Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.5 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10
Vũ Thị Kim Lan
GV trường THPT Nguyễn Đức Thuận - Vụ Bản- Nam Định

     Trong các môn học ở trường phổ thông, lịch sử là môn học không
được học sinh quan tâm nhiều bởi  các sự kiện lịch sử được viết rất khô
khan, giáo viên  nặng về cung cấp kiến thức ,không gây hứng thú cho
học sinh. Chất lượng  kì thi trung học phổ thơng quốc gia mơn lịch sử có
điểm trung bình thấp hơn so với các bộ môn khác khiến dư luận bức xúc.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng “chán Sử ” là do học
sinh cảm thấycác kiến thức lịch sử xa rời thực tế . Vì vậy , việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực đặc biệt là năng
lực vận dụng  kiến thức sẽ góp phần không nhỏ  vào việc  tạo hứng thú
học  Lịch sử  cho học sinh  cũng như  nâng cao chất lượng dạy và học
mơn  bộ mơn
1.  Có nhiều quan  niệm khác nhau về năng lực .Có quan niệmn  cho rằng
“Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ
năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí

skkn


vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả các vấn
đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống”[ 4, trang 111]
   Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể “năng lực là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình
học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,
kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể” [1]


    Từ những quan niệm nêu  trên, có thể hiểu, năng lực ln gắn với khả
năng thực hiện, nghĩa là các cá nhân, trên cơ sở những kĩ năng- kĩ xảo
học được hoặc có sẵn, phải biết vận dụng chúng một cách linh hoạt để
giải quyết các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.
     Nănng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân
người học huy động , sử dụng những kiến thức , kĩ năng đã học trên lớp
hoặc qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề
đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một
cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó . Năng lực vận dụng kiến thức
thể hiện phẩm chất , nhân cách của con người trong quá trình hoạt
động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức .

skkn


Theo quan niệm trên , năng lực vận dụng kiến thức của người học là khả
năng  tiếp cận ,nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học có liên
quan đến thực tiễn . Về thái độ , năng lực vận dụng kiến thức  sẽ giúp
người học chủ động tham gia các hoạt động học tập theo hướng tích
cực để đạt hiệu quả cao nhất .
 Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ( ngày
19/1/2018) ,  năng lực vận dụng kiến thức môn lịch sử  : thể hiện qua
khả năng kết nối quá khứ lịch sử với hiện tại , vận dụng kiến thức lịch sử
để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống . Trên nền tảng đó , học
sinh có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử ,xã hội ,phát triển
năng lực sáng tạo , có khả năng tiếp cận và xử lí thơng tin từ những
nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời .
   2. UNESCO  đã khuyến nghị  mục tiêu học tập :  “Học để biết ,học để làm
,học để chung sống ,học để tự khẳng định mình ”. Đồng thời, một trong
những điểm mới và là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ

thông nhiếu quốc gia khi bước vào thế kỉ XXI là chuyển từ dạy học cung
cấp nội dung kiến thức sang dạy học theo hướng phát triển năng lực
người học đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức của học sinh . Vì vậy ,
nền giáo dục Việt Nam cũng đang chuyển mình theo xu thế đó. Ngày nay

skkn


, người học không chỉ học kiến thức mà quan trọng hơn là rèn kĩ năng
hành động liên quan đến kiến thức đó .Giáo dục sẽ mãi tụt hậu nếu chỉ
chăm chú nhồi nhét kiến thức của nhân loại vào đầu học sinh mà quan
trọng hơn là cần phải giáo dục phẩm chất  ,năng lực học tập và sử dụng
kiến thức ,biết cách tự học .
   Vì vậy , bộ môn lịch sử phải “thể hiện được khả năng kết nối quá khứ
lịch sử với hiện tại ,vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề
của thực tiễn cuộc sống . Trên nền tảng ,  đó học sinh có khả năng tự tìm
hiểu những vấn đề lịch sử , xã hội , phát triển năng lực sáng tạo ,có khả
năng tiếp cận và xử lí thơng tin từ những nguồn khác nhau ,có ý thức và
năng lực tự học suốt đời ” [2, 8 ]
3. Đối với giáo viên ,đa số  đều hiểu được sự cần thiết của việc phát triển
năng lực vận dụng kiến thức lịch sử cho học sinh nhưng chưa nhận thức
được ý nghĩa đầy đủ của nó. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức
trong dạy học lịch sử chỉ thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của nó khi được
tiến hành rèn luyện cả 3 mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ . Nguyên nhân
của hiện trạng này là do dù chú trọng đến phát triển năng lực nhưng
cấu trúc chương trình và nội dung thi cử vẫn cịn nặng tính hàn lâm nên

skkn



giáo viên phải chú trọng cung cấp kiến thức , sự kiện lịch sử dày đặc
thay vì phát triển năng lực
 Việc sử dụng các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học khi tiến hành
dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học
sinh, nhìn chung giáo viên  vẫn áp dụng các phương pháp “ truyền
thống” - thuyết trình có kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực
khác ( dạy học nêu , giải quyết vấn đề hay phương pháp mơ phỏng, đóng
vai ....) nhưng chưa nhiều . Đặc biệt một số phương pháp dạy học mới 
như  dạy học khám phá, dạy học tương tác nhiều giáo viên cịn mơ hồ
thậm chí chưa bao giờ nghe qua về các phương pháp dạy học này .
 Đối với học sinh , một tín hiệu hết sức khả quan là đa số các em thích
học lịch sử . Khi được hỏi về thực trạng học môn Lịch sử của học sinh cô
Phùng Thị Thanh Mai tổ trưởng tổ Ngữ văn - Lịch sử trường THPT
Nguyễn Đức Thuận tỉnh Nam Định  cho rằng : “Đa số học sinh thích học
Sử và tích cực trả lời các câu hỏi mà giáo viên  đưa ra ” . Tuy nhiên, đại
đa số học sinh được hỏi lại bày tỏ quan điểm thích làm bài tập ở trên lớp
và  rất ngại làm bài tập  về nhà .Việc học lịch sử của học sinh chủ yếu chỉ
dừng lại ở việc ghi nhớ sự kiện lịch sử , thiếu chiều sâu , chưa biết cách
vận dụng những kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống .

skkn


 Trước thực trạng  đó , việc tổ chức các biện pháp dạy học nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phổ thông đặc biệt là học
sinhlớp 10 là điều rất cần thiết , góp phần nâng cao chất lượng dạy học 
bộ môn
4. Để phát triển  năng lực vận dụng kiến thức  cho học sinh  ,giáo viên
nên sử dụng một cách đa dạng , kết hợp nhuần nhuyễn ,hợp lí các
phương pháp , các hình thức tổ chức dạy học  phù hợp với từng nội

dung cụ thể  . Trước tiên cần hình thành cho học sinh  hệ thống kiến
thức cơ bản , các khái niệm, biểu tượng , quy luật và rút ra bài học lịch
sử....Đây là điều kiện quyết định đến việc phát triển năng lực vận dụng
kiến thứic  cho học sinh trong dạy học lịch sử.
Căn cứ vào lí luận dạy học , lí  luận về năng lực vận dụng  kiến thức lịch
sử  , mục tiêu của bộ môn , nội dung từng bài học lịch sử cụ thể , đặc
điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh , chúng tôi lựa chọn một số
phương pháp phù hợp với nội dung kiến thức Lịch sử Việt Nam từ thời
nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX ( lớp 10) nhằm phát triển năng lực vậ n
dụng  kiến thức cho học sinh như sau :
* Sử dụng đồ dùng trực quan

skkn


Sử dụng đồ dùng trực quan  là hệ thống cách thức, biện pháp giáo viên
sử dụng đồ dùng hoặc phương tiện trực quan nhằm huy động các giác
quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức làm cho việc tiếp
thu kiến thức trở nên dễ dàng và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh .
  Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc tái hiện kiến thức lịch sử, khôi phục cho HS bức tranh quá
khứ đồng thời giúp HS rút ra những kết luận ,đánh giá , bài học kinh
nghiệm cho cuộc sống ngày  nay   . Nó là chiếc cầu nối ” giữa quá khứ
với hiện tại . Sức mạnh của tri thức lịch sử là khuyến khích , thúc đẩy và
định hướng hành động cho HS ,làm cho hành động ấy đúng ,hợp quy
luật , có hiệu quả,có phương pháp khoa học
 Trong dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan được chia làm 3 nhóm chính :
Nhóm sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật gồm những di tích LS và cách
mạng ( đền Trần, thành nhà Hồ,di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn,  kinh
thành Huế...), những di vật khảo cổ và những di vật của các thời đại lịch

sử ( công cụ đồ đá cũ núi Đọ, trống đồng Đông Sơn , cọc gỗ Bạch Đằng,
bia tiến sĩ  trong di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám..). Đây là loại tài liệu
gốc rất có giá trị , có ý nghĩa to lớn về mặt nhân thức.Thông qua việc
tiếp xúc với các di tích hay những dấu vết cịn lại của quá khứ, học sinh

skkn


có thể có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ và từ đó có tư
duy lịch sử đúng đắn . Nếu có điều kiện thuận lợi , GV có thể tổ chức
giảng dạy  ngay trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương hay
ở ngay các địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử .
 Nhóm đồ dùng trực quan taọ hình ( mơ hình, sa bàn, các loại phục chế
khác, hình vẽ, tranh ảnh , phim tư liệu lịch sử, phim truyện lấy chủ đề
lịch sử...) .Ví dụ : Mơ hình q trình chế tác và đóng cọc trên sơng Bạch
Đằng ở khu di tích Bạch Đằng giang, phục chế nỏ thần thời An Dương,
phục chế trống đồng Đông Sơn, tranh  thương cảng  Hội An vẽ cuối thế
kỉ XVIII....  Nó có khả năng khơi phục lại hình ảnh của những con người,
đồ vật , biến cố , sự kiện lịch sử một cách cụ thể , sinh động và khá xác
thực.
Nhóm đồ dùng trực quan quy ước ( bản đồ , lược đồ lịch sử, đồ thị , sơ
đồ, bảng biểu...) .Ví dụ : Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938, lược
đồ các địa danh diễn ra các trận đánh lớn ( thế kỉ X-XV), bảng thống kê
các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X- XIX, lược đồ trận Ngọc
Hồi- Đống Đa...Loại đồ dùng trực quan này vừa là phương tiện để cụ thể
hóa sự kiện lịch sử vừa là cơ sở để hình thành  khái niệm cho HS .

skkn



Qua hướng dẫn HS học tập thông qua các đồ dùng trực quan như trên,
GV sẽ giúp HS rèn luyện được nhiều kĩ năng trong đó có kĩ năng vận
dụng kiến thức đồng thời phát huy được sự tích cực học tập của học
sinh , các tri thức tự học sinh khám phá và chiếm lĩnh nó một cách dễ
dàng
*Dạy học nêu vấn đề
    Đây không phải là một phương pháp cụ thể mà là một quan
điểm ,nguyên tắc  chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương pháp dạy học .
Nó được vậndụng trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu dạy
học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt
động một cách sáng tạo ,có những nét cơ bản của sự tìm tịi khoa học
  Khi dạy bài : tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI- XVIII, giáo viên có thể
tạo thình huống học tập : “Từ thế kỷ XVI đất nước có nhiều biến động
lớn song  nền  kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển với những biểu
hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Vậy  ở các thế kỷ XVI – XVIII kinh tế
Đại Việt phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó,
chúng ta cùng học bài 22”
*Sử dụng di sản trong dạy học lịch sử

skkn


 Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử  , văn
hóa , khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác . Di sản
văn hóa dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều được sử dụng trong
quá trình giáo dục , dạy học . Bộ mơn lịch sử có ưu thế trong việc sử
dụng các di sản văn hóa như là nguồn tri thức , là phương tiện để dạy
học bộ môn .
Các di sản thường sử dụng trong dạy học lịch sử là : di sản văn hóa vật
thể ( di tích lịch sử- văn hóa, hiện vật, cổ vật , bảo vật quốc gia ); Di sản

văn hóa phi vật thể ( tiếng nói , chữ viết của các dân tộc Việt Nam ,văn
học dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống , nghề
thủ công truyền thống , tri thức dân gian)
Các di sản có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 như : di
tích Cổ Loa( Đơng Anh- Hà Nội) , khu di tích thánh địa Mĩ Sơn( Quảng
Nam ), đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh- Vĩnh Phúc, khu di tích Bạch
Đằng giang ( Hải phịng ), khu di tích Văn Miếu- Quốc tử giám , chù Một
Cột ( Hà Nội ) , đền thờ vua Đinh- vua Lê ( Ninh Bình), khu di tích đền
Trần ( Nam Định ).........
*Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tổ chức các hoạt động
trải nghiệm tại các di sản văn hóa

skkn


Bên cạnh hình thức tổ chức dạy học trên lớp truyền thống hiện nay, cần
tăng cường các hình thức học tập trải nghiệm gắn học tập với thực
tiễn , gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội ,“phá vỡ ”
khơng gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực vào
hoạt động giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện
để học sinh  có những trải nghiệm, khám phá mới mẻ ,qua đó góp phần
hình thành các năng lực , kĩ năng đặc biệt là năng lực vận dụng kiến
thức lịch sử .
 Để tiến hành trải nghiệm đạt hiệu quả , tránh các hoạt động thiên về vui
chơi, giáo viên nên kết hợp với dạy học dự án
 Dạy học dự án là một hình thức ( phương pháp nghĩa rộng ) dạy học,
học sinh  thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp , có sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành , thực tiễn. Học sinh  thực hiện nhiệm vụ học tập
với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập , từ đó xác định mục
đích ,lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án , thu thập thơng tin, phân

tích dữ liệu , kiểm tra, điều chỉnh để đưa ra một sản phẩm sau buổi trải
nghiệm .

skkn


Các di sản giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm : đền thờ
vua Đinh-vua Lê  ở Ninh Bình,  khu di tích Bạch Đằng giang , đền thờ
nhà giáo Chu Văn An , Khu di tích đền Trần......
*Phương pháp mơ phỏng đóng vai
    Đây là một trong những những phương pháp  dạy học  tích cực nhằm
phát huy cao độ tính tự giác , độc lập , sáng tạo của người học . Phương
pháp này góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo
viên  ,góp phần tích cực vào việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức
cho học sinh . Trong dạy học LS phương pháp đóng vai chủ yếu dưới
hình thức kịch được học sinh  hưởng ứng tích cực, giúp học sinh  nhận
thức tốt hơn về các nội dung lịch sử  đang học , phát triển trí tuệ và giáo
dục các phẩm chất cho học sinh  , hạn chế tình trạng “chán Sử”
  Các hình thức có thể vận dụng phương pháp đóng vai :
- Trong bài nội khóa : đóng vai nhân vật tiêu biểu hoặc đóng vai giải
quyết các tình huống nhanh trên lớp.Có thể đóng vaiMị Châu- Trọng
Thủy , Bà Trưng, Ngơ Quyền , Lí Thường Kiệt , Trần Quốc Toản , Nguyễn
Huệ ......
- Trong hoạt động ngoại khóa lịch sử : đóng vai một tình huống hoặc
một vở kịch quy mô , công phu  hơn như so với giờ nội khóa . Có thể có

skkn


các vở kịch như : Sấm vang dòng Như Nguyệt , Quang Trung đại phá

quân Thanh
- Trong kiểm tra , đánh giá : phương pháp đóng vai là một dạng đề
“mở”, đòi hỏi HS phải tư duy , suy nghĩ , bày tỏ quan điểm cá nhân . Để có
thể làm tốt dạng bài nhận thức này đòi hỏi HS vừa nắm vững kiến thức
vừa kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng phân tích, nhận xét , đánh giá
 Ví dụ : Đóng vai một người lính tham gia trong trận chiến trên sông
Bạch Đằng năm 938, sau ngày chiến thắng hãy kể cho con nghe về diễn
biến của trận chiến đó .
* Tiến hành hoạt động trải nghiệm  trong trường học
Hoạt động trải nghiệm là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử  ở
trường phổ thông . Cũng giống như các hình thức tổ chức dạy học lịch
sử  khác, hoạt động trải nghiệm cũng thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng ,
giáo dục và phát triển tư duy học sinh  . Hoạt động  trải nghiệm trong
dạy học lịch sử sẽ  làm phong phú thêm kiến thức, giáo dục tình cảm,
đạo đức , phẩm chất của học sinh  , giáo dục tinh thần tập thể , ý thức
cộng đồng trách nhiệm , rèn luyện tính kỉ luật và tinh thần tương thân
tương ái .

skkn


 Hoạt động trải nghiệm cịn góp phần phát triển tính tích cực của học
sinh  . Nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm  mang tính tổng hợp , làm
sâu sắc và phong phú kiến thức của HS về các lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống ,xã hội đồng thời tạo hứng thú trong học tập .
Với những ý nghĩa trên , giáo viên  dạy lịch sử cần nhậnthức tầm quan
trọng của phương pháp đó; nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành
hoạt động trải nghiệm  sao cho có hiệu quả thực sự.
Căn cứ vào nội dung dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 , giáo viên có thể
thiết kế các chương trình trải nghiệm theo từng giai đoạn lịch sử . Ví dụ

chương trình “Cội nguồn ” khi dạy phần Các quốc gia cổ đại trên đất
nước ta hay thiết kế chương trình mang tên “Dấu ấn Đại Việt ” khi dạy
phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV .
 Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy , việc đổimới phương
pháp kiểm tra, đánh giá cũng cần đồng bộ để phát triển năng lực , phẩm
chất người học . Xu thế đổi mới phương phápkiểm tra, đánh giá chuyển
từ đánh giá kiến thức kĩ năng sang đánh giá năng lực người học cần
được tiến hành liên tục từ những bài kiểm tra thường xuyên đến những
bài kiểm tra định kì.

skkn


 Việc phát triển năng lực , phẩm  chất nói chung   và năng lực vận dụng
kiến thức nói riêng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học ngày nay.
Bộ môn lịch sử  với nội dung, đặc trưng , nhiệm vụ của mình góp phần
quan trọng vào việc đào tạo học sinh . Cần xác định quan niệm đúng và
những biện pháp sư phạm có hiệu quả cao khi tiến hành phát triển năng
lực cho học sinh  một cách toàn diện . Cần tránh việc làm hời hợt, hình
thức , sai về nguyên tắc , phương pháp luận và phương pháp dạy học
lịch sử. Đây là một công việc cần nhiều đến sự chủ động , sáng tạo và
tâm huyết của giáo viên lịch sử .
                                          TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo , Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương
trình tổng thể , dự thảo ngày  28/7/1017
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ,  Chương trình giáo dục phổ thơng  mơn
Lịch sử,dự thảo ngày 19/1/2018
3. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm  Hà Nội.
 4. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) - Đào Thị Oanh (2016). Giáo

trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục,NXB Đại học Sư phạm  Hà Nội .

skkn


 5. Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh . Phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thơng qua
việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào việc dạy học hóa học. Tạp chí giáo
dục số 342,năm 2014

skkn



×