Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) trong chương số nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.6 KB, 20 trang )

PHẦN I: LỜI NĨI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tốn học có vị trí đặc biệt trong việc nâng cao và phát triển dân trí, góp phần
tạo nên nguồn tài ngun chất xám. Tốn học khơng chỉ cung cấp cho con người
những kĩ năng tính tốn cần thiết mà cịn rèn luyện cho con người một khả năng tư
duy logic, một phương pháp luận khoa học. Giáo dục phổ thông, trong đó bậc
THCS có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành Giáo Dục Đào Tạo
nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn
hiện nay và những giai đọan sắp tới. Đất nước đang cần nhiều nguồn nhân lực lao
động có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, phục vụ cho u cầu cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó ngành giáo dục cần phải đổi
mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo
trong học tập, rèn luyện khả năng “học – hiểu – hành”. Vì vậy, ta cần phải chú
trọng ngay từ cấp THCS đặc biệt là những năm đầu cấp. Mơn Tốn phải góp phần
phát triển năng lực, trí tuệ, hình thành kĩ năng suy luận đặc trưng của Tốn học
cần thiết cho cuộc sống.
Ở lớp 6, sau khi được ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, học sinh bắt đầu làm
quen với tập hợp số nguyên. Có thể nói bắt đầu từ chương Số nguyên, học sinh
mới thực sự bước chân vào lâu đài có tên “ Đại Số”. Các phép tính trong tập hợp
số nguyên này cũng không dễ dàng, ngay cả các em học sinh lớp 7, 8, và 9 khi
tính tốn cũng dễ mắc sai lầm. Như vậy, chúng ta thấy rằng cần có những phương
pháp giúp học sinh học tốt các phép tính (cộng , trừ, nhân, chia) trong số nguyên ở
lớp 6. Đó cũng chính là nền tảng vững chắc, là hành trang không thể thiếu để các
em mang theo ở những lớp học kế tiếp. Và còn áp dụng rất nhiều trong cuộc sống
sau này.
Từ vấn đề đó, tơi chọn đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC
SINH LỚP 6 HỌC TỐT CÁC PHÉP TÍNH (CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA)
TRONG CHƯƠNG SỐ NGUYÊN” .

1
skkn




2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài nhằm trả lời câu các câu hỏi sau:
- Những giải pháp nào để giúp học sinh (đăc biệt là học sinh lớp 6) thực hiện
tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia ) trong chương số nguyên .
- Kiểm nghiệm các giải pháp đề xuất để xác định tính khả thi.
3. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi lần đầu nghiên cứu. Qua bốn năm dạy
khối 6, tôi nhận thấy ở chương số nguyên các dạng bài tập đa dạng và phong phú
nhưng ở HS khả năng tính tốn chậm và kết quả làm bài tập chưa tốt, đa phần các
em cịn quen tính tốn trên số tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra các giải pháp
xác thực giúp học sinh biết cách thực hiện tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia )
trong số nguyên.
4. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu là các phương pháp giúp cho học sinh học tốt các phép
tính (cộng, trừ, nhân, chia ) trong chương số nguyên ở toán 6, tập 1.

2
skkn


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. THỰC TRẠNG
Để đánh giá bước đầu về khả năng thực hiện các phép tính của HS trường. Ở
đây, tơi tiến hành khảo sát khả năng làm các phép tính đơn giản của các em lớp 6
của năm học trước , sỉ số 24 học sinh ( 11 nữ). Kết quả như sau:
Lớp 6/1

Số bài < 5


Sốbài <6,5

09

Sốbài <8

06

05

Số bài

Tổng

04

24

Tỉ lệ:
Yếu: 37,5 %

Khá: 20,8 %

Trung bình: 25 %

Giỏi: 16,7 %

Từ đó cho thấy, khả năng thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) trong số
nguyên của các em còn hạn chế. Khi gặp các phép tính đơn giản các em lại phụ

thuộc vào máy tính cầm tay, khơng thể có hướng giải quyết đúng.
Một số học sinh đã quen cách học theo kiểu thông báo kiến thức, tiếp thu kiến
thức có sẵn ở SGK hoặc do GV cung cấp. Các em chưa quen cách sử dụng SGK ở
nhà, chuẩn bị kiến thức cho bài mới. Đa phần học sinh chưa thể hiện được khả
năng tính các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia ) trong học Toán. Qua đây, ta thấy
khả năng tiếp cận kiến thức cũng như kỹ năng tính tốn của các em HS cịn kém,
và cịn nhiều hạn chế.
Qua q trình điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp, ... thì tơi đúc kết được
những kinh nghiệm từ đó rút ra một số nguyên nhân cũng như thực trạng trong
việc học tập của học sinh ở Trường THCS Thạnh Hưng như sau:
Các kỹ năng phân tích để tìm thấy mối liên hệ giữa các sự kiện nhằm đi đến
cách giải quyết bài tốn hay kỹ năng tính tốn, làm các phép tính, kỹ năng huy
động kiến thức đã học để giải quyết vấn đề; kỹ năng tìm tịi, phát hiện những vấn
đề mới của HS còn yếu và chậm, do chưa được quan tâm đúng mức hoặc ít được
rèn luyện. Do đó, HS có khả năng giải được các bài tập nhỏ song khi lồng ghép
vào các bài tập hồn chỉnh thì cịn nhiều lúng túng, đơi khi mất phương hướng và
có thể khơng tiến hành giải hồn chỉnh được.

3
skkn


2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT
Qua quá trình điều tra khảo sát trên, tôi rút ra được một số giải pháp về dạy
học các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia ) trong chương số nguyên cho HS như sau:
- Phương pháp dạy học cần rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên cho học
sinh kiến thức về số đối và giá trị tuyệt đối; các kiến thức lý thuyết, các quy tắc, ví
dụ mẫu, bài tập tương tự; Rèn luyện học sinh biết liên hệ thực tế trong thực hiện
phép tính và mẹo về dấu; hoạt động nhóm. Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận,
kiểm tra phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm đó.

- Học sinh có kỹ năng tính toán sẽ tự tin hơn, tự bản thân dám nghĩ dám làm
để đạt kết quả tốt trong quá trình học tập.
Chính lý do trên mà tơi tiến hành nghiên cứu đề ra một số giải pháp giúp các
em học tốt hơn đối với các bài tập cộng, trừ, nhân, chia trong chương số nguyên.

4
skkn


3. GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp 1: Luyện tập cho học sinh nắm vững kiến thức về số đối và
giá trị tuyệt đối của số nguyên.
- Trong phép trừ hai số nguyên phải sử dụng nhiều kiến thức về số đối. Do đó,
khi dạy mục số đối cần cho HS luyện tập về cách tìm số đối của một số.
Tổng quát: số đối của a là – a.
Tránh sai lầm của học sinh khi cho rằng với a là số nguyên thì số đối của a
là số ngun âm.
GV có thể đặt câu hỏi: Có phải số đối của một số ngun là một số ngun
âm khơng? Sau đó cho HS lấy phản ví dụ minh họa. (Chẳng hạn số đối của -3 là
3)


Bài tốn điển hình
Bài 1: Tìm số đối của các số +2; 5; -6; -1; -18; 0.

- HS tìm số đối được:
+ Số đối của + 2 là -2.

+ Số đối của 5 là -5.


+ Số đối của -6 là 6.

+ Số đối của -1 là 1.

+ Số đối của -18 là 18.

+ Số đối của 0 là 0.

Bài 2 : Điền số thích hợp vào bảng sau : tìm số đối của các số trong bảng
a

7

-4

3

-11

99

-101 1000 -999

-10

-3

7

-4


3

-11

99

-101

1000

-999

-10

-3

-7

4

-3

11

-99

101

-1000


999

10

3

Số đối
của a
- HS điền vào các ô :
a
Số đối
của a

- Trong các quy tắc phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) số nguyên đều sử dụng
đến giá trị tuyệt đối của một số. Do đó để thực hiện tốt và nắm vững quy tắc này
thì học sinh phải biết được giá trị tuyệt đối của số nguyên âm được tính như thế
nào? GV nhấn mạnh kiến thức :
- Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0 ;

5
skkn


- Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là chính nó;
- Giá trị tuyệt đối của số ngun âm là số đối của nó ( và là số nguyên dương).


Bài tốn điển hình
Bài 3 : Tìm giá trị tuyệt đối của các số 13 ; -20 ; -75 ; 0


- HS dễ dàng có đáp án :

Bài 4 : Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau : 2000 ; - 3011 ; -10
- HS có ngay kết quả :
Nhờ nắm vững hai kiến thức nền tảng là số đối và giá trị tuyệt đối của số
nguyên mà học sinh không lúng túng khi tiếp nhận các quy tắc cộng, trừ, nhân,
chia số nguyên. Từ đó, các em sẽ áp dụng quy tắc tính dễ dàng hơn.
3.2 Giải pháp 2 : Luyện tập cho học sinh nắm vững kiến thức, hệ thống
hóa kiến thức.
HS có cái nhìn tổng thể kiến thức trong chương trình, các dạng bài tập
thường gặp trong giải toán THCS. Ở mỗi dạng bài các em biết cách hình thành và
hệ thống phương pháp giải, đồng thời qua các bài này các em mở rộng ra các bài
tập mới, góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, hình thành phong cách tự học.
- Giúp cho HS ơn tập, tổng kết, hệ thống hóa, khát qt hóa sau khi học một
chương, một phần hay tồn bộ chương trình.
- Muốn làm tốt các phép tính trên số nguyên nắm được quy tắc thực hiện.
Học sinh cần hệ thống lại tồn bộ quy tắc thực hiện phép tính để thấy được mối
quan hệ giữa các phần đã học với nhau, những điểm khác nhau để phân biệt các
quy tắc hay cách làm. Góp phần giúp học sinh thực hiện tốt các phép tính.
 Hệ thống theo bài:
Bài

Nội dung
a. Cộng hai số nguyên cùng dấu:

1. Cộng hai số nguyên

- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự
nhiên khác 0.


6
skkn


Ví dụ: (+37) + (+81) = 37 + 81 = 118
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt
đối của chúng, rồi đặt dấu “ – ” trước kết quả.
Ví dụ: (-23) + (-17) = - ( 23 + 17) = -40
b. Cộng hai số nguyên khác dấu
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
Ví dụ: 120 + (-120) = 0
- Muốn cộng hai số ngun khác dấu khơng đối nhau, ta
tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối (Số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt
trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối
lớn hơn.
Ví dụ: a) (-273) + 55 = - (273-55) = - 218
b) 273 + (-123) = + (273 – 123) = +150
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số
2. Trừ hai số nguyên

đối của b.
Ví dụ: a) 3 – 8 = 3 + (-8) = -5
b) (-3) – (-8) = (-3) + (+8) = +5
a. Nhân (hoặc chia) hai số nguyên khác dấu
Muốn nhân (hoặc chia) hai số nguyên khác dấu, ta
nhân ( hoặc chia) hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt

3. Nhân (hoặc chia)
hai số nguyên

(Lưu ý: Vì trong chương

dấu “ – ” trước kết quả nhận được.
Ví dụ: a) 5 . (-14) = - ( 5.14 ) = -70
b) ( -20) : 4 = - ( 20: 4) = -5

không đề cập đến phép b. Nhân (hoặc chia) hai số nguyên cùng dấu
chia, nhưng GV cũng giới - Nhân (hoặc chia) hai số nguyên dương là nhân (hoặc
thiệu và hình thành quy tắc chia) hai số tự nhiên khác 0.
như phép nhân)

Ví dụ: (+7) .(+9) = 7.9 = 63
- Muốn nhân (hoặc chia) hai số nguyên âm, ta nhân
(hoặc chia) hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ: a) (-15) . (-6) = 15.6 = 90

7
skkn


b) (-180) : (-10) = 180:10 = 18


Bài toán điển hình
Bài 5: Thực hiện phép tính
a) (-57) + 47

b) (-367) + (- 33)

c) 16 + (-14)


d) 5 – 8

- GV: Nhận dạng từng bài tập?
- HS: Câu a và câu c là cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau.
Câu b là phép cộng hai số nguyên âm.
Câu d là phép trừ hai số nguyên.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính liên quan rồi làm bài
- HS: nhắc lại và làm theo qui tắc.
a) (-57) + 47 = - ( 57 – 47 ) = - 10
b) (-367) + (- 33) = - ( 367 + 33) = - 400
c) 16 + (-14) = + (16 – 14) = 2
d) 5 – 8 = 5 + (-8) = -3
Bài 6: Tính
a) 1 – 10

b) (-6) – 7

c) 4 – (-3)

d) ( - 9) – ( -8)

- GV: Nhận dạng bài tập?
- HS: Phép trừ hai số nguyên.
- GV: Ta thực hiện như thế nào?
- HS: Nhắc lại quy tắc để thực hiện.
a) 1 – 10 = 1 + (-10) = -9
b) (-6) – 7 = (-6) + (-7) = - 13
c) 4 – (-3) = 4 + (+3) = 7
d) ( - 9) – ( -8) = (-9) + (+8) = -1

Bài 7: Tính
a) 450 . (-2)

b) (+5) . (+11)

c) (-23) .7

d) (-250) . (-8)

- Hs nhận dạng bài tập, dựa vào quy tắc tính từng dạng toán rồi thực hiện
a) 450 . (-2) = - 900

b) (+5) . (+11) = 55

8
skkn


c) (-23) .7 = -161

d) (-250) . (-8) = 2000

Bài 8: Tìm x, biết
a) (-8) . x = (-72)

b) (-7) . x = 210

- HS: x là thừa số chưa biết, tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Áp dụng quy tắc chia hai số nguyên vào bài tập.
a) (-8) . x = (-72)


b) (-7) . x = 210

x = ( -72) : (-8)

x = 210 : (-7)

x=9

x = - 30

Khi hệ thống hóa kiến thức giúp học sinh có cái nhìn tổng qt nội dung, đặc
biệt khắc sâu và nhớ những kiến thức trọng tâm, cơ bản. Từ đó các em có nhận
dạng bài tập và định hướng làm bài tốt hơn.
3.3 Giải pháp 3: Luyện tập cho học sinh biết liên hệ thực tế trong thực
hiện phép tính và mẹo về dấu.
Phép cộng và phép trừ số nguyên được áp dụng vào thực tế rất nhiều. Khi
các em học những lớp tiếp theo thì các bài tập cộng, trừ , nhân, chia đơn giản trên
số nguyên cần phải được tính nhanh và chính xác. Nhưng học sinh thực hiện phép
tính cộng và trừ các số nguyên, nhiều em khó nhớ quy tắc, hoặc nhầm lẫn giữa các
quy tắc. Do đó rất dễ dẫn đến tính tốn sai, những lúc như vậy cần đưa vào ví dụ
trong thực tế. Chẳng hạn như sử dụng số tiền có và tiền nợ để giúp các em có thể
tính tốn dễ dàng hơn.


Bài tốn điển hình
Bài 9. Tính (-2) + (-10)

- GV: (-2) coi như là nợ 2 đồng
(-10) coi như là nợ 10 đồng

“Bạn đã nợ 2 đồng rồi nợ thêm 10 đồng nữa. Vậy, bạn có hay nợ bao nhiêu
đồng?”
- HS: dễ dàng trả lời nợ 12 đồng. Kết quả là -12.
Vậy: (-2) + (-10) = -12
Bài 10. Tính (-5) + 20
- Gv có thể hướng dẫn như sau: (-5) coi như là nợ 5 đồng;

9
skkn


20 là có 20 đồng.
“Bạn nợ 5 đồng, và bạn đang có 20 đồng. Vậy khi trả nợ, bạn sẽ nợ hay có bao
nhiêu tiền?”
- HS: dễ dàng trả lời, khi trả nợ còn dư 15 đồng. Kết quả là +15
Vậy, (-5) + 20 = +15
Bài 11. Tính 7+ (-50)
- GV hướng dẫn : 7 coi như là có 7 đồng;
-50 coi như là nợ 50 đồng.
“Bạn có 7 đồng, và nợ 50 đồng. Vậy khi trả nợ bạn có hay nợ bao nhiêu đồng?”
- HS: Còn nợ 43 đồng. Kết quả -43
Vậy 7 + (-50) = -43.
Bài 12: Tính (-12) – 9
- GV: đối với phép trừ hai số nguyên các em phải nhớ biến đổi phép trừ thành phép
cộng với lưu ý: Giữ nguyên số bị trừ và cộng với số đối của số trừ. Rồi áp dụng
thực tế tương tự như bài 9, bài 10, bài 11.
- HS làm bài như hướng dẫn: (-12) – 9 = (-12) + (-9) = - 21.
Đối với phép nhân và chia thì tương đối dễ hơn so với phép cộng và
phép trừ. Học sinh cần quan tâm đến vấn đề xác định dấu của kết quả.
- Nếu nhân (hoặc chia) hai số nguyên cùng dấu (cùng dấu “+” hoặc cùng dấu “

– ”) thì kết quả mang dấu “ + ”.
- Nếu nhân (hoặc chia) hai số nguyên khác dấu thì kết quả mang dấu “ – ”.
Nói cách khác: “ cùng dấu thì cộng, khác dấu thì trừ ”.


Bài tốn điển hình
Bài 13. Tính
a) (-10). (-12)

b) (-9) . 6

c) (-48) : (-8)

c) (-96) : 3

- GV: Xác định dấu của kết quả rồi tính nhân , chia thơng thường.
- HS: Câu a kết quả mang dấu +; Câu b kết quả mang dấu - ;
Câu c kết quả mang dấu +; Câu a kết quả mang dấu - ;

10
skkn


Ta có:
a) (-10). (-12) = +120

b) (-9) . 6 = - 54

c) (-48) : (-8) = +6


c) (-96) : 3 = - 32

Nhờ phương pháp liên hệ thực tế và mẹo về dấu đưa bài tập toán gần gũi và dễ
hiểu đối với mọi đối tượng học sinh. Các em hứng thú hơn, tích cực tính tốn hơn,
có kết quả tốt hơn.
3.4 Giải pháp 4: Luyện tập cho HS biết hoạt động nhóm phát hiện và giải
quyết các phép tính trong số nguyên.
Để chiếm lĩnh tri thức mới HS đã có cố gắng trí tuệ và nghị lực cao, HS
khơng những phải thưc sự suy nghĩ tích cực, độc lập mà cũng cần có sự hợp tác với
nhau, tranh luận cùng phát hiện ra tri thức mới và con đường đi tìm ra tri thức đó.
Trên cơ sở cùng làm một cơng việc nên mọi thành viên của nhóm đều tham
gia đóng góp ý kiến.
Kết thúc hoạt động phải rút kinh nghiệm, GV nhận xét kết quả của các nhóm
để hình thành tri thức mới.
Giúp HS phát huy hết tiềm năng của mình góp phần tìm ra tri thức mới.
Hình thành cho HS tinh thần hợp tác cùng nhau phấn đấu trong học tập.


Bài tốn điển hình
Bài 14. Điền số thích hợp vào ơ trống

a)
a

4

b

-7


a+b

-6
-15

42
0

-5
-7

-10

12

-21

6

b)
a

-12

b

6

a.b


11
-44

-15
-9

-10

-72

-10

- GV tổ chức học sinh hoạt động nhóm hồn thành bài tập.
- HS hoạt động nhóm hồn thành bài tập.
11
skkn

-1

-3
27


a)
a

4

-6


42

19

-11

-5

b

-7

-9

-42

-7

-10

6

a+b

-3

-15

0


12

-21

1

a

-12

11

8

1

-15

-9

b

6

-4

-9

-10


-1

-3

a.b

- 72

-44

-72

-10

15

27

b)

- GV nhận xét kết quả, biểu dương nhóm hoạt động tốt.
Bài 15. Nối mỗi dòng ở bên trái với mỗi dòng ở bên phải để được khẳng định
đúng
a) tổng của (-7) và (-42) là

1) 49

b) tổng của (-39) với 45 là

2) 16


c)

3) 37



d) hiệu của 16 và -21 là

4) -49

e) tích của (-8) và 15 là

5) 120

f) Thương của (-240) và (-2) là

6) -120

- HS hoạt động nhóm nối cột.
Kết quả: a – 4 ; b – 2 ; c – 1 ; d – 3 ; e – 6 ; f – 5.
Nhờ hoạt động nhóm mà học sinh có thể giúp đỡ nhau phát hiện và giải quyết
vấn đề nhanh và chính xác hơn. Tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh.
3.5 Giải pháp 5: Luyện cho HS biết quan tâm đến những sai lầm, tìm
ngun nhân và cách khắc phục
Trong dạy học tốn học HS thường hay mắc sai lầm, không chỉ HS yếu kém
mà ngay cả HS khá giỏi cũng vướng sai lầm, các sai lầm thường do các nguyên
nhân về tính cách, trình độ, kĩ năng…
HS thường vướng các sai lầm về chiến lược, về chiến thuật, về logic, về vận
dụng khái niệm, định lí, cơng thức, kỹ năng tính tốn.


12
skkn


Ở mỗi dạng sai lầm đều có hướng khắc phục. Nhìn chung có ba hướng khắc
phục chính: cho HS nắm vững kiến thức về lôgic, cho HS nắm vững kiến thức
SGK, cho HS nắm vững một số phương pháp giải tốn cơ bản.
Đối với HS THCS, độ chín chắn của các em chưa sâu, cho nên khi sửa chữa
các sai lầm, chúng ta nên phát biểu để cả lớp HS cùng lắng nghe, không nêu tên
em nào (đây là yếu tố tâm lí) để các em nào đó mắc sai lầm tự hiểu, ghi nhớ để sau
này tránh, em nào chưa vướng mắc sai lầm thì nhớ để tránh.
 Bài tốn điển hình
Các sai lầm về hình thức
- Hs thực hiện phép tính như sau: (-12)+ (-6) + 8
= (-12) + (-6) = (-18) + 8 = -10
- Phát hiện sai lầm: Cách trình bày phép tính sai.
- Ngun nhân sai lầm: khi thực hiện phép tính HS quên số hạng
- Khắc phục sai lầm: Đưa cách làm đúng
(-12)+ (-6) + 8
= (-18) + 8
= -10
Các sai lầm về công thức
- HS thực hiện phép tính như sau: 2 – 7
=2+7
=9
- Phát hiện sai lầm: số đối của 7 phải là (-7).
- Nguyên nhân sai lầm: HS không nắm rõ quy tắc trừ hai số nguyên, biến đổi phép
trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
- Khắc phục sai lầm: 2 – 7

= 2 + (-7)
= -5
- HS thực hiện phép tính như sau: (-2) . (-8)
= -10
- Phát hiện sai lầm: HS nhầm sang phép cộng hai số nguyên âm.

13
skkn


- Nguyên nhân sai lầm: HS không nắm rõ quy tắc và xác định phép tính sai.
- Khắc phục sai lầm: (-2) . (-8)
= 2.8
= 16
Các sai lầm về chiến lược giải
- HS thực hiện phép tính như sau: (-2) – 3 + 5
= (-2) – 8
= (-2) + (-8)
= -10
- Phát hiện sai lầm: sai lầm khi thực hiện phép tính khơng theo trình tự.
- Ngun nhân của sai lầm: là HS thường có thói quen tính trên số tự nhiên trước.
- Khắc phục sai lầm:

(-2) – 3 + 5
= (-2) + (-3) + 5
= (-5) + 5
=0

Khi HS làm bài tập đặc biệt trong các kì thi thì học sinh biết quan tâm đến
những sai lầm, tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Học sinh khơng cịn tính chủ

quan mà tự ý thức kiểm tra, rà soát bài tập kỹ lưỡng hơn.
4. KẾT QUẢ
Trước khi áp dụng đề tài thì khả năng phân tích bài tốn, tổng hợp kiến thức,
tự phát hiện và sửa chữa sai lầm của học sinh rất yếu. Học sinh đa phần đợi giáo
viên gợi ý, chỉ dẫn cụ thể mới làm bài, gặp bài tập tương tự học sinh cũng lúng
túng và không tự tin giải quyết; Các em còn phụ thuộc vào máy tính cầm tay.
Sau q trình thực nghiệm đề tài tại Trường THCS Thạnh Hưng thơng qua
dạy các phép tốn (cộng, trừ, nhân, chia) trong chương số nguyên toán 6 – tập 1,
đạt được các kết quả sau:
- Học sinh học tập tích cực, sơi nổi phát biểu, thảo luận nhóm, hứng thú hơn và tự
tin trong khi học tốn.
- Khả năng phát hiện vấn đề trong bài học cũng như bài tập của các em được nâng
cao rõ rệt, khả năng suy luận cũng phát triển , khả năng phát hiện cách giải quyết

14
skkn


bài toán, so sánh, khái quát, trừu tượng được vận dụng tốt và thường xuyên. Đứng
trước một bài tập HS biết làm gì và biết dùng kiến thức nào phù hợp giải quyết. Hs
khơng cịn phụ thuộc đến máy tính bỏ túi, tự tin thực hiện phép tính.
- Thái độ học tập của các em rất tích cực đặc biệt là hình thức học tập nhóm cùng
nhau suy luận để giải quyết vấn đề, tạo được niềm đam mê trong q trình học
tốn. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, có kĩ năng giải nhanh các bài tốn
tương tự.
Qua bài kiểm tra tôi tiến hành lập bảng thống kê tính tốn và thu được bảng số
liệu như sau: Lớp 6 sỉ số 24 (09 nữ) năm học 2016 – 2017.
Tổng
Số bài <5


Sốbài <6,5

Sốbài <8

Số bài (TB trở
lên)

Trước khi

09

06

05

04

15

áp dụng

37,5%

25%

20,8%

16,7%

62,5%


Sau khi áp

01

5

08

10

23

dụng

04,2%

20,8%

33,3%

41,7%

95,8%

Kết quả thu được cho thấy: Số lượng bài yếu kém giảm 33,3%, còn số lượng
bài đạt điểm giỏi tăng 25% so với trước khi áp dụng đề tài. Sau khi áp dụng đề tài
thì tổng số học sinh có bài từ trung bình trở lên rất nhiều. Qua đây cho thấy tính
khả thi của các giải pháp đề ra được khẳng định. Khi thực hiện các giải pháp khả
năng phát hiện và giải quyết vấn đề của các em học sinh rất tốt, phân tích, tổng

hợp, so sánh và kĩ năng vận dụng các kiến thức được pháp huy ở các em. Q trình
thực nghiệm góp phần chứng tỏ các phương pháp giúp học sinh thực hiện các phép
tính ( cộng, trừ, nhân, chia) trong chương số nguyên đã giúp các em học tốt hơn,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mơn tốn cho học sinh ở trường
Trung Học Cơ Sở.

15
skkn


PHẦN III: KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
Như vậy, để giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia)
trong chương số nguyên, tôi đã đề ra 5 giải pháp cần rèn luyện cho học sinh cụ thể:
Luyện cho học sinh nắm vững kiến thức về số đối và giá trị tuyệt đối; Luyện tập
cho HS nắm vững kiến thức, hệ thống hóa kiến thức; Luyện tập cho học sinh biết
liên hệ thực tế trong thực hiện phép tính và mẹo về dấu; Luyện tập cho HS biết
cách hoạt động nhóm phát hiện và giải quyết các phép tính trong số ngun. Ngồi
ra GV cần giúp học sinh quan tâm đến những sai lầm của bản thân, tìm nguyên
nhân và cách khắc phục.
Nếu thực hiện tốt các phương pháp trên trong quá trình giảng dạy và học tập,
thì chất lượng học tập của bộ mơn sẽ được nâng cao hơn, đào tạo được nhiều học
sinh khá giỏi, tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống
2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Ở đề tài này, GV giảng dạy mơn Tốn có thể tham khảo sử dụng các giải
pháp để giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) trong
chương số nguyên. Qua đó đã giúp cho HS nắm vững được các kiến thức cơ bản,
trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó HS sẽ tự tin hơn với các phép tính (cộng, trừ,
nhân, chia) khi bước chân vào lâu đài có tên “Đại Số”.
3. KIẾN NGHỊ:

- Giáo viên cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện, không ngừng
trao dồi kiến thức, kĩ năng dạy toán. Thường xuyên đổi mới cách dạy, đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Cần quan tâm sát đến từng đối tượng HS
đặc biệt là HS yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng. Đồng thời GV cũng thường
xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng của HS trong quá trình học để linh
hoạt hơn khi vận dụng giải pháp trên.
- Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều hơn nữa các chun đề về bộ mơn
Tốn để giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn.

16
skkn


Bằng những kinh nghiệm giảng dạy và các bài học rút ra từ các tiết dự giờ,
thao giảng trong tổ chuyên môn. Cùng sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ chuyên
môn, ban giám hiệu trường THCS Thạnh Hưng, tôi đã hoàn thành đề tài “ Một số
phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia)
trong chương số nguyên (Toán 6 – tập 1)”
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm
ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn trường THCS Thạnh Hưng đã giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài này. Tơi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí chun mơn
Phịng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Tân Hưng, và ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệm để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

17
skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Hương, Nguyễn Chí Thanh, “Một số phương pháp dạy học mơn
Tốn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học cơ sở”,
NXBGD 2006.
[2]. Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Lê Văn Hồng, Trương cơng Thành,
Nguyễn Hữu Thảo: Tốn 6 tập 1 – NXB GD.
[3]. Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Đình Châu, Ngơ Hữu Dũng, Phạm
Gia Đức, Nguyễn Duy Thuận: Bài tập Toán 6 tập 1 – NXB GD.
[4]. Quách Tú Chương (Chủ biên), Huỳnh Kim Sen, Nguyễn Xuân Huyên: Thực
hành Toán 6 tập 1 – NXB GD.

18
skkn


MỤC LỤC
- Phần I: Lời nói đầu………………………………………………………………..1
1. Lí do chọn đề tài( lí luận, thực tiễn)…………………….………………………..1
2. Mục đích đề tài……………………………………………….…………………..2
3. Lịch sử đề tài……………………………………………….…………………….2
4. Phạm vi đề tài…………………………………………….………………………2
- Phần II. Nội dung và giải pháp……………………………………………………3
1. Thực trạng………………………………………………………………………..3
2. Nội dung cần giải quyết………………………………………………………….4
3. Giải pháp:……………………………………………….………………………..5
- Giải pháp 1: Luyện cho học sinh nắm vững kiến thức về số đối và giá trị tuyệt
đối……………………………...…………………………………………………...5
- Giải pháp 2: Luyện tập cho HS nắm vững kiến thức, hệ thống hóa kiến thức…6
- Giải pháp 3: Luyện tập cho học sinh biết liên hệ thực tế trong thực hiện phép
tính và mẹo về dấu………………………………………………………………….9

- Giải pháp 4: Luyện tập cho HS biết cách hoạt động nhóm phát hiện và giải
quyết các phép tính trong số nguyên……………………………….……………...11
- Giải pháp 5: Luyện cho HS biết quan tâm đến những sai lầm, tìm nguyên nhân
và cách khắc phục…………………………………………………………………12
4. Kết quả………………………………………………………………………….14
- Phần III. Kết luận…………………………………………………………….…..16
1. Tóm lược giải pháp……………………………………………………………..16
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng…………………………………………………….16
3. Kiến nghị………………………………………………………………………..16
- Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….18
- Mục lục…………………………………………………………………………..19

19
skkn


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TÂN HƯNG
TRƯỜNG THCS THẠNH HƯNG

20
skkn



×