em ngoan ngoãn, nghe lời giáo viên
c. Khó khăn
* Học sinh:
- Một số học sinh cá tính hiếu động ngại viết, viết cho xong nhiệm vụ, thiếu sự nắn
nót, tỉ mỉ. Một vài em do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà,
cho nên ý thức học cũng như chuẩn bị đồ dùng chưa đáp ứng theo yêu cầu.
- Một số học sinh cầm bút sai, thành tật rất khó sửa.
* Giáo viên:
- Việc cá thế hóa học sinh một cách hiệu quả trong từng tiết học ln là bài tốn

khó với giáo viên lớp 1 vể khâu tổ chức lớp.
- Việc rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh là cả một quá trình mà giáo viên phải
kiên trì từng ngày.
- Giáo viên phải thường xuyên rèn chữ viết của mình, chữ viết của giáo viên phải
đẹp, đúng, chuẩn, thì việc sửa cho học sinh mới có hiệu quả.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Thấy hiệu quả chữ viết của học sinh chưa được như mong đợi, tôi cũng rất trăn
trở mong muốn tìm ra được giải pháp để diều chỉnh cách dạy của giáo viên và cách
học của học sinh với hi vọng nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
Căn cứ vào những khó khăn và thuận lợi với mục đích đề tài được đặt ra cùng
với những nguyên nhân nêu trên, tôi đưa ra một số giải pháp, biện pháp đê góp
phần giúp học sinh viết chữ đúng và đẹp như sau.
a. Chuẩn bị đồ dùng cho học sinh
- Vở: Nên cho học sinh viết vở chống lóa, ô li rõ ràng, cụ thể viết loại giấy 5 sao,
6 sao chất lượng tốt. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh từ đầu năm học mua loại
nào.
- Bút:
+ Kỳ I viết bút chì: Nên cho học sinh viết loại chì 6 cạnh, dễ cầm, ruột chì khơng
cứng q, khơng mềm q, đầu chì ln được vót nhọn, vót dài khoảng 2cm.
5

skkn


+ Bút mực: Khi học sinh chuyển sang viết bút mực. tôi hướng cho phụ huynh
nên mua loại bút nhẹ, ngịi lộ nhiều, khơng nên mua loại bút phần nhựa trùm gần
hết phần ngịi, khi viết che hết tầm nhìn dòng kẻ li.
+ Mua loại bút thay được ngòi để tính hiệu quả kinh tế cho phụ huynh, vì các em
học sinh lớp 1 hay bị rơi bút, hỏng ngòi.
Tuy nhiên trong lớp khơng phải em nào cũng có thể viết được bút mực ngay,

một số em phải cho viết bút chữ A một thời gian rồi mới chuyển sang bút mực
được, hoặc có em do có tật ở tay nên phải cho dùng bút chữ A.
b. Các phương pháp dạy học
* Phương pháp trực quan
- Chữ mẫu rất quan trọng diễn ra ở tất cả các tiết dạy tập viết, đây là điều kiện để
các em viết đúng . Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu, đúng quy
định, rõ ràng, đẹp.
- Theo kinh nghiệm của tôi, giáo viên viết mẫu trực tiếp lên bảng đề học sinh quan
sát là tốt nhất ( phù hợp với giáo viên viết chữ đúng và đẹp). Vì học sinh được
quan sát giáo viên viết mẫu, nghe phân tích cấu tạo chữ, giáo viên vừa viết, vừa
phân tích cho học sinh quan sát, và nêu lại quy trình viết.
- Ngồi ra, giáo viên sưu tầm một số bài viết đẹp cho học sinh quan sát, nhận biết
chữ viết đúng và cảm nhận được cái đẹp để học sinh có hứng thú học hơn.
* Phương pháp đàm thoại gợi mở.
+ Học sinh phân tích chữ cái gồm những nét nào, độ cao của từng con chữ ( học
chữ cái)
+ Khi học vần, tiếng thì phân tích chữ đó gồm những chữ nào cao 2 li rưỡi, chữ
nào, vần nào cao 1 li, chữ nào cao 1 li rưỡi, chữ nào cao 2 li.
Học sinh phân tích, so sánh những nét nào giống và khác nhau.
* Phương pháp luyện tập.
- Viết trên khơng: Giúp học sinh định hình quy trình viết
- Viết bảng con: Bảng có dịng kẻ tương ứng giống như vở kẻ li để giáo viên
hướng dẫn từ bảng tay sang vở có sự đồng nhất; học sinh dễ hiểu.
- Luyện viết trong vở Tập viết: Rèn học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp.
6

skkn


- Viết vở kẻ li: Vở dòng kẻ rõ ràng khơng bóng q, chì ln được vót nhọn đầu,

bút mực dễ viết ( yêu cầu chuẩn bị vở, bút như phần trên đã nói)
c. Chuẩn bị tư thế tập viết
* Tư thế ngồi viết
Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, khơng tì ngực vào cạnh
bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25cm- 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn
bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở khơng xê dịch khi viết. Cánh tay phải
cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có
thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
Mẫu tư thế ngồi viết:

7

skkn


* Cách cầm bút
Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bàng ba ngón tay ( ngón cái, ngón
trỏ, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái
giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba
điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động
tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay.

8

skkn


* Vị trí đặt vở khi viết chữ
Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30o (Nghiêng về bên
phải) sở dĩ phải đặt vở như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ viết là

vận động từ trái sang phải
d. Nhận biết cấu tạo trang vở kẻ li
* Trong chương trình mơn tiếng việt 1 chữ viết được chia thành hai giai đoạn: Giai
đoạn 1 thuộc kỳ I chữ viết cỡ nhỡ (2 li); giai đoạn II chữ viết cỡ nhỏ( 1li).
Sau đây là một số biện pháp cũng như kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh ở
giai đoạn I giúp học sinh nhận biết dịng kẻ, đường kẻ. ly. ơ ly .
5

12
11
10
9
8

7
6

9

skkn


Ghi chú:
1- Đường kẻ 1
2- Đường kẻ 2
3- Đường kẻ 3
4- Đường kẻ đậm trên
5- Đường kẻ dọc
6- Đường kẻ đậm dưới
7- Một ô li

8- Li thứ 1
9- Li thứ 2
10- Li thứ 3
11- Li thứ 4
12- Li thứ 5
- Cho học sinh nhận biết 1 trang vở có nhiều dịng vở, 1 dịng có 4 li và có các
đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, li , ôli. Khi dạy phần này giáo viên cho từng học
sinh lên bảng chỉ và nhận biết dòng vở. Một số học sinh nhận thức chậm sẽ phải
nêu lại phần nhận biết dòng vở rất nhiều lần để sau này khi nói đến điểm đặt bút,
dừng bút ở tọa độ nào các em sẽ dễ dàng nhận biết.
* Cách xét tọa độ trên dòng kẻ phải dựa vào đường kẻ ngang, đường kẻ dọc và các
ôli để định hướng
e. Phương pháp dạy các nét cơ bản
Trong giai đoạn đầu của học kỳ I học sinh học viết các nét cơ bản ; tôi phân các nét
cơ bản thành các nhóm nét cơ bản.
e1. Nhóm nét thẳng, nét ngang, nét xiên :
- Quy trình dạy như sau
+ Giáo viên viết mẫu.
+ Học sinh nhận xét độ cao: dài (2ly)
+ Giáo viên vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết

10

skkn


(Ví dụ nét xiên phải (

)


Đặt bút từ dòng kẻ ngang 2 đưa nét bút xuống dòng kẻ đậm dưới nhưng đưa xiên
một ôly về phía trái
+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình viết .
+ Học sinh thực hiện viết trên bảng tay, viết vào vở kẻ ôly.
Khi học sinh viết nhóm nét này trong vở kẻ ôly học sinh thường mắc lỗi là điểm
đặt bút chưa chính xác đưa nét chưa thẳng (bị cong)
Tôi giúp học sinh xác định điểm đặt bút chính xác, đưa nét thẳng, khơng ấn bút vì
khi ấn bút q dẫn đến nét bút khơng thẳng như ý muốn.
e2. Nhóm móc ngược, nét móc xi, nét móc hai đầu: (

,

,

)

- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nhận xét: Độ cao, độ rộng
+ Giáo viên viết mẫu lần 2 vừa viết vừa nêu quy trình viết.
VD: Nét móc ngược: Đặt bút từ đường kẻ thứ 2 đưa thẳng xuống đường kẻ đậm
dưới rồi lượn tròn đầu hất ngược lên rộng 1 ly và cao 1ly

( Tạo đường kẻ đậm phù hợp)
11

skkn


Với nhóm nét này, học sinh thường mắc lỗi là đưa nét lượn chuyển từ nét thẳng

sang nét hất xiên không được thon mà hay bị vuông. Giáo viên chỉ ra được lỗi sai
của từng em và cho các em luyện lại, giáo viên phải bắt tay cho học sinh vi nếu các
em viết chưa đúng mẫu.
e3.Nhóm nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín: ( , , )
- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nêu nhận xét: Độ cao, độ rộng
+ Giáo viên viết mẫu lần 2 vừa viết vừa nêu quy trình viết.
VD nét cong trái

Đặt bút bên dưới đường kẻ 2 một chút lượn cong về phía tay trái hơn 1li lượn
xuống đường kẻ đậm dưới rồi lượn hất lên cao ½ ly (giữa li1) và lượn rộng hơn 1 li
(tức là giữa ôly bên cạnh) giáo viên vừa viết vừa chỉ cho học sinh.
+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại điểm đặt bút, lượn sang bên trái, đưa
xuống dịng kẻ đậm, rồi hất sang bên cạnh ½ ô
+ Chú ý cho học sinh viết lưng của nét cong dựa vào đường kẻ dọc để dễ căn
độ rộng của nét.
+ Khi dạy nhóm nét cong thường học sinh hay mắc lỗi là các điểm cong
không đều học sinh hay viết nhỏ hơn chữ mẫu hoặc nét lượn cong trên to, nét lượn
cong dưới bé.

12

skkn


+ Để giúp cho học sinh viết đúng và đẹp giáo viên phải chỉ rõ từng học sinh
sai ở đâu và cho học sinh viết lại nhiều lần, nếu cần thiết giáo viên bắt tay học sinh
viết cho quen.
+ Khi luyện vở kẻ li giáo viên phải viết mẫu đầu dòng bằng mực đỏ để học

sinh học tập được chữ viết đúng và đẹp của cô giáo( nhất thiết chữ mẫu của cô phải
đúng và đẹp) điều này giúp cho học sinh có rất nhiều cảm hứng khi luyện chữ cùng
cô giáo.
e4. Nét khuyết trên, khuyết dưới, khuyết kép:
- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nêu nhận xét: Độ cao: Nét khuyết trên cao 5li, nét khuyết dưới
kéo xuống dưới 3 li .
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: vừa viết vừa nêu quy trình viết.
VD nét khuyết trên

Để viết được nét này, trước khi viết ta phải chấm điểm chuẩn, chấm tại điểm
giao nhau của đường kẻ ngang 2 với đường kẻ dọc. Điểm này chính là điểm giao
nhau giữa nét xiên và nét thẳng của nét khuyết trên.
Điểm đặt bút tại đường kẻ ngang 1 và giữa ôli (giáo viên vừa nói vừa chỉ cụ thể
vào nét thì học sinh dễ nhớ và hiểu)

13

skkn


+ Chú ý độ cao của nét khuyết trên là 5li, khi viết nét xiên cao hết li thứ 4 thì
lượn nét bút cong về bên trái và lượn xuống theo dòng kẻ dọc xuống tận dòng kẻ
đậm ngang đưới, đầu khuyết nằm ngang 1 ôli
+ Khi dạy nét khuyết học sinh thường mắc lỗi khi viết đầu khuyết chưa thon
đẹp, đưa nét xiên bị lệch nét do nét dài, nét kéo xuống dài 5li nên một số em viết
chưa thẳng, giáo viên nhắc học sinh khi viết nét thẳng thì đưa nét theo đường kẻ
thẳng cho dễ viết, một số em giáo viên cần bắt tay nhiều lần.
Khi viết vở kẻ ly, việc chấm điểm chuẩn hướng dẫn các em rất khó, cần tỉ mỉ

giáo viên đi chấm mẫu cho từng em và hướng dẫn đến khi các em tự làm được.
e5. Nét xoắn và nét thắt:
- Quy trình như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nêu nhận xét: Độ cao (2 li)
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Vừa viết vừa nêu quy trình viết.
Ví dụ dạy viết nét xoắn:

Điểm đặt bút từ đường kẻ ngang đậm dưới đưa xiên phải lên tới trên đường kẻ
2, sau đó lượn xoắn nhỏ về phía tay trái đưa nét sang tay phải.
- Học sinh được nêu lại quy trình viết theo câu hỏi gợi mở của giáo viên; ( đặt bút
tại điểm nào: đưa nét bút xiên theo phía tay nào (tay phải) dừng nét dể lượn xoắn
tại vị trí nào( tại bên trên đường kẻ 2)
14

skkn


Học sinh được luyện viết vào bảng con nhiều lần, viết vở tập viết in, luyện vào
vở kẻ li (trong tiết buổi 2)
- Khi dạy học sinh viết nhóm nét xoắn và thắt các em thường mắc lỗi ở nét đưa
xiên lên hay bị cong nét quá, và xiên ngang quá. Điểm xoắn thắt thường không rõ
hoặc to quá. Giáo viên giúp học sinh điều chỉnh nét xiên nghiêng vừa phải bằng
cách chấm điểm chuẩn ở điểm xoắn và điểm dặt bút, khi có điểm chuẩn rồi học
sinh sẽ dễ dàng đưa nét chính xác và dễ dàng hơn.
g. Phương pháp dạy chữ cái:
Sau khi học sinh học xong các nét cơ bản sẽ chuyển sang giai đoạn viết chữ
cái. Chữ cái được chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cong: o, ơ, ơ, c, e, ê, x
Nhóm 2: Nhóm phối hợp nét móc và nét thẳng: a,ă, â, d, đ, t

Nhóm 3: Gồm các nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, p, m, n
Nhóm 4: các nét cơ bản là nét khuyết: l, b, h k, y, g
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc, nét thắt: r, v, s
Đến thời điểm dạy chữ cái học sinh đã được viết các nét cơ bản một cách thành
thạo ở vở kẻ li. Giáo viên chỉ cần cho học sinh phân tích cấu tạo chữ cái gồm
những nét nào và cách nối giữa các nét cơ bản với nhau.
* Sau đây là quy trình dạy viết cữ cái theo các nhóm.
- Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cong o, ơ, ơ, c, e, ê, x
VD dạy chữ x

- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng lần 1
+ Học sinh nêu cấu tạo chữ x: Độ cao (2 li), độ rộng (3li).
Gồm 2 nét (nét cong phải, nét cong trái)
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Giáo viên vừa viết vừa nêu quy trình viết chữ x:

15

skkn


Đặt bút từ dưới dòng kẻ ngang 2 và giữa ô li lượn cong bên phải sao cho
điểm cong nhất nối vào giữa ô li và hơi lượn cong sang tay trái sát dòng kẻ đậm
dưới ta được nét cong phải.
Nét cong trái: Đặt bút từ giữa ô li bên phải, lượn cong sang trái sao cho 2
nét cong trùng sát điểm cong nhất sau đó lượn cong xuống dịng kẻ đậm rồi hất
xiên lên ½ li và sát đến dòng kẻ dọc kế tiếp.
+ Khi dạy chữ x giáo viên cho học sinh chấm điểm chuẩn ( như hình vẽ), để
học sinh xác định được vị trí điểm gặp nhau của 2 nét cong.
+ Học sinh thường mắc lỗi khi viết chữ x là: nét cong không đều, nét lượn

cong ở trên và ở dưới thường không đúng. Giáo viên cho học sinh nhận thấy điểm
đạt bút ở giữa ô li, điểm kết thúc ở sát đường kẻ dọc , tức là phần cong trên bé hơn
phần cong dưới một chút.
+ Giáo viên chú ý cách ngồi viết, cầm bút của học sinh nếu học sinh ngồi
viết cầm bút sai, giáo viên phải chỉnh sửa ngay.
Nhóm 2: Nhóm phối hợp các nét móc và nét thẳng.
VD dạy viết chữ a:

- Quy trình như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nêu nhận xét: Độ cao, độ rộng (cao 2 li, rộng hơn 2 ôli) gồm
mấy nét: (gồm 2 nét, nét cong kín và nét móc ngược)
16

skkn


+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại nét cong kín có độ cao 2 li, độ rộng 1,5
ơli, nét móc ngược cao 2 li
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Vừa viết vừa nêu quy trình viết chữ a: Đặt bút
tại điểm bên dưới đường kẻ ngang 2 và cạnh đường kẻ dọc lượn sang bên trái đưa
nét cong trái vào giữa ôli để canh cong phải trùng sát với đường kẻ dọc. Sau đó
viết nét móc ngược trùng với đường kẻ dọc và cạnh cong phải, mục đích tạo nét
móc ngược cho thẳng
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng tay, viết vở tập viết in, viết vở kẻ
li (viết vào buổi 2).
Trong quá trình học sinh viết giáo viên chú ý cách ngồi viết, cách cầm bút của
học sinh. Học sinh nào chưa ngồi đúng, cầm bút đúng giáo viên chỉnh sửa kịp thời.
+ Khi viết nhóm 1 học sinh thường hay mắc lỗi độ rộng nét cong trịn q bé
hoặc chưa có độ thon đều .

Giáo viên trực tiếp kiểm tra chỉnh sửa giúp các em lỗi sai này. Những em có lỗi
sai nét cong tròn bé là do nét cong trái nằm chưa chính giữa ô li lùi sang bên phải
ô quá , cho nên nét cong trịn sẽ bị nhỏ hơn quy định.
*Nhóm 3: Nhóm các nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, p, m, n
VD dạy viết chữ n:

- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lần 1
+ Học sinh nêu cấu tạo chữ n : Độ cao (2 li), độ rộng (3,5 ơli).Gồm 2 nét:
(nét móc xi và nét móc 2 đầu)
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Giáo viên vừa viết vừa nêu quy trình viết :
17

skkn


Đặt bút tại ½ ơ li sát đường kẻ dọc sau đó lượn trịn đều sang tay phải tới dịng kẻ
dọc bên phải thì đưa nét bút xuống tới dịng kẻ đậm ngang dưới ta được nét móc
xi. Trước khi viết nét móc 2 đầu tơi hướng dẫn học sinh các chấm điểm chuẩn để
tạo độ rộng của nét móc 2 đầu: Điểm chẩn được chấm ở vị trí trên đường kẻ 2 ở
giữa ơ li, điểm này nét móc 2 đầu sẽ đi qua và tạo độ rộng của chữ n.

+ Khi học sinh viết chữ n thường mắc lỗi: Độ rộng bé quá hoặc to quá, nếu
không chấm điểm chuẩn, nếu học sinh chấm điểm chuẩn chính xác thì độ rộng sẽ
đảm bảo đúng.
Nhóm 4: Các nét cơ bản là nét khuyết l, b, h, k, y, g
Ví dụ dạy viết chứ h

- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng lần 1

+ Học sinh nêu cấu tạo chữ h: Độ cao (5 li)
Gồm 2 nét (nét khuyết trên , nét móc hai đầu)
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Trước khi viết mẫu giáo viên hướng dẫn chấm
điểm chuẩn ở hai vị trí: Vị trí 1 để viết nét khuyết trên, vị trí 2 chẩm ở dòng kẻ 2

18

skkn


giữa ô li kế tiếp, điểm chuẩn này tạo độ rộng nét móc 2 đầu : nét móc 2 đầu sẽ
được viết vào giữa ô li kế tiếp.

Giáo viên vừa viết vừa nêu quy trình viết:
+ Đặt bút tại đường kẻ 1 giữa ô li đi qua điểm chuẩn 1 đưa nét tới gần 5 li
lượn nét khuyết rồi đưa nét bút vào đường kẻ dọc, theo đường kẻ dọc đưa nét bút
xuống dịng kẻ ngang đậm dưới sau đó nhấn nét bút ngược lên tới dịng kẻ 1 thì
tách nét để tạo nét móc hai đầu lượn nét tới đường kẻ hai rồi đưa nét xuống qua
điểm chuẩn 2 xuống đường kẻ đậm ngang dưới lượn hất lên cao 1li , rơng 1 ơ li.
+ Khi dạy nhóm chữ có nét cơ bản là nét khuyết học sinh hay mắc lỗi ở nét
khuyết trên, hay khuyết dưới nét chưa thon, hay bị vuông đầu khuyết hoặc bé quá
chưa đủ độ rộng 1 ô li .
Nét khuyết là một nét khó viết với học sinh, để có được nét khuyết đẹp, ngoài
việc hướng dẫn học sinh viết bảng con, viết ở tập viết in còn phải cho học sinh
luyện vở kẻ li rất nhiều. Giáo viên viết mẫu đầu dòng vở bằng mực đỏ cho học
sinh. Học sinh nào viết chưa đúng giáo viên phải bắt tay cho học sinh, chỉ ra được
chỗ đưa nét bút còn sai, chưa đẹp. Việc viết mẫu cũng rất quan trọng, vì vậy tơi
ln ý thức phải viết chuẩn, viết đẹp.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc, nét thắt: r, s, v .
Ví dụ : dạy viết chữ r


19

skkn


- Quy trình dạy như sau:
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng lần 1
+ Học sinh nêu cấu tạo chữ r: Độ cao hơn 2 li rộng 2,5 ô li gồm 3 nét : Nét
xiên, nét xoắn, nét móc ngược
+ Giáo viên viết mẫu lần 2: Để viết được chữ r chước khi viết ta phải chấm
điểm chuẩn , điểm chuẩn được chấm tại điểm giao nhau giữa hai đường kẻ: đường
kẻ dọc và đường kẻ hai (hình vẽ)

Sau khi có điểm chuẩn ta đặt bút tại đường kẻ đậm ngang dưới giữa ô li, đưa
nét bút xiên lên tới điểm chuẩn rồi xoắn nét (nét xoắn nằm trên đường kẻ 2) sau
khi viết xoắn ta chuyển nét bút sang tay phải theo đường kẻ 2 tới đường kẻ dọc kế
tiếp đưa nét bút xuống chạm đường kẻ đậm dưới rồi hất xiên lên cao 1 li rộng 1 ô
li (nét thứ 2 chính là nét móc ngược)
Khi dạy chữ r học sinh thường mắc lỗi ở nét thứ nhất. Khi đưa nét xiên học
sinh hay viết nét bị cong quá hoặc một số em viết thẳng quá chữ sẽ bị cứng không
đẹp.
+ Giáo viên hướng dẫn viết nét này hơi cong một chút tạo độ mềm của chữ.

20

skkn


Đến nét xoắn một số em hay mắc lỗi viết nét xoắn nằm trên đường kẻ 2.

+ Giáo viên phải hướng dẫn các em – nét xoắn nằm bên trên dòng kẻ 2, giáo
viên làm mẫu và chỉ cụ thể cho từng em mắc lỗi để các em sửa.
Giáo viên chỉ cho các em thấy được chữ r có độ cao hơn 2 li , phần cao nhất
chính là nét xoắn
* Dạy học sinh viết chữ ghi tiếng
Sau khi học sinh đã được hướng dẫn và có kỹ thuật viết chữ ghi âm, chữ ghi vần
thì sang phần viết chữ ghi tiếng giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh cách viết
liền mạch các con chữ .
Ví dụ: Dạy học sinh viết chữ “nhỏ”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết liền mạch từ chữ n sang chữ h, sau đó
viết chữ o chạm nét hắt của chữ h .
- Giáo viên vừa viết mẫu vừa nói quy trình nối liền mạch cho học sinh quan sát.
Khi dạy cách viết chữ ghi tiếng nhỏ học sinh thường mắc lỗi : nét hất của chữ h
dài quá khi đặt chữ o bên cạnh thì nét hất dài nằm bên trong chữ o, hoặc nét hất
của chữ h hẹp, ngắn lúc đó khoảng cách giữa chữ h và chữ o gần sát nhau. Khi
biết được lỗi của học sinh, tôi quyết tâm phải sửa bằng được cho các em, có như
vậy chất lượng chữ viết mới cải thiện.
Sau khi học sinh học song kỳ II, chữ sẽ chuyển sang cỡ nhỏ (1li). Trong thời
điểm này học sinh phải có giai đoạn luyện cỡ chữ 1li. Để luyện cỡ cữ nhỏ (1 li ) ta
chia chữ cái theo nhóm chữ :
Nhóm 1: Các chữ có độ cao 1 li: : c, o, ơ, ơ , a, ă, â, i, e, ê, u, ư, n, m
Nhóm 2: Các chữ có độ cao 1 li rưỡi: t, r, s
Nhóm 3: Các chữ có độ cao 2 li rưỡi: h, b, l, k
Nhóm 4: Các chữ kéo dài phía đưới: y, g, p, q
Chữ y, g kéo dài bên dưới dòng kẻ đậm là 1,5 li.
Chữ p, q kéo dài phía đưới đường kẻ đậm là 1 li.
Nhóm 5: Các chữ có độ cao 2 li: d, đ
Nhóm 6: Nhóm chữ ghép: ch, ph, th, nh, gi, tr, kh, ng, ngh

21


skkn


Học sinh sẽ được luyện viết vào vở kẻ ô li các chữ ghi âm, mỗi chữ ghi âm các em
sẽ được viết từ 5 đến 10 dòng. Giáo viên phải viết mẫu cho từng em, có thể chỉ viết
1 chữ ở một đầu dòng, còn dòng dưới các em viết tương tự.
Hướng dẫn viết theo nhóm .
Nhóm 1: Các chữ có độ cao 1li.
(o, ơ, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, m, n)
Ví dụ: dạy viết chữ a:

- Giáo viên viết mẫu lên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét độ cao chữ a: Cao
1li,
gồm 2 nét; Nét cong kín và nét móc ngược; Nét cong kín có độ rộng gần 1 ơ li và
cao 1li. Nét móc ngược đặt bút từ dịng kẻ 1 đưa xuống dòng kẻ ngang đậm dưới
và hất cao 1,2 li rộng ½ li.
Các con chữ cịn lại có nét móc ngược cũng viết tương tự như thế.
Các chữ: e, ê, i, ư, m, n, v, u điểm đặt bút là ½ li thứ nhất.
Học sinh viết nhóm chữ này thường mắc lỗi ở điểm đặt bút. Thường các em đặt
bút thấp quá (điểm đặt bút sát dòng kẻ đậm dưới)

22

skkn


Khi đó giáo viên sẽ phải hướng dẫn trẻ tỉ mỉ chính xác điểm đặt bút cho đúng.
Những em nào viết chưa đúng giáo viên phải viết mẫu, bắt tay và chỉ rõ chỗ chưa
được.

Nhóm 2: Nhóm các con chữ có độ cao 1,5 li (t, r, s)
Ví dụ dạy chữ t:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ t:
Chữ t có độ cao 1 li và nửa li nữa (điểm cao nhất của chữ t nằm ở giữa li thứ 2)
Đặt bút từ ½ li thứ 1 viết xiên lên giữa li thứ 2 và nhấn bút đưa nét xuống dịng kẻ
đậm ngang và hất lên cao ½ li (nét thứ 2 chính là nét móc ngược) nét tiếp theo là
nét ngang rộng ½ li hoặc gần 1 li.
Nhóm 3: Nhóm các chữ có độ cao 2 li rưỡi ( l, b, h, k).
Ví dụ dạy viết chữ h:

23

skkn


- Giáo viên viết mẫu 1 học sinh nhận xét: độ cao 2li rưỡi ( 2 li và nửa li nữa), rộng
1 li rưỡi.
- Giáo viên viết mẫu lần 2: Vừa viết vừa nêu quy trình viết: Đặt bút tại ½ li thứ
nhất để viết nét khuyết trên, điểm cao nhất của nét khuyết trên là ở giưa li thứ 3.
Nét móc 2 đầu tách lượn từ ½ li thứ nhất. Nét móc 2 đầu rộng 1 ơ li, hất lên cao ½
li và rộng ½ li.
Học sinh viết nhóm chữ này thường mắc lỗi điểm đặt bút viết nét khuyết trên.
Nét móc 2 đầu tách ra thấp quá hoặc cao quá. Nếu tách ra thấp quá thì nét chữ bị
nhọn, nếu tách cao q nét chữ nhìn trịn và không được thanh nét
Khi học sinh mắc lỗi giáo viên sửa sai kịp thời cho các em, giáo viên chỉ trực tiếp
chỉ cụ thể từng nét sai cho học sinh, cần thiết em nào chậm quá giáo viên phải bắt
tay, viết mẫu để các em luyện thêm.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái kéo dài phía dưới dòng kẻ đậm ( y, g, p, q )


:

- Chữ y, g Nét khuyết dưới kéo xuống dưới dòng kẻ đậm 1,5 li

24

skkn


- Chữ p, q : Nét thẳng kéo xuống phía dưới dịng kẻ đậm 1li.
Khi viết nhóm nét này các em thường mắc lỗi; nét khuyết dưới kéo xuống chưa đủ
1,5 li hoặc dài 2 li. Giáo viên phải chỉ rõ cho các em thấy được đầu nét khuyết nằm
ở giữa ô li thứ 2 kể từ trên xuống. Nếu em nào khó sửa giáo viên chấm 1 điểm ở
giữa ô li thứ 2 mà nét khuyết dưới kéo dài dừng tại điểm đó.
Ví dụ: chữ y

* Nhóm 5: Nhóm các chữ có độ cao 2 li ( d , đ )

Nhóm chữ này có nét móc ngược cao 2 li, cịn quy trình và kỹ tḥt viết như
chữ a. Riêng chữ đ có nét gạch ngang dài gần 1 ô li, nằm giữa ô li thứ 2.

25

skkn


×