Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 4 năm học 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.1 KB, 24 trang )

UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG TH&THCSTÀ

NAM

NĂNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tà Năng, ngày 11 tháng 11 năm 2022

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
NĂM HỌC 2022-2023

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiệp
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Năng
Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B
Mơn thi giáo viên giỏi cấp trường:
I. Lý do hình thành biện pháp:
Ở Tiểu học, dạy học môn Tiếng Việt, được chia thành các phân mơn, mỗi phân
mơn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định . Dạy học môn
Tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân mơn Tập làm văn nói riêng
là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là phân môn Tập làm văn là môn tổng hợp
cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có
cảm xúc và đam mê” trong mỗi tiết học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm
nhận được cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể
hiện “cái đẹp” đó bằng ngơn ngữ giàu hình ảnh. Dạy tập làm văn lớp 4 nhằm trang bị


1

skkn


kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn, góp phần cùng các mơn học khác mở
tộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh để tiếp tục học lên các lớp trên. Song
một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc
Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan và rập khn.
Trong chương trình Tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm cụ thể
của môn Tiếng việt. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ đề đã
học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả, viết thư, ...
góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy
hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân
hóa khi miêu tả cảnh, tả người, miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn
sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng dàn ý. Khi học các tiết Tập làm văn, học
sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn
qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp
hướng đến cái chân thiện mỹ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật
trong văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn nhận đối tượng trong quan hệ
gần gũi giũa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê, viết thư..., cũng
tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội làm cho
tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở;
tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần
hình thành những nhân cách tốt đẹp của trẻ.

2


skkn


Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của
các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung hoặc liệt kê theo gợi ý của giáo viên. Câu văn
chỉ mang tính chất thơng báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đây là điều tất
nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em cịn hạn hẹp. Đứng
trước thực tế đó, tơi rất băn khoăn và trăn trở: “Làm thế nào để giúp các em u thích
mơn văn, viết văn hay, giàu cảm xúc? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ
đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ
cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”.
Trả lời câu hỏi này, ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4B,
trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Năng. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và
kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn trong mỗi học
sinh. Vì thế tơi đã chọn giải pháp“ Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn
Tập làm văn lớp 4”.
1.Thực trạng.
Năm học 2021-2022, tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy lớp 4.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ trao đổi và học hỏi ở đồng nghiệp về dạy học phân
môn tập làm văn ở lớp 4, bản thân tôi nhận thấy:
1.1. Thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi.
a. Đối với giáo viên
- Sự chỉ đạo chun mơn của Phịng giáo dục, của trường, của tổ chun mơn
ln giữ vai trị tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn

3

skkn



Tập làm văn. Nhà trường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện dạy và học đạt kết
quả tốt.
- Là giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy lớp 4 theo chương trình Vnen mới,
đã nắm được yêu cầu việc đổi mới phương pháp dạy học một cách cơ bản, việc sử
dụng đồ dùng dạy học tương đối hiệu quả.
- Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối được nâng cao, xây
dựng được nề nếp tự học, bồi dưỡng thường xuyên trong việc thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
- Qua các tiết dạy chuyên đề, các cuộc thi, đã có nhiều giáo viên thành cơng
khi dạy Tập làm văn.
- Giáo viên giảng dạy đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo
và các phương tiện phục vụ cho việc dạy học.
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng như Ti vi, sách, báo, mạng internet,
giáo viên tiếp cận với phương pháp đổi mới dạy Tập làm văn thường xuyên hơn.
b. Đối với học sinh
- Nhà trường quan tâm, trang bị cho các em thư viện sách tham khảo phong
phú và giáo viên cung cấp cho các em thông tin hiểu biết về tiếng Việt.
- Học sinh đã được làm quen phân môn tập làm văn từ các lớp dưới. Các em đã
nắm vững kiến thức, kĩ năng của phân môn Tập làm văn như kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt
phân môn Tập làm văn ở lớp 4.

4

skkn


- Mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng có nội dung
phong phú, sách giáo khoa trình bày với kêng hình đẹp, trang thiết bị hiện đại, hấp

dẫn học sinh, phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em.
1. 2. Khó khăn:
a. Đối với giáo viên:
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực
và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học.
- Phân mơn Tập làm văn là phân mơn khó dạy so với các mơn học khác địi hỏi
giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, có vốn sống thực tế, biết kết hợp
linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tị mị, khả năng sáng tạo,
độc lập ở học sinh, giúp các em nói, viết thành văn bản quả là không dễ.
- Giáo viên còn e ngại và lúng túng trong dạy học. Chưa mạnh dạn đăng kí giờ
dạy tốt hay lên chuyên đề đối với phân môn này.
- Lớp học khá đông (32 học sinh), có sự chênh lệch rất lớn về trình độ của học
sinh khá, giỏi và học sinh yếu nên giáo viên rất khó sử dụng các phương pháp, cịn
hạn chế sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Nếu chú ý
đến học sinh khá, giỏi thì sẽ khơng đảm bảo với học sinh trung bình, yếu. Nhưng nếu
tập trung vào học sinh trung bình, yếu, kiên trì với đối tượng này đạt được yêu cầu
bài văn thì lại ảnh hưởng đến sự phát triển, sáng tạo của số học sinh khá, giỏi.
- Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết cho các em qua các phân môn của
Tiếng Việt và các môn học khác cịn ít chú trọng liên hệ do nhiều ngun nhân khách
quan.

5

skkn


- Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học, GV khơng
dám "thốt li" các gợi ý của sách giáo khoa, sách tham khảo vì sợ sai "qui định" và
khơng đủ thời gian cho một tiết học.

b. Đối với phía học sinh:
- Phần lớn HS trong lớp là con em của gia đình có hồn cảnh khó khăn, phụ
huynh ít quan tâm, trao đổi với GV về tình hình học tập của con em nên việc học
chưa đạt hiệu quả cao.
- Lớp tơi chủ nhiệm có sĩ số khá đơng (32 em) nên việc tiếp thu của các em
cũng gặp nhiều khó khăn.
- Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập
trung chú ý nhận thức không bền vững, nhanh nhớ nhưng mau quên, năng lực sử
dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp
những khó khăn. Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư
duy đơn giản, trực quan nên việc làm văn của học sinhchưa được như ý. Cụ thể:
+ Các em còn thiếu vốn sống, vốn hiểu biết, kiến thức về cuộc sống thực tế
còn hạn chế nên chưa tự tin trong việc dùng từ, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh so sánh,
nhân hóa về đối tượng cần miêu tả, cần kể...
+ Các em còn rụt rè, e ngại, chưa biết chủ động diễn đạt nội dung từng phần
cũng như tồn bài thơng qua lời nói và viết, thậm chí đơi lúc các em khơng dám nêu
lên ý kiến của mình.
- Các em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say
mê với các tác phẩm văn học.
6

skkn


- Các em cịn nhiều thụ động trong việc tìm hiểu, sáng tạo; với tư tưởng học
Tập làm văn khó, hay nản lịng và trơng chờ, ỷ lại nên có những bài nói-viết rập
khn, máy móc...
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc
lập. Cụ thể là: Các em viết câu rời rạc, lặp từ, sắp xếp các ý lôn xộn.
+ Nhiều bài văn sai lỗi chính tả, chưa biết cách liên kết câu, bố cục chưa hợp lí,

có em chưa biết viết bài văn đủ ba phần của bài văn.
+ Sử dụng dấu câu chưa chính xác, có những em viết cả bài văn chỉ có một vài
câu, chưa biết sử dụng hình ảnh gợi tả, gợi cảm.
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào văn mẫu, hướng dẫn của giáo viên. Áp
dụng máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để làm thành bài văn riêng của mình.
Phần lớn các em dùng luôn cách hướng dẫn, câu từ của giáo viên làm mẫu vào bài
viết của mình.
- Đa số học sinh đáp ứng gợi ý của sách giáo khoa chứ chưa tư duy và sáng tạo
vì nguồn thơng tin còn hạn chế. Các em diễn đạt câu văn còn nhiều lúng túng, vụng
về, mang tính liệt kê nên bài văn khơ khan, thiếu sáng tạo.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của
học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn.
- Qua khảo sát chất lượng đầu năm, trong các lớp vẫn cịn vài học sinh đọc
chưa thơng, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học tập làm văn cho
các em. Với những học sinh này, u cầu đặt từng câu văn cịn khó, nói gì đến việc
hướng dẫn các em viết một đoạn văn, bài văn theo yêu cầu.

7

skkn


Qua khảo sát đầu năm, chất lượng môn Tập làm văn của học sinh lớp tôi đầu
năm học 2022 - 2023 tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số học sinh của lớp là
32 học sinh:



Bài viết hay,


Đạt

Bài viết đúng

Đạt

Bài viết chưa

Đạt

số

giàu hình ảnh,

(%)

nhưng chưa

(%)

đúng cấu trúc,

(%)

sáng tạo
32

3

hay

9,4

20

bố cục
62,5

9

28,1

Đây cũng chính là một thực trạng khiến tơi luôn băn khoăn, trăn trở về việc
làm văn của học sinh lớp 4 và của cả những năm học trước. Với kết quả thực tế trên
tôi thấy chất lượng học tập ở phân mơn này cịn thấp.Vì vậy, tơi đã ln suy nghĩ tìm
tịi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh lớp
4? Cuối cùng tơi cũng tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm văn
cho học sinh lớp 4. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp .
II. Nội dung biện pháp
Biện pháp 1: Dạy viết câu đơn giản.
Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật, trước tiên học sinh cần nắm
được cấu trúc của câu đơn (câu trong dạng đơn giản nhất), đó là những dạng câu học
sinh đã được học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, câu khiến, câu hỏi, câu cảm.
+ Dạy những loại câu này ta chỉ cần hướng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu.
Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được, và thường xuyên củng cố thật
nhiều.
8

skkn



+ Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trả lời câu hỏi:
Ai? Cái gì? Con gì? Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?
+ Đi đơi với việc dạy lý thuyết tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích thật
nhiều, lấy ngay các từ học sinh tích luỹ được trong tiết Tập đọc để đặt câu:
Ví dụ: Sau khi học xong bài Tập đọc “Sầu riêng”:
+ Học sinh cần tích luỹ từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện.
+ Yêu cầu HS đặt câu và phân tích: khuyến khcích học sinh đặt các câu khác
nhau với cùng một từ ngữ.
Hoa huệ / ngọt ngào lan toả khắp khu vườn.
CN

VN

Vườn hoa / quyến rũ lũ ong bướm rập rờn bay đến.
CN

VN

Mít chín / thơm nồng, ngọt sắc như vị của trứng gà quyện với mật ong già
CN

VN

+ Cứ như vậy, mỗi buổi học cho học sinh luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh có
một kiến thức vững chắc về câu và sẽ chuyển qua viết được các câu phức tạp hơn.
Biện pháp 2: Dạy viết một vài dạng câu phức tạp để tránh lặp từ.
Một số dạng câu có thể dạy là:
+ Câu có trạng ngữ.
+ Câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.
a.Với câu có trạng ngữ.

Đầu tiên tơi nên cho học sinh tiếp xúc với các loại câu này, tập tìm chủ ngữ, vị
ngữ.
9

skkn


Trên vịm cây, chim hót líu lo.
Học sinh rất dễ nhầm lẫn “Trên vòm cây” là chủ ngữ nếu chưa tiếp xúc với loại
câu này. Bởi vậy, tôi cho học sinh đặt câu hỏi:
+ Con gì hót líu lo? (con“ chim” vậy “ chim” là chủ ngữ).
+ Con chim làm gì? (“hót líu lo” vậy “hót líu lo” là vị ngữ).
Vậy “Trên vịm cây” là bộ phận gì? học sinh sẽ rút ra đó là bộ phận phụ nói rõ
chim hót ở đâu.
Tương tự như vậy tơi hướng dẫn học sinh hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian,
nguyên nhân, nơi chốn để học sinh có thể đặt câu:
Ví dụ:
- Ngồi vườn, mẹ trồng những khóm hoa tươi thắm.
- Để bảo vệ gà con, anh gà trống giang đôi cánh thật to để che chở con.
- Từ trong tán lá, những chú chim hót líu lo.
b. Câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ.
Tôi hướng dẫn học sinh thay thế nhiều câu thành một câu.
Ví dụ: Chú mèo có đơi mắt to, trịn đen láy, đơi tai ln dựng lên như đang
nghe ngóng điều gì..
Bằng cách làm này, bài văn sẽ khơng bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc khô
khan kể lể. Học sinh viết câu văn hấp dẫn hơn.
+ Đơi tay chai sạn, tấm thân gầy gị, đơi mắt với những vết chân chim đã cho
thấy mẹ là người rất chăm chỉ.
+ Cô búp bê xinh đẹp, lộng lẫy và duyên dáng như một thiên thần.
+ Anh gà trống vỗ cánh phành phạch, gáy vang ị ó o…

10

skkn


+ Chiếc áo tuy giản dị, mộc mạc nhưng với em nó thật đẹp và nhiều tác dụng.
Sau khi được tập luyện nhiều, học sinh có thói quen kết hợp ý để diễn đạt. Bài
văn không rời rạc, khô khan như kiểu được viết từ các câu đơn.
Biện pháp 3: Dạy quan sát thực tế, trực quan.
- Cho các em quan sát, trải nghiệm những nhìn thấy, những gì sẽ phải viết. Cần
tổ chức tốt quá trình quan sát thực tế của các em thì mới có được những hình ảnh
thực tế để đưa vào bài văn, sau đó mới viết hay được.
Ví dụ: Tả cây bàng, cái cặp, cái áo, … giáo viên cho các em ra sân quan sát
thực tiếp, hoặc lấy ngay cái cặp, cái áo… của các em quan sát.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kiến thức về từ ngữ.
Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập
giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tơi chốt lại một vài từ
u cầu các em ghi vào “ sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là
vốn từ của mình.
Ví dụ:
- Ở bài “Đường đi Sa Pa”, tơi yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào
vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh:
+ Trắng xóa tựa mây trời.
+ Lướt thướt liễu rủ.
+ Bồng bềnh huyền ảo.
- Bài “Con chuồn chuồn nước” tôi yêu cầu các em chú ý các từ sau và đạt câu
với các từ đó.
+ Từ: Long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút.
11


skkn


+ Đặt câu: - Cây cau cao vút, ngọn chót vót giữa trời xanh.
- Cánh đồng mêng mơng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ..
Vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ khơng hề nhỏ.
Ngồi ra cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn hay trong
bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em đưa vào văn bản của mình.
Nếu học sinh khơng tự tìm được tôi sẽ gợi ý, hướng cho các em hoặc giúp các em
tìm ra câu văn hay.
Ví dụ:

Cá thu Biển Đơng như đồn thoi
Đêm ngày dệt biển mn luồng sáng
( Đồn thuyền đánh cá)

+ Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi cong
lướt thướt liễu rủ.
( Đường đi Sa Pa)
- Để làm giàu vốn từ, giáo viên phải là người nắm chắc và hiểu sâu về từ ngữ,
có các tài liệu liên quan: từ điển, sách tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị
tốt phương tiện, thiết bị dạy học.
- Qua các tiết tập đọc, luyện từ và câu, giáo viên bồi dưỡng thêm về từ ngữ cho
học sinh hiểu nghĩa và cách dùng để vận dụng vào mơn Tập làm văn.
Ví dụ: Tả cái áo cần có những từ ngữ nào, giáo viên hỏi và gợi ý cho học sinh
các từ ngữ về: màu sắc, hình dáng, đặc điểm, chi tiết những đường may….
Biện pháp 5: Cung cấp vốn từ theo chủ đề
- Giáo viên soạn thêm các từ ngữ theo chủ đề để hỗ trợ học sinh làm tốt môn
Tập làm văn.
12


skkn


* Khi tả người thường dung các từ ngữ như sau:
- Tả hình dáng:
+ Thân hình, dáng người: cao, thấp, dong dỏng, thon gọn, ốm yếu, xương
xương, mảnh khảnh, đẫy đà, yểu điệu, cân đối, gầy gộc, mảnh mai, cường tráng, vạm
vỡ, lực lưỡng, lụ khụ, bụ bẫm….
+ Khuôn mặt, diện mạo: thon gọn, trái xoan, bầu bĩnh, phúc hậu, ủ rũ, cau có,
tươi tắn, thong minh, sang sủa, đần đôn, thơ ngây, nhăn nheo, đăm chiêu, thiểu não,
dễ thương, hớn hở, niềm nở, phúc hậu, chữ điền, hồng hào, rám nắng, xanh xao…
+ Làn da: nhăn nheo, trắng hồng, rám nắng, trắng tinh, trắng mịn, sần sùi, xanh
xao, hồng hào,da bánh mật, da ngăm, đen sạm, đồi mồi, căng mịn, đen đen…
+ Tả mắt: đen láy, to tròn, đen huyền, đen nhung, long lanh, u buồn, thâm
quầng. trắng đục, đỏ ngầu, mù lịa, lồi như mắt ốc, ti hí, một mí, mắt bồ câu, mắt
buồn, lanh lẹ, …
+ Cái nhìn từ đơi mắt: xa xăm, đắm đuối, dáo dác, trìu mến, mơ màng, chăm
chú, thân thiện, nghi ngờ, hằn học, soi mói…
- Tả tính tình:
+ Tính cách, thái độ: nóng nảy, hiền lành, dịu dàng, khắt khe, ba hoa, láu táu,
trầm, ít nói, lanh chanh, cau có, vui vẻ, hiều hậu, nhút nhát, lười nhác, lì lợm, nghiêm
nghị, đứng đắn, hấp tấp, vị tha, dè dặt, thật thà, hả hê, vui nhộn, vui sướng…
* Khi tả đồ vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dạng, kích thước, màu
sắc, đặc điểm
- Hình dáng: hình vng, hình chữ nhật, hình trịn, tam giác, chữ nhật đúng,
hình hộp…
13

skkn



- Kích thước: to, nhỏ, dài, ngắn, nhỏ gọn, xinh xắn, khoảng bằng gang tay, so
sánh với những sự vật khác…
- Màu sắc: các màu đã được học, kèm thêm các biện pháp so sánh,nhân hóa.
* Tả con vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu sắc, âm thanh,
hoạt động, trạng thái, có thể liên tưởng.
* Tả cảnh thường dung nhiều từ ngữ gợi tả màu sắc, đặc điểm với những hình
ảnh so sánh, nhân hóa.
Biện pháp 6: Dạy các biện pháp tu từ.
Muốn bài văn hay thì trong bài văn khơng thể thiếu tính nghệ thuật. Để đưa
nghệ thuật vào trong văn có rất nhiều biện pháp. Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở
lứa tuổi này, hai biện pháp tu từ phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa.
a. Biện pháp so sánh.
Tơi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các biện pháp so sánh trong các bài
Tập đọc đã học, sau đó vận dụng vào viết bài văn của mình.
Ví dụ:
- Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung những tia nắng vàng rực rỡ.
- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn
bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn
nến trong
xanh.
- Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn .
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Những tán hoa lớn xòe ra như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
14

skkn



- Với những cánh tay quều quào xoè rộng, nó như con quái vật già nua cau có
và khinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười.
- Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đó thả
hàng vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời xanh biếc chi chít cành và xoay thành những tán
trịn quanh thân cây.
Với những câu văn này tơi sẽ giới thiệu để các em nắm chắc được biện pháp so
sánh bằng cách sau: biện pháp so sánh sử dụng các từ: là, như, như là, giống, giống
như, y hệt, y như…
Ví dụ: Câu “Bơng hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng
vàng rực rỡ”. Tơi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình ảnh mặt
trời để tả bơng hướng dương.
Để thấy được ưu điểm của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câu khác để
mô tả bông hướng dương: “Bơng hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều cánh
nhỏ”. Và yêu cầu học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ nhiên là câu thứ nhất,
100% học sinh được hỏi đều trả lời như vậy. “Hay hơn vì sao?”. Các em trả lời: “Vì
sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh”. Muốn các em vững vàng hơn về cách so sánh
tôi lại đưa ra một câu văn nữa.
+ “Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng”. Yêu cầu học sinh nhận xét, so
sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi
đặt câu hỏi: “Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay
hơn?” và giải thích “ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh mặt trời đang toả nắng”
một hình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm cho bơng hướng
dương tươi đẹp hẳn lên. Còn câu thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểm giống bơng
15

skkn


hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bơng hoa. Từ đó giúp học
sinh hình thành sự hiểu biết. Khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹp hơn phải so

sánh với sự vật khác giống nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo, nổi bật hơn và ngược lại.
Việc này học sinh phải được luyện tập thường xun, vì nếu khơng luyện tập
thì các kiến thức đó cũng mai một dần. Sau đây là một vài dạng bài tập mà tôi đã xây
dựng trong tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn” bằng những cách sau:
- Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả.
- Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ trống để
mỗi dịng dưới trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động.
- Tập so sánh.
b. Biện pháp nhân hóa.
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn
trong vòng tay bế bồng của mẹ, của bà qua những tiếng ru, những câu ca dao, tục ngữ
đi vào long người. Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cơ giáo, các em đã được
tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hố. Khơng cần phải dạy
nhiều, ta chỉ cần giới thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nắm được ngay. Vì ở lớp dưới
học sinh cũng đã được làm quen với những cách nói, cách viết này qua hướng dẫn
của thầy cô.
Để học sinh thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các
em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:
1. Con búp bê mặc bộ váy màu hồng.
16

skkn


2. Cơ búp bê thật lộng lẫy khi khốc lên mình một bộ váy màu hồng hệt như
nàng cơng chúa.
1. Mèo con bắt chuột rất giỏi.
2. Anh mèo như một dũng sĩ diệt chuột
1. Những con gà chạy lung tung khắp nơi.

2. Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi.
1. Gốc bàng cằn cỗi, già theo năm tháng.
2. Gốc bàng trong bộ áo giáo già theo năm tháng nhường những lá non cho
con.
1. Bông hồng nhung vươn cao trong gió.
2. Cơ hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của
mình.
1. Nắng vàng rực chiếu trên vòm lá.
2. Những tia nắng tinh nghịch vui đùa tung tang trên trên vòm lá.
Qua các ví dụ trên tơi hỏi học sinh “Cách dung trong câu nào hay hơn?”.
Khơng khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu
trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất.
“ Nó hay hơn vì sao?”. Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này, giáo viên
cần lí giải: Câu thứ 2 hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: khi những sự vật, đồ
vật, con người được dung những từ ngữ của con người thì câu văn trở nên sinh động,
đáng u vì đã có những suy nghĩ, tính cách, đặc điểm… của con người.
Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tơi giới thiệu cho
các em cách nhân hố sự vật và cách sử dụng từng loại như sau:
17

skkn


a. Gọi tên sự vật.
- Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô trăng, chị gió, bác
mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo mướp, chị chuối tiêu, anh chó...
b. Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật.
Ví dụ: - Hoa quỳnh trầm tư, đào bích cười tươi roi rói, phong lan yểu điệu, chị
Mái Mơ hiền lành, những bé gà ngơ ngác, nắng nhảy nhót, trăng tinh nghịch nhòm
qua cửa sổ, quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe điểm 10 đỏ chót….

- Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em nghe
những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hố như: Dế Mèn phiêu lưu kí,
Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tơ Hồi (tiết Sinh hoạt tập thể, Kể
chuyện).
- Nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích có các con vật đáng u,
thơng minh, tinh nghịch. Đó là những câu mẫu mực cho học sinh tập,để nắm được
cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
- Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bài tiến bộ
rõ rệt.
Biện pháp 7: Dạy học sinh cách viết bài văn đúng cấu trúc.
a. Xây dựng nội dung.
Nội dung xây dựng cần đầy đủ và phong phú. Giải quyết nhiệm vụ này tương
đối khó nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ. Khi dạy, giáo viên cần lưu ý hệ thống câu
hỏi trong sách giáo khoa vì chương trình văn được soạn cho trình độ phổ cập, đối với
học sinh khá giỏi ta có thể bổ sung thêm. Điều đầu tiên học sinh cần đạt là phải hồn
thiện về bố cục (có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài).
18

skkn


Khi đã hồn thiện về bố cục. Tơi tiếp tục chú ý đến nội dung bài văn. Muốn bài
văn phong phú học sinh phải biết cách trả lời câu hỏi. Thường mỗi câu hỏi học sinh
phải trả lời bằng một đoạn văn chứ khơng phải một câu cộc lốc.
Ví dụ:
- Thân cây thế nào? (trong bài quan sát cây bàng). HS sẽ trả lời bằng câu ngắn
gọn: “Thân cây to, có màu nâu, cao khoảng 3 mét”. Tơi hướng cho học sinh quan sát
tỉ mỉ (màu sắc, độ cao, to, cách bố trí, các cành, cành non, cành già, gai) và trả lời
bằng một đoạn văn: “Thân cây cao khoảng 3 mét, màu nâu sậm, hai, ba người ôm
không xuể. Từ thân mọc ra những cành cây, to bằng bắp tay của bố em, vươn ra mọi

phía như những cánh tay đang vẫy gọi những chú chim trong nắng.”
Rèn luyện thói quen quan sát nhiều góc cạnh của sự vật sẽ giúp học sinh có
được những bài văn hay, giàu hình ảnh. Tuy nhiên khơng thể dàn trải mênh mơng mà
bài văn phải có trọng tâm. Học sinh biết lựa chọn chi tiết nổi bật, lướt qua chi tiết phụ
để dùng từ có chọn lọc, viềt các hình ảnh đặc sắc.
Ví dụ: Tả cây bàng thì phải tả kĩ. Nhìn tổng thể cây, nhìn chi tiết từng bộ phận:
rễ, gốc, thân, cành, lá, búp…Phát hiện vẻ đẹp riêng của chúng, so sánh chúng với
những sự vật, nhân hóa với hình ảnh đẹp của con người. Quan sát kĩ từng đường gân
lá, từng chi tiết của rễ, chim, bướm….
b. Đưa “nghệ thuật” vào bài văn.
Với học sinh Tiểu học, cái “nghệ thuật” ở các em chỉ đơn giản là việc chọn lọc
từ ngữ, hình ảnh và sử dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa. Bởi vậy nó cũng rất
gần gũi quen thuộc với các em vì các em đã có được cả một q trình học tập và rèn
luyện.Trong q trình tập diễn đạt nội dung, có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
19

skkn


- Ta có thể tả màu sắc lá bang bằng từ nào? (xanh non, xanh tươi, xanh
thẫm…).
- Lá bàng có nhiệm vụ gì? Em có thể dùng biện pháp so sánh hay nhân hoá để
làm nổi bật nét đẹp của nó được khơng? (lá bàng non xanh, tán lá um tùm như chíêc ơ
khổng lồ che mát cả một khoảng sân. Trong vịm lá ấy, chị gió gọi những cơ cậu
chim đến hát lên những bản nhạc êm đềm).
- Những cái rễ đa có thể so sánh với hình ảnh nào? (so sánh với những chú trăn
khổng lồ, những con giun, những hình dạng kì thú…).
- Cành câ có thể so sánh, nhân hóa với gì? (như những cánh tay của con người
vẫy gọi gió, hoa lá…)
Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của mình.

Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn
hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài của mình.
c. Đưa cảm xúc vào bài văn.
Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc”
của người viết. Tơi hướng dẫn cho HS cảm xúc khơng chỉ có ở phần kết luận. Nó
phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì
điều này thật là trừu tượng. Bởi vậy ta khơng nên địi hỏi các em một cách chung
chung mà chỉ cần các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên
gợi ý cụ thể như sau:
- Nêu lên tác dụng, tình cảm, cảm xúc của mình khi tả từng bộ phận (đồ vật,
con vật, cây cối). Lồng ghép vào mỗi câu văn, mỗi ý diễn đạt tình yêu, thái độ của
mình với vật đang tả.
20

skkn



×