Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học hát dân ca hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.76 KB, 22 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1
HỌC HÁT DÂN CA HIỆU QUẢ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG:
1. Lý do chọn đề tài:
- Âm nhạc là món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với con người. Ngày nay, Âm
nhạc là một nhu cầu cần thiết trong đời sống cũng như trong học tập của trẻ. Vì vậy, Âm
nhạc đã trở thành mơn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thơng bắt đầu từ
các lớp ở Tiểu học.
- Âm nhạc sẽ giúp các em tìm được niềm vui, cảm thụ được nội dung giai điệu,
tiết tấu qua từng bài hát, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của
trẻ thêm phong phú. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm
xúc của các em, giúp trí tuệ, óc tưởng tượng phát triển, làm cho các em ngày càng gắn bó
với quê hương, đất nước…Tất cả những điều đó bước đầu giúp các em học sinh lớp 1
làm quen với một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen hát đúng, góp phần cùng
những mơn học khác giáo dục nhân cách, tính tập thể, kỉ luật, tính chính xác…làm cho
việc học tập ở trường có tính tồn diện, thăng bằng, hài hoà với các hoạt động học tập của
trẻ và đặc biệt duy trì các thói quen tốt trong học tập cũng như niềm say mê, yêu thích
Âm nhạc…
- Ngày nay, trẻ được tiếp xúc với Âm nhạc từ rất sớm. Ngay khi còn trong bụng
mẹ đến khi được chào đời, trẻ đã được nghe những câu hát ru, những bài hát dân ca ngọt
ngào, tha thiết, bước vào mẫu giáo trẻ đã tiếp cận với Âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi thông
qua nhiều phương tiện: Băng, đĩa, tivi, lời hát của bà của mẹ, của thầy cô,…nên việc học
Âm nhạc cũng khơng cịn mới mẻ so với các em. Đó chỉ là bước đầu của việc tiếp cận với
-1- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Âm nhạc, khi bước vào chương trình Tiểu học nói chung, lớp 1 nói riêng việc học Âm
nhạc phải theo một qui trình cụ thể, và được tìm hiểu sâu hơn, những yêu cầu được cụ thể
hơn, đặc biệt ở lớp học này sẽ là cơ sở, là nền tảng giúp các em học tốt môn Âm nhạc ở


các lớp tiếp theo, là bước ngoặt tạo cho các em niềm yêu thích khi học Âm nhạc.
- Một trong những nội dung học hát ở lớp 1 là học hát các bài hát dân ca.. Dân ca
là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ.
Tuy nhiên với chương trình mơn Âm nhạc bậc tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng thì
các bài hát dân ca đưa vào cịn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em lớp 1 về dân ca
chưa thật sự sâu rộng. Do đó các em ít có hứng thú khi học hát dẫn đến việc hát chưa
đúng hoặc thể hiện sắc thái bài chưa tốt, nhất là ở những chỗ luyến. Ở lứa tuổi này, trẻ rất
năng động, hiếu kì, dễ bắt chước và cũng dễ chán nản; đa số là các em chưa biết chữ,
thậm chí có những trẻ khơng thể phát âm rõ tiếng việt nên việc học hát dân ca rất khó
khăn. Thêm vào đó một số em lại là người dân tộc, thiếu sự quan tâm của gia đình, quen
hát theo lối tự do, tùy tiện nên hát không đúng tốc độ và giai điệu bài. Một số trẻ thì rất
lười chỉ lo trị chuyện với bạn hay làm việc riêng trong giờ học; thái độ học tập nhút nhát,
e dè, sợ sệt; chưa tự tin biểu diễn bài hát,… vì thế giáo viên dạy nhạc gặp rất nhiều khó
khăn trong q trình giảng dạy.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát dân ca của các
em học sinh khối 1 tại trường, kết quả khảo sát như sau:

Lớp

Sĩ số

Hoàn thành

Chưa hồn
thành

1/2

42


SL

%

SL

%

38

90,5

4

9,5

Thái độ
Thích

Khơng thích

39

3

-2- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn



1/3

41

37

90,2

4

9,8

39

2

1/4

39

34

87,2

5

12,8

37


2

Từ kết quả trên cho thấy số lượng học sinh học hát dân ca chưa tốt cịn rất đơng
điều này đã thơi thúc tơi tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp các em lớp 1
có thể học tốt hơn môn Âm nhạc.
2. Mô tả nội dung:
- Để các em thực sự hứng thú và học hát dân ca hiệu quả trong giờ học Âm nhạc
và cảm nhận được cảm giác học mà chơi, chơi mà học không nặng nề, không nhàm chán
nhưng lại hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp như sau:
* Giáo viên phải nắm vững quy trình dạy hát: Việc dạy thành công một bài
hát dân ca cần phải có một qui trình cụ thể, việc này sẽ giúp giáo viên tự tin hơn trước bài
giảng của mình đồng thời học sinh cũng dễ tiếp thu bài, dễ khắc sâu kiến thức kể cả học
sinh yếu.
* Đổi mới phương pháp giảng dạy: Ngoài những phướng pháp chung được sử
dụng trong tiết dạy thì đổi mới phương pháp dạy học là một biện pháp hết sức cần thiết
đối với người giáo viên. Khi giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học thì
một tiết học sẽ khơng cịn nhàm chán, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo; phát huy năng khiếu vốn có của bản thân; được tham gia học hỏi, hợp tác cùng
các bạn trong lớp; được biết thêm những kiến thức bổ ích và khắc sâu được kiến thức bài
học như ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy, vận dụng 1 số kĩ thuật dạy học
tích cực, sử dụng trị chơi Âm nhạc,... Bên cạnh đó giáo viên cần phải chú ý nhiều đến
việc tích hợp trong giảng dạy, tăng cường trực quan, phát triển năng lực cảm thụ Âm
-3- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


nhạc vì đây là những yếu tố cần thiết và góp phần tăng hiệu quả cho việc đổi mới phương
pháp giảng dạy Âm nhạc.
* Sử dụng nhạc cụ trong giờ học: Âm nhạc gắn liền với âm thanh, vì thế nhạc

cụ là phương tiện không thể thiếu trong giờ học hát dân ca . Sử dụng nhạc cụ được cấp và
tự làm thường xuyên giúp tiết học sinh động hơn, dễ khắc sâu kiến thức và có thể hình
thành kĩ năng sử dụng nhạc cụ Âm nhạc.
* Tập trình bày – vận động – biểu diễn: Đây là 3 hình thức giúp học sinh tự
tin khi đứng trước đám đông, tự tin thể hiện năng khiếu bản thân. Tạo cơ hội cho các em
hợp tác, trao đổi, học hỏi với các bạn, biết nêu lên ý kiến của bản thân, biết nhận xét cái
đúng – sai, và hình thành kĩ năng hát múa cho các em.
* Lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào tiết dạy: Dạy Âm nhạc
không chỉ dạy các em hát, múa mà thông qua Âm nhạc hình thành cho các em kĩ năng
sống; giáo dục, phát triển những thái độ, tình cảm đúng đắn; hiểu biết thêm về kiến thức
Âm nhạc, cuộc sống,…
* Tổ chức giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa: Đây là biện pháp giúp các em
thích thú hơn trong giờ học hát dân ca, các em sẽ có điều kiện học hỏi từ các bạn khác, có
điều kiện khẳng định mình, hình thành kĩ năng tự tin trước đám đơng, phát huy năng
khiếu bản thân, giúp giáo viên tìm ra những cá nhân có năng khiếu để bồi dưỡng.
* Khen thưởng: Biện pháp này nhằm động viên tích cực đối với các em học
sinh đặc biệt là lớp 1.Ở bất cứ đối tượng nào, bất cứ mơn học nào thì khen thưởng cũng là
điều giáo viên nên sử dụng thường xuyên trong mỗi tiết học, khen thưởng sẽ giúp các em
cảm thấy vui hơn, tự tin hơn, hình thành kĩ năng tự phấn đấu cho bản thân, và thích thú
hơn khi học tập.
-4- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Đối với trẻ Tiểu học nói chung học sinh lớp 1 nói riêng các em rất thích ca hát. Để
giúp các em có cảm nhận sâu sắc về các bài hát dân ca cũng như giúp các em hoàn thành
tốt hơn việc học bộ mơn Âm nhạc của mình tơi xin trình bày cụ thể hơn về những biện
pháp vừa được nêu trên trong phần giải pháp dưới đây.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giáo viên phải nắm vững quy trình dạy hát:
Thơng thường quy trình gồm các bước như sau:
+ Giới thiệu bài hát.
+ HS nghe hát mẫu (băng đĩa nhạc hoặc GV trình bày)
+ Đọc lời ca
+ Luyện thanh.
+ Dạy hát từng câu.
+ Hát cả bài.
+ Sử dụng một vài cách hát tập thể: Hòa giọng, lĩnh xướng, đối đáp, nối tiếp.
+ Trình bày bài hát: Khác với hát cả bài, quan điểm trình bày bài hát được hiểu là
việc nâng cao giá trị nghệ thuật của bài hát bao gồm: có nhạc đệm, hát đúng sắc thái, tốc
độ phù hợp, sử dụng cách hát tập thể, có câu dạo đầu, dạo giữa bài và kết thúc…
+ Hát kết hợp các hoạt động: gõ đệm, vận động, múa, trò chơi…
+ Tập biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca.
+ Củng cố: Ơn luyện bài hát theo tổ, nhóm và cá nhân.

-5- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Nắm vững qui trình dạy hát giáo viên sẽ khơng phải lúng túng khi giảng bài, như thế
bài giảng sẽ có hệ thống, có khoa học, có hiệu quả cao hơn, học sinh dễ tiếp thu bài nhất
là các em học sinh yếu.
Ví dụ: Dạy học hát “Lí cây xanh”- Dân ca Nam bộ, theo như qui trình giáo viên cần
giới thiệu cho học sinh biết đây là bài hát dân ca của Nam Bộ, bài hát có giai điệu vui
tươi, khi hát cần chú ý những chỗ luyến…hoặc có thể cho học sinh xem tranh ảnh, băng
đĩa vùng Nam bộ giúp học sinh có thêm hiểu biết, hứng thú khi bắt đầu học hát …Sau đó
giáo viên sẽ cho các em nghe bài Lí cây xanh trước khi dạy để các em có thể cảm nhận
được giai điệu bài hát như thế việc dạy hát sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Giáo viên không thể cho các em hát cả bài khi chưa dạy từng câu hát, cũng như chưa
đọc được lời ca theo tiết tấu bài hát. Đối với lớp 1 các em chưa thể đọc được thì việc dạy
qua lối truyền khẩu là chủ yếu, vì thể việc đọc lời ca theo tiết tấu là việc làm cần thiết, khi
đọc lời ca nhiều lần các em sẽ dễ thuộc bài tại lớp, học hát dễ hơn khi đã quen với tiết tấu
của bài. Tiếp theo là việc dạy từng câu, thơng qua từng câu giáo viên có thể hướng dẫn,
nhắc nhở, chỉ ra được những chỗ cần lưu ý khi hát ở mỗi câu, ví dụ “Chim đậu trên
cành”, các em học sinh phải chú ý hát đúng chữ “đậu” và “trên” vì có luyến”,…như thế
khi hồn thành cả bài các em sẽ không phải hát sai, giáo viên và học sinh sẽ khơng thấy
mất hứng và khó chịu khi phải nghe một bài hát không đúng.
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, giáo viên có thể thay đổi trình tự các bước này. Qui
trình trên khơng thể thực hiện tất cả trong một tiết học. Vì một bài hát thường học trong
hai tiết: + Tiết 1: Chủ yếu dạy cho các em nắm được bài hát.
+ Tiết 2: Cho các em hát kết hợp một số hoạt động và tập biểu diễn.

-6- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Mặc dù vậy, đối với tiết ôn hát giáo viên cũng không nên tùy tiện đổi các bước dạy
một cách không phù hợp, không thể cho học sinh biểu diễn rồi mới cho học sinh ôn lại
bài hát. Để học sinh biểu diễn tốt thì trước tiên các em phải thuộc bài, hát tốt và đúng giai
điệu của bài, vì thế giáo viên nên thực hiện đúng qui trình là cho các em ôn lại bài hát rồi
mới biểu diễn.
Đối với những bài hát ngắn, dễ thuộc thì ngay trong một tiết đã có thể tổ chức cho
các em hoạt động vui chơi kết hợp với bài hát. Chẳng hạn bài “Lí cây xanh” thì khi dạy
hát xong giáo viên có thể cho các em tập đứng hát trước lớp và vận động theo nhạc một
cách đơn giản, hoặc bài “Quê hương tươi đẹp” giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi
tiếp sức, hai đội A và B vừa hát vừa đính thẻ từ sắp xếp đúng thứ tự câu hát của bài, như
thế các em vừa được giải trí vừa giúp các em thuộc bài tại lớp, tiết học sẽ sinh động hơn

nhiều.
Tóm lại, qui trình dạy hát giáo viên cần nắm vững để không phải mất thời gian khi cứ
loay hoay không biết sẽ dạy như thế nào hay dạy cái gì trước, cái gì sau. Giáo viên có thể
uyển chuyển các bước dạy sao cho phù hợp với từng bài, từng nội dung, từng lớp học để
tiết học mang lại hiệu quả hơn.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Phương pháp dạy môn hát nhạc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối
lớp 1 nói riêng là khoa học sư phạm. Để dạy tốt đặc trưng bộ mơn này giáo viên cần có
những kiến thức về Âm nhạc vững vàng và biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy
học để đạt được những thành cơng trong tiết dạy của mình. Ngồi các phương pháp
chung thường được sử dụng, giáo viên không ngừng tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo ra
những hình thức, phương pháp nhằm giúp học sinh u thích mơn học hơn, và học ngày
một tốt hơn.
-7- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Giáo viên có thể dạy hát dân ca bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin. Một tiết học
sẽ sinh động hơn khi có nhiều hình ảnh thật, nhiều màu sắc, âm thanh náo nhiệt. Chẳng
hạn khi giới thiệu bài hát bài Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng, giáo viên có thể dùng
máy chiếu cho học sinh xem hình ảnh thật của dân tộc Nùng cũng như giới thiệu đơi nét
về trang phục và văn hóa của dân tộc giúp học sinh ham thích tìm hiểu về bài hát, ở phần
củng cố giáo viên có thể cho các em xem một video của các bạn thiếu nhi hát và vận
động phụ họa bài Quê hương tươi đẹp giúp các em tham khảo để chuẩn bị phần vận động
phụ họa của mình ở tiết học sau được tốt và hồn hảo hơn.
Tổ chức trị chơi Âm nhạc cũng là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học tạo
được sự thích thú cho học sinh và là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao. Đồng thời tạo
sân chơi, giúp các em gắn bó, hịa đồng với nhau. Tạo điều kiện cho các em được học mà
chơi, chơi mà học, làm thư giãn tinh thần qua những tiết học văn hóa, làm giờ học hát

thêm phong phú, hấp dẫn, góp phần giúp các em phát triển trí tuệ.
Do lứa tuổi lớp 1 còn nhỏ, lại năng đô ̣ng, các em thích sự mới mẻ, bất ngờ nên giáo
viên có thể cho các em chơi những trò chơi Âm nhạc đầu tiết học hoă ̣c cuối tiết học. Vào
đầu tiết học viê ̣c sử dụng trò chơi là mô ̣t khởi đô ̣ng thú vị, tạo hứng thú cho những hoạt
đô ̣ng học tiếp theo của tiết học. Mô ̣t trò chơi đơn giản nhưng sẽ làm thu hút các em, tiết
học trở nên nhiều màu sắc, hấp dẫn hơn, sử dụng trò chơi Âm nhạc không chỉ để vui, giải
trí mà còn là phương pháp giúp các em nhớ lại bài cũ và khắc sâu kiến thức đã học như
trò chơi : Nghe giai điê ̣u đoán tên bài hát, nghe tiết tấu đoán lời ca, giai điệu thân quen,
hát theo chủ điểm từ khóa, hát theo giai điệu bằng các nguyên âm,…
VD: Hát theo giai điê ̣u bài Sắp đến Tết rồi! bằng nguyên âm a
Áááàáàáa
-8- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


Áááàáàáa
Àaaấáầầa
Àaaấááaaầ
Hoă ̣c tở 1 hát bằng ngun âm a, tở 2 hát bằng nguyên âm u, tổ 3 hát bằng nguyên âm i,
tổ 4 hát bằng nguyên âm o. Giáo viên cần phải nhớ khi sử dụng trò chơi nên phù hợp và
tùy bài, tránh mất thời gian ảnh hưởng tiết dạy và phải mang lại sự thích thú, tham gia
nhiê ̣t tình của tất cả học sinh.
Bên cạnh đó, việc vận dụng 1 số kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy là một hình
thức đổi mới phương pháp đang được khuyến khích thực hiện gần đây. Kĩ thuật dạy học
tích cực có rất nhiều: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật mảnh ghép,…
tuy nhiên giáo viên phải biết lựa chọn phù hợp môn, bài và từng hoạt động mới phát huy
được hiệu quả tích cực.
Ví dụ như khi dạy bài hát mới Lí cây xanh giáo viên có thể dùng kĩ thuật phân tích
phim để giới thiệu, giáo viên chiếu một video ngắn về cảnh những chú chim đang đậu

trên cành và cất tiếng hót líu lo,…Trước khi cho học sinh xem giáo viên có thể đặt trước
một số câu hỏi như: video chiếu cảnh gì? ở đâu?,…như thế học sinh sẽ tập trung khi xem
video để trả lời được câu hỏi của giáo viên. Sau khi xem xong có thể mời cá nhân trả lời.
Với kĩ thuật này tất cả các em đều được tham gia vừa xem video vừa có thể trả lời những
câu hỏi cũng như biết được nội dung bài hát Lí cây xanh
Tuy nhiên, muốn dạy hát dân ca hiệu quả phải chú ý đến đặc trưng của nghệ thuật âm
thanh và cần chú ý vận dụng những vấn đề sau đây:
- Tích hợp sư phạm trong dạy học: Dạy Âm nhạc ở lớp 1 thường bao gồm học hát
bài mới, vận động theo nhạc, nghe nhạc,…Khi giảng dạy ngoài việc giáo viên thuyết
-9- Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang

skkn


trình, diễn giảng, truyền đạt, học sinh phải thực hành liên tục theo hướng dẫn của giáo
viên.
Ví dụ: khi dạy hát, giáo viên giới thiệu bài (tác giả, bài hát của dân ca nào, giai điệu,
nội dung, đặc điểm âm nhạc, hát mẫu,..), học sinh phải liên tục thực hành những câu hát
móc xích, hát kết hợp gõ đệm, hát và vận động phụ họa do giáo viên hướng dẫn.
- Tăng cường trực quan trong dạy học: Trực quan trong dạy học hát dân ca ở Tiểu
học ngoài tiếng hát và tiếng đàn (nói chung là âm thanh, Âm nhạc) thì trực quan cịn thể
hiện ở những hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài hát, những động tác phụ họa cho bài
hát, cho điệu nhạc, những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm
nhạc.
Ví dụ: Sử dụng nhiều tranh ảnh để giới thiệu bài hát, sử dụng bảng phụ bài hát,….
- Phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc: Giáo dục Âm nhạc phải bằng mọi hình thức
và mọi biện pháp, làm cho tai nghe của học sinh ngày một nhạy bén hơn, tinh tế hơn
nhằm nâng cao năng lực cảm thụ Âm nhạc và trình độ nhận thức Âm nhạc. Do vậy, dạy
Âm nhạc cho các em phải hết sức tránh giảng giải những vấn đề lí thuyết nặng nề, khơ
cứng, những kiến thức chuyên môn chỉ dành cho những người làm nghề Âm nhạc. Phải

cho các em được nghe Âm nhạc, được hoạt động theo Âm nhạc và được bày tỏ sự cảm
nhận bằng trực giác khi Âm nhạc tác động tới bản thân.
Ví dụ: Cho học sinh nghe nhạc bài Cị lả 2 lần, sau đó mời các em nêu cảm nhận của
mình về giai điệu (vui buồn, nhanh chậm), về lời ca, về nội dung, về cảm xúc khi nghe
bài hát đó,…Ngồi ra, giáo viên có thể u cầu các em trình bày lại 1 câu hát hoặc 1 đoạn
mà các em yêu thích nhất trong bài vừa nghe nếu được.
3. Sử dụng nhạc cụ trong giờ học Âm nhạc:
-10-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


* Đàn điện tử organ: Đây là một nhạc cụ rất cần thiết, nó được sử dụng trong cả
tiết học hát dân ca và trong cả quả trình dạy Âm nhạc. Nhạc cụ này không những giúp
cho giáo viên và học sinh hát những bài hát dân ca chuẩn xác, đúng giai điệu, độ cao mà
còn giúp bài hát sinh động hơn, thể hiện được tình cảm qua bài hát. Giúp tiết học thêm
phần vui tươi, nhộn nhịp, học sinh ham thích và bớt nhàm chán trong giờ học hát. Đặc
biệt khi dạy hát giáo viên nên sử dụng đàn organ vì:
- Sẽ tạo khơng khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hào hứng luyện tập.
- Việc đàn giai điệu các câu hát giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc.
- Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời cịn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.
Khơng nên lạm dụng sử dụng nhạc cụ một cách thái quá. Nếu tiếng đàn quá to, GV lại
đàn liên tục, sẽ vừa ác tiếng hát vừa không thể bao quát lớp học. Cụ thể như khi dạy bài
Lí cây xanh, với bài hát này có rất nhiều chỗ cần lưu ý vì khó hát như luyến: đậu, trên, líu
. Nếu giáo viên không sử dụng đàn giáo viên không thể hát mẫu đúng chính xác những
chỗ đó và học sinh cũng không thể cảm nhận được luyến là thế nào và luyến lên, luyến
xuống ra sao.
* Dụng cụ gõ đệm: thanh phách, song loan,…..Đây là nhạc cụ học sinh thường sử

dụng trong giờ học Âm nhạc để thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu
của một bài hát. Việc thao tác trên dụng cụ gõ đệm sẽ giúp các em khắc sâu được kiến
thức, tiết học nhiều màu sắc, sôi động hơn.
* Máy hát đĩa VCD và CD: Đây là hình thức thu hút học sinh, cũng như giúp các
em hiểu biết thêm về một số bài hát khơng có trong chương trình học. Thơng thường thì
sử dụng máy hát đĩa để cho học sinh nghe bài hát mà mình sắp dạy ở các hoạt động:
+ Giới thiệu mới.
-11-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


+ Ôn tập bài hát.
+ Củng cố
+ Chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác
Ví dụ: Dạy bài Đàn gà con, giáo viên có thể dùng máy hát đĩa cho học sinh nghe một
đoạn của một, hai bài hát nào đó về con vật khác từ đó liên hệ để giới thiệu bài hát sắp
dạy Đàn gà con
Giáo viên có thể sử dụng trong các tiết ơn tập tồn phần và nghe nhạc theo chủ điểm.
Ngoài những nhạc cụ được cấp chúng ta cũng nên tạo thêm nhiều màu sắc, thú vị hơn
cho tiết học, làm đa dạng thêm đồ dùng dạy học của bộ môn, giúp các em hình thành kĩ
năng sử dụng nhạc cụ Âm nhạc, thu hút được sự tập trung tham gia của tất cả học sinh
bằng cách sử dụng những nhạc cụ tự làm có thể là xúc xắc, gáo dừa, …nói chung là
những nhạc cụ phát ra âm thanh phù hợp và tiện lợi cho quá trình vận dụng vào giảng dạy
Âm nhạc.
3. Tập vận động phụ hoạ - biểu diễn - trình bày bài hát:
Sau khi học sinh thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, giáo viên phải đặc biệt quan
tâm giúp các em nâng cao chất lượng tiếng hát và cách thể hiện tình cảm, sắc thái của bài

hát. Vì vậy việc trình bày bài hát, vận động phụ hoạ và biểu diễn để học sinh cảm nhận
sâu sắc hơn về nội dung của bài hát.
Trình bày bài hát kích thích sự cố gắng, thi đua trong học tập của các em. Thi hát cịn
giúp các em khẳng định mình và tăng cường khả năng làm việc theo nhóm. Tuy nhiên,
việc này địi hỏi giáo viên phải có cách tổ chức hợp lý, đánh giá kết quả trình bày của các
em cơng bằng, chính xác.

-12-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


Ví dụ: Trong tiết học ơn tập 2 bài hát, giáo viên yêu cầu mỗi tổ lần lượt trình bày
từng bài, các em đứng tại chỗ và tổ trưởng là người bắt nhịp. Giáo viên giữ vai trò giám
khảo sẽ ghi kết quả lên bảng. Sau cuộc thi, lời khen ngợi và động viên chính xác của giáo
viên sẽ để lại ấn tượng tốt và có tác dụng thúc đẩy sự cố gắng học tập của học sinh.
Chúng ta nên biết rằng, đặc điểm của học sinh Tiểu học nói chung, nhất là học sinh
khối 1 nói riêng, các em rất thích hoạt động. Nếu suốt cả tiết học mà các em phải ngồi
yên thì sẽ gây cho các em căng thẳng và gị bó, khơng gây hứng thú học tập ở các em.
Khi hát kết hợp vận động, biểu diễn sẽ tăng niềm thích thú vận động và tiếp thu rất nhanh
các động tác do giáo viên hướng dẫn, hoặc tham khảo từ các bạn. Đặc biệt, qua vận động
biểu diễn cịn phát huy được tính sáng tạo thêm những động tác mới phù hợp với nội
dung bài hát và làm cho học sinh mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn trước tập thể. Chẳng hạn,
khi học xong bài Quê hương tươi đẹp giáo viên yêu cầu mỗi học sinh về nhà tự tìm cho
mình những động tác phụ họa phù hợp bài hát. Đến giờ tập hát và vận động phụ họa, giáo
viên mời lần lượt một vài học sinh biểu diễn trước lớp theo sự chuẩn bị ở nhà, giáo viên
sẽ nhận xét, góp ý sau đó sẽ cho các bạn còn lại tập theo động tác được chọn là hoàn
chỉnh nhất trong số những bạn vừa thể hiện. Điều này giúp em học sinh được chọn sẽ

thấy tự tin hơn vào năng khiếu bản thân, phát huy tính tích cực,khả năng sáng tạo của
mỗi học sinh lại tạo điều kiện cho các bạn còn lại được tham khảo động tác phụ họa của
bạn mình, khêu gợi sự phấn đấu lẫn nhau cùng sự hợp tác chia sẽ để tập cùng nhau kể cả
các bạn yếu cũng được tập với các bạn.
5. Lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động dạy học Âm nhạc
Lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động dạy học Âm nhạc
lớp 1 góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Âm nhạc, phát triển những thái độ cảm xúc,

-13-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


tình cảm đúng đắn, những yếu tố tâm lý, những kĩ năng sống cho học sinh góp phần làm
hành trang vốn sống cho các em vào đời.
Lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động Âm nhạc giúp học
sinh kiểm nghiệm được những kiến thức, kĩ năng đã được học trong giờ Âm nhạc. Qua
đó giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động cũng như trong giờ học Âm
nhạc và các môn học hay các hoạt động khác.
Giáo viên có thể lồng ghép theo từng chủ điểm trong năm học vào những bài hát
thích hợp với nội dung từng bài hát và chọn các cách thực hiện phù hợp với chủ điểm, nội
dung bài học.
Ví dụ: khi dạy bài hát: Quê hương tươi đẹp, Lí cây xanh, giáo viên lồng ghép vào chủ
điểm “Giữ gìn truyền thống, văn hóa dân tộc”, giáo dục học sinh biết yêu quý làn điệu
dân ca và những người lao động, giáo dục cho học sinh biết tôn trọng và yêu quý các bạn
dân tộc thiểu số ở đất nước mình…giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện bằng hình
thức: cho các em lên biểu diễn trước lớp, trình bày bài hát bằng hình thức hát xô và hát
xướng, kể các bài hát dân ca mà em biết…

6. Tổ chức giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá:
Đây là hình thức được học sinh u thích bởi lẽ qua đó các em được gặp gỡ giao lưu
với các bạn trong khối, tiếp xúc với một tập thể lớn hơn. Qua chương trình giao lưu, sinh
hoạt ngoại khố chủ đề về các bài hát dân ca, các em thể hiện tái diễn lại những gì mình
đã được học đồng thời sẽ biết thêm nhiều bài hát dân ca mới. Hơn nữa, khi tham gia
ngoại khoá các em được lưu diễn ca hát giúp giáo viên dễ phát hiện những học sinh có
khả năng về Âm nhạc.

-14-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc, giáo viên sẽ cho học sinh trong khối
1 thi hát với nhau chủ đề là “Em hát dân ca”. Hình thức này sẽ tạo cho các em sự phấn
khích, vui vẻ, giúp các em tự tin, phát huy năng khiếu bản thân đồng thời được giao lưu
cùng các bạn. Qua đây giáo viên sẽ phát hiện và chọn ra những em có năng khiếu để bồi
dưỡng tham gia vào đội văn nghệ của trường.
Để chương trình ngoại khố thêm phần phong phú giáo viên nên kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm và tổng phụ trách Đội trong nhà trường, có kế hoạch rõ ràng, có các tiết
mục văn nghệ những học sinh trong khối biểu diễn một cách cụ thể, tránh đơn điệu, nhàm
chán, mất thời gian.
Ở Tiểu học, học tập là một hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên, vui chơi vẫn có vị trí quan
trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là lứa tuổi đầy đam mê, nhiều
năng khiếu đang tiềm ẩn. Chính trong những hoạt động này năng khiếu Âm nhạc được
bộc lộ, giáo viên phát hiện và bồi dưỡng để trở thành những tài năng cho tương lai.
7. Biện pháp khen thưởng:
Đây là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói

chung và vơ cùng cần thiết với học sinh khối 1 nói riêng. Biện pháp này giúp các em có
hứng thú, tự tin hơn khi tham gia vào q trình học tập Có nhiều hình thức khen thưởng
chẳng hạn như đơn giản là một lời khen, lời động viên hay một tràng pháo tay thật to
cũng làm các em vui và phấn khích hơn. Bên cạnh đó có thể là một bơng hoa giáo viên
trao tặng khi học sinh hát, biểu diễn, vận động tốt. Hoặc giáo viên tổng kết và phát
thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học cho những học sinh học xuất sắc môn Âm nhạc,
đây cũng là động lực để giúp các em phát huy tính tích cực, phát huy năng khiếu Âm
nhạc vốn có của bản thân mình.
-15-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


Tuy nhiên trong q trình góp ý, sửa sai giáo viên nên nhẹ nhàng nhất là khi các em
phát âm chưa chuẩn, hát chưa rõ lời và chưa đúng giai điệu, cao độ bài hát hay các em
chưa thật sự tự tin khi biểu diễn trước các bạn khác.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua một thời gian thực hiê ̣n đề tài này tơi thấy các em lớp 1 có rất nhiều tiến bộ
trong việc học hát dân ca, các em tỏ ra rất yêu thích học hát dân ca hơn; tham gia sơi nổi,
tích cực, thoải mái hơn trong giờ học kể cả những em năng khiếu còn hạn chế. Các em
biết hát đúng chỗ luyến, đúng sắc thái bài hát và đúng giai điệu, số học sinh thuộc bài tại
lớp nhiều hơn đặc biệt các em đã mạnh dạn biểu diễn các bài hát; biểu diễn tự nhiên kết
hợp với các động tác phụ hoạ, biết tự thể hiện mình bằng những động tác sáng tạo trước
các bạn cùng lớp và cả những bạn khác lớp; biết nhận xét cái đúng sai, đẹp và chưa đẹp;
hiểu thêm kiến thức về các bài hát dân ca nói riêng, và cuộc sống nói chung quan trọng là
học sinh chủ động tiếp thu bài học một cách dễ dàng.
Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành công đề tài “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 1 học hát dân ca hiệu quả” và đã phát huy được tính tích cực học tập

cũng như sự ham thích học Âm nhạc của học sinh thông qua đợt khảo sát cuối năm ở
khối lớp 1 như sau:
Kết quả ở những lớp khơng Kết quả ở những lớp có
Các mức độ u cầu
áp dụng kĩ thuật

áp dụng kĩ thuật

Hát đúng giai điệu, cao độ của bài

Khoảng 75%

Khoảng 95%

Hát đúng những chỗ luyến

Khoảng 70%

Khoảng 95%

Yêu thích học hát dân ca

Khoảng 75%

Khoảng 98%

HS thể hiện được sắc thái của bài

Khoảng 60%


Khoảng 90%

-16-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


Lớp

Sĩ số

Hồn thành

Chưa hồn
thành

SL

%

SL

%

Thái độ
Thích

Khơng thích


1/2

42

42

100

0

0

42

0

1/3

41

41

100

0

0

41


0

1/4

39

39

100

0

0

39

0

Đặc biệt với những biện pháp trên, tôi đã phát hiện ra được nhiều em có giọng hát
rất tốt. Các em khơng những hát hay mà còn biểu diễn rất dễ thương, dạn dĩ…Nhiều em
nằm trong đội bồi dưỡng văn nghệ, làm nòng cốt cho đội văn nghệ nhà trường như em
Chấn Nguyên, Uyên Nhi, …
Với đề tài này không những giúp cho học sinh học ngày càng tốt hơn mà còn giúp
cho giáo viên dạy ngày một hay hơn và hoàn chỉnh hơn.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Với những giải pháp của đề tài nói riêng và cả đề tài nêu trên nói chung đã giúp bản
thân tôi hoàn thành tốt nhiê ̣m vụ giảng dạy môn Âm nhạc tại trường, cũng như giúp các
em học sinh lớp 1 u thích, học tớt hơn trong giờ học hát dân ca. Các em học sinh đã
mạnh dạn, tự tin, sôi nổi và tích cực hơn trong giờ học, các em biết tự mình thể hiê ̣n

những đô ̣ng tác phụ họa cho bài hát, hát hay hơn về lời ca lẫn giai điê ̣u, biết nêu cảm nghĩ
của mình về bài hát chẳng hạn như: bài hát vui, buồn, nhanh,châ ̣m, nô ̣i dung bài hát

-17-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


muốn giáo dục điều gì, bản thân có yêu thích bài hát đó hay không,...Đă ̣c biê ̣t phong trào
văn nghê ̣ của trường ngày càng phong phú và đa dạng hơn về số lượng lẫn chất lượng.
Với đề tài này tôi thiết nghĩ không chỉ bản thân tôi mà với tất cả giáo viên Âm nhạc
khác vâ ̣n dụng vào quá trình giảng dạy của mình cũng sẽ đạt kết quả như mong muốn, số
lượng các em học sinh yêu thích và học hát dân ca hiệu quả sẽ không dừng lại ở mô ̣t giới
hạn nhất định nào đó, điều này giúp giáo viên Âm nhạc không còn lo lắng cho kết quả
cuối năm, cũng như phong trào ngoại khóa, phong trào văn nghê ̣,...
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học hát dân ca hiệu quả” chưa được
nhiều cá nhân giảng dạy bô ̣ môn Âm nhạc biết đến tuy nhiên tôi sẽ giới thiê ̣u với bạn bè
ở các đơn vị trường bạn cùng thực hiê ̣n để viê ̣c giúp học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh
Tiểu học nói chung học hát dân ca ngày mô ̣t tốt hơn bởi không chỉ áp dụng đề tài này
cho riêng khối 1 mà những khối khác cũng có thể vận dụng và mang lại hiệu quả đáng kể.
V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học hát dân ca hiệu quả” tôi đã thường xuyên
sử dụng trong giờ dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học thị trấn Cái Vồn B và hiệu quả các tiết
dạy tăng lên rõ rệt. Nắm vững một qui trình cụ thể tơi ln thấy tự tin khi bước vào bài
giảng. Bằng việc sử dụng tranh, ảnh, máy chiếu, dụng cụ gõ đệm,… trong tiết dạy thường
xuyên tôi đã tạo cho tiết học nhiều màu sắc, sinh động, nhiều cảm giác mới lạ, học sinh
ln thích thú, tham gia tích cực. Bên cạnh đó tơi ln tạo cho các em một cảm giác thật

sự thoải mái, nhẹ nhàng khi học hát dân ca nhưng cũng đồng thời giúp các em củng cố
khắc sâu kiến thức của bài học qua các kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật
hồn tất một nhiệm vụ; hoặc qua các trị chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, hát theo
-18-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


giai điệu bằng các nguyên âm,… Học Âm nhạc không chỉ giúp các em biết ca hát, nhảy
múa mà còn hình thành cho các em những kĩ năng sống, có những cảm nhận đúng đắn về
cảm xúc, tình cảm, những hiểu biết chung: đoàn kết, yêu quê hương đất nước, giữ gìn
truyền thống văn hóa dân tộc,… thơng qua việc lồng ghép giáo dục ngoài giờ lên lớp vào
tiết dạy. Khơng ngừng khen ngợi, khích lệ, động viên các em trong mỗi tiết học. Và để có
được những tài năng phục vụ các hoạt động văn nghệ của trường, của nghành,…giúp các
em có một sân chơi, giải trí vui tươi lành mạnh tơi đã tuyển chọn những cá nhân có năng
khiếu vào đội văn nghệ của trường thông qua các cuộc thi hát với nhau ở giờ sinh hoạt
câu lac bộ khám phá mỗi tuần. Với biện pháp như trên tôi đã nhận được sự ủng hộ của
học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh. Đặc biệt các em rất thích thú trong giờ học Âm
nhạc và kết quả cũng tăng lên so với những năm học trước. Tính chuyên nghiệp trong các
tiết học Âm nhạc dần dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học Âm
nhạc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Sự hiểu biết về các bài hát dân ca của học sinh và phụ
huynh được nâng cao điều này được thể hiện qua việc đầu tư của phụ huynh cho con em
mình tham gia các phong trào, các hội thi văn nghệ đồng thời góp phần giáo dục thẩm mỹ
Âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức Âm nhạc của học sinh về
sau này. Với kết quả học tập đạt được của học sinh trong năm học qua đã làm tôi vô cùng
phấn khởi, tin tưởng hơn về những biện pháp đã thực hiện để học sinh ham thích hơn
trong giờ học hát dân ca. Tuy nhiên để duy trì, phát huy những kết quả đó thì giáo viên và
học sinh phải có sự kết hợp hài hịa và cần chú ý những điều sau:

* Đối với giáo viên:
- u thích, say mê cơng việc giảng dạy của mình.
- Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh.

-19-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang


- Tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối tượng, từng lớp cho phù hợp, khai
thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu hút học sinh.
- Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm cho các bài
hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp.
- Cần sáng tạo trong từng tiết dạy, để giờ học được hấp dẫn thêm
- Lên lớp giáo viên phải nhẹ nhàng thoải mái, nhưng phải có thái độ nghiêm túc
trong giảng dạy. Khơng doạ nạt gò ép học sinh.
- Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
- Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động Âm nhạc, nhất là học
sinh cá biệt.
- Lấy học sinh làm trung tâm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Trao đổi, dự giờ chuyên môn cùng đồng nghiệp ở trường cũng như giáo viên dạy
Âm nhạc trường bạn.
Giáo viên Âm nhạc phải là những nhà sư phạm mẫu mực về lối sống và nhân
cách.
* Đối với học sinh:
- Thật sự yêu thích môn học.
- Thường xuyên, mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp.
- Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.

- Tự luyện tập thêm ở nhà
- Tự tin phát huy năng khiếu
-20-

skkn

Người thực hiện: Đỗ Thị Hương Giang



×