Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi chấp hành tốt luật lệ atgt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 24 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
“An tồn là bạn ,tai nạn là thù”. Đó là câu khẩu hiệu vô cùng quen thuộc
đối với mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông. Nó như một lời nhắc nhở
cũng như là lời kêu gọi mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ luật
giao thông, đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao
nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo
đó là sự đơng đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thơng ngày càng tăng lên
đáng kể.

Hình ảnh một vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng.
Vì vậy, vấn đề an tồn giao thơng thực sự là một vấn đề quan trọng của
nhân loại. An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi
tham gia giao thơng bao gồm việc chấp hành luật giao thơng và phải có ý thức
trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an
tồn giao thơng cịn là sự an tồn đối với người tham gia giao thơng trên mọi
phương tiện. Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những
vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao

1

skkn


thơng lại khó đến vậy? Ngun nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân
khơng chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao
thơng, chỉ chấp hành luật khi thấy có cơng an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng
vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, khơng đội mũ bảo hiểm,… Rất
nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhan, đèn hiệu, còi,


… Nhất là tình trạng người tham gia giao thơng có nồng độ cồn vượt quá mức
quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây
ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về
người và của. Khơng ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình
đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người cịn sống cũng ít
nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường phải
nghe những tin tức về các vụ tai nạn giao thông, trong số đó khơng ít nạn nhân là
trẻ em. Theo Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia, cả nước có tới 962 trẻ em bị
thương vong vì tai nạn giao thông trong 10 tháng đầu năm 2018. Và từ năm
2018 đến nay, con số đó đã khơng ngừng tăng lên để lại bao nỗi đau, mất mát
cho gia đình và xã hội.
Đó đều là mất mát do tai nạn giao thơng gây nên.Để lại nhiều hậu quả
đau lịng như vậy, rõ ràng an tồn giao thơng đóng một vai trị quan trọng cho cá
nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao
thơng sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể.
Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng
giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân
phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc
di tật cả đời. Vậy để làm được điều này chúng ta phải làm gì để nâng cao ý thức
cho người tham gia giao thơng ,và đặc biệt hình thành ý thức tham gia giao
thông cho trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ em phịng tránh tai nạn giao
thơng.
Vâng, việc hình thành cho trẻ ý thức chấp hành tốt luật lệ an tồn giao
thơng ngay từ nhỏ là vơ cùng cấp thiết, giúp trẻ nắm vững luật đi đường, tín hiệu
đèn giao thơng ở ngã tư đường phố; củng cố một số hiểu biết về luật giao thông
2

skkn



đường bộ; tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
Là một giáo viên tại ngôi trường thuộc xã vùng ven của thành phố, nơi
đây nhiều con đường mới đang được mở ra, nhiều cơng trình lớn đang được mọc
lên. Hàng ngày, đi trên những con đường ấy, tôi đã chứng kiến những vụ tai nạn
nghiêm trọng do sự thiếu ý thức khi chấp hành luật lệ an tồn giao thơng của
người đi đường. Ngơi trường của tôi nằm trên một con đường nhỏ, vào mỗi buổi
sáng đón trẻ và buổi chiều trả trẻ tơi có thể quan sát được vấn đề trẻ được phụ
huynh đưa đến trường và đón về ra sao: Rất ít phụ huynh đội mũ bảo hiểm, sau
lưng - đằng trước họ là con, là cháu thì đội mũ vải, thậm chí để đầu trần; một số
phụ huynh ngang nhiên đi xe vào sân trường, dựng xe ngổn ngang trước cổng
trường gây khó khăn cho việc đi lại của người khác. Cịn trẻ ở trường tôi, do hầu
hết các cháu nhà ở gần trường nên việc thường xuyên tiếp xúc với ngã tư đường
phố, đèn đỏ, đèn xanh, vỉa hè và các phương tiện giao thơng hiện đại là rất ít nên
những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông của trẻ cịn hạn chế.Ngay chính
bản thân tơi cũng chưa tích cực lồng ghép những kiến thức về an toàn giao thông
vào các hoạt động hàng ngày ở trường để dạy trẻ, trình độ hiểu biết về an tồn
giao thơng chưa sâu.

Hình ảnh các cơng trình lớn và những con đường mới được mở rộng trên địa
bàn xã Thanh Trù.
3

skkn


Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, để nâng cao hiểu biết của bản
thân về an toàn giao thơng và có thể áp dụng vào việc dạy và học giúp trẻ chấp
hành tốt luật lệ an toàn giao thông đường bộ, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện
pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an tồn giao thơng đường bộ”
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

2, Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chấp hành tốt
luật lệ an tồn giao thơng đường bộ.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Bùi Việt Hà

- Chức vụ: Giáo viên

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Thanh Trù
- Số điện thoại: 0866493338

E_mail:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Thanh Trù.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong các hoạt
động chăm sóc giáo dục hàng ngày và giáo dục kĩ năng sống của trẻ tại lớp 5 - 6
tuổi trường mầm non Thanh Trù.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến:
7.1.1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục an tồn giao thơng
cho trẻ mầm non.
Từ thực trạng trên cho thấy An tồn giao thơng hiện nay đang là một vấn
đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành
động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an tồn giao thông do mô tô, xe máy luôn
chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an tồn giao thơng đã
được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thơng
gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con
người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và
đang vượt ngồi tầm kiểm sốt như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều


4

skkn


chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thơng trên địa bàn
cả nước.
        Vì thế việc giáo dục luật lệ an tồn giao thơng cho trẻ là khơng thể  thiếu
được.
        Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học. Đặc biệt với mơn
học Giáo dục luật lệ an tồn giao thơng là một mơn học khó thì việc đưa nhẹ
nhàng các quy tắc quy định của luật lệ an tồn giao thơng vào trị chơi là một
việc khơng thể thiếu được.Các trị chơi càng mới lạ,càng sinh động thì lại càng
hấp dẫn trẻ hơn. Mà trên thực tế thì các trị chơi trong chương trình cịn ít và
nghèo nàn.
Ở trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên. Trẻ chỉ khó quên những gì
thật sâu sắc,hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm tâm lí trên
của trẻ, để đưa việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông đến với trẻ cho trẻ dễ nhớ
lâu quên, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ động tạo môi trường học giáo dục
luật lệ an tồn giao thơng cho trẻ.
Việc hình thành cho trẻ ý thức chấp hành tốt luật lệ an tồn giao thơng
ngay từ lứa tuổi Mầm non là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển
nhân cách con người. Thông qua các hoạt động hằng ngày ở trường trẻ được học
được trực tiếp thực hành, trải nghiệm thực tế giúp trẻ hình thành ý thức khi tham
gia giao thơng và ngồi ra cịn phát triển một cách tồn diện cho trẻ về trí tuệ đạo đức - tình cảm - thẩm mỹ giúp trẻ tích lũy vốn kinh nghiệm sống.Vì vậy,
nếu như được nhà trường giáo dục ngay từ bậc học mầm non, chắc chắn các em
sẽ hình thành ý thức tự giác chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về
trật tự an tồn giao thơng và ứng xử có văn hố khi tham gia giao thông. Bởi lẽ,
học sinh, nhất là ở bậc mầm non, luôn nghe lời thầy, cô giáo; thầy cơ dạy bảo

điều gì các em ln ln ghi nhớ và làm theo, có khi hơn cả cha mẹ dạy ở nhà.
Thế nên, tôi tin rằng, nếu bản thân phụ huynh gương mẫu chấp hành luật giao
thông, hàng ngày nhắc nhở con thực hiện những yêu cầu về an toàn giao thông

5

skkn


như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, khơng vượt đèn đỏ, khơng chơi dưới
lịng đường, đi trên vỉa hè và đi bên phải …. thì các con sẽ nghe theo.
7.1.2. Yêu cầu của việc dạy trẻ hình thành ý thức chấp hành tốt luật lệ
an toàn gia thông.
Pháp luật nước ta đã quy định rất rõ ràng về việc tham gia giao thông và
an toàn giao thông đường bộ; các cơ quan quản lý, các nhà trường cũng đã có
nhiều biện pháp để giáo dục, nâng cao nhận thức, hành vi cho người tham gia
giao thông, tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Đây đang là những
nguyên nhân gây nguy hiểm cho chính trẻ em và cộng đồng xung quanh. Các ý
kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự phối hợp giữa lực
lượng chức năng, nhà trường và gia đình trong việc quản lý, giáo dục và xử lý
các vi phạm còn chưa chặt chẽ. Đặc biệt, vai trò của gia đình đơi khi cịn bị xem
nhẹ. Đây là vấn đề cần được nhận thức đúng và cải thiện ngay.
Một số ý kiến nhấn mạnh:“Việc giáo dục cho con mình tham gia giao
thơng an tồn thì ln ln có trách nhiệm của phụ huynh. Đương nhiên nhà
trường, các cô giáo là người tiếp xúc nhiều với các em trong ngày, tuy nhiên
việc giáo dục ATGT thì cả nhà trường và gia đình cũng đều quan trọng chứ
khơng phải là trách nhiệm của riêng ai cả”.
Thực tế, phụ huynh là những người phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi
buông lỏng giáo dục pháp luật giao thơng cho con em mình tại chính gia đình.
Tuy nhiên, việc một bộ phận khơng nhỏ các bậc cha mẹ vô tư vi phạm luật lệ an

tồn giao thơng vơ hình chung đã trở thành những tấm gương khơng tốt cho các
con noi theo.
Một ví dụ điển hình có thể kể ra khi đề cập đến vấn đề này, đó là câu
chuyện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Hiện nay, một bộ phận khơng
người tham gia giao thơng, trong đó rất nhiều người là các bậc phụ huynh cịn
thực hiện khá đối phó với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi
trên mô tô, xe máy, xe đạp máy. Để biện hộ cho việc không tuân thủ nghiêm quy
định của pháp luật trong việc đội mũ bảo hiểm, một số người lớn vin vào nhiều
lý do khác nhau như: nhà gần, không cần phải đội mũ; sợ con bị vướng víu, khó
6

skkn


chịu; khơng có nơi cất đặt, sợ mất… Chính bởi vậy, để hình thành ý thức cho trẻ
chấp hành tốt lật lệ an tồn giao thơng cịn gặp khó khăn, đặc biệt là trẻ mầm
non.

Hình ảnh phụ huynh đưa đón trẻ không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông.
Tương tự, việc chấp hành tín hiệu đèn giao thơng của một bộ phận phụ
huynh chưa tốt cũng trở thành những tấm gương xấu cho trẻ em. Như cô Nguyễn
Thị Huyền, giáo viên lớp 5 tuổi A trường mầm non Thanh Trù có trao đổi trong
buổi sinh hoạt chun mơn của trường cô cho biết, nhiều học sinh rất vô tư thắc
mắc với cô về các lỗi vi phạm như vậy của cha mẹ mình: “Có em nhiều hơm đến
tâm sự với các cô rằng, hôm nay bố con đưa đi đường mà lúc đèn vàng bố con
vẫn cố tình vượt, con nhắc rồi mà bố con cứ đi”.
Thực tế, tại các nhà trường, trẻ em đều được giáo dục phải chấp hành
nghiêm chỉnh các tín hiệu đèn giao thơng, đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới
được lưu thông.Tuy nhiên, khi tham gia giao thông cùng cha mẹ, các em đôi khi

vẫn chứng kiến cảnh vượt đèn đỏ của người lớn hoặc chính cha mẹ mình, khiến
các em phân vân khơng biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Do đó, việc giáo dục

7

skkn


ý thức về an tồn giao thơng rất cần sự vào cuộc làm gương của chính các bậc
cha mẹ.
Trong cuộc sống, trẻ thường chú ý tới các thói quen hàng ngày của cha mẹ
và học hỏi những giá trị và hành vi ứng xử này khi lớn lên. Nói cách khác, các
em luôn coi cha mẹ là tấm gương để noi theo, dù tốt hay xấu. Đây là lý do quan
trọng vì sao các bậc phụ huynh cần ln đề cao văn hóa giao thơng, chấp hành
Luật giao thơng một cách có ý thức, bắt đầu từ những hành vi rất nhỏ như việc
dừng chờ đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mơ tơ, xe máy.
Rõ ràng, có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non
đã có ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Tuy nhiên, không chỉ giáo dục
tại trường mà phụ huynh cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành ý
thức cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen quan sát,
cách xử lý tình huống khi đi đường, làm gương để các cháu noi theo khi tham
gia giao thông.
7.1.3. Nội dung giáo dục an tồn giao thơng đường bộ cho trẻ trong
trường mầm non.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục an tồn giao thơng, giáo viên xây
dựng các tiết học theo chủ đề như: bé làm quen với giao thơng, ngã tư đường
phố, con đường đến trường… Ngồi ra, ở các tiết học, các cô lựa chọn những bài
thơ, câu chuyện, bài hát, đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc liên quan đến an tồn giao
thơng để dạy cho trẻ.
Ví dụ : Để tạo cho trẻ ký ức về các kỹ năng tham gia giao thông, hằng

ngày giáo viên sẽ cho trẻ đọc thơ, học bài hát về giao thông :
“Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an tồn giao thơng
Đi đường bé nhớ nghe khơng
Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng chậm lại dừng thôi;
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau
Bé ngoan, bé giỏi thuộc làu
8

skkn


Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi”.
Với cách ghi nhớ trên, trẻ vừa có thể dễ dàng thuộc và nhanh chóng áp
dụng, khi gặp tình huống sẽ biết phản xạ theo đúng như những gì đã được học ở
lớp. Điểm gây hứng thú nhất ở trẻ vẫn là được chơi trị chơi mỗi khi đến tiết học
giao thơng. Thơng qua từng mơ hình, loại đồ chơi giáo viên giúp trẻ nhận biết
các nguyên tắc và phương tiện, biển báo giao thơng cơ bản thường gặp trên
đường.
Ngồi ra lồng ghép các buổi hoạt động góc, hoạt động ngồi trời trẻ được
tổ chức những trò chơi tập thể về chủ đề giao thơng. Từng nhóm được phân vai
đóng phương tiện và người lái, xử lý tình huống nhỏ như: tham gia giao thông
phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường quy định, khi lái xe trời tối cần phải
bật đèn xe, sử dụng kèn khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông
người... hầu hết trẻ rất hào hứng khi được phân vai trong trị chơi, các hoạt động
góc diễn ra vào buổi sáng sớm, vừa giúp trẻ vui chơi có thêm kiến thức lại rèn
luyện sức khoẻ.
7.1.4. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chấp hành tốt luật lệ an tồn
giao thơng.

a. Biện pháp 1: Nâng cao hiểu biết của bản thân về luật lệ an tồn giao
thơng.
Để trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về an tồn giao
thơng có thể áp dụng dạy trẻ, tôi đã nghiên cứu, thường xuyên tìm tịi các tài
liệu về an tồn giao thơng , tìm đọc các loại sách về luật giao thơng đường bộ
như : Cẩm nang an tồn giao thơng,văn hóa giao thơng, thế giới trong mắt em-an
tồn giao thơng, học và thực hành luật an tồn giao thơng trực tuyến... Chủ động
tham mưu với BGH cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn về ATGT.
Theo dõi các chương trình truyền hình về ATGT như “Tơi u Việt
Nam”, “An tồn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”…để học hỏi và tích lũy
kinh nghiệm ,nâng cao kiến thức áp dụng vào việc giáo dục an tồn giao thơng
cho trẻ ở trường mầm non.

9

skkn


Là một giáo viên mầm non đứng lớp, là người có trách nhiệm truyền thụ
cho trẻ những kiến thức, kỷ năng cơ bản cho trẻ, là người định hướng sự phát
triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế mà tơi ln tích cực bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho bản thân, một mặt gương mẫu chấp hành nghiêm luật giao thông,
mặt khác thông qua các hoạt động ni dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ hàng
ngày ở trường, nhất là các hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng
tạo… lồng ghép câu chuyện, nội dung bài học về trật tự an tồn giao thơng để
giáo dục các em thì chắc chắn văn hố giao thơng của các em sẽ tốt hơn nhiều so
với những em không được nhà trường và cha mẹ giáo dục về an tồn giao thơng
từ thuở nhỏ. Nếu có sự phối hợp giáo dục đồng bộ từ nhà trường đến gia đình
cho học sinh như vậy, hy vọng một ngày khơng xa, xã hội sẽ có một thế hệ công
dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng và ứng xử có văn

hố khi tham gia giao thơng, góp phần kiềm chế được tai nạn và ùn tắc giao
thông.
b. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chuyên đề Giáo dục ATGT cho trẻ:
Tơi đã bám sát vào Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường,
Chương trình hành động an tồn giao thơng quốc gia và đặc điểm phát triển của
trẻ tại lớp để xây dựng nội dung giáo dục an tồn giao thơng cho trẻ phù hợp,
không cứng nhắc là chỉ đưa vào mỗi chủ đề “Giao thông” mà tôi lựa chọn nội
dung để lồng ghép trong các chủ đề khác sao cho phù hợp. Việc lồng ghép trò
chơi vào trong nội dung các tiết học ATGT không chỉ tạo thêm sân chơi cho các
bé, mà cịn cung cấp những thơng tin cần thiết về ATGT và giúp các bé linh hoạt
trong ứng xử các tình huống khi tham gia giao thơng. 
Ví dụ:
-Trong chủ đề trường mầm non ,tôi đã lựa chọn một số câu đố về
giao thông để cho trẻ nghe và giải đố vào các buổi chều . Lựa chọn một
số trò chơi về an tồn giao thơng để trẻ chơi ở các góc học tập.
-Trong chủ đề gia đình,cho trẻ biết những đồ dùng nào trong gia đình có
liên quan đến giao thông như mũ bảo hiểm,xe máy,ô tô...,lồng ghép giáo dục trẻ
10

skkn


khi ngồi trên các phương tiện giao thông các con phải thực hiện những điều
gì?...
Xây dựng bộ cơng cụ đánh giá các tiêu chí về kiến thức, kĩ năng, thái độ
của trẻ khi tham gia các họat động có nội dung giáo dục an tồn giao thơng để
đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề, để từ đó đưa ra được những biện pháp tác động phù
hợp.
c. Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao thông

đường bộ vào các hoạt động giáo dục trẻ:
* Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường:
Như đón trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời, hoạt
động chiều …tơi đều chú trọng lựa chọn các nội dung giáo dục luật lệan tồn
giao thơng cho trẻ một cách phù hợp như:
Ví dụ :-Trong hoạt động trị chuyện buổi sáng : Cơ có thể hỏi trẻ những
câu hỏi như:
+ Sáng nay ai đưa con đi học?
+ Bố mẹ chở con đi học bằng phương tiện gì?
+ Khi ngồi trên xe con có đội mũ bảo hiểm khơng...?
- Trong hoạt động học có chủ đích :Qua những bài thơ, câu chuyện
hoặc qua bài hát... giáo dục trẻ những kiến thức như:
+ Dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của phương tiện giao
thông đường bộ.
+ Người tham gia giao thông phải đi ở đâu, đi như thế nào?
+ Đối với trẻ em khi tham gia giao thông hoặc ngồi trên các phương tiện
giao thông phải thực hiện những điều gì.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu như mọi người không chấp hành luật lệ an tồn
giao thơng.
+ Ai là người giúp các phương tiện giao thông lưu thông trên đường đúng
luật?.…

11

skkn


Hoạt động học về an tồn giao thơng của cơ và trị trương mầm non Thanh Trù
- Ngồi việc giáo dục trẻ tn thủ luật lệ an tồn giao thơng, tơi cũng đưa vào
một số hành vi ứng xử có văn hóa như: Khi xảy ra va chạm giao thơng, hay

hành vi ứng xử khi kẹt xe, khơng bóp cịi inh ỏi khi đi trên đường, giúp đỡ người
già và người tàn tật qua đường...Chính những hành vi này ít nhiều ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
-Trong hoạt động góc : Trẻ có thể chơi trị chơi an tồn giao thơng ở tất cả
các góc chơi như góc xây dựng ,trẻ có thể xây dựng mơ hình ngã tư đường phố;
góc tạo hình, trẻ có thể vẽ các biển báo, tín hiệu đèn giao thơng, hoặc nững gì
mà trẻ thấy khi tham gia giao thơng...
- Trong hoạt động ngồi trời: Cho trẻ chơi các trị chơi trên mơ hình ngã
tư đường phố tại sân trường hay trị chơi : Chim sẻ và ơ tơ, tín hiệu đèn giao
thơng, bác tài xế giỏi...thơng qua đó củng cố các kiến thức về an tồn giao thông
cho trẻ một cách thiết thực nhất, giúp trẻ nhớ lâu nhất.
- Trong hoạt động chiều: Cô và trẻ cùng trị chuyện về luật giao thơng như
: Khi đi đường các con đi bên phí tay nào? các con khơng nên chơi dưới lòng

12

skkn


đường, hoặc chơi trò chơi về các biển báo đơn giản mà thường ngày các con
thấy trên đường...
Tất cả những kiến thức đó tưởng chừng khơ cứng và khó đối với trẻ
nhưng được tơi tổ chức dưới dạng các trị chơi, câu đố, tình huống chơi, những
bài thơ, bài hát, câu chuyện, hình ảnh, video thực tế… giúp trẻ tiếp thu một cách
tự nhiên, thoải mái và tích cực tham gia các hoạt động.
* Thông qua các hoạt động trải nghiệm:
- Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức cho trẻ thực hành luật lệ giao thơng tại
sân trường. Trẻ đóng vai các chú cảnh sát chỉ dẫn các phương tiện giao thông,
những người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp đi qua ngã tư đường phố. Cô gợi ý
và tạo ra các tình huống để trẻ thực hành, qua đó giáo dục trẻ biết và hiểu một số

luật lệ giao thông đơn giản.
Bé Nguyễn Hải Ly, lớp 5 tuổi C, nói: Chúng con đã nhận biết được đèn
tín hiệu, khi đi bộ phải đi đúng phần đường của mình trên vỉa hè, đi về bên phải;
khi ngồi trên xe máy phải có mũ bảo hiểm, biết đội mũ bảo hiểm đúng cách,và
con còn nhắc nhở bố mẹ con khi đi trên đường nữa cô ạ!
Khi trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa rõ ràng chúng ta thấy trẻ
mạnh dạn, tự tin hơn nhiều, có thể nói được những suy nghĩ, những kinhnghiệm
của bản thân cho cô và các bạn cùng nghe.

13

skkn


Một số hình ảnh trẻ được tham gia các buổi ngoại khóa,thực hành về an
tồn giao thơng tại sân trường.
- Hoạt động trải nghiệm: Ngồi ra tơi mạnh dạn tham mưu với ban giám
hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan đường phố kết hợp
thực hành luật lệ an tồn giao thơng đường bộ. Khi tham gia hoạt động này cơ
giáo đóng vai trị là người hướng dẫn trực tiếp cho các con: Đâu là đường dành
cho người đi bộ, đâu là tín hiệu đèn khi sang đường, đâu là phần đường cho
người đi bộ sang đường...tơi tổ chức lần lượt cho từng nhóm trẻ đi trải nghiệm
thực tế vào những thời điểm thích hợp để trẻ được tận mắt quan sát, được trực
tiếp thực hành sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, trẻ có thể nhắc bố mẹ khi đi trên đường.

14

skkn



Một số hình ảnh cơ và trị trường mầm non Thanh Trù tham gia hoạt động
trải nhiệm thực tế về an toang giao thông.
d. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục chấp hành luật lệ an
tồn giao thơng cho trẻ.
- Sân trường được kẻ vạch vôi ngã tư đường phố,có các cột đèn tín hiệu
giao thơng và một số biển báo quen thuộc để trẻ trải nghiệm làm quen với việc
tham gia giao thông đúng luật.
- Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mời các bậc phụ huynh tham
gia cùng trẻ các hoạt động ngoại khóa về an tồn giao thơng cùng các bé . Thơng
qua đó giúp cha mẹ trẻ hiểu được rằng : Ý thức tham gia giao thông đúng luật là
vô cùng quan trọng đối với mỗi người và đặc biệt là trẻ em, và đội mũ bảo hiểm
không hề làm hỏng xương cổ của trẻ mà đội mũ bảo hiểm giúp trẻ bảo vệ sức
khỏe , và tính mạng của bản thân và con em mình.
- Tham mưu với ban giám hiệu có ý kiến lên các cấp lãnh đạo địa phương
đầu tư cơ sở vật chất ,các bảng biểu tuyên truyền đến toàn thể nhân dân địa
phương cũng như toàn xã hội . Để việc tuyên truyền các nội dung kiến thức về
an tồn giao thơng với trẻ mẫu giáo khơng cịn là nhiệm vụ riêng của các cô giáo
mầm non mà đó là trách nhiệm của tồn xã hội.

15

skkn


Hình ảnh các bé tham gia cuộc thi đội mũ bảo hiểm đúng cách.
e. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên
và phụ huynh học sinh:
Tôi đã chủ động tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây dựng tiết
mẫu về lồng ghép giáo dục an tồn giao thơng cho trẻ để giáo viên tồn trường
dự, từ đó trao đổi kinh nghiệm, những hiểu biết của mình tới đồng nghiệp và

nhận sự góp ý của đồng nghiệp. Dành thêm thời gian sau những buổi sinh hoạt
chuyên môn để cùng thảo luận đưa ra những nội dung giáo dục an tồn giao
thơng phù hợp và thiết thực nhất với trẻ.
Tích cực tuyên truyền các nội dung về an tồn giao thơng trong các buổi
họp phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua các khẩu hiệu, qua trang web
của nhà trường…
Mời phụ huynh tham dự các tiết dạy, các hoạt động ngoại khóa, trải
nghiệm về luật lệ ATGT.
Xây dựng bảng nội quy của lớp về chấp hành luật lệ an tồn giao thơng
gửi đến từng phụ huynh.
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền qua bảng tuyên truyền của lớp:

16

skkn


 

- Đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè,

đi sát lề đường đối với đường khơng có vỉa hè. Khi sang đường phải quan sát kỹ
các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.
          - Bố, mẹ đưa con đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao
thông dành cho người đi xe máy: Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải
đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Bố, mẹ nên trang bị cho mình và
cho con mình loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an tồn tính mạng cho
mình và con em mình nếu có sự cố xảy ra. 
          - Khi tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định dành cho xe máy,
không lấn sang phần đường dành cho ô tô, không nên đi vào phần đường dành

cho người đi bộ. Khơng phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Không đi
xe máy trong sân trường.
          - Khi đi gặp đèn giao thông phải thực hiện đúng luật, đèn xanh báo hiệu
được đi, đèn vàng báo hiệu đi chậm và đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, không
được đi đường ngược chiều, vượt dải phân cách, đi đúng theo vạch chỉ dẫn.
Viết bài tuyên truyền phát lên loa phát thanh của nhà trường vào những
buổi chiều phụ huynh đón trẻ.
Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mở các buổi diễn đàn, đối thoại
mời cán bộ cơng an về hướng dẫn, nói chuyện và thành phần tham gia là cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhà trường đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh.

17

skkn


Cán bộ, giáo viên ,nhân viên nhà trường và các bậc phụ huynh tham gia buổi
diễn đàn về an toàn giao thông tại trường mầm non Thanh Trù .
Hàng ngày, giáo viên phối hợp với bảo vệ nhà trường nhắc nhở và hướng
dẫn phụ huynh để xe đúng nơi quy định, đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho
con em mình.
Ví dụ : Nội dung nhắc nhở ,trao đổi trực tiếp với phụ huynh:
- Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau nếu khơng có đai an tồn
- Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn
của bảo vệ rồi mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, không cho xe vào
sân nhà vịm)
- Khơng để trẻ ngồi trên xe một mình.
- Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp của sáng kiến đều
mang tính thực tiễn , khả thi, có thể áp dụng, nhân rộng tại các trường mầm non

trong thành phố. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà
trường.
 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng có thơng tin nào
cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
18

skkn


- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ
sở vật chất để giáo viên thực hiện việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả.
- Giáo viên có trình độ chun mơn đạt trên chuẩn.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lượng học tập của trẻ cũng như
chất lượng giảng dạy của cô.
- Trẻ đúng độ tuổi 5 - 6 tuổi và có sự phát triển bình thường về các mặt:
ngơn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm xã hội.
- Cơ sở vật chất : Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị ,đồ dùng - đồ
chơi tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Với việc kiên trì thực hiện một số biện pháp nêu trên, tôi đã đạt được
kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên có kiến thức cơ bản về luật lệ an tồn giao thơng, thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp cũng như khám phá, tìm tịi tài liệu về
an tồn giao thơng để học hỏi âng cao trình độ hiểu biết và áp dụng vào dạy trẻ .
Trong hoạt động đã chú ý đến đặc điểm cá nhân của trẻ biết rõ những khả năng

cũng như hạn chế của từng trẻ để từ đó đưa ra biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát
triển một cách tồn diện. 100% giáo viên tích cực lồng ghép giáo dục an tồn
giao thơng vào các hoạt động giáo dục trẻ. Tổ chức được 2 tiết mẫu về lồng ghép
giáo dục an tồn giao thơng. Đã tham gia được 3 lượt tập huấn về an toàn giao
thông do Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với Công an thành phố tổ chức.
Biểu 1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên khối 5-6 tuổi
Nội dung
1.Nhận thức của giáo viên

Đầu năm học
5/8=62,5%

19

skkn

Sau khi áp

So sánh với

dụng sáng kiến

đầu năm học

8/8=100%

Tăng 37,5 %


về an tồn giao thơng

2.Giáo viên Linh hoạt,

4/8=50%

8/8=100%

Tăng 50 %

4/8=50%

8/8=100%

Tăng 50 %

5/8=62,5%

8/8=100%

Tăng 37,5%

5/8=62,5%

8/8=100%

Tăng 37,5 %

sáng tạo lồng ghép về giao
thông để dạy trẻ
3.Giáo viên chú ý đặc
điểm phát của trẻ

4.Tổ chức đánh giá và cho
trẻ tự nhận xét mình, bạn.
5.Phối, kết hợp với phụ
huynh
Biểu 2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ
Đầu năm

Nội dung

Đạt

Chưa đạt

Cuối năm
Đạt

Chưa đạt

1.Trẻnhận biết được các
phương tiện giao thơng,
và kí hiệu của một số 31/39=79% 8/39 = 21%

36/39= 92% 3/39 = 8%

biển báo giao thông đơn
giản.
2. Trẻ nắm được một số
luật giao thông đơn giản 22/39=56% 17/39 = 44% 37/39= 95% 2/39 = 5%
khi tham gia giao thơng.
3. Trẻ có hành vi ứng

xử văn hóa, và khả năng
thực

hành

một

số

22/39=56% 17/39 = 44% 37/39= 95% 2/39 = 5%

phương tiện giao thông.
4. Trẻ nhanh nhẹn, tự 18/39=46% 21/39= 54%
tin khi tham gia các
20

skkn

36/39= 92% 3/39 = 8%


hoạt động học ngoại
khóa, trải nghiệm.
5.Trẻ có khả năng nhận
biết những hành vi đúng
sai qua tranh ảnh và khi

23/39=59% 16/39 = 41% 37/39= 95% 2/39 = 5%

tham gia giao thông.

* Đối với trẻ:
- Trên 90% trẻ đã nắm được một số kiến thức cơ bản về ATGT như: một
số biển báo, tín hiệu đèn giao thơng, khơng chơi dưới lịng lề đường, có hành vi
ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm, khi đi
sang đường phải có người lớn dắt…
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải
nghiệm.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi tham gia giao thơng và việc
chấp hành đúng luật lệ an tồn giao thơng, có ý thức khi tham gia giao thơng:
đội mũ bảo hiểm cho con em mình và cho bản thân khi ra đường , không uống
rượu bia khi lái xe, không chở quá tải số trẻ trên một xe...
- Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thực hiện luật lệ giao
thông nơi trường học như: Nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định giao thơng
theo mơ hình “Cổng trường an tồn”,có hành vi ứng xử văn hóa : khơng chen
lấn, khơng đi xe vào sân trường, khơng bóp cịi xe inh ỏi nơi cơng cộng, dựng xe
khi đưa đón trẻ đúng nơi quy định...
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thảo, diễn
đàn của nhà trường về an tồn giao thơng, đóng góp những ý kiến có tính khả thi
cao trong việc giáo dục an tồn giao thơng cho trẻ trong trường mầm non.

21

skkn


Mơ hình “ Cổng trường an tồn” tại trường mầm non Thanh Trù
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đây là một đề tài đưa ra được các biện pháp phát huy tính tích cực trong

cơng tác tổ chức các hoạt động phát triển thể chất, hình thành nhân cách, ý thức
chấp hành kỷ luật cho trẻ. Đặc biệt là các biện pháp sử dụng trị chơi vận động
giúp trẻ tích cực hứng thú, phát triển tồn diện.
Sáng kiến tơi đưa ra các biện pháp thiết thực, phù hợp với những điều
kiên thực tế của nhà trường cũng như sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi. Các biện
pháp dễ áp dụng vào thực tiễn giúp cho việc tổ chức các hoạt động phát triển
toàn diện cho trẻ đạt kết quả tốt hơn
Người giáo viên mầm non luôn phải nắm vững kiến thức, biết xây dựng và
sử dụng chính xác, phù hợp hệ thống câu hỏi đàm thoại và đồ dùng trực quan,
tranh ảnh vào trong hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho trẻ. Nhằm phát
huy tính tích cực của trẻ, mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào trẻ và xuất phát
từ trẻ, thực sự là một yêu cầu đặt ra cần thiết cho mỗi giáo viên mầm non nói
riêng và giáo viên ở các bậc học nói chung.

22

skkn


Qua đề tài này tôi hy vọng giáo viên mầm non cần chú ý hơn nữa đến
việc thực hiện và thực tế giảng dạy, mỗi biện pháp dạy đều có ưu thế riêng, giáo
viên nên sử dụng kết hợp và linh họat các biện pháp để dạy trẻ học tích cực, để
mỗi giờ dạy là một giờ khiến trẻ thích thú, say mê và có hiệu quả để giúp trẻ ghi
nhớ phát huy khả năng của bản thân một cách triệt để , góp phần giáo dục phát
triển tồn diện nhân cách của trẻ, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục
mầm non trong thời đại mới. Cũng qua đây tơi muốn đưa tới một thơng điệp:
“Vâng! An tồn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và
tồn xã hội. Nâng cao ý thức rèn luyện, hiểu biết và chấp hành luật lệ giao
thơng chính là bảo vệ bản thân và gia đình. Người lớn phải là những tấm gương
sáng để trẻ noi theo. Vì tương lai của mầm non đất nước hãy nghiêm chỉnh chấp

hành luật lệ an tồn giao thơng!”
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu.
Số

Tên tổ chức/ cá

TT

nhân

I

1

2

Địa chỉ

II

sáng kiến

Tập thể tham gia thực hiện thử nghiệm.
Lớp mẫu giáo 5
tuổi A

Lớp mẫu giáo 5
tuổi B


Trường mầm non
Thanh Trù

Lớp mẫu giáo 5

Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật
lệ an tồn giao thơng qua hoạt
đọng tham quan, trải nghiệm.

Trường mầm non

Giáo dục dục trẻ chấp hành tốt

Thanh Trù

luật lệ an tồn giao thơngqua
giờ hoạt động chung.

Trường mầm non
3

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng

Thanh Trù

tuổi C

Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật
lệ an toàn giao thông ở mọi lúc
mọi nơi.


Cá nhân tham gia thực hiện thử nghiệm

23

skkn


1

Bùi Thị Sáu

Giáo viên phụ trách

Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật

lớp 5T ATrường

lệ an tồn giao thơng trong giờ

Mầm non Thanh Trù

đón trẻ .

Giáo viên phụ trách
2

Đỗ Thị Cẩm
Nhung


lớp 5T B Trường

Giáo dục dục trẻ chấp hành tốt

mầm non Thanh Trù

luật lệ an tồn giao thơngqua
giờ hoạt động chung.

Giáo viên phụ trách
3

Bùi Thị Thái
Hòa

lớp 5T C Trường

Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật

mầm non Thanh Trù

lệ an toàn giao thông ở mọi lúc
mọi nơi.

Thanh Trù, ngày ... tháng... năm 2020
Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

Thanh Trù, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Người nộp đơn


Phùng Thị Hương

Bùi Việt Hà

24

skkn



×