Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Skkn một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.53 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nâng
cao chất lượng dạy và học đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như: "Hai
không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này
đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Mặc dù có nhiều tiến bộ
nhưng hiện nay vẫn còn một số học sinh học chưa tự học, chư chăm còn học
yếu. Để tìm được cách hướng dẫn học sinh tự học đạt hiệu quả cao, qua nhiều
năm giảng dạy ở trường kết hợp giữa lí luận và thực tiễn dạy học mơn Hóa học
9, tơi đã rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới và viết
sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC
SINH TỰ HỌC MƠN HỐ HỌC 9” góp phần nâng cao chất lượng môn học
trong trường THCS.
II. NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG TỰ HỌC MƠN HĨA Ở TRƯỜNG THCS PHONG
PHÚ
a.Thực trạng
- Lực lượng giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động.
- Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và phần lớn phụ huynh.
- Chất lượng đầu vào thấp, nhà trường tuyển sinh hết số học sinh xin xét
tuyển vào trường.
- Chất lượng học tập của học sinh còn ở mức thấp, tỉ lệ đạt trung bình mơn
trở lên chỉ đạt khoảng 70%.
- Việc dạy gặp nhiều khó khăn do thiếu sự quan tâm, phối hợp của gia đình.
Khảo sát học sinh lớp 9 đầu năm học 2018- 2019 phân loại như sau:

1

skkn




Giỏi

Tổng

Khá

TB

Yếu

Kém

HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

186

6

3,2

18

9,7

108

58,1

50

26,9

4

2,2

Từ kết quả và thực tế học tập của học sinh nhận thấy:
- Ý thức tự học của học sinh chưa cao.

- Một số học sinh có năng lực tính tốn nhưng lúng túng khi làm bài, hoặc
nếu tính được thì cách diễn đạt cịn dài, chưa khoa học.
b. Ngun nhân
* Đối với học sinh
- Chưa tự giác học, chưa quyết tâm học, mất kiến thức từ lớp dưới
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh cịn hạn chế, chưa mạnh dạn trong
học tập do hiểu chưa sâu, chưa nắm chắc kiến thức, thiếu tự tin.
- Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, học thụ động, lệ thuộc
vào các loại sách bài giải, học vẹt không có khả năng vận dụng kiến thức.
- Học sinh cịn dành ít thời gian cho việc tự học.
* Đối với cha mẹ học sinh
- Nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường
chưa cao chưa quan tâm, chăm lo và đôn đốc học tập, phó thác cho thầy cơ.
* Đối với giáo viên
- Chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh, chưa theo sát học sinh.
- Chưa có nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tự học.
- Cịn sử dụng phương pháp giảng giải nhiều làm cho học sinh tiếp nhận kiến
thức một cách thụ động dễ quên kiến thức.
- Đọc cho học sinh ghi nội dung kiến thức làm cho học sinh khơng tự rèn
luyện được tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu có hiệu quả,
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh
không theo kịp. Năng lực tổ chức học theo nhóm đối tượng cịn hạn chế.
- Chưa gây hứng thú cho học sinh thích học mơn Hóa.
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối
2

skkn


tượng nên chưa hướng dẫn tự học được cho học sinh.

- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực
hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Qua thực trạng tơi nhận thấy tình hình dạy học sinh tự học gặp rất nhiều khó
khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH TỰ HỌC MƠN HĨA 9
a . Đối với giáo viên: Để hướng dẫn học sinh tự học, tôi đã chuẩn bị từ khâu
soạn giảng cho đến khâu hướng dẫn tự học ở nhà.
* Soạn bài:
- Mục tiêu bài học cần bám sát vào chuẩn kiến thức và kĩ năng và hình dung
rõ là sau khi học xong bài học sinh của mình có được kiến thức, kỹ năng, trình
độ gì? mức độ như thế nào? thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào những
điều gì sau khi học xong bài đó.
*Tổ chức các hoạt động trên lớp:
- Tạo điều kiện để học sinh hoạt động cá nhân hoặc nhóm để tự tìm hiểu,
phát hiện tri thức hình thành kỹ năng ...bằng nhiều hình thức như:
+ Hướng dẫn cách sử dụng sách giáo khoa : cách đọc sách, cách ghi bài vào
vở cho hợp lý có hiệu quả.
+ Định hướng điều chỉnh hoạt động: chính xác hóa các khái niệm hóa học,
các kết luận về các hiện tượng, bản chất hóa học mà học sinh tự tìm tịi được.
+ Sử dụng phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm… để khai
thác, tìm kiếm, phát hiện kiến thức, kỹ năng hóa học.
+ Tạo điều kiện học sinh được vận dụng nhiều hơn những tri thức của mình
để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trong đời sống, sản xuất.
+ Ln nêu vấn đề cần tìm hiểu, gợi mở để học sinh phát hiện vấn đề và tự
tìm phương án giải quyết vấn đề.
+ Rèn luyện cho học sinh cách tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống
hóa và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thơng qua một số phương
pháp giải bài tập hóa học.
+ Lắng nghe học sinh nhận xét rồi bổ sung, chỉnh lí hoặc củng cố.
3


skkn


* Hướng dẫn tự học ở nhà
- Hướng dẫn rèn luyện cho học sinh tự tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài
học dưới dạng sơ đồ .
- Hướng dẫn cách giải một số bài tập liên quan đến bài đã học.
- Hướng dẫn cho học sinh tự chuẩn bị bài mới và cách sử dụng sách tham
khảo, các tài liệu khác để tự nâng cao kiến thức.
VD : Khi học xong bài Tính chất hóa học của Bazơ tơi hướng dẫn học
sinh tóm tắt kiến thức cần nắm vững như sau:
Khái niệm:
Ba Zơ

Kiềm
Phân loại
Ba zơ không tan
Dd kiềm làm quỳ đổi màu xanh
Tínhchất hóa học

Phenolphtalein đổi đỏ

T d với axit
T d với oxit axit
T d với muối
Điều chế

Ba zơ khơng tan


Ba zơ kiềm
Sau đó vận dụng giải một số bài tập:
Bài tập 1: Viết công thức và phân loại các chất có tên gọi sau: Kali hyđroxit,
Magie hyđroxit, Sắt(III)hyđroxit...
Bài tập 2: Hoàn thành các phản ứng sau:
Cu(OH)2 + HCl
Cu(OH)2 + H2SO4
Ca(OH)2 + CO2
Bài tập 3: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng chất trong các
4

skkn


nhóm chất sau và viết phương trình hóa học xảy ra:
a. Các lọ riêng biệt đựng K2O, CaO
b.Các dd riêng biệt đựng KOH, HCl, KCl
b. Đối với học sinh:
- Khi dạy bài mới, tơi u cầu học sinh:
+ Dự đốn: tính chất, hiện tượng thí nghiệm, giải thích?
+ Làm thí nghiệm, quan sát, mơ tả hiện tượng, giải thích rút ra kết luận …
+ Phán đoán, suy luận
+ Trả lời câu hỏi.
+ Giải bài tốn hóa học.
+ Quan sát sơ đồ, hình ảnh, tranh vẽ… rút ra nhận xét.
+ Tham gia thảo luận: Trình bày quan điểm của mình, lắng nghe, nhận xét ý
kiến của người khác …
+ Vận dụng kiến thức kỹ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hóa
học xảy ra trong đời sống sản xuất.
+ Tự học, tự đánh giá việc nắm bắt kiến thức kỹ năng của bản thân.

*Để thực hiện được mục đích hướng dẫn học sinh tự học, tơi chú trọng 5
giải pháp sau đây:
GIẢI PHÁP 1: TẠO NỘI LỰC CHO HỌC SINH
Để tạo nội lực cho học sinh tôi chú ý đến 2 vấn đề sau:
**Cung cấp cho học sinh dàn bài khi học bài lý thuyết:
Phần: Tính chất vật lý: Học sinh cần tìm hiểu về: Thể, màu sắc ,mùi vị,
nhiệt độ sơi, tính tan….từ đó tìm ứng dụng từ những tính chất này hoặc ngược
lại.
Tuỳ từng bài mà tôi sử dụng 1 trong 2 cách sau cho hợp lý:
Cách 1: Cho học sinh quan sát mẫu vật , hình ảnh….Từ đó học sinh nêu
được một số tính chất vật lý như: thể, màu, mùi vị, ..sau đó tơi đặt thêm câu hỏi
có tính gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời.
VD: Khi dạy bài H2SO4, tôi cho học sinh quan sát bình đựng H 2SO4 lỗng và
bình đựng H2SO4đặc, gọi học sinh rút ra những tính chất giống và khác giữa
5

skkn


chúng, giải thích…
Cách 2: Từ ứng dụng của những chất đang nghiên cứu đã biết trong đời
sống, học sinh có thể suy đoán được một số kiến thức liên quan như: thể, màu
sắc, mùi vị, nhiệt độ sơi , tính tan….
VD: Từ ứng dụng của nhôm trong thực tế mà học sinh sẽ nêu được tính chất
vật lý của Nhơm :
Sản xuất vỏ máy bay
Làm đồ dùng nấu ăn
Làm dây dẫn điện

kim loại nhẹ

có tính dẫn nhiệt tốt
có tính dẫn điện tốt

Phần: Tính chất hóa học:
Cách 1: Tơi định hướng cho học sinh cách tìm hiểu:
Từ đặc điểm cấu tạo

Tính chất hóa học

Ứng dụng.

VD : Từ đặc điểm cấu tạo của Etylen có một nối đơi trong phân tử nên:
Tham gia phản ứng cộng

sản xuất Etylic

Cách 2: Sử dụng đồ dùng trực quan: mơ hình, mẫu vật, thí nghiệm...mà giúp
học sinh phát triển kỹ năng tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
đồng thời kiến thức thu lượm được có cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục hơn…
VD: Khi nghiên cứu tính chất hố học của Axit axetic, tôi cho học sinh làm
cùng 1 lúc 3 thí nghiệm: CH3COOH với Cu ; CH3COOH với Zn ; HCl với Zn .
Từ kết quả thí nghiệm học sinh tự nhận xét hiện tượng xảy ra? So sánh, giải
thích? Viết phương trình phản ứng….
Cách 3: Gợi ý đi từ những ứng dụng trong thực tế, những hiện tượng trong
thực tiễn, những kinh nghiệm sống … mà học sinh có thể tìm đến kiến thức mới
VD: Khi dạy bài Một số ba zơ quan trọng, tơi có thể gợi ý cho học sinh giải
thích tại sao khi mưa lớn, người nuôi tôm công nghiệp lại phải tạt vôi bột xuống
ao tôm.
Phần: Điều chế.
Cách 1: Để học sinh tự học, tự tìm kiếm kiến thức trong khi nghiên cứu

phương pháp điều chế, thí nghiệm từ khi nghiên cứu tính chất hố học tơi đã cho
học sinh thấy được mối quan hệ giữa các chất: Tính chất hố học của chất này
6

skkn


có thể là phương pháp điều chế của chất kia.
VD: Khi nghiên cứu tính chất hóa học của rượu Etylic tơi đã cho học sinh dự
đốn từ rượu Etylic ta có thể điều chế được những chất gì với điều kiện nào?
( axitaxetic, este..)
CH3COOH +

C2H5OH t0 H2SO4 đ CH3COOC2H5 + H2O

CH3CH2OH + O2

men giấm

CH3COOH + H2O

Cách 2: Một số bài học tơi có thể mã hóa dưới dạng cơng thức dễ nhớ, dễ
vận dụng.
VD: Trình bày phương pháp điều chế kim loại, có thể mã hóa dưới dạng sau:
Kim Loại mạnh + Muối

Kim Loại yếu + Muối mới

Từ công thức này học sinh vận dụng để viết phương trình một cách dễ dàng.
Cách 3: Cho học sinh liên hệ việc sản xuất chất đang nghiên cứu ở tại địa

phương , để từ đó tìm được kiến thức mới ngay trong thực tiễn.
VD: Khi học phần điều chế rượu Etylic, tôi cho học sinh tự trình bày về qui
trình nấu rượu tại nhà: Nguyên liệu, cách tiến hành, cách thu. Sau đó gợi ý cho
học sinh tóm tắt q trình đó bằng sơ đồ và viết phương trình phản ứng.
**Cung cấp cho học sinh phương pháp giải quyết vấn đề:
- Cụ thể sau khi học xong một bài tôi đều gợi ý cho học sinh tìm phương
pháp nhận biết chất đó, cần nhớ phản ứng thường được sử dụng trong bài tập.
VD: Sau khi học xong bài Glucozơ, tôi yêu cầu học sinh tìm hóa chất để
nhận biết chất này ( dùng AgNO3/NH3).
- Trong các tiết luyện tập, phụ đạo tôi thường xuyên cung cấp hoặc củng cố
cho học sinh một số các giải nhanh bài tập hóa học như: phương pháp bảo toàn
khối lượng, phương pháp số nguyên tử trung bình….và hướng dẫn học sinh vận
dụng giải một số dạng bài tập cơ bản thường gặp .
GIẢI PHÁP 2: TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY NỘI LỰC CỦA HỌC
SINH:
Để phát huy tính tích cực hoạt động, tự học chủ động sáng tạo của học sinh:
- Trong các giờ lên lớp, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để
tìm đến kiến thức mới từ đó học sinh thấy được cái hay, cái mới lạ được bắt
7

skkn


nguồn từ những klến thức cũ.
VD: Sau khi học xong bài rượu Etylic, học sinh đã nắm được cấu tạo và
tính` chất hóa học của rượu Etylic và học sinh đã khái quát được những tính chất
chung của rượu Etylic là do hyđro linh động trong nhóm –OH gây ra. Kế đó khi
dạy bài Axitaxetic, bước đầu ta cho học sinh phân tích cấu tạo phân tử của
Axitaxetic và thấy được Axitaxetic cũng có nhóm –COOH nên học sinh có thể
dự đốn được tính chất hóa học của Axitaxetic.

- Tiết ôn tập, tiết luyện tập tôi cũng phát huy tính tích cực chủ động cho học
sinh bằng cách mở rộng và khái quát vấn đề, qua tiết ôn tập học sinh cũng thấy
được cái lạ, cái mới, cái hay của kiến thức mà có thể ở những bài cụ thể trước
đây học sinh chưa lĩnh hội được.
VD: Khi dạy bài ôn tập chương kim loại ta cho học sinh vận dụng tính chất
hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học kim loại để giải quyết một số
dạng câu hỏi như làm sạch kim loại, tách kim loại, tinh chế kim loại.
- Tăng cường sự giao tiếp với học sinh bằng những câu hỏi phát vấn có tính
chất tư duy, sáng tạo đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phải động não.
- Tăng cường sử dụng thí nghiệm và sử dụng phương pháp nghiên cứu để
kích thích sự tư duy cho học sinh.
- Theo phương pháp cũ thuyết trình xong mới làm thí nghiệm chứng minh,
cách này học sinh thụ động tiếp thu và kiến thức thu được khơng có cơ sở chỉ là
thừa nhận. Theo phương pháp mới tôi cho học sinh tự làm, tự quan sát thí
nghiệm, phân tích các hiện tượng rồi tự đi tới kiến thức mới, với phương pháp
này kiến thức học sinh thu lượm được có cơ sở thực nghiệm nên học sinh nhớ
lâu hơn và hứng thú hơn.
GIẢI PHÁP 3: RÈN CHO HỌC SINH CÁC THAO TÁC TƯ DUY:
*Phân tích: rất quan trọng vì các hiện tượng hóa học xảy ra rất phức tạp, các
hiện tượng lại liên quan với nhau nên n chú trọng đến khâu này.
VD: Một tính chất hóa học cơ bản của kim loại là tác dụng với dung dịch
axít mà bản chất là nguyên tử kim loại thay thế nguyên tử H trong dung dịch
axít. Dấu hiệu là thu được dung dịch muối và khí H 2, qua thao tác phân tích học
8

skkn


sinh sẽ viết được phương trình của kim loại với axít
*Tổng hợp: Với bài kiến thức mới, tổng kết chương … thường yêu cầu học

sinh lập mối quan hệ giữa các hiện tượng thuộc tính riêng rẽ từ đó tìm ra một
dấu hiệu chung tổng quát cho từng loại, từng phẩn theo một trật tự logic, thao
tác này được rèn luyện cho học sinh hàng ngày.
*So sánh: Thao tác so sánh trong quá trình tư duy thường được vận dụng để
tiếp thu kiến thức mới và ôn tập chương học sinh vận dụng thao tác này tìm
những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học.
VD: So sánh Nhơm với Sắt:
Giống nhau :
- Đều có tính chất hóa học của kim loại.
- Đều không phản ứng với H2SO4 và HNO3 đặc nguội
Khác nhau về hóa tính:
Nhơm

Sắt

- phản ứng với kiềm

- không phản ứng với kiềm.

- Trong các hợp chất nhơm có hóa

- Trong các hợp chất sắt có hóa trị

trị III

II,III

*Hệ thống hóa: Khi tổng kết một chương, tôi hướng dẫn học sinh lập bảng
hoặc lập sơ đồ để thấy đươc sự liên quan chặt chẽ và hệ thống kiến thức trong
tồn chương trình. Thao tác này giúp học sinh phát triển năng lực tư duy chuẩn

bị khi vào đời học sinh sẽ lập được những kế hoạch, chương trình lớn.
VD : Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về điều chế Axit axetic từ khí
etylen, ta gợi ý cho học sinh lập sơ đồ như sau:
C2H4

C2H5OH

CH3COOH

GIẢI PHÁP 4: CHÚ Ý RÈN LUYỆN CHO HS KỸ NĂNG VẬN DỤNG:
Đây là một trong những khâu quan trọng và cần sự quan tâm của giáo viên
vì kĩ năng vận dụng tự giải quyết vấn đề của học sinh còn yếu, cho nên trong các
tiết học và đặc biết vào các tiết luyện tập, tăng tiết tôi luôn chú ý đến việc rèn kỹ
năng cho học sinh thông qua cung cấp cho học sinh cách giải một số dạng bài
tập có sử dung phương giải nhanh, sau đây là một số minh họa:
9

skkn


VD 1: Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2(đktc).
Giá trị của m là:
A. 2,7g

B. 5,4g

C. 4,05g

D. 8,1g


Hướng dẫn giải: Viết PTHH, áp dụng tính nhanh ta có:
hay mAl = 5,4
VD 2 : Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H 2SO4lỗng dư,
thu được 2,24 lít khí H2(đktc) và m gam chất rắn không tan . Giá trị m là ?
A. 5,6

B. 4,4

C. 5

D. 6,5

Hướng dẫn giải : khi cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 lỗng
thì chỉ có Fe tan, phần chất rắn khơng tan sau phản ứng là Cu.Từ đó ta áp dụng
tính nhanh  sau khi viết PTHH:
2.nFe = 2.nH2  nFe = 0,1 mol  mCu = 10 - 0,1.56 = 4,4g
VD 3: Đốt một lương Al trong 6,72 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho
hòa tan trong dung dịch HCl dư thấy bay ra 6,72 lít khí H 2 ( các khí đo ở đktc).
Khối lượng Al đã dùng là:
A. 8,1 gam

B. 16,2gam

C. 18,4gam

D. 24,3gam

Hướng dẫn giải:
Áp dụng tính nhanh 3.nAl = 4.nO2 + 2nH2
Hay 3.nAl = 4. 0,3 + 2. 0,3  nAl = 0,6 mol hay mAl = 16,2gam

* Ngồi ra , tơi cịn rèn học sinh các phương pháp giải thông thường khác
như phương pháp biện luận... để học sinh có đầy đủ kỹ năng giải được các bài
tập cơ bản và nâng cao.
GIẢI PHÁP 5: KIỂM TRA VIỆC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH:
Đây là những giải pháp bắt buộc phải có trong q trình hướng dẫn tự học
cho học sinh :
+ Qua kiểm tra mà rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá để
học sinh tự điều chỉnh quá trình tự học của bản thân sao cho hiệu quả nhất, rèn
cho học sinh ý thức tự giác, tự chủ trong học tập.
+ Qua việc kiểm tra , đánh giá kết quả tự học của học sinh mà giáo viên
10

skkn


nắm được thông tin phản hồi từ các giải pháp đã tác động đến học sinh, qua đó
để giáo viên đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các giải pháp hướng dẫn tự học của
mình, đồng thời giáo viên bổ khuyết những phương pháp tự học cho học sinh.
* Kết quả học tập của học sinh đạt được cuối năm học 2019 - 2020 sau
khi áp dụng kinh nghiệm:
Tổng HS
186

Giỏi

Khá

TB

SL


%

SL

%

SL

16

8,6

28

15,1 134

Yếu

Kém

%

SL

%

SL

%


72,0

8

4,3

0

0,0

So sánh kết quả bài khảo sát đầu năm học với kết quả cuối năm cho thấy:
- Tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình tăng.
- Tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn.
- Khơng có học sinh kém
Qua thực hiện nhận thấy tác dụng tích cực của việc sử dụng các biện pháp
dạy học sinh tự học, việc thực hiện tốt các biện pháp sẽ có tác dụng hỗ trợ tích
cực trong cải thiện chất lượng học tập của học sinh.
III. KẾT LUẬN
1. Đánh giá chung về các biện pháp đã tổ chức thực hiện.
Qua một năm giảng dạy áp dụng phương pháp trên, các em đã nắm được
những kiến thức của chương trình, mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính
tốn. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với giáo viên
chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ được biểu hiện qua điểm số, qua việc có ý thức
học bài ở lớp cũng như ở nhà.
a. Những mặt thành công
- Học sinh có ý thức tự học tốt hơn, ham học hơn, hứng thú hơn, kết quả học
tập bộ mơn hóa tiến bộ hơn nhiều, học sinh yếu bộ môn đã giảm đi đáng kể, học
sinh khá giỏi tăng lên.
- Ở nhà học sinh đã tự giác chuẩn bị bài tốt hơn, trong giờ học học sinh đã

biết cách sử dụng sách giáo khoa hợp lí và đóng góp xây dựng bài hiệu quả hơn,
kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy các giải pháp tác động đến việc tự học của
học sinh đã đạt hiệu quả.
11

skkn


b. Những mặt hạn chế:
- Phân phối thời gian ở các dạng kiến thức chưa đồng đều.
- Kỹ năng hướng dẫn uốn nắn cho học sinh cịn ít.
- Chưa có nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh tự học.
2. Bài học kinh nghiệm
- Để đạt được mục đích và yêu cầu của sự đổi mới phương pháp là dạy cho
học sinh biết tự học, bản thân tối đã cố gắng học hỏi nhiều ở nhiều đồng nghiệp
và tích lũy dần vốn kinh nghiệm trong việc day học hóa học, đồng thời thử
nghiệm ý tưởng của mình trong quá trình giảng dạy để tự điều chỉnh, lựa chọn
các giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mà mình tác động. Q trình thực
hiện này được tơi làm thường xun trong từng tiết học chính khóa, tăng tiết và
cần phải có một thời gian dài để hồn chỉnh các giải pháp.
- Các giải pháp trên có thể được cải tiến hoặc thay đổi tùy thuộc vào đối
tượng học sinh mà chúng ta tác động, do đó bản thân tơi ln ham muốn trao dồi
phương pháp giải dạy, trích lũy thêm kinh nghiệm và luôn học hỏi kinh nghiệm
của các thầy cô khác để đạt mục tiêu cuối cùng là giúp cho học sinh của mình có
cách tự học mơn hóa học một cách có hiệu quả nhất.
3. Kiến nghị
- Đi sâu hơn vào chuẩn bị nội dung, phương pháp, hình thức tự học cho học
sinh, khơi gợi sự hứng thú để học sinh bắt theo kịp kiến thức .
- Tổ bộ môn nên tổ chức hội thảo, chuyên đề triển khai các kinh nghiệm,
cách tổ chức dạy học sinh tự học để giáo viên có điều kiện học hỏi.

Láng Trịn,Ngày 20 tháng 9 năm 2020
NGƯỜI VIẾT

Đinh Thị Nguyện

12

skkn



×