Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn mĩ thuật lớp 5 ở tiểu học (theo dự án của đan mạch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 18 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠNG LƠ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THẠCH
====***=====

Mã lĩnh vực: 13/2021

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học
môn Mĩ thuật lớp 5 ở tiểu học (Theo dự án của Đan Mạch)

Tác giả sáng kiến: Vũ Dỗn Bình, Chức vụ: Giáo viên
Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc

Yên Thạch, năm 2021

1

skkn


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Mơn Mĩ thuật có vai trị quan trọng trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới cấp tiểu học, nó được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng
mục tiêu đào tạo mà Đảng và nhà nước đã đề ra cho ngành giáo dục phổ thông
nước nhà là: “Giáo dục học sinh phát triển tồn diện, đức, trí, thể, mĩ ” và được
đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, phù hợp với xu thế
hội nhập.


Xuất phát từ mục tiêu đó mơn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục tiểu
học là mơn mọc bắt buộc khơng thể thiếu được. Mơn Mĩ thuật có những bài vẽ
cụ thể, ở ngay trong từng nội dung các chủ đề, các em thể hiện được suy nghĩ
riêng của mình, tìm tịi và vẽ tranh bằng cảm xúc của chính các em. Thơng qua
nội dung các bài học các em có những thay đổi lớn về suy nghĩ, thói quen, hành
vi, đó chính là mục tiêu cốt lõi của mơn học, vì vậy các em phải biết tích lũy,
vận dụng kiến thức đã học được thành những kỹ năng, kỹ xảo vào trong cuộc
sống của bản thân.
Mĩ thuật là mơn học mang tính nghệ thuật, vì vậy trong giảng dạy khơng
ít giáo viên cịn băn khoăn ngồi một số phương pháp để dạy học sinh nắm bắt
được cách vẽ một bức tranh rõ nội dung đề tài, bố cục, hình ảnh, màu sắc; sao
cho hợp lý có tính lơgic,…làm thế nào để dạy các em còn thể hiện được cảm
xúc, biểu đạt được tình yêu của bản thân đối với một sự việc cụ thể nào đó, hay
một thái độ nhất định đối với đề tài nào đó thơng qua bài vẽ của mình, khơng ít
thầy cơ giáo cịn lúng túng trong việc giáo dục cho học sinh việc áp dụng nội
dung các bài học vào trong cuộc sống như thế nào, đó chính là hướng đến giáo
dục về thẩm mỹ, đạo đức và phong cách của con người. Đây là một nội dung
hoàn toàn mới mẻ đối với giáo viên. Trong khi đó, SGK và vở tập vẽ chỉ cung
cấp cho giáo viên một số kiến thức về cách hướng dẫn vẽ tranh, không đề cập
đến vấn đề kĩ năng sống trong các bài vẽ như thế nào, nên khi lên lớp giáo viên
còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc.
- Vậy làm thế nào để khi lên lớp giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh
cách thể hiện được thẩm mỹ, đạo đức và phong cách của mình vào trong các
tác phẩm của các em, đó là một câu hỏi khiến tôi ấp ủ và nghiên cứu về đề tài
này.
Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tơi ln suy nghĩ, tìm tịi
các biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong quá trình học tập
2

skkn



môn Mĩ thuật, để các em gửi được thông điệp tốt trong các bài tập vẽ tranh lớp
5, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật.
Vậy biện pháp để hướng các em đạt được yếu tố thẩm mỹ, đạo đức và
phong cách của mình vào trong các tác phẩm là gì, đó chính là Phương pháp
giảng dạy tích hợp kỹ năng sống trong môn Mĩ thuật, lớp 5 ở Tiểu học. Phương
pháp này đã giúp tôi nâng cao được chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 5
mà tôi được phân công giảng dạy.
2. Tên sáng kiến:
Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật lớp
5 ở tiểu học (Theo dự án của Đan Mạch).
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Vũ Dỗn Bình
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977615187
- E mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Dỗn Bình, giáo viên trường Tiểu học Yên
Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng:
- Áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật lớp 5 ở Tiểu học.
- Đối tượng để áp dụng là học sinh lớp 5 đại trà.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Áp dụng trong tháng 9 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Cơ sở lý luận:
Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận được
cái khó trong việc tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh thông qua học mĩ thuật. Thực tế, một số học sinh chưa được trải
nghiệm trong các việc làm hàng ngày, như tự phục vụ cho cá nhân cũng như
giúp đỡ công việc gia đình cho cha mẹ và ơng bà..., bên cạnh đó cịn có nhiều
phương tiện giải trí khác, nên học sinh chưa dành nhiều thời gian cho việc quan
sát, học hỏi và thực hành các hoạt động thực tế trong cuộc sống, vì vậy các em
3

skkn


có ít vốn kỹ năng sống để đưa vào tranh vẽ của mình, từ đó dẫn đến việc các em
cịn e ngại trong cách thể hiện nội dung của từng chủ đề, hình ảnh đưa vào trong
tranh cịn nghèo nàn, khơng sinh động và thiếu tính sáng tạo, các em khơng
tưởng tượng được các hình ảnh tiêu biểu của con người cũng như các hình ảnh
của thiên nhiên tươi đẹp.
Hơn nữa, vẽ tranh mang tính chất người thực, việc thực hoặc chứng kiến,
hay tái tạo lại các hoạt động của kí ức, khoảnh khắc đã diễn ra và ghép lại thành
một bức tranh, việc này rất khó đối với học sinh tiểu học, khơng đơn giản là vẽ
được các hình ảnh, vẽ được màu, mà qua các hình ảnh, màu sắc của tranh “nói”
lên được thái độ: yêu, ghét, vui, buồn...và suy nghĩ, hành động theo cảm nhận
của mình.
Mặt khác, hiện nay nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em phải
biết nhận xét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp, là phù hợp.
Chính vì thế, mơn Mĩ thuật là mơn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trong
cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong sinh hoạt
hàng ngày.
Có thể nói giáo dục kỹ năng sống và học mơn mĩ thuật có mối quan hệ
biện chứng khoa học, học sinh có kỹ năng sống tốt, phong phú thì sẽ có vốn kiến
thức tốt để vẽ tranh và ngược lại muốn vẽ tranh đẹp thì phải có kỹ năng sống
tốt.

Ngồi ra giáo dục kỹ năng sống, trong mơn Mĩ thuật cịn thể hiện ở các
hoạt động trực tiếp của học sinh trong giờ học. Trong mỗi giờ học, giáo viên có
thể hướng dẫn các em quan sát thực tế các đối tượng hình ảnh để ghi nhớ vẽ vào
tranh, hay hướng dẫn các em trực tiếp lao động vệ sinh lớp học sau những giờ
thực hành đó chính là giáo dục kỹ năng sống.
Từ những thực trạng trên, tơi đưa ra giải pháp về tích hợp giáo dục kĩ
năng sống trong môn Mĩ thuật, đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đó đã
cải thiện được chất lượng học tập của học sinh ở mơn học này.
7.1.2. Phân tích và đánh giá những thực trạng của vấn đề.
* Thuận lợi:
- Chương trình mơn Mĩ thuật ở tiểu học, có cấu trúc đồng tâm, các đơn vị
kiến thức ở phân môn được lặp lại và nâng cao dần ở mỗi dạng bài của từng lớp
học.
- Đa số học sinh là con em của xã nhà, được sự quan tâm của gia đình,
bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp.
4

skkn


- Chính quyền địa phương cũng quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, cơ
sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh.
- Lãnh đạo nhà trường ln khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học,
tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Đại đa số học sinh u thích mơn học, các em đều rất hào hứng khi được
tham gia mơn học.
* Khó khăn:
- Về phía nhà trường:
+ Khơng có phịng học mơn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo
nàn, tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu.

- Về phía giáo viên:
+ Chưa được tập huấn chuyên đề về bồi dưỡng phương pháp Giáo dục kỹ
năng sống trong môn học cho học sinh.
- Về phía học sinh:
Xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sóc
chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, cơng việc nhỏ trong gia đình, vì
thế việc tái hiện lại những việc làm có thật trong cuộc sống hàng ngày chưa thật
cụ thể, chưa sinh động, nên nội dung trong một bài vẽ còn ở mức sơ sài, cả về
nội dung và hình thức, chỉ có một số học sinh tham gia học tập, chú ý về hình
tượng, bố cục, màu sắc, đường nét.
- Tỉ lệ học sinh con hộ nghèo, mồ cơi cha mẹ cịn nhiều vì vậy việc quan
tâm đến học tập của con cái cịn ít.
- Số học sinh chưa được trang bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập còn khá cao.
Từ những thực trạng trên tơi thấy cần phải có giải pháp để lồng ghép, tích
hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn Mĩ thuật, để nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, đáp ứng u cầu địi hỏi đi lên của xã hội.
- Vì vậy tơi rút ra các bước thược hiện việc tích hợp giáo dục kỹ năng
sống trong môn Mĩ thuật lớp 5 cho học sinh như sau:
7.1.3 Các bước thực hiện giải pháp của đề tài:
* PHẦN CHUẨN BỊ
Bước 1:
Lên kế hoạch bài dạy, phải thể hiện rõ ở bài này giáo dục các em kỹ
năng gì?
5

skkn


- Nghĩa là người giáo viên phải xác định rõ trong mỗi bài dạy của mình
thì cần tích hợp giáo dục các em kỹ năng gì, kỹ năng này là hướng dẫn trực tiếp,

hay gợi mở mô tả lại, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo cả trên giáo án lẫn
bối cảnh thực tế, để khi hướng dẫn học sinh phải chủ động không lúng túng bởi
thời gian khơng có nhiều.
Ví dụ: Ở chủ đề 2 bài “Sự liên kết thú vị của các hình khối” giáo dục kỹ
năng quan sát và trải nghiệm thực tế. Các em quan sát cái nhà có giống khối hộp
khơng? Mái nhà giống hình gì? cho các em quan sát thực tế. Từ đó vận dụng vào
thực hành để các em biết được ngơi nhà là sự liên kết từ những hình khối gì.
Học sinh có thể quan sát thực tế các ngơi nhà ngay trong trường để có thể tưởng
tượng cái hộp nào thì làm thân nhà, hộp nào thì làm mái nhà… từ những vật
dụng hình khối mà các em đã chuẩn bị, các em suy nghĩ có thể tạo thành ngơi
nhà được khơng? Như vậy các em phải có kỹ năng quan sát trải nghiệm và tư
duy tưởng tượng.
Trong bài “Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện” thì các em cần có
kỹ năng quan sát và thu nhận hình ảnh từ tranh ảnh, sách báo hay các phương
tiện thông tin đại chúng khác, thông qua phương pháp gợi mở để các em hình
dung tái tạo lại các loại sân khấu, bởi sân khấu chỉ có trong các rạp hát, hội diễn,
hội nghị, hay các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn trong nhà trường.
- Giáo dục các kỹ năng sống trực tiếp trong tiết học như kỹ năng thực
hành lao động vệ sinh lớp học, kỹ năng thuyết trình giới thiệu sản phẩm, kỹ
năng bảo vệ chính kiến quan điểm của mình…
Bước 2:
- Chuẩn bị trong kế hoạch khung thời gian vừa đủ để tích hợp phần
giáo dục kỹ năng sống.
Bài nào thì hướng dẫn các em kỹ năng sống tại lớp, tại trường, bài nào thì
hướng dẫn các em thực hành kỹ năng sống tại nhà, hay phần nào thì thực hành
tại lớp, phần nào thì thực hành tại nhà.
Trong giáo án phải thể hiện rõ ràng bao nhiêu thời gian cho việc giáo dục
kỹ năng sống cho các em và vào hoạt động nào trong tiết học.
- Ví dụ: Ở bài “Sáng tạo với những chiếc lá” hướng dẫn các em kỹ năng
vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học ngay sau khi thực hành bài học, các em phải

làm vệ sinh ngay trong giờ học, đảm bảo lớp học phải được sạch sẽ để tiếp tục
học giờ sau (thời gian cho hoạt động này là khoảng 3 phút).Còn về nhà các em
phải biết bảo vệ mơi trường sống, bằng cách trồng và chăm sóc cây xanh, vì cây

6

skkn


xanh tốt cho sức khỏe và là nguyên liệu tạo ra các sản phẩm đẹp mà các em đã
làm (thời gian cho hoạt động này là các em tự bố trí).
*PHẦN THỰC HIỆN
Bước 1: Dùng phương pháp gợi mở và đặt tình huống có vấn đề để kích
thích các em, theo một quy tắc: Đặt câu hỏi gợi mở, tạo tình huống, miêu tả
tình huống.
- Dùng phương pháp gợi mở và đặt tình huống có vấn đề các em thấy
được cần có kỹ năng sống tốt thì mới có thể vẽ tranh đẹp được.
- Kỹ năng sống được thể hiện hàng ngày trong đời sống chúng ta, khi làm
việc cũng như các hoạt động khác con người cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng
có chủ đích, thì trở thành kỹ năng. Đó chính là giáo dục về đạo đức và đạo được
thể hiện ngay trong tác phẩm.
- Ví dụ: Trong bài “Cuộc sống quanh em” giáo viên đặt câu hỏi gợi mở;
Các em có thường xun giúp đỡ cơng việc gia đình khơng? Em nào có thể kể
lại là mình thường xuyên làm việc gì để giúp đỡ gia đình?
Giúp các em nhớ lại cơng việc thương ngày giúp đỡ gia đình và nhớ lại
các hình ảnh để vẽ thành tranh. Từ đó giáo dục các em về ý thức đạo đức yêu
quý gia đình, chăm chỉ làm việc.
B2: Dùng phương pháp thị phạm:
- Thị phạm lại các động tác mà tình huống đã đặt ra, có thể giáo viên thị
phạm, có thể học sinh thị phạm.

Ví dụ: Em hãy thể hiện lại động tác mà mình hay làm khi quét nhà, nhặt
rau, bế em?...Có thể yêu cầu một nhóm các em sắm vai hoặc thể hiện lại các
động tác mà mình đã từng làm hay nhìn thấy trên thực tế đời sống, để cả lớp
cùng quan sát và vẽ vào tranh của mình.
- Giáo viên thị phạm các bước thực hiện cách vẽ lên bảng hoặc cách tạo ra
sản phẩm.
- Ví dụ ở bài 9: “Trang phục Yêu Thích” Giáo viên thị phạm lại các bước
tạo hình trang phục, các bước tạo ra sản phẩm 3D, hướng dẫn học sinh tô màu…
- Hướng các em đến cái đẹp hoàn thiện về thẩm mỹ.
B3: Dùng phương pháp thực hành kỹ năng sống ngay trong giờ học
- Tức là giáo viên tổ chức cho các em thực hành trực tiếp theo yêu cầu của
bài học ngay trong giờ học thông qua các hoạt động cụ thể:
Ví dụ: Trong chủ đề 6: Bài “Trường em”
7

skkn


- Giáo viên dành một thời gian nhất định tổ chức cho các em ra sân trường
để các em quan sát tồn bộ khung cảnh của ngơi trường, quan sát từ tổng thể đến
chi tiết, sau đó thực hành vẽ tranh hoặc tạo ra sản phẩm 3D theo một quy trình
sau: Quan sát - ghi nhớ hình ảnh- vẽ mảng chính, phụ - vẽ hình - và vẽ màu,
chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân. Hướng các em đến
phong cách làm việc khẩn chương, nề nếp khoa học.
7.2. Về khả năng áp dụng của đề tài
- Với gần 20 năm thâm niên dạy học, tôi đã nhiều năm thực hiện nghiên cứu
sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân và đồng nghiệp. Tuy nhiên, với
đề tài này, tôi giành nhiều tâm huyết hơn cả và đánh giá cao về tính ứng dụng
của nó. Đề tài đặt ra những vấn đề rất thiết thực, cụ thể và mang tính phổ thơng,
phù hợp với nhu cầu của thực tiễn dạy học. Thiết nghĩ, với khả năng ứng dụng

rộng rãi như vậy, đề tài sẽ phù hợp với tất cả giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật
trong huyện Sơng Lơ nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện này thì vấn đề dạy học sinh kỹ
năng sống là rất cần thiết. Đó khơng chỉ là kiến thức phổ thông mà sâu xa hơn
nữa, việc giáo dục kỹ năng sống cịn góp phần giúp học sinh tạo lập được cuộc
sống một cách vững vàng.
- Năm học 2019 - 2020, khi áp dụng đề tài này vào dạy học, tơi nhận thấy
phần đa các em cịn rất bỡ ngỡ, rất khó thích ứng. Có lẽ bởi các em chưa có kỹ
năng sống tốt; cũng có thể các em chưa rèn luyện cho mình ý thức tự nghiên
cứu, tự rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên về sau, các em đã có những chuyển biến rõ
rệt: các em đã tự giác hơn trong việc học, các em hứng thú hơn với các tiết học
Mĩ thuật.
- Đặc biệt, khi trao đổi đề tài này tới đồng nghiệp trong tổ, nhóm chun
mơn cùng trường cũng như một số thầy cô dạy Mĩ thuật trường bạn, tôi nhận
thấy các thầy cô cũng rất quan tâm và hào hứng đón nhận.
- Qua thực tế thử nghiệm ở trên, từ những thay đổi tích cực ở cả người dạy
và người học khi áp dụng sáng kiến, tơi tin rằng đề tài này hồn tồn có tính khả
thi khi áp dụng vào dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Sông Lô.
8. Những thông tin cần được bảo mật.
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Để thực hiện thành công các giải pháp này, giáo viên cần đảm bảo
những điều kiện sau: yêu nghề, mến trẻ, nắm vững các yêu cầu, nội dung của
8

skkn


từng dạng bài, dạng đề tài. Nắm được trình độ, năng lực của từng nhóm đối
tượng học sinh.

- Thường xuyên vận dụng các bước trên vào trong quá trình giảng dạy để
học sinh đi vào nề nếp, vận dụng phương pháp dạy – học một cách hợp lí, trao
đổi thêm với đồng nghiệp cùng chuyên ngành để rút kinh nghiệm trong quá trình
dạy - học.
- Đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng lớp rộng rãi để tổ chức lớp học theo
nhóm nhỏ thuận tiện hơn.
- Khi hướng dẫn phân loại các kiểu, dạng bài, giáo viên cần sử dụng ngơn
ngữ gãy gọn, đặt tình huống có vấn đề, dễ hiểu và hướng dẫn cụ thể, sát thực
với tâm lý của học sinh để giúp các em hiểu ngay nội dung yêu cầu của từng kỹ
năng một cách chắc chắn.
- Thường xuyên trao đổi, thảo luận với đồng chí, đồng nghiệp phương
pháp hình thức tổ chức tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học thông qua
các tiết chuyên đề, dự giờ, thao giảng.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng đề tài.
10.1. Học sinh hình thành kĩ năng thuyết trình (kĩ năng nói trước đám
đơng) qua phần “Trưng bày và thuyết trình sản phẩm” cuối của mỗi chủ đề.
Cuối mỗi chủ đề của môn Mĩ thuật là một tiết “Trưng bày sản phẩm và
thuyết trình sản phẩm” của nhóm hoặc của cá nhân. Từ đó giáo viên giáo dục
các em kỹ năng thuyết trình trước tập thể lớp, yêu cầu các em thuyết trình về nội
dung, hình thức và ý nghĩa của sản phẩm, và nêu được cảm nhận của mình về
sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. Kỹ năng thuyết trình phải tự tin, lưu lốt,
rõ ràng, từ đó giúp các em có phong cách tự tin, mạnh dạn và nói lên được ý
tưởng của mình thơng qua sản phẩm.

Hình ảnh các em đang thuyết trình bài vẽ của nhóm
9

skkn



10.2. Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng
tạo cho học sinh.
- Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thế giới xung quanh để giúp ích cho
cuộc sống của các em, Kỹ năng tư duy sáng tạo qua vẽ tranh áp dụng vào cuộc
sống, kỹ năng tưởng tượng và tái hiện được những gì mình đã quan sát thấy, óc
sáng tạo và linh hoạt trong mọi công việc.

Học sinh đang thực hành trang trí sân khấu

10

skkn


Sản phẩm do học sinh tạo ra
10.3. Rèn cho học sinh có thói quen ln quan tâm tới cộng đồng:
Quan sát để ý đến các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống thường
ngày của các em, quan tâm đến những hoạt động đang diễn ra ở trường ở lớp và
ở nhà, quan tâm đến các buổi sinh hoạt cộng đồng và phong tục tập quán của
quê hương đất nước, con người Việt Nam chúng ta…và đặc biệt là các em biết
quan tâm đến bạn bè, người thân, gúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.

Hình ảnh một em học sinh đang hướng dẫn một bạn bị bệnh đao xem tranh.

- Các em biết quan sát các buổi sinh hoạt cộng đồng, như lao động vệ sinh
nơi cư trú, các chương trình lễ hội, các phong tục tập quán của từng làng quê,
vùng miền, quan sát trang phục của các dân tộc thiểu số… tất cả các hoạt động
quan sát đó giúp cho các em có vốn hiểu biết về cuộc sống và cũng là tư liệu
quý báu để các em tưởng tượng lại và tái tạo vẽ thành tranh.


11

skkn


Bức tranh “Lễ giao quân lên đường nhập ngũ” của học sinh

Tranh: “Cứu hộ đồng bào Miền Trung” cuả học sinh
10.4. Hình thành cho học sinh kỹ năng nhận thức :
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng
để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác, cũng như
để có thể cảm thơng được với người khác.
Để tự nhận thức đúng về bản thân, cần phải được trải nghiệm qua thực tế,
đặc biệt là giao tiếp với mọi người. Kỹ năng này thường được thể hiện trong quá
trình tham gia đánh giá nhận xét sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
Trong mơn Mĩ thuật hoạt động nhận xét nhóm mình, nhóm bạn là nhằm
nâng cao khả năng nhận thức cho các em. Vậy hoạt động nhận xét của các em
cần được làm thường xuyên, để trở thành kỹ năng giúp cho các em tự rút ra
kinh nghiệm để các bài tiếp theo các em tạo ra được những sản phẩm hoàn thiện
hơn.

12

skkn


Hình ảnh học sinh đang nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
10.5. Hình thành cho học sinh kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi được
phân cơng.
Được làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cụ thể

cho nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm, các em làm việc thông qua
phiếu câu hỏi cụ thể, hoặc các em cùng làm ra một sản phẩm như cùng nhau vẽ
tranh tập thể, cùng nhau làm ra một sản phẩm tập thể. Trong môn Mĩ thuật hoạt
động này là vô cùng cần thiết bởi nó khơng những giúp các em làm ra một sản
phẩm đẹp, có diện tích và hình dáng cỡ lớn, mà hơn nữa là giúp cho người dạy
phát hiện ra ai là người điều hành, quản lí nhóm của mình tốt và giáo dục các em
biết làm việc có trách nhiệm khi cùng nhau làm ra một sản phẩm. Hoạt động này
giúp các em có tinh thần đồn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tăng cường tính hợp tác,
học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.

13

skkn


Một số hình ảnh làm việc nhóm của học sinh.
10.6. Hình thành cho học sinh kỹ năng thể hiện sự tự tin về chính kiến của
mình.
Khi tiến hành một bài vẽ nào đó đa số các em rất e ngại với nét vẽ tạo
hình của mình, lo lắng với nội dung đề tài, nên khi vẽ các em hay đồ nét, làm
cho nét vẽ khơng đẹp, tẩy xóa bài và vẽ đi vẽ lại, có khi rách cả giấy. Giáo viên
khuyến khích động viên các em hãy tự tin với nét vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của
mình, mỗi người có một nét vẽ riêng, không ai giống ai, nên khi vẽ bài các em
không nên ngần ngại mà mạnh dạn thể hiện nét vẽ của mình một cách nhanh
nhẹn, tự tin. Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lịng với những gì mình
làm được; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm
tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân các em giao tiếp hiệu quả hơn,
mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đốn trong việc ra quyết
định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó

có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
Ví dụ: Trong bức tranh dưới đây các em giới thiệu, đây là bức tranh các
em vẽ về hình ảnh các bạn nhỏ đi trên thuyền nhưng khơng mang bất cứ một
thiết bị an tồn nào, phản ánh sự mất an toàn khi tham gia giao thông đường
thủy.

14

skkn


10.7. Rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân và vệ sinh môi
trường
Ý thức bảo quản vật dụng cá nhân khơng chỉ có ích cho bản thân mà cịn
có ích lợi cho gia đình. Học sinh biết bảo quản vật dụng cá nhân là điều cần thiết
cho cuộc sống. Giáo dục cho học sinh kỹ năng biết trang trí các đồ dùng vật
dụng trong gia đình hay của cá nhân mình và ý thức bảo vệ giữ gìn chúng.
Ngồi ra thơng qua các giờ học Mĩ thuật có tính chất ứng dụng tạo hình thì giáo
dục các em phải biết bảo vệ môi trường sống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp
học.
Ví dụ: Trong bài: “Trang phục yêu thích” giáo dục học sinh kỹ năng quan
sát tìm hiểu trang phục của các vùng miền, trang phục của từng mùa hay trang
phục biểu diễn khác với trang phục mặc hàng ngày, từ đó giáo dục các em phải
biết giữ gìn quần áo trang phục của mình ln sạch sẽ, gọn gàng ngồi ra cịn
biết trang trí cho phù hợp đẹp mắt.

Hình ảnh học sinh gấp quần áo.
15

skkn



Hình ảnh học sinh vệ sinh lớp học sau giờ thực hành
10.8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

16

skkn


Nhiệm vụ và mục tiêu của môn Mĩ thuật là giúp các em hiểu, nhận biết về
cái đẹp, từ đó tạo ra cái đẹp và giữ gìn cái đẹp, hướng các em phát triển toàn
diện về nhân cách... Phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp các em hình
thành một số kĩ năng sống qua các bài học của mơn Mĩ thuật, xây dựng những
thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ đó các em thể hiện nội dung
thẩm mỹ, đạo đức và phong cách, qua hoạt động vẽ tranh rất thành cơng, góp
phần nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn mỹ thuật lớp 5 ở tiểu học.
Trên đây là sáng kiến về một số phương pháp dạy – học trong môn Mĩ
thuật lớp 5 (Theo dự án của Đan Mạch) mà tôi đã áp dụng có hiệu quả, rất
mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài này được đầy đủ
và hồn thiện hơn, giúp tơi thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc giảng dạy
cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho các em.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc dự kiến có
thể được áp dụng sáng kiến lần đầu.
Số Tên tổ chức/
TT
cá nhân

Địa chỉ


Phạm vi / lĩnh vực áp dụng giải
pháp

1

Lớp 5A

Trường TH Yên Thạch

Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5

2

Lớp 5B

Trường TH Yên Thạch

Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5

3

Lớp 5C

Trường TH Yên Thạch

Giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 5

Yên Thạch, ngày…....tháng.......năm….....


Yên Thạch, ngày.....tháng......năm…......
17

skkn


HIỆU TRƯỞNG

TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trương Viết Bào

Vũ Doãn Bình

............, ngày.....tháng......năm......
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

18

skkn



×