Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Skkn nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đệm bóng trong bóng chuyền cho nữ học sinh trường trung học phổ thông anh sơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 48 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu
quả đệm bóng trong bóng chuyền cho nữ học sinh trường
Trung học phổ thơng Anh Sơn 1”

Môn: Thể Dục

1

skkn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1
********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu
quả đệm bóng trong bóng chuyền cho nữ học sinh trường
Trung học phổ thông Anh Sơn 1”

Môn: Thể Dục
Giáo viên thực hiện : 1. Phan Văn Cường
2. Nguyễn Anh Minh
Đơn vị: Trường THPT Anh Sơn I
Tổ: Xã hội –TDQP
Số điện thoại: 0813.207.207



Anh sơn, tháng 4 năm 2022
2

skkn


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................... 2
3. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 3
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................ 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................4
1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................4
1.1. Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao
trường học ............................................................................................................. 4
1.2. Khái niệm và thực trạng thể thao trường học................................................. 5
1.3. Sự phát triển bóng chuyền .............................................................................. 6
1.3.1. Nguồn gốc ................................................................................................... 6
1.3.2. Bản chất của mơn bóng chuyền. ................................................................ 6
1.4. Đặc trưng của huấn luyện bóng chuyền hiện đại. ........................................ 7
1.5. Vai trò của bài tập bổ trợ nâng cao hiệu quả đệm bóng thấp tay. .................. 7
1.6. Đặc điểm kỹ thuật đệm đệm bóng thấp tay trong Bóng chuyền. ................... 7
1.7. Đặc điểm quá trình giảng dạy kỹ thuật. ......................................................... 8
1.8. Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi học sinh từ 16-18 .................................. 9
1.8.1. Đặc điểm tâm lý .......................................................................................... 9

1.8.2. Đặc điểm sinh lý ........................................................................................ 10
1.9. Đặc điểm sinh lý và tính chất, tác dụng trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền
............................................................................................................................. 10
1.9.1. Đặc điểm sinh lý ........................................................................................ 10
1.9.2. Tính chất .................................................................................................... 11
1.9.3. Tác dụng .................................................................................................... 11
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................... 11
2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.............................................. 11
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm................................................................. 12
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm................................................................. 12
2.1.4. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 12
3

skkn


2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................... 12
2.1.6. Phương pháp toán thống kê ....................................................................... 12
2.2. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu ................................................................. 13
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 13
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 13
2.2.3. Trang bị thiết bị nghiên cứu ...................................................................... 13
2.2.4. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng: .................................................... 13
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 13
3.1. Thực trạng kỹ thuật đệm bóng của học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1...13
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền của học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1 .................................................................................... 13
3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập đệm bóng học sinh nữ trường THPT Anh
Sơn 1 .................................................................................................................... 14

3.1.3. Xác định nguyên nhân đến sự phát triển kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1. .................................................................................... 15
3.1.3.1. Nguyên nhân các lỗi thường mắc trong học sinh nữ trường THPT Anh Sơn
1. .......................................................................................................................... 15
3.1.3.2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ đến kỹ thuật đệm bóng cho
học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1. ................................................................ 17
3.2. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh
nữ trường THPT Anh Sơn 1................................................................................ 19
3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1. .................................................................................... 19
3.2.2. Tổng hợp một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1. .................................................................................... 25
3.2.3. Ứng dụng lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học
sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1. ....................................................................... 27
3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................. 28
3.2.3.2. Phân nhóm thực nghiệm......................................................................... 28
3.2.3.3. Đánh giá kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm. ................... 30
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 36
1. Kết luận .......................................................................................................... 36
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 37
PHỤ LỤC
4

skkn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ


VIẾT ĐẦY ĐỦ

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GDTC

Giáo dục thể chất

NXB

Nhà xuất bản

TDTT

Thể dục thể thao

THPT

Trung học phổ thông

VĐV

Vận động viên

5

skkn



DANH MỤC BIỂU BẢNG
TT

NỘI DUNG

Trang

Bảng 3.1. Bảng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền
1

của học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1

13

Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng kỹ thuật đệm bóng trong trận đấu
2

cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 (n=200)

14

Bảng 3.3. Kết quả quan sát những sai lầm thường mắc các em
3

học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1 (n=20)

15

Bảng 3.4. Kết quả thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ trong tập

4

18

luyện
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nâng cao

5

hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1

20

(n=10).
Bảng 3.6. Các bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh
6

nữ trường THPT Anh Sơn 1.

26

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả
7

kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1

29

(n=20).
Bảng 3.8. Kết quả so sánh thành tích nằm sấp chống đẩy và chạy

8

9-3-6-3-9 trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối

31

chứng (nđc = ntn = 10)
9

Bảng 3.9. Kết quả so sánh đệm bóng vào ơ quy định trước thực
nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng(ntn = nđc = 10).

31

Bảng 3.10. Kết quả so sánh thành tích nằm sấp chống đẩy và
10

chạy 9-3-6-3-9 sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực

32

nghiệm (nđc = ntn = 10).
Bảng 3.11. Kết quả so sánh đệm bóng vào ơ quy định sau thực
11

nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng (nđc = ntn = 10).

33
6


skkn


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG

TT
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

Trang

Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test
nằm sấp chống đẩy.

34

Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test
34

chạy 9-3-6-3-9.
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của test đệm bóng

35

vào ơ.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của test đệm bóng


35

vào ơ.

7

skkn


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong đời
sống xã hội. Nó đóng vai trị to lớn trong việc nâng cao sức khỏe đời sống cho con
người, là phương tiện giúp trang bị kỹ năng, kỹ xảo, hồn thiện nhân cách đạo đức
con người.
TDTT có vai trị quan trọng trong việc phát triển tồn diện thể chất con người
cũng như làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao năng suất lao động,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và giữ
vững an ninh quốc phòng.
Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT ngay từ đầu năm 1946 Bác Hồ ra lời
kêu gọi về phát triển sức khỏe thể chất của dân tộc Việt Nam. Người nói“...Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt, mỗi một
người dân khỏe mạnh làm cho cả nước mạnh khỏe...”. Và vì vậy mà “... Tập luyện
thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” [5]
Sau 70 năm hình thành và phát triển (27/3/1946-27/3/2016), ngành TDTT đã
nhận thức rõ vai trò to lớn của TDTT. Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển
TDTT trong chiến lược phát triển con người. Trong bất cứ giai đoạn nào của cách
mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến TDTT nước nhà. Ngày
nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và

bước vào nền kinh tế tri thức thì yếu tố con người là vơ cùng quan trọng và chiếm
vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bác chỉ rõ “Muốn có chủ
nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” Đảng và nhà nước ta chỉ đạo
xây dựng nền TDTT thông qua các đường lối, quan điểm, các chỉ thị nghị quyết về
công tác TDTT. Trong văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tăng
đầu tư của nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để
phát triển văn hoá, xã hội. Hồn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các
mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội thực hiện tốt tiến
bộ, cơng bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều
kiện cụ thể,...”. “Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc”. “Phát triển mạnh
phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một
số mơn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những
hiện tượng tiêu cực trong thể thao” [12]
Những năm gần đây thể thao nước nhà đang vươn lên và khẳng định vị thế
của mình ở Châu lục và Thế giới. Trong những mơn thể thao như: Điền kinh, bóng
đá, bóng bàn, cầu lông, thể dục, võ thuật đặc biệt là mơn bóng chuyền đang được
8

skkn


quan tâm và chú trọng. Sau khi nước nhà thống nhất, bóng chuyền đang phát triển
mạnh mẽ từ thành thị đến nơng thơn, và du nhập vào trường học.
Bóng chuyền nước ta đang ở vị trí phát triển vượt bậc trong khu vực và góp
phần phát triển thể thao nước nhà. Trong hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta bóng
chuyền được coi như một trong những mơn TDTT quan trọng. Bóng chuyền là
mơn thể thao có tinh thần đồng đội và ý thức tập thể rất cao. Bóng chuyền hiện đại
địi hỏi có nền tảng thể lực tốt, trình độ kỹ chiến thuật cao và tâm lý vững chất.
Hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp của mọi tư thế như: Phát bóng, chuyền

bóng, đệm bóng, chắn bóng, đập bóng tạo nên thể tấn cơng và phịng thủ vững
chắc. Trong đó kỹ thuật đệm bóng rất quan trọng trong hệ thống phịng thủ và tổ
chức tần cơng cho đồng đội ghi điểm, muốn đệm bóng chuẩn xác phải biết phán
đốn hướng bay và độ rơi của bóng, rồi phải dùng lực cho đủ để đưa bóng đến nơi
mình muốn. Trong các trường THPT, bóng chuyền là mơn tự chọn, đây là mơn các
em rất thích và hứng thú tập luyện. Kỹ thuật đệm bóng là kỹ thuật quan trọng trong
việc mới bắt đầu chơi, giúp các em phải nắm rõ nếu khơng thì rất khó tập luyện.
Qua theo dõi, trong tập luyện và thi đấu của các em nữ học sinh của trường
THPT Anh Sơn 1. Chúng tơi nhận ra rằng các em nữ học sinh cịn yếu về kỹ thuật
đệm bóng, là một điểm yếu rất lớn trong việc thi đấu và phòng thủ của đồng đội,
đó là vấn đề cần nghiên cứu và lựa chọn với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
đệm bóng cho các nữ học sinh. Qua tìm hiểu tài liệu chúng tơi thấy đã có nhiều
người nghiên cứu đề tài bóng chuyền nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về
hiệu quả đệm bóng cho nữ học sinh THPT. Xuất phát từ lý do này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đệm bóng
trong bóng chuyền cho nữ học sinh trường Trung học phổ thông Anh Sơn 1”
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả tập luyện, học tập và thi đấu của học
sinh nữ trường THPT AnhSơn 1, nhằm tìm ra hệ thống các bài tập nâng cao hiệu
quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tiến hành giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các bài tập đệm bóng cho học sinh
nữ trường THPT Anh Sơn 1.
₋ Thực trạng nội dung, chương trình dạy học chi tiết rõ ràng.

9


skkn


₋ Thực trạng việc sử dụng một số bài tập trong tập luyện kỹ thuật đệm bóng
cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
₋ Thực trạng cơ sở vật chất, tập luyện phụ thuộc vào nhà trường.
₋ Xác định nguyên nhân đến sự phát triển kỹ thuật đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1.
₋ Đánh giá thực trạng nội dung các bài tập đệm bóng cho học sinh nữ trường
THPT Anh Sơn 1.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng
cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
₋ Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học sinh
nữ trường THPT Anh Sơn 1.
₋ Cơ sở lựa chọn các bài tập kỹ thuật đệm bóng.
₋ Tiến hành thực hiện trên đối tượng nghiên cứu.
₋ Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau quá trình thực nghiệm.
3. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài nghiên cứu thành công, lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng
và điều kiện thực tiễn của trường thì sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả đệm bóng cho
học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.

10

skkn


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể
thao trường học
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thể dục thể thao nước ta đã có nhiều
tiến bộ. Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa
dạng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện đời
sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước phát triển,
thành tích một số mơn đạt được trình độ châu Á và thế giới. Cơ sở vật chất và kỹ
thuật cho thể dục thể thao từng bước được nâng cấp và xây dựng mới.
Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường vị thế của thể thao Việt Nam
được nâng cao nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Đạt được những thành tích trên là
do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia
tích cực và có hiệu quả của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và
đông đảo nhân dân sự nỗ lực phấn đấu của huấn luyện viên, vận động viên và cán
bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền đối với công tác thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành chưa đầy
đủ, nhiều nơi còn coi nhẹ công tác thể dục thể thao và phong trào thể dục thể thao
chưa sâu rộng, nhất là ở nông thôn, miền núi và các khu công nghiệp. Giáo dục thể
chất và hoạt động thể thao trong học sinh chưa thường xuyên và kém hiệu quả.
Thành tích thể thao chưa bền vững, đặc biệt là các môn thể thao Olympic tiêu cực
trong thể thao, nhất là trong bóng đá và thể thao thành tích cao cịn nhiều. Hệ thống
tổ chức ngành thể dục thể thao chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và
khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước về thể dục thể thao
chậm đổi mới. Đầu tư của Nhà nước cho thể dục thể thao còn thấp, huy động các
nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo
bước phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp thể dục thể thao trong những năm tới, Bộ
Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
₋ Quan điểm
Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp

phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng
nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và mơi trường văn hóa
lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế và đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đồn thể và tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách
nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao và bảo đảm cho sự nghiệp
thể dục thể thao ngày càng phát triển. Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con
11

skkn


người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao và đào tạo vận động viên thể thao
thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục
thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành
các hoạt động thể dục thể thao. Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục thể thao dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và phát triển nền thể dục thể thao nước
ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.
₋ Mục tiêu
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ thể dục thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể
dục thể thao; đến năm 2022, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu cơng nghiệp có đủ cơ sở
vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân, trình độ một số
mơn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm
các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của
Châu Á và thế giới. [12]
1.2. Khái niệm và thực trạng thể thao trường học.

- Khái niệm
Thể dục thể thao (TDTT) trường học là một bộ phận cơ bản của nền TDTT
nước ta, bao gồm các giờ TDTT bắt buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ học
của học sinh. Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
chuẩn bị cho thế hệ trẻ và sức khỏe thể chất và các phẩm chất đạo đức, tâm lý để
họ có cuộc sống hạnh phúc và đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nhân lực trong
công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thực trạng
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của chính phủ và chính
quyền các địa phương, sự cố gắng chung của các ngành GD-ĐT và ngành TDTT,
công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đã có bước phát triển đáng
khích lệ, góp phần tích cực vào thành tích chung trong sự nghiệp giáo dục và đào
tạo, nâng cao thể trạng, tầm vóc của người Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tích đã đạt được nhìn chung, cơng tác giáo dục thể chất (GDTC) còn nhiều
yếu kém: Chất lượng thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu
hiện đại. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu chuyên mơn, cơ sơ vật chất cịn thiếu,
giáo trình và phương pháp dạy học và công tác quản lý chậm đổi mới, thành tích
của nhiều mơn thể thao q thấp so với thế giới, chất lượng cơng tác GDTC trường
học cịn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện đại.
Ngành GD-ĐT và ngành TDTT cũng chưa có những giải pháp tích cực và hiệu quả
để phát triển TDTT trường học; đội ngũ cán bộ giáo viên thể thao nhất là giáo viên,
12

skkn


chun viên cịn yếu. Nước ta có trên 23 triệu học sinh (chiếm gần 1/4 dân số), tuy
nhiên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao (17,5%), thể hình và thể
lực của trẻ em nước ta cịn thua kém trẻ em nhiều nước, trình độ phát triển của các
yếu tố thể chất, thể lực quan trọng như: Sức bền, sức nhanh, sự khéo léo còn thấp,

tốc độ phát triển còn chậm, nhất là độ tuổi trẻ em học sinh trung học phổ thông.
Phong trào TDTT trong trường học cịn hạn chế, cơng tác giáo dục thể chất cho
học sinh trong và ngoài giờ chưa được sự quan tâm đúng mức, còm kém chất
lượng và hiệu quả. Thiếu sân bãi tập luyện, phương tiện dạy và học TDTT. Thiếu
các tụ điểm thanh thiếu nhiên vui chơi và rèn luyện thể chất, đặc biệt ở khu vực
nông thơn, miền núi, vùng cao và vùng xa. Những khó khăn yếu kém trong lĩnh
vực TDTT trường học đã tồn tại nhiều năm, là một trong những nguyên nhân chính
làm hạn chế sức khỏe thể chất của trẻ em nước ta. Chính quyền chưa nhận thức đầy
đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho trẻ em trong việc chuẩn
bị nguồn nhân lực để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên chưa tạo điều
kiện cho trẻ em có điều kiện vui chơi rèn luyện sức khỏe thể lực bản thân.
1.3. Sự phát triển bóng chuyền [8]
1.3.1. Nguồn gốc
Ngày nay đa số các nhà sử học khẳng định rằng bóng chuyền xuất
hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895 do một giáo viên thể dục tại thành phố Geliok –
Massatrusets tên là William G. Morgan nghĩ ra. Ơng muốn đề xướng mơn thể thao
đơn giản để tập luyện khơng địi hỏi nhiều về thiết bị đặc biệt và chi phí ít tốn kém,
lúc đầu nó là mơn thể thao đơn giản vì mục đích giải trí với tên gọi đầu tiên là
“mintonette” dịch là “ bóng bay”.
Tháng 7 – 1896 J.Y. Canoron viết bài giới thiệu môn thể thao mới này trên
tờ báo “ Rèn luyện thân thể” ở Mỹ, từ đó mơn bón chuyền được quảng bá và
truyền thông rộng rãi không những ở Mỹ mà còn lan rộng khắp các nước trên tồn
thế giới. Sau nhiều lần được các chun gia tìm tịi nghiên cứu và cải tiến thì hoạt
động tập luyện và thi đấu dần được hoàn thiện như ngày nay.
1.3.2. Bản chất của mơn bóng chuyền.
Bóng chuyền là một mơn thể thao tập thể được ngăn cách giữa sân, cột và
lưới. Chính vì có cột và lưới ngăn cách giữa 2 đội cho nên đó là mơn thể thao đối
kháng khơng trực tiếp. Bóng chuyền khác với mơn thể thao khác là bóng khơng
dừng lâu trên cơ thể. Sự tiếp xúc với bóng khác mơn bóng đá, bóng rổ, bóng ném
là khi bóng chạm vào tay phải nhanh chóng bật bóng đi (ngoại trừ khi phát bóng).

Phần lớn sự tiếp xúc với bóng trong bóng chuyền là sự tiếp xúc trong khơng gian.
Việc tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là sự sống còn,
phối hợp tốt sẽ đem đến chiến thắng. Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của
người chơi, sự sắp xếp cầu thủ, khả năng di chuyển hợp lí trên sân là nền tảng
13

skkn


thắng lợi. Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ là mấu chốt
chiến thuật.
1.4. Đặc trưng của huấn luyện bóng chuyền hiện đại.
Bóng chuyền hiện đại với xu thế ngày càng phát triển đạt đến đỉnh cao của tài
nghệ thi đấu thể thao, bên cạnh đó chiều cao của vận động viên bóng chuyền ngày
càng được phát triển thì các mặt khác như trình độ kỹ thuật điêu luyện, chiến thuật
đa dạng biến hóa nhanh, trình độ thể lực tốt và tâm lý vững vàng làm cho bóng
chuyền trở nên hấp dẫn trên thế giới. Chính vì sự phát triển của trình độ bóng
chuyền cao như vậy, do đó cơng tác huấn luyện đã nổi lên một số đặt trưng sau:
- Xu hướng chun mơn hóa cao đến từng vị trí của mơn bóng chuyền
- Xu hướng tấn công nhanh, mạnh, gây yếu tố bất ngờ.
- Xu hướng tấn công từ hàng sau.
- Bật nhảy phát bóng nhanh, mạnh.
1.5. Vai trị của bài tập bổ trợ nâng cao hiệu quả đệm bóng thấp tay.
Bài tập bổ trợ: Là bài tập nhằm bổ trợ cho việc học và tiếp thu những động tác
mới có độ khó và độ phức tạp cao nhằm giúp cho việc nắm bắt và hồn thiện kỹ
thuật.
Trong q trình dạy học trong kỹ thuật động tác các mơn do nhiều nội dung
có cấu trúc động tác khác nhau, vì vậy việc tiếp thu kỹ thuật rất khó, nếu khơng
biết vận dụng các bài tập bổ trợ thì khó hình thành được kỹ năng, kỹ xảo động tác
một cách nhanh chóng, vì vậy vai trò của bài tập bổ trợ rất quan trọng trong học kỹ

thuật đặc biệt là kỹ thuật đệm bóng thấp tay trong bóng chuyền.
Với sự bổ trợ của các bài tập đó, các năng lực quyết định đến hiệu quả riêng
lẻ cũng được phát triển một cách có trọng điểm mà không ảnh hưởng trực tiếp đến
các yếu tố khác trong tổ hợp yếu tố tạo thành năng lực thể thao. Thơng qua đó một
mặt cho phép lựa chọn các hình thức vận động và mức độ của lượng vận động có
hiệu quả đặc biệt đối với sự rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo và các tố chất riêng lẻ
hoặc một thành phần của động tác trong hiệu quả của mơn thể thao chun sâu.
Có thể nói bài tập bổ trợ vừa là biện pháp để nắm vững kỹ thuật, vừa là khâu
quan trọng để hoàn thành và nâng cao kỹ thuật, nhất là kỹ thuật đệm bóng thấp tay
và thúc đẩy nhanh chóng hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động.
1.6. Đặc điểm kỹ thuật đệm bóng thấp tay trong Bóng chuyền [8]
Trong thi đấu bóng chuyền hiện đại với uy lực tấn công nhanh mạnh từ đối
phương, kỹ thuật đệm bóng thấp tay được ứng dụng rất phổ biến và có hiệu quả
cao. Tuy nhiên người tập cũng có thể phịng thủ từ các quả mạnh hoặc bóng qua
lưới nhẹ của đối phương bằng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay tùy thuộc
14

skkn


vào tình huống cụ thể với điều kiện khơng mắc lỗi dính bóng hoặc chạm bóng hai
lần.
Kỹ thuật đệm bóng thấp tay bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Người đứng tư thế trung bình thấp, chân rộng bằng hoặc
hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. Khi
xác định chính xác hướng rơi của bóng và tầm thích hợp đưa hai tay đưa ra đỡ
bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc
lấy bàn tay kia, hai ngón cái kề song song với nhau.
Giai đoạn đánh bóng: Bóng đến ngang hơng cách thân khoảng một cánh tay
thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối nâng trọng tâm thân

thể và nâng tay. Hai tay chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm
dưới bóng và kết hợp nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi tay chạm bóng cũng là lúc
gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay kết hợp với hóp bụng giữ
chắc bả vai và khớp khuỷu. Hai tay thẳng và hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau,
tồn thân hơi lao về phía trước.
Giai đoạn kết thúc: Khi bóng ra hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng
bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện
những động tác tiếp theo.
1.7. Đặc điểm quá trình giảng dạy kỹ thuật. [8]
Giảng dạy kỹ thuật là một quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động mà
khi dạy kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc giáo dục, giáo dưỡng thể chất.
Giảng dạy phải đi từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến
cái chưa biết.
Quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo của người học cần phải dựa trên kiến
thức của người học thu được. Kỹ năng kỹ xảo được hình thành nhờ quá trình tập
luyện lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc củng cố các mối liên hệ thần kinh tạm thời được
hình thành làm cho các yếu tố vận động được mở rộng, người học chuyển từ việc
nắm vững một cách có phân tích ngun vẹn động tác nhờ vậy mà hành động tiết
kiệm và thuần thục hơn.
Giảng dạy kỹ thuật chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn giảng dạy ban đầu (tương ứng với giai đoạn lan tỏa). Ở giai đoạn
này mục đích chính là giúp cho người tập nắm vững được nguyên lý kỹ thuật và
năng lực thực hiện động tác. Để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm
vụ, tạo khái niệm chung về động tác và tư thế đúng để tiếp thu tốt kỹ thuật. Ở giai
đoạn này các quá trình thần kinh cảm ứng trả lời còn chưa lựa chọn. Trong q
trình học động tác cịn có nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào hoạt động. Đây là
giai đoạn lựa chọn và phối hợp vào động tác riêng lẻ thành một động tác thống
nhất. Giai đoạn này hưng phấn dễ bị khuếch tán đến các khu thần kinh khác. Lúc
15


skkn


này cơ thể chưa phân biệt chính xác kích thích các điều kiện khác nhau để dẫn đến
việc thực hiện động tác khơng chính xác gị bó.
Giai đoạn giảng dạy đi sâu vào chi tiết (tương ứng giai đoạn tập trung hưng
phấn). Mục đích của giai đoạn này là đưa trình độ tiếp thu ban đầu của động tác lên
tới mức tương đối hoàn thiện, chuyển từ sự tiếp thu cơ sở đến chi tiết kỹ thuật và
hiểu sâu hơn các quy luật vận động của động tác. Nhiệm vụ của giai đoạn này là
giúp cho người học hiểu được quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn, cần
có sự chính xác hóa kỹ thuật tự nhiên, liên tục định hình động tác được củng cố,
một phần kỹ thuật được chuyển thành kỹ xảo nhưng kỹ năng thực hiện động tác
vẫn cịn có sự rối loạn khi điều kiện thay đổi hay không thuận lợi. Ở giai đoạn này
các động tác tập luyện được lặp lại nhiều lần, lúc này khuếch tán thần kinh giảm
đi, sự hung phấn thần kinh chỉ tập trung ở những phần nhất định, ở giai đoạn này
động tác bắt đầu hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc dễ bị rối loạn khi
thực hiện.
Giai đoạn hồn thiện kỹ thuật:
Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người học tiếp thu và vận dụng đúng
động tác trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật. Nhiệm vụ của giai đoạn này là định
hình động tác trên vỏ não được xác định vững chắc. Các cơ quan trong cơ thể phối
hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý. Thực hiện động tác tự động hóa, kỹ xảo bền vững
và có tính biến dạng. Hồn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật cho phù hợp với năng lực
cá nhân.
1.8. Đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi học sinh từ 16-18
1.8.1. Đặc điểm tâm lý
Trong giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền để đạt được hiệu quả tốt thì giáo
viên, huấn luyện viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó áp dụng
các phương pháp, phương tiện tập luyện phù hợp với trình độ lứa tuổi, giới tính,
sức khỏe. Đó cũng là nhân tố tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người.

Ở lứa tuổi này, tâm lý các em muốn chứng tỏ mình là người muốn để mọi
người tơn trọng đã có trình độ hiểu biết nhất định có khả năng phân tích tổng hợp
muốn hiểu biết nhưng kinh nghiệm cịn thiếu trong cuộc sống nên khó giảng dạy
và huấn luyện.
Đặc điểm và sự phát triển của trí tuệ, tri giác có mục đích, quan sát trở nên có
mục đích giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ
logic, trừu tượng ngày một càng rõ rệt, đặc biệt ở lứa tuổi này ghi nhớ có ý nghĩa
tăng lên. Tuổi này chủ yếu là sự hình thành thế giới quan, tự ý thức hình thành tính
cách và hướng tương lai đó là độ tuổi lãng mạn, mơ ước. Trong tập luyện thì có
tinh thần và thái độ tự giác, ý chí các em đã hồn thiện được những bài tập khó có
sự khắc phục trong tập luyện.
16

skkn


1.8.2. Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh: Được phát triển một cách hồn thiện khả năng tu duy, phân
tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển, tạo điều kiện tốt cho việc hình
thành phản xạ có điều kiện, ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến
yên, tuyến sinh dục làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế,
giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.
- Hệ vận động: Xương vẫn tiếp tục cốt hóa mãi đến năm 24-25 tuổi mới hồn
thiện, ở lứa tuổi này mới kết thúc sự cốt hóa của xương. Điều đó chấm dứt sự dự
trữ và mặt khác được xây dựng lại thành tổ chức, xương được phát triển dày lên
bao bọc quanh sụn. Các cơ tăng lên và cơ lớn phát triển nhanh như: Cơ tứ đầu đùi,
cơ denta, cơ ngực lớn, cơ cánh tay các cơ co phát triển hơn cơ duỗi, những bài tập
sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển các cơ, các bài tập treo, chống cùng với các bài
tập khắc phục lực đối kháng. Vì sử dụng các bài tập sức mạnh là hợp lý, nhưng
những bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức.

- Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã tương đối hồn thiện vịng ngực Nam 67-72 cm,
Nữ 69-74 cm tần số hô hấp đạt 10-20 lần/ phút. Tuy nhiên các cơ hơ hấp vẫn cịn
yếu nên sợ co giãn của lồng ngực nhỏ trong tập luyện cần thở sâu và tập trrung chú
ý thở bằng ngực như bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã.
- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện mạch đập
của Nam 70-80 lần/ 1 phút, Nữ 75-85 lần/ 1 phút. Sau vận động mạnh thường phục
hồi rất nhanh vì vậy có thể tập những bài tập sức bền nhưng phải thận trọng.
1.9. Đặc điểm sinh lý và tính chất, tác dụng trong tập luyện và thi đấu bóng
chuyền
1.9.1. Đặc điểm sinh lý
Bóng chuyền là một mơn thể thao tập thể bao gồm hệ thống các bài tập hỗn
hợp, không theo một diễn biến cụ thể. Tập luyện bóng chuyền làm phát triển các tố
chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối
hợp vận động. Thi đấu bóng chuyền địi hỏi VĐV phải phán đốn chính xác các
tình huống thi đấu trên sân, nhanh chóng tìm ra phương pháp phản cơng lại tình
huống một cách chính xác, hợp lý. Trong thi đấu bóng chuyền các tình huống ln
thay đổi, do đó VĐV phải tập trung chú ý cao độ, hệ thần kinh căng thẳng, năng
lực điều tiết của hệ thần kinh đối với các chức năng vận động phải được huấn
luyện tốt. Từ các tình huống trên sân, những tín hiệu kích thích sẽ được truyền tới
vỏ não, vỏ não phân tích kịp thời và xử lí các cảm giác thơng tin đó, đưa ra phản
ứng thích hợp, đúng lúc, truyền theo các con đường khác nhau để cơ bắp thực hiện
các hành vi vận động. Thể hiện các kỹ năng kỹ xảo chính xác. Trong bóng chuyền
thời gian hoạt động và cường độ tùy thuộc rất lớn vào tính chất trận đấu, trong
những trận đấu căng thẳng, trọng lượng cơ thể có thể giảm xuống 2-3 kg thậm chí
4-5 kg. Tần số mạch lên đến 180-200 lần/ phút, ở từng hiệp đấu cụ thể mạch cũng
17

skkn



như huyết áp tối đa tăng từ 10 – 25 mmhg, hàm lượng Nitơ sau khi vận động cũng
tiêu hao đáng kể.
1.9.2. Tính chất
Hoạt động (thi đấu và tập luyện) bóng chuyền là hoạt động có chu kỳ. Trong
thi đấu và tập luyện ln có những tình huống khác xảy ra nhưng vẫn mang tính
liên hồn (liên tục) nhịp điệu. Chiến thuật của bóng chuyền hiện đại có những
trường phái khác nhau song tất cả đều biến hóa linh hoạt với nhiều sáng tạo mới, từ
đó trong cơng tác huấn luyện là việc làm cần thiết phải qua các khâu tuyển chọn tài
năng và thời gian cần thiết để đạt được kết quả như ý muốn. Thi đấu bóng chuyền
mang tính đối kháng cao thể hiện rõ ở khâu đập bóng, chuyền bóng… Vì vậy thi
đấu bóng chuyền thường diễn ra sơi nổi, sinh động, hấp dẫn cao. Bóng chuyền là
mơn thể thao mang tính tập thể cao, địi hỏi sự đoàn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
hoàn thành nhiệm vụ. Sức mạnh của đội bóng bóng chuyền là tùy thuộc vào sự gắn
bó, đồn kết phối hợp giữa các cá nhân, nhóm và tồn đội mới tạo thành một hình
thái phong cách chiến thuật độc đáo, biến hóa và đa dạng.
1.9.3. Tác dụng
Tập luyện thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng có tác dụng với việc
giáo dục các tố chất nhanh nhẹn, nâng cao sức khỏe mọi người, mọi lứa tuổi, giới
tính tùy thuộc vào trình độ tập luyện, khối lượng, cường độ, thời gian mà có tác
dụng khác nhau với các đối tượng khác nhau. Tác dụng bóng chuyền thẩm mĩ với
con người là rất lớn. Tác dụng này không chỉ giới hạn trong tập luyện, con người
sẽ đạt được sự phát triển hài hòa về cơ thể, vẻ đẹp và sức truyền cảm động tác
động mà thông qua khi thực hiện phối hợp các chiến thuật. Thi đấu nhằm giáo dục
ý thức đạo đức trong tập thể, trí sáng tạo trong thi đấu, dũng cảm trong phịng thủ
cứu bóng, ý thức tổ chức kỷ luật, tính quyết đốn trong xử lý cơng việc, củ cống kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống là niềm vui chiến thắng sẽ mang tới sự sảng
khoái và tinh thần quyết thắng.
Kết luận: Trên cơ sở các vấn đề mang tính lý luận, mang tính khoa học có
liên quan đến nội dung nghiên cứu được chúng tơi tìm hiểu nghiên cứu đưa ra
trong chương tổng quan là những cơ sở căn cứ để chúng tơi tìm hiểu, nhận định và

vận dụng phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ của
đề tài.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến
sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
18

skkn


Để có cơ sở nghiên cứu đánh giá chung và có hiệu quả cao trong q trình
giảng dạy và thi đấu của nữ học sinh trường, đề tài sử dụng tài liệu chun mơn từ
đó hình thành cơ sở lý luận tạo nên điều kiện phân tích đánh giá khả năng các em
một cách chính xác.
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này thường xuyên quan sát suốt thời gian nghiên cứu để theo
dõi những ưu và nhược điểm của từng bài tập, lựa chọn và bổ sung các bài tập,
nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài một cách chính xác, phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Mục đích này để đánh giá thực trạng kỹ thuật và những biểu hiện xảy
ra trong quá trình sử dụng bài tập.
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp để kiểm tra đánh giá trình độ đệm bóng trước và sau thực
nghiệm của học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1. Qua đó, đánh giá hiệu quả các
bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho nữ học sinh mà chúng tôi đã nghiên cứu và
lựa chọn. Nhằm giải quyết các nhiệm vụ đề ra.
2.1.4. Phương pháp phỏng vấn
Để thu thập tài liệu cho đề tài, chúng tôi tiến hành phiếu phỏng vấn và tiến
hành phỏng vấn. Đối tượng các nữ học sinh trường THPT Anh Sơn 1. Mục đích để

làm tăng thêm ý nghĩa trong việc nghiên cứu.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này sẽ được sử dụng để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, các loại thực nghiệm, các tiêu chí đo đạt.
Các kết quả điều tra ban đầu và sau thực nghiệm được xử lý bằng toán thống kê.
Mục đích chính xác tính đồng đều của trình độ ban đầu và hiệu quả tác động của
những bài tập được lựa chọn với nhóm thực nghiệm.
2.1.6. Phương pháp tốn thống kê
Là phương pháp sử dụng trong quá trình sử dụng số liệu thu thập được từ quá
trình nghiên cứu. Đề tài dự kiến một số công thứ sau:
₋ Công thức tính trung bình:
(n=1,2,3,4,….,n).
₋ Cơng thức tính phương sai:
=
₋ Cơng thức so sánh sự khác nhau giữa nhóm A và nhóm B:

19

skkn


t=
₋ Cơng thức tính %:
%=
2.2. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Anh Sơn 1.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
₋ Chủ thể nghiên cứu: Các bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh
nữ trường THPT Anh Sơn 1.

₋ Khách thể nghiên cứu: 20 học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
2.2.3. Trang bị thiết bị nghiên cứu
- Sân, đồng hồ, bóng, lưới và các dụng cụ liên quan.
2.2.4. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng:
- Dự kiến sản phẩm: Bài tập nâng cao hiệu quả đệm bóng cho học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1.
- Địa chỉ ứng dụng: Trường THPT Anh Sơn 1.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG CỦA HỌC SINH NỮ
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1.
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền của học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1.
Cơ sơ vật chất là yếu tố rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu bóng
chuyền, nếu điều kiện tốt sẽ nâng cao hiệu quả của việc tập luyện, thi đấu và làm
hứng thú giúp các em tránh khỏi chấn thương không cần thiết. Thông qua điều tra
và quan sát cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện bóng chuyền của học sinh nữ. Kết
quả thu được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện bóng chuyền của học sinh nữ
trường THPT Anh Sơn 1.
Chất lượng

Cơ sở vật chất

Tốt
x
x

Sân thi đấu
Bóng chuyền


Khơng tốt

20

skkn


Bóng đặc
Đồng hồ bấm giây
Bảng bật với
Xe đẩy bóng

x
x
x
x

Nhà tập tạ

x

Tường bổ trợ

x

Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Còn số
trang thiết bị thiếu nên khó đáp ứng được trong quá tập luyện.
3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập đệm bóng nữ học sinh trường THPT
Anh Sơn 1.
Trong q trình tập luyện bóng chuyền là q trình diễn ra liên tục giữa tấn

cơng và phịng thủ, vì thế nhân tố kỹ thuật ổn định rất quan trọng và không thể
thiếu trong q trình tập luyện, thi đấu. Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tập
luyện kỹ thuật, chúng tôi đã quan sát giờ tập và khả năng thi đấu thì đệm bóng của
các em cịn hạn chế, nhất là các em có xu hướng tấn cơng. Lý do trong giờ tập các
em chỉ thích khởi động lưới, thi đấu, ít quan tâm đến khả năng đệm bóng và phát
bóng trong phịng thủ và khơng tập luyện đúng u cầu của giáo viên đề ra trong
buổi tập. Vì vậy làm cho khả năng đệm bóng các em cịn hạn chế và ảnh hưởng
đến việc tiếp thu các kiến thức mới.
Để có cơ sở thực tiễn lựa chọn các bài tập, chúng tôi đã trực tiếp quan sát
các buổi đấu tập trong các giờ tập, cũng như các giải đấu do trường tổ chức. Sử
dụng kỹ thuật này vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, do khả năng các em thực hiện
vẫn chưa tốt. Chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm và thống kê kết quả qua các
trận đấu.
Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng kỹ thuật đệm bóng trong trận đấu cho nữ
học sinh trường THPT Anh Sơn 1(n=200)

Tổng số
trận đấu
3

Tổng số
lần thực
hiện
200

Kết quả
Đạt

Không đạt


Số lần

%

Số lần

%

75

37,5

125

62,5

Qua bảng 3.2 cho thấy kỹ thuật đệm bóng các em thực hiện rất nhiều trong 3 trận
đấu là 200 lần. Số lần thực hiện không đạt chiếm tỉ lệ cao đến 62,5%, đạt chiếm
37,5% điều đó cho thấy các em cịn mắc sai lầm nhiều trong tập luyện. Điều này
chứng minh được hiệu quả và ưu thế của nó so với các kỹ thuật khác các đòn tấn
21

skkn


cơng và phản cơng của đội bóng. Tuy vậy trên thực tế cho chúng ta thấy thì trình
độ kỹ thuật đệm bóng của nữ học sinh trường cịn yếu.
3.1.3. Xác định nguyên nhân đến sự phát triển kỹ thuật đệm bóng cho học
sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
3.1.3.1. Nguyên nhân các lỗi thường mắc trong học sinh nữ trường THPT

Anh Sơn 1.
Qua khảo sát các giờ tập luyện và thi đấu của các em cũng như qua thực tế
học tập của bản thân chúng tôi nhận thấy khi các em sử dụng kỹ thuật thường xuất
hiện những sai lầm sau:
- Phán đốn điểm rơi của bóng khơng tốt
- Tư thế thân người không đúng
- Chưa kết hợp được lực tồn thân
- Tốc độ di chuyển khơng quyết liệt
- Tư thế tay tiếp xác bóng khơng đúng
- Tiếp xúc bóng quá sớm hoặc quá muộn
Thông qua kết quả theo dõi sư phạm chúng tôi xác định những sai lầm và
nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên, để có cơ sở khách quan chứng minh, chúng tôi
tiến hành thống kê số lượng 20 em đệm bóng và thu được ở bảng sau:

Stt

Bảng 3.3. Kết quả quan sát những sai lầm thường mắc các em nữ học
sinh trường THPT Anh Sơn 1 (n=20)
Số lần thực hiện của các em
Những sai lầm
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
thường mắc
Tốt
Khá
Tbình
Yếu
(%)

(%)
(%)
(%)

1

Phán đốn điểm rơi

2

10

3

15

5

25

10

50

2

Tư thế thấn người
khơng đúng

3


15

5

25

7

35

5

25

3

Điểm tiếp xúc tay và
bóng khơng đúng

3

15

7

35

5


25

5

25

5

25

7

35

5

25

3

15

4

Tiếp xúc bóng sớm
hoặc muộn

22

skkn



Qua kết thu nhập bảng 3.3 ta có thể thấy số lần mắc lỗi các em tương đối
nhiều, tỉ lệ số lần thực hiện sai của yếu chiếm % cao nhất và trung bình cũng chiếm
tỉ lệ cao khơng kém. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình tập
luyện và thi đấu. Chúng tơi cần tiến hành đi sâu phân tích việc các em thường mắc
phải và tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân chủ yếu là do
khả năng phán đoán điểm rơi của bóng chưa tốt, khả năng phản ứng di chuyển
chậm, tay tiếp xúc với bóng khơng hợp lý, mặt khác các em khơng mạnh dạn khi
bóng đến. Vì vậy nhưng động tác sai phần nào ảnh hưởng đến lĩnh hội kỹ thuật
mới.
- Phán đốn điểm rơi của bóng khơng tốt: Trong bóng chuyền địi hỏi
người tập phải có sự linh hoạt, khả năng phán đoán nhanh và tập trung cao độ.
Nguyên nhân sai lầm: Do người tập mất cảm giác với bóng, tính nhịp điệu
cịn hạn chế.
- Tư thế thân người khơng đúng: Trong các mơn thể thao nói chung và
trong mơn bóng chuyền nói riêng đều địi hỏi rất cao về tư thế thân người, nó quyết
định tới việc đúng hoặc sai của động tác.
Nguyên nhân sai lầm: Do người tập chưa nắm vững được yêu cầu kỹ thuật
động tác.
- Điểm tiếp xúc giữa bóng và tay khơng hợp lý: Hiệu quả của những lần
đệm bóng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm tiếp xúc bóng.
Nguyên nhân sai lầm: Chưa xác định được điểm rơi cũng như đường đi của
bóng.
- Tiếp xúc bóng quá sớm hoặc quá muộn: Tiếp xúc bóng cịn phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng phán đốn của người tập, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình thực
hiện động tác.
Nguyên nhân sai lầm: do khả năng phán đốn đường đi của bóng cịn thấp.
Qua quan sát của bảng cho thấy những sai lần thường mất của các em khi
thực hiện kỹ thuật đệm bóng cịn hạn chế về thể lực chuyên môn, khả năng và tốc

độ di chuyển trong các tình huống bóng bất ngờ cịn yếu. Mặt khác việc chú trọng
kỹ thuật đệm bóng cơ bản cũng là yếu tố quan trọng. Do chưa chú trọng trong tập
luyện kỹ thuật, khi tiếp xúc với các quả bóng mạnh biến hóa như phát bóng dẫn
đến kỹ thuật đệm bóng dễ bị phá vỡ, thực hiện khơng chính xác. Đây là một trong
những vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu để đưa ra các bài tập bổ trợ hợp
lý trong việc tập luyện và nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng thấp tay trong thi
đấu.
Bên cạnh đó một vấn đề cần quan tâm nữa đó là vấn đề về sân bãi và dụng cụ
tập luyện cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tập luyện và nắm bắt kỹ thuật của các
em.
23

skkn


3.1.3.2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ đến kỹ thuật đệm
bóng cho nữ học sinh trường THPT Anh Sơn 1.
Qua quan sát các buổi tập của nữ học sinh trường THPT Anh Sơn 1. Đề tài
nhận thấy rằng việc sử dụng bài tập bổ trợ kỹ thuật đệm bóng của các em. Thơng
qua q trình quan sát các giờ tập và thi đấu. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm đến là
việc sử các bài tập bổ trợ kỹ trong tập luyện kỹ thuật đệm bóng.
Kết quả trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ trong tập luyện
Kết quả phỏng vấn
Nội dung bài tập

Thường
xun

Bình

thường

A

Bài tập khơng bóng

1

Tập động tác tay khi đệm bóng

2

Tư thế chuẩn bị đệm bóng

3

Tại chỗ thực hiện động tác có bóng

4

Phương pháp di chuyển và thực
hiện động tác

B

Bài tập có bóng

5

Tập động tác cố định một chỗ


x

6

Di chuyển đệm bóng cố định

x

7

Tự tung và đệm bóng liên tục

8

Đệm bóng có người tung

9

Đệm bóng vào tường

10

Đệm bóng đỡ phát, đỡ đập

11

Bài tập đệm bóng phịng thủ cá
nhân,nhóm


12

Bài tập đệm bóng phối hợp với
một số kỹ thuật khác

Ít sử
dụng

x
x
x
x

x
x
x
x
x
x

Qua bảng 3.4 có thể thấy mức độ sử dụng các bài tập bổ trợ vừa nêu, ở bình
thường và ít sử dụng dẫn đến các em ít nắm kỹ được nguyên lý kỹ thuật của động
tác. Qua quan sát các giờ tập luyện, thi đấu có thể dễ dàng nhận thấy yếu kém của
các em.
24

skkn


Đệm bóng là động tác khó thực hiện, bước một tổ chức tấn cơng và phản cơng

của đội bóng, nhưng hầu hết các giáo viên ít chú trọng đến mà chỉ quan tâm đến
hồn thiện kỹ thuật tấn cơng cho các em, cho nên thời gian dành cho việc tập luyện
kỹ thuật này còn hạn chế sử dụng các bài tập riêng lẻ. Vì vậy nó ảnh hưởng đến rất
lớn trình độ tiếp thu các động tác cũng như hồn thiện kỹ thuật. Để đảm bảo cho
việc giảng dạy và học kỹ thuật động tác có chất lượng, rút ngắn thời gian và tiết
kiệm sức lực đồng thời làm cơ sở tốt cho việc tập luyện thi đấu sau này thì việc lựa
chọn bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng, ngồi việc chú trọng các giai đoạn kỹ
thuật quan trọng, cần phải quan tâm đến các giai đoạn kỹ thuật khác trong tổng thể
cấu trúc của một động tác kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề này, việc sử dụng các bài
tập bổ trợ và đưa ra các nội dung bài tập bổ trợ phù hợp là một yêu cầu cần thiết
được quan tâm trong giảng dạy các kỹ thuật động tác nói chung, kỹ thuật đệm
bóng trong bóng chuyền nói riêng.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đệm bóng
cho học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
3.2.1. Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho
học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1.
Trong tất cả các mơn thể thao có những đặc điểm riêng biệt nhưng kỹ thuật
thể thao bao giờ cũng là đại lượng xác định thành tích. Do một bộ phận chính của
việc giảng dạy kỹ thuật thể thao phải vào sự lĩnh hội và việc nắm vũng các yếu tố
kỹ thuật của môn thể thao đó.
Đệm, phát bóng là một kỹ thuật rất thông dụng trong tập luyện và thi đấu. Kỹ
thuật này càng hồn thiệt thì các học em càng nâng cao được thành tích với khả
năng cả mình. Vì vậy trong quá trình tập luyện và thi đấu, việc nắm vững các kỹ
thuật là khâu hết sức quan trọng. Để tập luyện có hiệu quả người tập phải tuân thủ
nguyên tắc tập luyện kỹ thuật mới, mà kỹ thuật động tác mới bao giờ cũng gây khó
khăn trong q trình thực hiện động tác, nếu khơng phát huy tính tự giác tích cực ở
người tập sẽ dẫn đến hiện tượng nhanh chóng mệt mỏi, thiếu tập trung ảnh hưởng
đến kết quả buổi tập. Ngồi việc tìm hiểu nghiên cứu những sai lầm và nguyên
nhân dẫn đến sai lần thường mắc trong tập luyện kỹ thuật đệm bóng.
Qua tham khảo tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao

hiệu quả đệm bóng cho các em học sinh nữ trường THPT Anh Sơn 1. Chúng tôi
lựa chọn được 21 bài tập ứng dụng cho các đối tượng nghiên cứu, các bài tập sử
dụng cho phép xác định được những năng lực chung và chuyên môn cần thuyết
nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện kỹ thuật đệm bóng cho nữ học sinh trường
THPT Anh Sơn 1.
₋ Tập động tác tay khi đệm bóng
₋ Di chuyển một vài bước sau đó dừng lại thực hiện động tác đệm bóng
25

skkn


×