Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.1 KB, 14 trang )

“ Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

Mục lục
TÊN ĐỀ TÀI: “Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐƠI TƢỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi thực hiện
3. Thời gian thực hiện
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. THỰC TRẠNG
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Tự học tập rèn luyện nâng cao hiểu biết và kỹ năng chế
biến thực phẩm
2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt các yêu cầu trong chế biến và bảo quản
thực phẩm
3. Biện pháp 3: Cải tiến phương pháp và kỹ thuật chế biến món ăn ngon
phù hợp với trẻ mầm non.


4. Biện pháp 4: Cơ ni cùng phối hợp giáo viên trên các nhóm lớp trong
việc tổ chức bữa ăn cho trẻ.
5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác VAC trong nhà trường.
PHẦN C. KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. kết quả đạt được
II. Bài học kinh nghiệm
PHẦN D. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

TÊN ĐỀ TÀI: “Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nhạc sỹ: Phùng Ngọc Hưng đã viết bài hát“ Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai”. Tại sao trẻ em hơm nay lại là thế giới của ngày mai? Đó là một câu
hỏi mà cho đến bây giờ tôi mới thấu hiểu được.Vậy để cho thế giới của chúng ta
được tươi đẹp, hồn hảo thì mỗi bậc cha mẹ phải quan tâm chăm sóc, ni
dưỡng con cái ngay từ buổi ban đầu. Khi các em là mầm non tương lai của đất
nước. Nhưng để cho sự học hành, ăn ngủ của trẻ em được tốt đẹp và đi vào nề
nếp thì ngồi sự chăm lo của bố mẹ lúc ở nhà thì vai trị của nhà trường là rất
quan trọng.
Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ được tiếp xúc với bạn bè, cơ giáo,
ngồi ra ở trường mầm non trẻ cịn được chăm sóc, ni dưỡng. Vì vậy trẻ em

ln được ví là những chồi non và các cơ có nhiệm vụ chăm sóc những chồi non
đó phát triển thành người.
Việc tổ chức chăm sóc, cho trẻ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý, đầy đủ
các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt về mặt sức khoẻ đồng thời tạo điều
kiện cho các cháu tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và thích
nghi với mơi trường xung quanh một cách tồn diện là hết sức cần thiết. Mọi trẻ
em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, ni dưỡng, tồn tại và phát triển, khi xã
hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng
đắn và được đánh giá tồn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành
chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền
giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt.
Ni dưỡng và chăm sóc trẻ có một vị trí quan trọng trong trường mầm
non. Ở trẻ em cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, trong
mỗi chúng ta, ai cũng có thể nấu ăn được, nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đủ
chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất thì khơng phải ai cũng quan
tâm và chú trọng tới và để làm được điều đó thì khơng phải dễ, nó ln ln địi
hỏi chúng ta phải có những sáng taọ và hiểu biết nấu ăn cho các cháu. Ở lứa tuổi
nhà trẻ và mẫu giáo nếu trẻ em được ni dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt, đó
là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
Là một cô nuôi, bản thân tôi thật sự băn khoăn trăn trở trước thực tế làm
thế nào để trẻ có thể ăn ngon, ăn hết xuất của mình để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Muốn như vậy đòi hỏi cơ ni phải tìm tịi kỹ thuật chế biến các món ăn cho trẻ
2|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”


sao cho ngon mắt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ.
Chính vì vậy năm học này tơi đã chọn đề tài:“Một số kỹ thuật chế biến
món ăn nhằm nâng cao chất lƣợng bữa ăn cho trẻ trong trƣờng mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích để tơi chọn đề tài này là nhằm nâng cao kỹ thuật chế biến món
ăn của bản thân đồng thời nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đảm bảo trẻ đến
trường được ăn đủ chất, ăn ngon miệng. Và làm phong phú thêm thực đơn của
trẻ.
III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu: Trẻ mầm non từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi
2. Phạm vi thực hiện: Trẻ mầm non từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi trong toàn
trường.
3. Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ T9/2019 đến T 4/2020.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Trong cuộc sống của chúng ta muốn được thành đạt trong cơng việc của
mình thì đầu tiên là chúng ta phải có sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái… Điều đó
đối với trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo, vì trẻ thơ
là “tương lai của đất nước”. Trẻ có một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề giúp cho trẻ
có thể tham gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một
cách tích cực, thoải mái và hứng thú.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em
cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ cịn người lớn cần dinh dưỡng để
duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại
và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát
triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng.
Như chúng ta cũng đã biết con người là một thực thể sống nhưng sự sống
không thể tồn tại được nếu con người khơng ăn và uống. Từ đó cho chúng ta

thấy được tầm quan trọng của việc ăn và uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một
nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể thiếu được đối với mỗi con người chúng
ta, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Vì
vậy nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu
hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương…
3|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào
khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh,
ngoài ra cịn phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến món ăn sao cho các món ăn phải
phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của từng giai đoạn phát triển của con người.
Và đặc biệt hơn trong thời đại ngày nay, món ăn khơng chỉ là nhu cầu dinh
dưỡng đơn thuần mà nó cịn mang cả tính nghệ thuật, các món ăn có đẹp mắt,
màu sắc phù hợp thì mới hấp dẫn được người ăn.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế tại trường chúng tơi, các cháu trên một nhóm lớp đơng, số cháu
nhà trẻ tuyển sinh suốt cả năm học nên lúc nào cũng có những cháu mới đến
trường.
Là một nhân viên nuôi dưỡng trực tiếp nấu ăn cho trẻ tại trường, tôi luôn
trăn trở và suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo
thực đơn, đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào chế
biến để trẻ ăn ngon miệng, hết định xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, các chỉ
số phát triển hài hòa theo từng độ tuổi và trẻ cá biệt, để mỗi ngày đến trường của
trẻ thực sự là một ngày vui. Vì vậy khi tơi, đồng chí tính ăn và đồng chí hiệu

phó phụ trách ni dưỡng, lên thực đơn, thì chúng tơi ln xây dụng một thực
đơn hợp lý. Thực đơn tuần chẵn, tuần lẻ thực đơn theo mùa. Giúp trẻ ăn ngon
miệng và hết xuất. Ngồi ra, tơi tích cực học hỏi các kỹ thuật chế biến món ăn
cho trẻ làm sao để đạt hiệu quả cao nhất.
II. THỰC TRẠNG.
1. Tình hình thực tế
Trong năm học 2019-2020, tôi được nhà trường và ban giám hiệu tín nhiệm
phân cơng tơi làm tổ trưởng tổ ni dưỡng. Tơi nhận thấy có những thuận lợi và
khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Trường nấu tập trung tại một bếp ăn, nên có nhiều thuận lợi trong cơng
tác nuôi dưỡng tại trường.
- Được sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo
dục và đào tạo Huyện Phúc Thọ, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành
lãnh đạo của địa phương, đặc biệt của nhà trường mầm non tôi đang cơng tác đối
với việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
- Nhà bếp đã được đầu tư cải tạo xây dựng theo quy trình bếp một chiều
thuận lợi cho việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn. Đồ dùng
trang thiết bị tương đối đầy đủ
4|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

- Chị em trong tổ ni dưỡng, u nghề đồn kết có tinh thần trách nhiệm
cao trong cơng việc.
- Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên kịp

thời, nên chị em trong tổ đã khắc phục khó khăn và hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Đồng chí hiệu phó phụ trách ni dưỡng, đồng chí kế tốn bếp ăn và
tơi cùng với sự góp ý của các chị em trong tổ đã nuôi cùng nhau xây dựng thực
đơn, theo tuần và theo mùa hợp lý.
- Đồng nghiệp và ban giám hiệu cũng ln nhiệt tình giúp đỡ các nguồn
tư liệu, chia sẻ kinh nghiệm để tôi hồn thành tốt cơng việc của mình.
- Có vườn trồng rau sạch cung cấp một phần rau cho bếp ăn. Và làm khu
tham quan trải nghiệm cho trẻ.
Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài.
b. Khó khăn
Phần đơng trẻ đến trường là con em của người dân lao động, nên kiến
thức về dinh dưỡng còn hạn chế.
Cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm, song còn nhiều hạn chế, so với yêu
cầu hiện nay như: Tủ sấy bát mới có một chiếc, hệ thống bình lọc nước sạch cịn
nhỏ.
2. Số liệu khảo sát trƣớc khi thực hiện giải pháp
* Tổng số trẻ ăn ngủ tại trƣờng đƣợc khảo sát đầu năm 476/476= 100%.
Nội dung đánh giá

Số lượng đầu năm

Tỷ lệ %

Số trẻ ăn bán trú

476

100%


Số trẻ suy dinh dưỡng cân nặng

23

4,8%

Số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

35

7,4%

Số trẻ hứng thú ăn ngon hết xuất

361

76%

Khả năng cảm nhận hương vị màu sắc
hấp dẫn của các món ăn quen thuộc
mà trẻ u thích .

370

78%

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đưa ra một số biện pháp sau.

5|13


skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Tự học tập rèn luyện nâng cao hiểu biết và kỹ năng
chế biến thực phẩm
Ngay từ đầu năm học, 100% nhân viên tổ nuôi đã được BGH nhà trường
triển khai tập huấn chuyên đề cách xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn do
phịng GD&ĐT huyện Phúc Thọ tổ chức. Tơi tìm thêm tài liệu nghiên cứu như
“ Khám phá Ẩm thực truyền thống Việt Nam, Việt Nam miền ngon. Nhu cầu
dinh dưỡng cần cho mỗi mỗi độ tuổi ở trẻ Mầm non của viện dinh dưỡng Việt
Nam, In ternet nói về dinh dưỡng”.
Để nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực hành tôi học tập các bạn đồng
nghiệp ở các bếp ăn tập thể trường điểm như trường mầm non Thọ Lộc, trường
mầm non Võng Xuyên B, trường mầm non Ngọc Tảo… Tận dụng thời gian các
buổi tối theo dõi trên kênh truyền hình giới thiệu cách chế biến món ngon mỗi
ngày, cũng như tìm hiểu thêm trên mạng.
Ngồi ra trong các đợt trường tổ chức kiến tập về nuôi dưỡng tôi được
chọn thực hành mẫu sơ chế, chế biến thực phẩm. Qua mỗi đợt kiến tập tại đây đã
được trực tiếp nghe nhiều ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn bè
đồng nghiệp nên bản thân càng thêm vững vàng hơn nhiệm vụ nấu ăn.
Bằng các hình thức tự học tập rèn luyện trên tôi đã tự tin hơn khi thực
hiện nhiệm vụ của mình.
2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt các yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực
phẩm
Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon và đẹp, phù hợp với trẻ.
Những thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà sau khi rửa sạch sơ chế phải được

xay nhỏ. Trước khi nấu thì ướp gia vị khoảng 15 phút. Riêng thịt của nhà trẻ thì
xay 2 đến 3 lần cho nhỏ để cho các cháu dễ ăn và không bỏ lại thịt. Thực phẩm
của buổi chiều phải để trong hộp có nắp đậy và đẻ trong tủ lưu trữ thực phẩm.
Khi chế biến các món ăn cho trẻ tơi thường phải xay nhỏ với những món
thịt, tơm. Thái hạt lựu nhỏ với những loại củ quả như su hào, cà rốt, khoai tây và
những món nấu cho trẻ cần nấu nhừ. Riêng các cháu nhà trẻ cần xay thịt 2-3 lần
để thịt thật nhỏ cho trẻ dễ nuốt.
Thức ăn nấu chín được cân định lượng rồi mới chia, chia xong phải đậy
nắp lại. Hàng ngày nhân viên nhà bếp đều lưu mẫu thức ăn và được lấy ngay sau
khi vừa nấu xong và trước khi cho trẻ ăn, có đầy đủ chữ ký của người lưu, có
ngày, giờ và niêm phong lại sau đó cất vào tủ lưu mẫu thức ăn và đủ 24h mới

6|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

được hủy. Trong q trình chế biến tơi sử dụng nước lọc đã qua kiểm tra đảm
bảo yêu cầu để nấu cháo, cơm, canh và thức ăn mặn.
Đặc biệt khi chế biến tôi luôn luôn nhớ “10 nguyên tắc vàng ” chế biến
thực phẩm an tồn và ln lưu ý những cặp thực phẩm xung khắc.
( Hình ảnh 1, 2)
3. Biện pháp 3: Cải tiến phƣơng pháp và kỹ thuật chế biến món ăn
ngon phù hợp với trẻ mầm non.
Qua quá trình học tập và cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ, đã giúp tôi
hiểu hơn về tâm lý, sinh lý của các bé, tôi nhận thức sâu sắc về nhu cầu dinh
dưỡng ở trẻ giữ vai trị vơ cùng quan trọng. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển lớn lên

khỏe mạnh. Vì vậy tơi khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là nâng
cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng qua học hỏi trên các phương tiện thông tin
như: Báo, đài, ti vi, mạng Internet…
Để hiểu rõ tâm lý, sở thích của trẻ tơi sáng tạo kết hợp nhiều loại thực
phẩm để chế biến món ăn cho phù hợp, đồng thời cho trẻ làm quen với các loại
thực phẩm, các món ăn được xây dựng theo thực đơn hàng ngày, hàng tuần và
được áp dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình chế biến giúp trẻ ăn ngon miệng,
hết xuất.
Ví Dụ: Tâm lý trẻ thích đẹp tơi đã tham gia với đồng nghiệp cải tiến cách
chế biến như mua các loại dao cắt để cắt các hình khối từ củ Cà Rốt, Khoai Tây,
Bí Đỏ, Củ Cải, Su Hào, ..... Để nấu canh xương, thịt nhừ, nhưng không nát. Yêu
cầu của món canh này là nước ngọt và trong. Khi trẻ ăn thấy những hình khối
với nhiều màu sắc trong bát canh, làm cho bát canh thêm sinh động, làm cho trẻ
hào hứng hơn khi ăn món canh đó.
Hay: khi chế biến món “Thịt lợn, thịt bị xào củ quả” với trẻ mầm non
chúng tôi thường thái những hình khối nhiều màu sắc, món ăn sinh động, trẻ ăn
rất thích.
Hoặc: món “Thịt cá xốt cà chua” với những màu sắc hấp dẫn, bắt mắt trẻ,
trẻ hứng thú với món ăn, tạo nên cảm giác ngon miệng…
Ví dụ: Món thịt kho tàu là món trẻ rất thích ăn, khơng chỉ nó ngon mà nó
cịn có mùi vị rất hấp dẫn, đặc trưng và có màu vàng ngon rất bắt mắt và vừa
miệng trẻ.
Có nhiều món ăn tơi đã cùng các cô nuôi thêm một số thực phẩm gia giảm
và đổi mới cách chế biến mới rất đơn giản nhưng hiệu quả. Khi có một món ăn
mới tơi thường đọc kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm các
gia vị mới, cách chế biến chép và lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn thành từng
7|13

skkn



“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

loại. Tơi thường xun mạnh dạn nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà,
để mọi người trong gia đình, các con nhỏ cùng thưởng thức và cho ý kiến nhận
xét. Điều đó giúp tơi tự tin hơn trong cơng việc chế biến món ăn cho trẻ tại
trường. Qua ý kiến nhận xét của gia đình, cùng với kinh nghiệm chế biến của
bản thân tôi đã lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với trẻ và
cùng đưa ra tham khảo với các bạn đồng nghiệp, tham mưu với ban giám hiệu
để xây dựng thực đơn mới theo mùa. Hoặc cùng món ăn tơi đã tham mưu ban
giám hiệu chỉ cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, nguyên liệu mới là đã tạo ra
hương vị mới cho món ăn đối với trẻ.
Ví dụ: Món Cháo thịt lợn thịt bị cà rốt, cháo cua đồng….hoặc món canh
ải nấu ngao, canh xương hầm củ quả,canh cua rau mồng tơi… Món thịt bị xào
củ quả ,món thịt lợn thịt gà om nấm hương. Các món ăn tơi nghiên cứu để xây
dựng thực đơn chế biến cho trẻ thường rất dễ chế biến, nguyên liệu phù hợp theo
mùa, có sẵn tại vườn trường, địa phương và có thể thay đổi dễ dàng thực đơn,
thường dễ hơn để tính khẩu phần cho trẻ ăn cân đối, hợp lý..
VD: Vịt Nấu Cam: nếu như thực đơn trước là thịt lợn thịt vịt rim, trẻ ăn
dễ chán, tơi bàn với đồng chí kế tốn và đồng chí hiệu phó ni thay đổi ngun
liệu và cách làm thành món mới cho trẻ. Cách làm như sau:
- Thịt vịt sơ chế sạch sau đó đem xay nhỏ.
- Cam xành bỏ vỏ vắt lấy nước
- Thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay nhỏ
- Hành khô, tỏi khô băm nhỏ
- Rau mùi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước
- Tẩm ướp gia vị thịt vịt và thịt lợn sau khi đã xay nhỏ
- Cho thịt vịt và thịt lợn đã tẩm ướp lên chảo và đảo đều, khi đun gần
được thì cho nước cam vào và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Yêu cầu thành phẩm: Thịt vịt, thịt lợn có vị thơm mát dễ ăn.
(Hình ảnh 3)
* Món thịt lợn kho trứng cút
+ Ngun liệu gồm:
Thịt lợn mông sấn, trứng chim cút, gia giảm gia vị
- Cách làm: Thịt lợn sơ chế sạch xay nhỏ sau đó ướp tiêu muối và hành
khơ đã băm nhuyễn ướp trong khoảng 20 phút
- Trứng chim cút luộc chín bóc vỏ. Sau đó cho vào chảo rán vàng. Cho
thịt vào xào săn, thắng đường trắng để lấy nước hàng. Cho nước vào nồi thịt cho

8|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

chín nhừ, cho nước hàng vào sau đó đổ trứng đã rán vào nồi thịt. Đun xôi
khoảng 15 phút trước khi tắt bếp thì nêm nếm gia vị cho vừa.
Yêu cầu chất lượng: Thịt màu vàng sẫm chín mềm hơi ngọt, trứng khơng
nát có mùi thơm đặc trưng.
(Hình ảnh 4)
- Rau mồng tơi chọn loại tượi ngon nhặt lấy lá non bỏ cọng sau đó sau đó
rửa sạch thái nhỏ. Cua đồng sơ chế sạch gỡ gạch cua để riêng bỏ vào bát. Thịt
cua đem xay nhuyễn rồi hòa vào nước và lược bỏ xác cua. Đổ nước cua vào nồi
đun nhỏ lửa. Phi thơm hành khô băm nhỏ rồi bỏ gạch cua vào xào. Khi nồi nước
cua sôi gạch cua sẽ nổi lên trên thì vớt gạch cua ra để riêng. Sau đó cho rau
mồng tơi vào khi sơi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Canh chín thì chia vào
xoong cho các lớp và chia gạch cua lên trên.

- Trạng thái: Rau mồng tơi giữ màu xanh không bị nát, nước canh trong
gạch cua nổi lên trên, vị ngọt thơm của cua.
(Hình ảnh 5)
Như năm học trước chúng tơi hay nấu món thịt thịt lợn xào thịt bị khi lên
thành phẩm thức ăn rất khơ khơng có màu sắc gì, trẻ nhìn khơng hấp dần nên
khơng ăn hết xuất vì vậy mà năm nay tơi đã đề xuất với đồng chí phụ trách ni
dưỡng là xẽ thêm củ qur vão món này. Kết quả là món ăn trơng sinh động hơn
hẳn trẻ rất hứng thú với màu sắc xanh, đỏ trong món ăn và trẻ rất thích ăn.
Trạng thái: Thịt ăn rất ngon, màu sắc đẹp và thực tế thấy trẻ ăn ngon hơn
và hết xuất.
(Hình ảnh 6)
* Bánh tẻ: Với món bánh tẻ thì tơi cần những nguyên liệu sau: Bột tẻ, thịt
lợn, mọc nhĩ, hành lá, hành khơ…Giống như các món ăn trên đầu tiên tơi đem
các thực phẩm rửa sạch, mọc nhĩ, rửa sạch đem ngâm rồi thái hoặc say nhỏ. Thịt
cũng sơ chế sạch rồi xay nhỏ, hành lá thái nhỏ.
Cách làm: Đổ bột vào nồi nước rồi khuấy đều, đun lửa vừa không to. Cho
một ít dầu ăn tráng đáy nồi. Sau đó khuấy đều tay khơng để vón cục. Khi bột bát
đầu quánh lại thì bắc xuống, tiếp tục khuấy để bột thành khối mịn, đồng nhất.
Phi thơm hành khô băm nhỏ, sau đó đổ thịt vào sào săn, cho mọc nhĩ vào
xào. Cuối cùng cho hành vào là được nhân bánh, múc bột bánh và cho nhân
bánh vào giữa. Sau đó cho lên hấp khoảng 30 phút là được.
(Hình ảnh 7)
Đặc biệt trong năm học tôi đã tham dự hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi
cấp trường và được Ban giám hiệu nhà trường xếp loại giỏi. Qua hội thi tôi học
9|13

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường

mầm non”

hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, biết thêm nhiều món ăn mới, bản thân đã đúc
rút được nhiều kiến thức và kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ .
Ví dụ: Món “Mực nhồi hoa cúc”: Đây là món ăn tự chọn mà tôi đã chế
biến tham dự trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường. Được Ban
giám khảo đánh giá món ăn đảm bảo chất lượng tốt, ngon, hấp dẫn.
(Hình ảnh 8)
Ngồi những món ăn trong thực đơn của trẻ được chế biến, nấu ăn cho trẻ
hàng ngày trên bếp ăn của trường. Tôi rất ham học hỏi, chế biến sáng tạo nhiều
món ăn ngon, hấp dẫn, đẹp mắt và tơi cịn hưởng ứng nhiệt tình trong các phong
trào thi đua của trường như: “Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường”;
“hội thi nữ công gia chánh chào mừng ngày 8/3…..” để rèn luyện và trau rồi các
kiến thức, kỹ năng chế biến các món ăn ngon và được cán bộ, giáo viên, đồng
nghiệp đánh giá cao, toàn diện.
Với sự hiểu biết, học hỏi của bản thân tơi. Tơi kết hợp cùng với đồng chí
Hiệu phó phụ trách ni dưỡng, đồng chí kế tốn để xây dựng thực đơn phong
phú, phù hợp với mùa giúp cho mỗi bữa ăn đầy màu sắc hấp dẫn, đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng, ăn hết khẩu phần. Vì vậy tơi rất
vui và phấn khởi.
4. Biện pháp 4: Cô nuôi cùng phối hợp giáo viên trên các nhóm lớp
trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Việc kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên trên lớp trong tổ chức bữa ăn cho
trẻ là vô cùng cần thiết bởi vì cơ ni và bộ phận kế toán lên thực đơn, đảm bảo
cân đối về khẩu phần ăn của trẻ, chế biến và nấu các món ăn nhưng việc trẻ ăn
có ngon miệng khơng, có hết xuất khơng, có thích ăn các món mà các cơ ni
nấu khơng thì phải trực tiếp quan sát trẻ trong các giờ ăn.
Ví dụ: Khi chế biến món “ Cá xốt cà chua và canh cải nấu ngao” tôi đã
lên lớp để phụ giờ ăn và thấy trẻ rất thích món ăn này, tơi đã quan sát và trị
chuyện với trẻ sau khi trẻ ăn xong như: Cô đã nấu rất nhiều món ăn trong tuần

thế con thích món ăn nào nhỉ? Trẻ đã rất hồ hởi kể cho tôi nghe những món ăn
mà các cháu thích như món: Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả, thịt lợn thịt gà om nấm
hương, canh cua nấu rau mùng tơi, bánh tẻ…
Khi phụ giờ ăn lớp nhà trẻ và 3 tuổi đầu năm học, tơi thấy các cháu ăn rất
ít đặc biệt là các cháu mới đi học, trẻ rất khó ăn cơm. Tôi đã mạnh dạn đề xuất
với ban giám hiệu nhà trường cho trẻ ăn cháo trong tháng 8, sau đó đầu tháng 9
nấu cơm hơi nát cho trẻ ăn, điều chỉnh lượng nước dần dần để cơm của các cháu
nhà trẻ đủ độ mềm dễ ăn, với thịt cần xay nhỏ 3 lần, ninh kỹ mềm hơn để trẻ dễ
10 | 1 3

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

ăn. Tôi đã cùng với các cô nuôi phụ giúp các cô cho cháu ăn đồng thời rút kinh
nghiệm để chế biến món ăn cho trẻ ngon hơn, phù hợp hơn với trẻ. Nếu món ăn
trẻ khơng thích hoặc chế biến chưa đảm bảo thì tơi sẽ rút kinh nghiệm và trao
đổi với ban giám hiệu và cùng với các chị em trong tổ nuôi để thay đổi cách chế
biến phù hợp, hấp dẫn hơn để trẻ ăn ngon miệng và hết suất. Đối với cháu khơng
tăng cân thì cố gắng thường xuyên động viên, khích lệ cho các cháu ăn hết xuất.
Đồng thời đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn
cho các cháu hàng ngày để phù hợp với trẻ đồng thời, phối hợp với giáo viên các
lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt đến trẻ suy dinh dưỡng. Ngồi ra, chúng tơi
thường xuyên theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn thừa hoặc
thiếu lý do để kịp thời điều chỉnh cách chế biến hàng ngày.
(Hình ảnh 9)
5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác vƣờn rau sạch trong nhà trƣờng.
Năm học 2019 -2020, nhà trường đã phát động phong trào xây dựng môi

trường xanh – sạch - đẹp, xây dựng “Vườn cây, rau của bé”, bằng cả tấm lòng
yêu mến trẻ, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tranh thủ những
ngày nghỉ, thời gian buổi chiều sau khi trả hết trẻ thay phiên nhau chăm sóc, vun
xới cho những luống rau ln xanh tốt, mùa nào rau nấy, nào là những luống su
hào, những cây bắp cải xanh mướt, những luống mùng tơi, rau ngót, hành …
Ngày lại tuần trơi qua đất khơng phụ lòng người những thành quả của tập thể
giáo viên, nhân viên nhà trường đã tạo được một vườn rau mùa nào rau nấy, các
nhóm, lớp thường xuyên tổ chức những buổi tham quan, hoạt động ngoài trời
cho trẻ. Các tổ có lịch cụ thể cho trẻ xuống chăm sóc vườn rau cùng các cơ nhà
bếp.
Ví dụ: Khối 5 tuổi cứ 2 lớp xuống chăm sóc vào thứ hai, thứ tư trong
tuần. Khối 4 tuổi xuống chăm sóc vào thứ ba, thứ năm trong tuần. Thứ sáu là
lịch của tổ 3 tuổi.
Ngồi ra dưới sự hướng dẫn của cơ giáo, các bé được quan sát, làm quen,
tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, được tham gia các hoạt động chăm sóc vườn cây,
được trực tiếp thu hoạch các loại rau sạch cùng các cơ. Qua đó, giúp các bé cảm
nhận được thực tiễn cuộc sống sinh động, từ đó, biết yêu thương và quý trọng
giá trị sức lao động, vườn rau xanh đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các bậc
phụ huynh cũng như các đồng chí lãnh đạo đã về thăm nhà trường.
Như vậy, việc trồng rau không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, đáp ứng
nguồn thực phẩm an tồn cho nhà bếp mà cịn tạo nên môi trường xanh, sạch,
gần gũi và thân thiện với trẻ. Đồng thời, tạo nên nề nếp sinh hoạt tích cực trong
11 | 1 3

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”


các đồng chí giáo viên, nhân viên trong nhà trường. góp phần nâng cao sự hiểu
biết cuộc sống cho trẻ.
(Hình ảnh 10, 11, 12)
PHẦN C. KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đối chứng:
Sau 1 năm thực hiện đề tài “Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm
nâng cao chất lƣợng bữa ăn cho trẻ trong trƣờng mầm non” chất lượng nuôi
dưỡng của nhà trường đạt kết quả tốt: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ
thuật chế biến món ăn tốt, thực đơn được cải tiến theo mùa, thực hành chế biến
món ăn tiết kiệm và hiệu quả. 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, khơng
có trường hợp nào bị dịch bệnh. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết suất.
* Tổng số trẻ ăn ngủ tại trƣờng đƣợc khảo sát cuối năm: 490/490 = 100%.
Số
lượng
Số lượng
Nội dung đánh giá
Tỷ lệ %
Tỷ lệ % Tăng Giảm
đầu
cuối T2
năm
14
Số trẻ ăn bán trú
476
100%
490
100%
cháu
Số trẻ suy dinh dưỡng

37
7,4%
22
4%
3,4%
cacân nặng
Số trẻ suy dinh dưỡng
40
8%
28
5%
3%
thấp còi
Số trẻ hứng thú ăn ngon
376
75%
485
99%
24%
hết xuất
Khả năng cảm nhận
hương vị màu sắc hấp dẫn
của các món ăn quen
thuộc mà trẻ yêu thích .

366

77%

485


99%

22%

Nhìn vào kết quả trên, tơi thấy trẻ hứng thú ăn tăng lên rõ rệt đầu năm
75% cuối tháng 2 đạt 99%, trẻ cảm nhận hương vị màu sắc hấp dẫn trẻ từ 77%
tăng lên 99%, trẻ đã có hứng thú ăn ngon miệng, ăn hết xuất vì vậy số trẻ suy
dinh dưỡng đã giảm nhiều so với đầu năm.
2. Bài học kinh nghiệm .
Qua quá trình thực hiện đề tài Tôi đã giúp ra bài học kinh nghiệm:
- Nhân viên ni dưỡng cần có kiến thức, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
12 | 1 3

skkn


“Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non”

- Có ý kiến kịp thời và đề nghị sự giúp đỡ của BGH khi cần thiết.
- Nhanh nhạy trong việc chế biến món ăn cho trẻ mầm non.
- Ln ln làm mới các ý tưởng, có những kỹ thuật chế biến món ăn mới
hấp dẫn trẻ.
- Khai thác triệt để kiến thức học hỏi được.
- Luôn kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ.
PHẦN D: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một năm thực hiện đề tài “Một số kỹ thuật chế biến món ăn nhằm

nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”, bản thân tôi đã rút
ra được những kết luận sau:
- Muốn nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non, trước hết cô nuôi
phải tâm huyết với nghề, luôn luôn yêu quý trẻ và làm việc với đúng lương tâm,
trách nhiệm ( người mẹ hiền thứ hai của trẻ ).
- Kết hợp với các giáo viên trên lớp, tham gia giờ ăn của trẻ để rút ra
kinh nghiệm kịp thời.
- Tự học tập bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng chế biến món ăn
cho trẻ cho trẻ Mầm non. thường xuyên học hỏi, nghiên cứu, tìm tịi những món
ăn mới, thay đổi cách chế biến hợp với khẩu vị của trẻ.
- Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến hay từ đồng nghiệp cấp trên và phụ
huynh
- Ln đồn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong tập thể,
luôn mạnh dạn đề xuất trong công việc với Ban giám hiệu để làm tốt hơn cơng
tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non.
2. Khuyến nghị
- Phòng giáo dục và nhà trường thường xuyên mở các lớp tập huấn,
chuyên đề về kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ cho nhân viên nuôi dưỡng
- Các cấp, các ngành đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho
trường, xây thêm phịng học, để cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn
nữa.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ thuật chế biến món ăn
nhằm nâng cao chất lƣợng bữa ăn cho trẻ trong trƣờng mầm non” tại
trường Mầm Non tôi đang công tác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp và cơ quan cấp trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
13 | 1 3

skkn




×