Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Skkn nâng cao hiệu quả dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sinh học 10 thông qua thiết kế bài dạy bằng phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 49 trang )

T

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
===***===

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO” SINH HỌC 10
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Thuộc lĩnh vực: Phương pháp dạy học bô bộ môn Sinh học



Người thực hiện: LƯƠNG THỊ NGỌC HOÀN
TỔ: TỰ NHIÊN
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0985004625

Năm thực hiện: 2020-2021

1

skkn


MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................. 5


NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 6
1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An ............. 6
1.1 Điểm qua những thành tích đã đạt được của trường PT- DTNT Tỉnh Nghệ An ....... 6
1.2.Về đặc điểm nhận thức HS dân tộc ......................................................................... 6
1.3. Chất lượng đầu vào của HS PT - DTNT Tỉnh Nghệ An. ...................................... 7
1.4.Thực trạng ................................................................................................................ 7
1.4.1. Về phía giáo viên: ................................................................................................ 7
1.4.2. Về học sinh: ......................................................................................................... 8
2. Các giải pháp.............................................................................................................. 8
2.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương tiện dạy học thông
qua hoạt động quan sát: ................................................................................................. 8
2.2. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các biện pháp tâm lý, giao tiếp sư phạm xây
dựng tình cảm tốt đẹp thầy – trò: .................................................................................. 9
2.3. Nâng cao tính tích cực học tập bằng việc khai thác các nguồn kiến thức thực
tế ................................................................................................................................... 10
2.4. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm:............................................................................................................................ 10
2.5. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương pháp đóng vai: ...... 11
2.6. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
...................................................................................................................................... 12
2.7. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp tổ chức dạy học bằng trò
chơi: .............................................................................................................................. 13
2.7.1 Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi......... 13
2.7.2 Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trị chơi. ............................................. 14
2.4.3. Cách xây dựng trị chơi học tập......................................................................... 14

2

skkn



2.8. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực: ............................................................................................................................... 14
2.8.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: ....... 15
2.8.2.Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy hay còn gọi là
bản đồ tư duy (lược đồ tư duy). ................................................................................. 16
2.8.3.Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật công não (động
não hay còn gọi là kĩ thuật phát huy ý tưởng): ......................................................... 16
2.8.4. Nâng cao tính tích cực học tập bằng phương pháp thuyết trình theo hướng
tích cực. ........................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG TRONG TẾ BÀO SINH HỌC 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC ĐỂ HOẠT ĐỘNG HĨA NGƯỜI HỌC.................................. 18
2.1. Phân tích nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào –
chương III sinh học 10 ................................................................................................. 18
2.2. Thiết kế một số giáo án theo phương pháp dạy học tích cực .............................. 18
PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................. 48
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 48
2. KIẾN NGHỊ. ............................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 49

3

skkn


PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố

chính của sự phát triển. Một xã hội muốn phát triển phải dựa vào sức mạnh của tri
thức bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn
lực của con người làm nhân tố của sự phát triển.
Chúng ta đang sống trong thời đại “Bùng nổ” tri thức, khối lượng kiến thức
đang ngày một gia tăng nhanh chóng. Do khối lượng kiến thức tăng “ Siêu tốc” mâu
thuẫn với quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn nên giáo dục phải dựa trên
nguyên tắc “Học tập thường xuyên, suốt đời ”. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên hiện
nay không chỉ dạy kiến thức mà điều quan trọng là dạy phương pháp, rèn luyện khả
năng tự làm việc, tự tìm hiểu để nắm bắt tri thức.
Trong đó, Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm, kiến thức xuất phát từ đời
sống sản xuất và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Kiến thức Sinh học
lớp 10 chủ yếu là kiến thức khái niệm trừu tượng và các kiến thức q trình.
Chính vì vậy cần đổi mới cách dạy, cách học theo hướng tạo mọi điều kiện để
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
Nhưng thực tế việc đổi mới phương pháp học tập học sinh còn chưa đạt yêu
cầu, PPDH truyền thống vẫn phổ biến trong các trường phổ thơng, chưa phát huy
hết được tính tích cực của học sinh. Hiên nay, người giáo viên chủ yếu giảng dạy
trên cơ sở sách giáo khoa, với những lệnh, câu hỏi có sẵn, mà việc giải bài tập và
trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa thì cũng chỉ phần nào giúp cho học sinh nắm
được lí thuyết một cách đơn th̀n, máy móc, khơng linh hoạt. Vấn đề liên hệ
thực tế, phát triển tư duy, phương pháp học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh trong các mơn học, trong đó có mơn Sinh học là rất cần thiết.
Trong đó giáo dục dân tộc, hệ thống trường THPT- DTNT là loại trường
chuyên biệt. Hệ thống các trường dân tộc nội trú khơng chỉ góp phần nâng cao dân
trí mà cịn tạo nguồn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triền kinh tế – xã hội cho các địa
phương có đồng bào dân tộc sinh sống. Đối tượng các em học sinh hầu hết đều sống
xa gia đình, sống tập trung việc học tập ăn uống vui chơi đều có sự quản lí của nhà
trường và 70 % quỹ thời gian học tập của các em là tự học ở trên lớp. Vì vậy nếu
khơng có phương pháp, kĩ năng để lĩnh hội tri thức thì việc học của học sinh sẽ
không đạt kết quả. Sự hứng thú, tích cực tự giác, năng động, sáng tạo, khả năng làm

chủ bản thân, làm chủ tri thức là những yêu cầu cần phải có ở người học sinh trong
thời đại ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn góp phần nhỏ để nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học Sinh học 10 tôi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm với
đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy chương “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng
trong tế bào” Sinh học 10 thông qua thiết kế bài dạy bằng phương pháp dạy học
tích cực.
4

skkn


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm giúp bản thân hiểu rõ thêm về tính tích cực học tập bộ mơn Sinh học
của đối tượng học sinh dân tộc mà mình đang giảng dạy, qua đó nhận ra những mặt
mạnh, mặt yếu trong phương pháp, biện pháp giảng dạy, từ đó tiếp tục tìm hiểu, rèn
luyện chun mơn nghiệp vụ, tăng lịng u nghề, trách nhiệm trong cơng việc để
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Giúp học sinh nâng cao tính tích cực học tập bộ mơn Sinh học, giúp các em
khơi dậy lịng đam mê học tập, tính tích cực, tự giác, tập trung chú ý, rèn kĩ năng
giao tiếp và đạt kết quả cao trong học tập. Các em sẽ được củng cố và nâng cao động
cơ, thái độ và mục đích học tập, xây dựng cho bản thân các em động cơ, thái độ học
tập đúng đắn về lâu dài.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 .Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng nội dung SGK Sinh học 10, chương III: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng trong tế bào theo phương pháp dạy học tích cực.
- Hoạt động học tập tích cực của học sinh trường THPT- DTNT Tỉnh Nghệ An
trong quá trình dạy học sinh học.
3.2. Khách thể nghiên cứu

- Học sinh lớp 10 Trường THPT- DTNT Tỉnh Nghệ An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của các phương pháp dạy học tích cực

để phát huy hoạt động hóa người học.
- Điều tra thực trạng tình hình tổ chức các phương pháp dạy học tích cực

trong trường THPT.
- Thiết kế dạy học trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế

bào” Sinh học 10 bằng các phương pháp dạy học tích cực.
- Kiểm tra tính hiệu quả của các chủ đề đã thiết kế trong việc tăng các hoạt

động chiếm lĩnh tri thức của học sinh khi học Sinh học 10

5

skkn


NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
1.1 Điểm qua những thành tích đã đạt được của trường PT- DTNT Tỉnh
Nghệ An
Trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An được thành lập
năm 1984. Qua 35 năm xây dựng và trưởng thành trường đã đạt được nhiều thành
tích xuất sắc. Vào năm học 2018- 2019, có 100% học sinh đậu tốt nghiệp có 10 em
được ban dân tộc tỉnh vinh danh, 1 em được ủy ban nhân dân tỉnh vinh danh. Hơn
1.500 em đã trưởng thành trở về phục vụ, xây dựng quê hương, nhiều em đã trưởng

thành thành cán bộ cốt cán có năng lực của địa phương. Thật có ý nghĩa khi mà
nhiều dân tộc, lần đầu tiên nhờ mái trường này có người có trình độ Trung học Phổ
thơng, có người thành cán bộ. Đáng chú ý là: trong quá trình giáo dục, đào tạo, nhà
trường đã xây dựng được môi trường nội trú có văn hố, văn minh, khơng có tệ
nạn xã hội, các em học sinh chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chất lượng
đạo đức, chất lượng văn hoá ngày càng tốt, học sinh giỏi tỉnh, thi đỗ đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Nhà trường vinh dự được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động Nhất, Nhì, Ba, Được Thủ Tướng Chính
phủ, Bộ Giáo dục- Đào tạo tặng Bằng khen.
Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An là cánh chim đầu đàn, là trường
trọng điểm chất lượng cao trong sự nghiệp phát triển giáo dục miền núi của tỉnh
Nghệ An.
1.2.Về đặc điểm nhận thức HS dân tộc
Điểm nổi bật trong khả năng tư duy của học sinh dân tộc là thói quen lao
động trí óc chưa bền, ngại động não. Trong học tập nhiều em không biết lật đi lật
lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề học tập. Nhiều học sinh
không hiểu bài nhưng khơng biết mình khơng hiểu ở chỗ nào. Tư duy của học sinh
dân tộc còn kém nhanh nhạy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều
khi máy móc, rập khn. Học sinh dân tộc thường thỏa mãn với cái có sẵn, ít động
não đổi mới, khả năng độc lập tư duy và óc phê phán cịn hạn chế. Thao tác tư duy
thể hiện ở khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt của học sinh cịn phát triển
chậm, thiếu toàn diện.
Học sinh dân tộc đa số chăm chỉ, chịu khó song phương pháp học tập nói
chung chưa khoa học, thường tiếp thu tri thức một cách thụ động bằng các ghi nhớ,
tái hiện. Cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của giáo viên rồi cố gắng lặp lại y
nguyên, ngại đào sâu, suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề nghiên
cứu (học vẹt).

6


skkn


Hình thức học tập của HS vẫn hay sử dụng là học thuộc lịng trong vở ghi, các
hình thức ơn tập mang tính tích cực ít được sử dụng, kỹ năng xây dựng dàn ý tóm
tắt bài học, kĩ năng xây dựng sơ đồ, lập bảng tóm tắt của HS đa số ở mức yếu và
hầu như chưa được hình thành.
HS trường dân tộc thường gặp khó khăn khi phát biểu trước đám đơng vì ngại
ngùng, thiếu tự tin, một số HS gặp khó khăn trong diễn đạt bằng tiếng phổ thông
(tiếng Việt) các kiến thức vốn đã hiểu (tức là tuy trong óc thì hiểu mà lại khó khăn
để nói, viết ra), Như vậy với đối tượng là HS DT miền núi thì các kỹ năng tự học,
kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm rất hạn chế do các em chưa có điều kiện để sử
dụng các phương tiện dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực.
1.3. Chất lượng đầu vào của HS PT - DTNT Tỉnh Nghệ An.
Học sinh được vào học trong trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An là
những học sinh được xét tuyển thông qua kết quả thi tuyển vào lớp 10 của các em
học sinh thuộc 12 huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An. Với điểm sàn thì lấy từ kết
quả từ cao xuống thấp. Đối với mỗi huyện miền núi lấy thêm hai em học sinh dân
tộc đặc biệt ( đây là những học sinh dưới điểm sàn). Hầu hết các em đều thuộc các
vùng miền núi sâu, xa và đặc biệt khó khăn như các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương,
Con Cng…. Gồm các dân tộc ít người Ơdu, Hmông, Đan lai, Kmú. Chúng tôi đã
thống kê số lượng học sinh từng dân tộc qua 3 năm gần đây như sau :
Các dân tộc

Năm học
Thái

H’mông Thổ

Tày


Ơdu

Kmú Đanlai

Kinh

2017-2018

142

12

25

0

10

4

3

1

2018-2019

147

13


18

0

12

6

2

3

2019- 2020

119

18

27

1

13

4

4

2


Bảng 1. Thống kê số lượng học sinh các dân tộc qua 3 năm học
Do kết quả thi vào 10 của các em có nhiều đối tượng ưu tiên do vùng đặc
biệt khó khăn được. Vì vậy, chất lượng kiến thức của các em trước khi vào học
không đồng đều. Chính vì lẽ đó ma việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em
học sinh gặp rất nhiều khó khăn và thử thách.
1.4.Thực trạng
1.4.1. Về phía giáo viên:
Hiện nay, người giáo viên chủ yếu giảng dạy trên cở sở sách giáo khoa, với
những lệnh, câu hỏi có sẵn, mà việc giải bài tập và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa
thì cũng chỉ phần nào giúp cho học sinh nắm được lí thuyết một cách đơn th̀n,
máy móc, không linh hoạt. Vấn đề liên hệ thực tế, phát triển tư duy, phương pháp
học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong các mơn học, trong đó có mơn
Sinh học cịn rất nhiều hạn chế. Vả lại chương trình Sinh Học hiện nay cịn nhiều nội
7

skkn


dung khó và q tải so với trình độ, lứa tuổi của học sinh, nhất là học sinh dân tộc,
nên việc vận dụng đổi mới phương pháp có những khó khăn nhất định. Bản thân tôi
qua những năm trước cũng chưa chú ý tìm tịi, đổi mới có hiệu quả phương pháp
giảng dạy và rất dễ bị tụt hậu so với sự đổi mới của Ngành giáo dục cũng như của
đất nước. Qua việc dự giờ, tôi cũng nhận thấy nhiều giáo viên trong trường chưa tiếp
cận được các phương pháp dạy học tích cực và do vậy hiệu quả giảng dạy toàn diện
chưa nâng cao đúng yêu cầu của thời đại.
1.4.2. Về học sinh:
Học sinh ở nội trú 100%. Hoạt động tự học phần lớn các lớp thực hiện vào
buổi chiều (trừ một số các lớp có buổi thực hành, thí nghiệm hoặc lao động cơng
ích) và buổi tối. Địa điểm của hoạt động tự học là tập trung trên lớp. Tổng thời

gian tự học trong một ngày theo qui định 6 - 7 tiếng, thời kỳ ôn thi nhiều em thực
hiện trên 10 tiếng. Tổ chức thực hiện tự học nhà trường giao cho: Bộ phận trực tự
học duy trì giờ giấc sinh hoạt, đơn đốc học sinh lên lớp tự học 100%. Giáo viên chủ
nhiệm trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động tự học của lớp mình thơng qua phát huy
nhiệm vụ của ban cán sự lớp. Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường đăng
cai việc tổ chức, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện giờ tự học của Đoàn viên Học sinh tồn trường, hàng t̀n có thơng báo, số học sinh và số buổi bỏ giờ tự
học, phân loại xếp hạng các chi đồn. Vì là việc học tập trung nên việc tự học của
mỗi HS tốt hay khơng cịn phụ thuộc ít nhiều vào việc tự học của các HS khác. Do
vậy việc tổ chức tự học cho HS DTNT phải có tổ chức hướng dẫn của giáo viên
trong các tiết dạy bằng cách tổ chức cho các em chuẩn bị bài mỗi khi lên lớp.
Về phía học sinh, tơi nhận thấy ở các em cịn thiếu rất nhiều kĩ năng, phương
pháp học tập, tính tích cực học tập còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thụ động trong
việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn.
2. Các giải pháp vấn đề nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về tính tích cực học tập đã trình bày
ở trên, chúng tơi xin đề xuất một số nhóm biện pháp nâng cao kết quả và tính tích
cực học tập trong dạy học Sinh học như sau:
2.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương tiện dạy
học thông qua hoạt động quan sát:
Trong quá trình dạy học Sinh học, các phương tiện trực quan, các
phương tiện thí nghiệm, phương tiện cơng nghệ thơng tin trong nhà trường có vai
trị quan trọng:
- Làm nội dung học tập sinh động, phong phú, nâng cao tính tích cực học tập
mơn Sinh học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học bộ mơn. Học sinh có cơ
hội kiểm nghiệm kiến thức lý thuyết với thực tiễn đang diễn ra hằng ngày trong đời
sống và sản xuất ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
- Phát triển năng lực quan sát và các năng lực tư duy khác của học sinh.
8

skkn



- Tăng hiệu quả dạy học của giáo viên.
Việc sử dụng phương tiện dạy học vào trong quá trình giảng dạy khơng
những có tác dụng nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh mà cịn góp phần
nâng cao năng lực chuyên môn của người giáo viên. Việc sử dụng phương tiện
trong giảng dạy Sinh học thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng quá trình
dạy học và giúp cho học sinh thêm u thích mơn Sinh học.
Phương pháp quan sát phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác để sự
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao. Hành động quan sát chỉ là
bước khởi đầu, chuẩn bị cho các bước tiếp sau. Nếu chỉ quan sát không thôi hoặc chỉ
đọc sách giáo khoa thì chưa đủ vì đây chỉ là hành động tìm kiếm thơng tin thơ hay
lúc này người quan sát chỉ mới có thể mơ tả, liệt kê thơng tin từ tranh, ảnh, mơ hình.
Đây là cách tiếp nhận thơng tin của phần lớn học sinh tiểu học.
Do vậy trước khi tiến hành quan sát cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm
vụ quan sát và những hướng dẫn quan sát khi cần thiết. Mục đích yêu cầu nhiệm vụ
quan sát thể hiện qua các câu hỏi, hoặc trong nội dung các đề mục ở sách giáo khoa
hoặc do giáo viên đề ra. Trong trường hợp học sinh tự quan sát ở nhà hay trong thiên
nhiên thì kế hoạch quan sát là do học sinh quyết định trên cơ sở hướng dẫn của giáo
viên với mục tiêu được xác định trước.
2.2. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các biện pháp tâm lý, giao tiếp sư
phạm xây dựng tình cảm tốt đẹp thầy – trị:
Dạy học là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.
Giáo viên đứng trước học sinh, vừa giống như người đạo diễn, vừa là người biểu
diễn, đồng thời là người hướng dẫn và học sinh là những người diễn viên thực tập,
vừa học vừa làm theo giáo viên. Người giáo viên phải có những thủ thuật về tâm
lý, hay còn gọi là nghệ thuật sư phạm hay nghệ thuật dạy học. Vì vậy, để
nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh giáo viên cần quan tâm đến các biện
pháp tâm lý cần thiết khi lên lớp, trong đó quan trọng là kĩ năng giao tiếp sư phạm.
Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lí, giao tiếp sư phạm khơng những nâng

cao hứng thú và tính tích cực học tập bộ mơn mà cịn thể hiện tính tích cực trong
việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói chung trong trong lớp,
trong trường.
Trong q trình dạy học, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng giao tiếp
phi ngôn ngữ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò …
Trước hết, người giáo viên nên luyện tập sao cho giọng nói trở nên truyền cảm,
khai thác các đặc tính âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc) và vốn từ. Sau đó, cần
sưu tầm những cách dẫn bài hấp dẫn, những câu chuyện vui, những câu nói hài hước
liên quan đến nội dung bài học giúp gây hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh, thương yêu trẻ, tạo ra tình
cảm, xúc cảm tích cực, tạo tâm thế cho học sinh ngay khi bước vào tiết học. Một số
9

skkn


sai sót thường gặp của học sinh như: vệ sinh lớp chưa tốt, chưa lau bảng; thiếu thước
kẻ hoặc phấn viết bảng; hoặc soạn bài, học bài cũ chưa tốt, đầu tiết còn ồn, mất trật
tự … Khi học sinh có sai sót thì cần nhắc nhở khéo léo chứ đừng bao giờ qt mắng,
la ó om sịm làm mất tình cảm thầy trị, mất tính tích cực học tập của học sinh.
2.3. Nâng cao tính tích cực học tập bằng việc khai thác các nguồn kiến
thức thực tế
Kiến thức Sinh học vô cùng phong phú. Nếu người giáo viên biết khai thác
nguồn kiến thức này một cách hiệu quả thì sẽ giúp cho học sinh thêm u thích
mơn học. Từ đó, các em hứng thú, say mê tìm hiểu thêm những kiến thức mà
giáo viên khơng có điều kiện cung cấp.
Để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh, giáo viên có thể khai thác một
số biện pháp sau:
- Chọn lọc nguồn kiến thức cần liên hệ có liên quan với kiến thức mới mà học
sinh đang hoặc chuẩn bị học;

- Kiến thức thực tế phải dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có của học sinh;
- Những thành tựu Sinh học hiện đại trong nước và thế giới liên quan
đến nội dung kiến thức đang đề cập.
- Ý nghĩa thực tế của nội dung kiến thức đang đề cập;
- Nhận định của học sinh về khả năng vận dụng kiến thức vừa học ở gia đình,
địa phương;
- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu thêm để bổ sung tri thức mới cho bản thân
các em;
- Tạo điều kiện để học sinh có dịp chia sẻ kiến thức của mình với thầy cơ, bè bạn.
2.4. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương pháp hoạt
động nhóm:
* Bản chất
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm
vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau
đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
10

skkn


- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Thành lập nhóm

b. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
* Một số lưu ý
. Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, khơng nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.
. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm
vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề
đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
- Chủ đề có hợp với dạy học nhóm khơng?
- Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
- HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho cơng việc nhóm chưa?
- Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
- Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
- Cần tổ chức phịng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
2.5. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương pháp đóng vai:
*Bản chất
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các
em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần chính của
phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

11

skkn


* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, u cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi
nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý
nghĩa của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
* Một số lưu ý
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ HS và điều kiện, hồn cảnh lớp học.
- Tình huống khơng nên q dài và phức tạp, vượt q thời gian cho phép
- Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
- Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp;
khơng cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
- Mỗi tình huống có thể phân cơng một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
- Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị
đóng vai
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng
nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
- Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân cơng nhau đảm nhận
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.

- Nên có hố trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.
2.6. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề:
* Bản chất
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước
HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,
chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu
mong muốn giải quyết vấn đề.

12

skkn


* Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thơng tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc,
giá trị);
- So sánh kết quả các cách giải quyết ;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
* Một số lưu ý
- Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu
cầu sau:
- Phù hợp với chủ đề bài học
- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
- Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

- Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết
hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS
- Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải
- Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra
cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:
- Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/
tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động.
- HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.
- Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có.
- Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau.
2.7. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp tổ chức dạy học
bằng trò chơi:
2.7.1 Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trị chơi.
Khơng phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học
tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế , với mỗi
tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy
học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy
13

skkn


học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực,
chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trị chơi học tập
cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo
viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó.
2.7.2 Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trị chơi.
Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu:
Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, củng cố hay khắc sâu, hệ

thống được những kiến thức gì?
Phần lớn Trị chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở hai dạng kiến thức: chơi
để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức
đã học.
2.7.3. Cách xây dựng trò chơi học tập.
Giáo viên có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trị chơi học tập khi đã có
đủ các điều kiện sau:
- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trị chơi.
- Về thời gian, thời điểm chơi, khơng gian chơi.
- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.
- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết định
sự thành cơng hay khơng của trị chơi.
2.8. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực:
Ngày nay, xu hướng dạy học “Lấy người học làm trung tâm” đang được các
trường, giáo viên tổ chức thực hiện. Những hoạt động này giúp các em thay đổi
cách học tập, suy nghĩ và tiếp nhận kiến thức, giúp cho các em có nhiều hứng thú
trong q trình học. Giáo viên cần khai thác những phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực để rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu
quả. Để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh khi tổ chức các hoạt động
dạy học đòi hỏi người giáo viên phải lên kế hoạch, xây dựng nội dung chi tiết
một cách cẩn thận. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học,
người giáo viên phải là người dẫn đường, định hướng cho tất cả các em để học
sinh nào cũng được hoạt động, phát huy năng lực cá nhân và có thể nắm bắt kiến
thức một cách trọn vẹn.
Có nhiều kĩ tḥt dạy học tích cực giúp nâng cao tính tích cực học tập cho
học sinh trong q trình dạy học. Mỗi một nhóm biện pháp đều có những tác dụng,
đặc điểm vận dụng riêng. Chính vì vậy, người giáo viên cần lựa chọn, kết hợp
nhiều biện pháp với nhau để việc nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh đạt

hiệu quả cao. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
14

skkn


2.8.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:
Kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm khuyến khích tồn bộ học sinh trong lớp tham gia
vào bài học qua việc suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Trong dạy học ngày nay thì
phương pháp đặt câu hỏi là phương pháp chủ yếu ở hầu hết các môn học ở trường
phổ thông. Một số phương pháp liên quan như: phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp quan sát - vấn đáp; thí nghiệm, thực hành – vấn đáp, nghiên cứu tài
liệu – vấn đáp; đàm thoại gợi mở; vấn đáp – phát hiện (còn gọi là phương pháp
phát hiện có hướng dẫn), đàm thoại ơrixtic (vấn đáp tìm tịi bộ phận) …
Khi đặt câu hỏi cho học sinh cần tuân thủ một số quy tắc sau, những quy tắc
này giúp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên, thu được thông tin
phản hồi và giúp học sinh tự tin:
- Phân phối câu hỏi cho cả lớp: câu hỏi phải rõ ràng, để mở, dễ hiểu, xúc tích,
đủ cho cả lớp nghe thấy, nên kết hợp với cả cử chỉ. Hỏi càng nhiều học sinh và
thuộc nhiều đối tượng khác nhau càng tốt. Điều này giúp mọi học sinh suy nghĩ,
chuẩn bị tâm thế, lời diễn đạt trong câu trả lời. Đừng bao giờ chỉ định học sinh rồi
mới đặt câu hỏi, khi đó những học sinh khác sẽ lười biếng suy nghĩ.
- Tập trung vào trọng tâm: giáo viên nên đặt câu hỏi cụ thể, tập trung vào nội
dung chính của bài. Với những câu hỏi khó thì có thể đưa ra những gợi ý nhỏ cho
các câu trả lời. Trong quá trình hoạt động nên xốy vào trọng tâm khi phản ứng
với câu trả lời của học sinh.
- Dừng lại sau khi nêu câu hỏi cho học sinh: để cho học sinh có thời gian suy
nghĩ, qua đó tích cực hố tất cả học sinh. Sau khi đặt câu hỏi thì dừng lại 3 đến 5
giây hoặc hơn nữa, sau đó gọi học sinh trả lời.
- Phản ứng tích cực với câu trả lời (sai hoặc gần đúng, gần đủ) của học sinh:

khơng chê bai, chỉ trích, trách phạt học sinh khi các em trả lời sai hoặc chưa chính
xác. Giáo viên cần sử dụng một phần câu trả lời của học sinh để khuyến khích học
sinh đó và các học sinh khác tiếp tục suy nghĩ trả lời. Điều này giúp nâng cao chất
lượng câu trả lời của học sinh, tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trị, giữa
trị và trị, học sinh thấy được tơn trọng và sẽ cố gắng hơn.
- Tích cực hố tất cả học sinh: nên gọi cả học sinh mạnh dạn và học sinh nhút
nhát phát biểu, tránh làm việc riêng với một vài học sinh. Giáo viên nêu yêu cầu
“Mọi em đều sẽ được lần lượt gọi trả lời câu hỏi” để tất cả học sinh đều suy nghĩ.
- Yêu cầu giải thích : Khi học sinh đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, chưa hồn
chỉnh hoặc chệnh hướng thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh bổ sung thêm thơng
tin, ví dụ minh hoạ hoặc u cầu giải thích rõ hơn. Thao tác này giúp nâng cao
chất lượng câu trả lời, rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên đừng
áp đặt, đừng dồn học sinh vào chân tường.
- Tránh nhắc lại câu hỏi của mình: điều này giúp tăng cường sự chú ý của
học sinh, có nhiều thời gian để học sinh trả lời. Giáo viên có thể yêu cầu một học
15

skkn


sinh nhắc lại câu hỏi cho cả lớp thay vì giáo viên nói lại.
- Tránh tự trả lời câu hỏi của mình: với những câu hỏi liên quan nội dung
mới và khó mà học sinh khơng thể trả lời được thì giáo viên khơng vội trả lời mà
chỉ định một vài học sinh trả lời. Tốt nhất là chia câu hỏi khó thành một vài câu
hỏi nhỏ, dễ hơn.
Do vậy, khi đặt câu hỏi cần chú ý đến đối tượng học sinh, chú ý đến kiến
thức mà học sinh đã học hay các em có thể có từ cuộc sống. Trong trường hợp học
sinh quá chậm, có thể cho học sinh thảo ḷn nhóm nhỏ theo bàn, cặp đơi trong
thời gian ngắn. Hoặc giáo viên chuyển câu hỏi tự luận thành câu hỏi trắc nghiệm
(đúng - sai, nhiều lựa chọn), sau đó có thể u cầu học sinh giải thích sự lựa chọn

đáp án của mình để tiếp tục lơi cuốn học sinh vào bài học
- Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh: giáo viên nên để cho học sinh nhận
xét bổ sung câu trả lời của bạn trước khi đưa ra kết luận.
2.8.2.Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy hay
còn gọi là bản đồ tư duy (lược đồ tư duy).
Bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một sơ đồ phân nhánh
nhằm trình bày một cách rõ ràng các ý tưởng của cá nhân hay nhóm.
Bản đồ tư duy được vận dụng để tóm tắt một nội dung, ơn tập một chủ đề;
trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi
chép khi nghe giảng; mô tả, liệt kê, sắp xếp kiến thức mới theo từng chủ đề …
Bản đồ tư duy có thể sử dụng bằng cách viết ra giấy, lên bảng lớp, bảng phụ,
vở học sinh, trong máy tính …
Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dễ thu hút học sinh vào bài học,
học sinh học theo năng lực của mình, học sinh có cái nhìn tổng quan về nội dung
bài học, rèn kĩ năng diễn đạt khi tóm tắt nội dung bài học qua sơ đồ tư duy.
2.8.3.Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật cơng não
(động não hay cịn gọi là kĩ thuật phát huy ý tưởng):
Là kĩ thuật nhằm huy động tư tưởng mới (ý tưởng) về một vấn đề nào đó
trong thảo luận.
Quy tắc: Mỗi học sinh đưa ra (phát biểu bằng lời) ý kiến của mình về vấn đề
đang quan tâm, không hạn chế số ý tưởng; cho phép tưởng tượng và liên tưởng; ý
tưởng là của chung; không đánh giá và phê phán các ý tưởng trong quá trình thu
thập ý kiến.
Sau khi khơng cịn học sinh nào phát biểu nữa thì bắt đầu thảo luận chung cả
lớp để đánh giá, thống nhất các ý kiến lựa chọn. Trong q trình này giáo viên có
thể cho phép học sinh phát biểu để bảo vệ, biện hộ hoặc phản biện các ý kiến.
Có thể vận dụng kĩ thuật này bằng động não viết:

16


skkn


+ Viết ra giấy: mỗi học sinh lần lượt viết ý tưởng ra giấy, sau đó thảo luận
nhóm, đánh giá, lựa chọn.
+ Hoặc viết lên bảng phụ: các ý tưởng của học sinh lần lượt được viết lên
bảng phụ, sau đó treo tường, treo bảng lớp để thảo luận chung.
+ Hoặc viết bảng đen: Cá nhân (hoặc đại diện nhóm học sinh) lên bảng lớp
viết ý tưởng của cá nhân (hoặc của nhóm), sau đó đánh giá, thống nhất lựa chọn.
2.8.4. Nâng cao tính tích cực học tập bằng phương pháp thuyết trình theo
hướng tích cực.
1. Định nghĩa:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của
giáo viên để trình bày một bài giảng, tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà
học sinh có thể thu lượm được một cách có hệ thống.
2. Mục đích:
- Phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực được sử sụng trong tiết học
nhằm truyền đạt, thông báo nội dung bài học mà học sinh cần lĩnh hội.
- Đi sâu phân tích chi tiết, giải thích một số vấn đề có liên quan đến bài học
thơng qua các con số, các dữ liệu cụ thể.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí một cách có hệ thống, khoa học.
3. Ưu điểm:
- Truyền đạt cho học sinh một lượng lớn thông tin trong thời gian nhất đinh.
Giáo viên có thể lên kế hoạch và làm chủ được thời gian của tiết học.
- Dễ thay đổi thông tin hoặc điều chỉnh câu hỏi, nội dung cho phù hợp với trình
độ của học sinh ở các nhóm có năng lực học tập khác nhau.
4. Nhược điểm:
- Thời gian để giáo viên truyền đạt khá lớn chiếm khoảng trên 40% thời lượng
của tiết học.
- Dễ gây nhàm chán đối với học sinh nếu chỉ dùng lời nói truyền đạt đến học

sinh.
- Mặc dù là phương pháp truyền thống nhưng nhiều giáo viên khi vận dụng
phương Pháp này đã đưa thêm quá nhiều nội dung tích hợp liên quan làm cho bài
học trở nên quá nặng nề bởi có quá nhiều nội dung mà học sinh tiếp cận.
- Nhiều khi việc vận dụng phương pháp này không đạt được hiệu quả cao do
giáo viên làm việc nhiều và không bao quát được hết lớp học, không đánh giá được
đúng năng lực học tập của một số học sinh.

17

skkn


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG TRONG TẾ BÀO SINH HỌC 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC ĐỂ HOẠT ĐỘNG HĨA NGƯỜI HỌC.
2.1. Phân tích nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượng
trong tế bào – chương III sinh học 10

Chương
III

Bài 14

Enzim và vai trị của enzim trong q trình chuyển hóa vật
chất

Bài 15

Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim


Bài 16

Hơ hấp tế bào

Bài 17

Quang hợp

Bảng 2. Mô tả chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào
2.2. Thiết kế một số giáo án theo phương pháp dạy học tích cực
Giáo Án 1:
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRỊ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường đến hoạt tính của
enzim.
- Nêu được vai trò của enzim trong cơ chế điều hoà hoạt động trao đổi chất của tế
bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng lắp ghép.
- Vận dụng kiến thức về enzim vào giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ sức khỏe.
- Giải thích được một số câu hỏi thực tiễn.

4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
18

skkn


Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên
đề.
- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và Q trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm
giải quyết vấn đề
quang hợp và hô hấp, cần xúc tác là enzim.
NL nghiên cứu khoa học + Đưa ra tiên đốn khi cơ thể thiếu các enzim
chuyển hóa một chất nào đó thì hậu quả như thế
nào.
Năng lực giao tiếp hợp Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển
tác
ngơn ngữ nói, viết khi tranh ḷn trong nhóm về các
tḥt ngữ có trong bài học
NL quản lí

Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.


- NL chun biệt
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu
những kiến thức trong bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa sinh học 10 và các tài liệu tham khảo liên quan.
- Thiết kế giáo án điện tử (có hình ảnh, tư liệu rõ nét), chuẩn bị dụng cụ (đĩa
nhựa), mẫu vật(khoai tây chín, còn sống để lạnh và sống ở nhiệt độ thường) và hóa
chất (ơxi già) để tiến hành thí nghiệm.
- Thiết kế phiếu học tập.
- GV thiết kế bảng để theo dõi hoạt động tích cực của các nhóm mục đích làm
hoạt động hóa hoạt động của người học:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHĨM
HOẠT ĐỘNG

NHĨM 1

NHĨM 2

NHĨM 3

NHĨM 4

HĐ 1: ( Tiến hành TN)
HĐ 2: ( Tìm enzim)
HĐ 3: ( Ghép hình )
HĐ 4:( Phiếu học tập)
Kết quả trung bình
19


skkn


2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc sách giáo khoa bài 14.
- Tìm hiểu một số thí nghiệm về enzim và môt số ứng dụng của enzim
trong thực tiễn.
- Để dạy bài học này phải chia lớp học thành 5 nhóm xếp bàn ghép vào nhau để
hoạt động.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan,..
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi 1: Mô tả cấu trúc ATP?
Câu hỏi 2: Trình bày các chức năng của ATP?
3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Phương pháp: Quan sát, Nêu và giải quyết vấn đề.
GV chiếu HS quan sát video một đầu bếp nổi tiếng giới thiệu về món thịt bị
hầm.

Hình 1.1: Món thịt bị hầm đu đủ

Hình 1.2: Hình ảnh đầu bếp trong video

+ Đoạn phim trên đề cập tới nội dung gì?
+ Dựa vào kiến thức Sinh học hãy cho biết làm thế nào để nấu thịt bò mềm
mà rút ngắn được thời gian nấu?
HS quan sát video thảo luận và trả lời câu hỏi.

GV chốt kiến thức: Vậy tại sao hầm thịt bò và đu đủ hoặc dứa lại có thể làm
thịt bị nhanh mềm và rút ngắn được thời gian để trả lời câu hỏi đó ta cùng đến
với bài học hơm nay.

20

skkn


A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm ENZIM
* Phương pháp: Thực hành thí nghiệm, Hoạt động nhóm.
GV u cầu HS làm thí nghiệm đã ch̉n bị sẵn, ở vị trí mỗi nhóm đã được
chuẩn bị củ khoai tây sống và oxi già. Yêu cầu học sinh nhỏ dung dịch oxi già vào
củ khoai tây sống sau đó quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích hiện tượng?

Hình 1.3: Lát khoai tây cắt mỏng

Hình 1.4: Ơxy già

HS: tiến hành thí nghiệm, quan sát, trả lời và giải thích hiện tượng.
GV chốt: - Hiện tượng: Củ khoai tây sau khi nhỏ oxi già thì có hiện tượng
sủi bọt khí.
- Giải thích: Oxi già có cơng thức hóa học là H2O2. Trong củ khoai tây có
enzim Catalaza. Cơ chất của Catalaza là H2O2
2H2O2

Catalaza


2H2O + O2

1 giây
GV: Từ thí nghiệm yêu cầu học sinh phát biểu Enzim là gì? Từ đó liên hệ
đến câu hỏi phần khởi động.
HS: Quan sát thí nghiệm cùng nghiên cứu SGK đưa ra được khái niệm
enzim.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc của ENZIM
* Phương pháp: Trò chơi, Hoạt động nhóm.
Gv: Cho học sinh quan sát mơ hình cấu trúc của enzim bằng tranh hình. Yêu
cầu học sinh nhận xét và mô tả lại cấu trúc của enzim.
Hs: quan sát nhận xét và mô tả lại cấu trúc Enzim:

21

skkn


Hình 1.5: Cấu trúc của enzim
GV: Ở mỗi bàn theo từng nhóm giáo viên đã ch̉n bị hộp q bí mật. Nhằm
kích thích sự tị mị, tìm tịi sáng tạo của học sinh.

Hình 1.6: Hộp q bí mật
Trong mỗi hộp q có mơ hình cấu trúc của enzim ( được cắt từ giấy xốp nhiều
màu sắc) gồm: Lipaza, Saccaraza, Proteaza, Xenlulaza, Amilaza và cơ chất của các
enzim như: Lipit, Protein, xenlulozơ, Saccarozơ, tinh bột. Gv yêu cầu các nhóm mở
hộp quà ra tìm xem trong hộp quà đâu là enzim và đâu là cơ chất của chúng?
HS: các nhóm hoạt động tích cực trong thời gian ngắn tìm ra đâu là enzim, đâu
là cơ chất bằng cách lắp ghép trung tâm hoạt động và cơ chất sau đó cử đại diện lên
báo cáo.


22

skkn


Hình 1.7: Mơ hình Enzim và cơ chất
GV chốt để nhận biết trong các mơ hình đó đâu là enzim thì dựa vào một trong
hai đặc điểm. Một là tên gọi của enzim thường có đi aza hoặc dựa vào trung tâm
hoạt động đó chính là chỗ lõm xuống hay khe nhỏ trên bề mặt Enzim.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế hoạt động của ENZIM
* Phương pháp: Trò chơi, Hoạt động nhóm.
GV: chiếu video về cơ chế tác động của enzim Saccaraza. Yêu cầu học sinh từ
quan sát video hãy sử dụng mơ hình cấu trúc của enzim saccara và cơ chất saccarozo
để sẵn trong hộp quà bí mật để mơ tả lại q trình tác động của Enzim và cơ chất.
Hs: Hoạt động tích cực bằng mơ hình trong hộp q bí mật để lắp ghép mơ hình.
Gv: Quan sát các nhóm tiến hành và đánh giá hoạt động của các nhóm và đánh
giá hoạt động các nhóm. Yêu cầu đại diện một nhóm lên biểu diễn mơ hình trên
bảng các nhóm khác nhận xét.
23

skkn


Hình 1.8: Biểu diễn cơ chế hoạt động của Enzim lên bảng
Việc biểu diễn cơ chế hoạt động của enzim với hình ảnh sống động đầy màu sắc
sẽ giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức và thấy bài dạy vơ cùng sinh động.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
* Phương pháp: Hoạt động nhóm.
Gv: Yêu cầu các nhóm quan sát đồ thị các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

hoàn thành phiếu học tập sau:
1.

NHIỆT ĐỘ

3.

NỒNG ĐỘ CƠ CHẤT

- Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ tại đó hoạt
tính emzim đạt………………………

- Khi tăng nồng độ cơ chất hoạt tính
enzim ban đầu ……sau đó ……….…….

- Tº tối ưu enzim ở người là :…... Tº tối
ưu enzim ở VK suối nước nóng là:…....

4.

- Dưới Tº tối ưu khi tăng dần nhiệt độ
hoạt tính enzim …..…....Trên Tº tối ưu
khi tăng dần nhiệt độ hoạt tính
enzim………...........
2.

Độ PH

- Độ PH ở enzim pepsin
là……………Độ PH ở enzim trypsin

là……………………..

NỒNG ĐỘ ENZIM

- Khi tăng nồng độ emzim hoạt tính
……………………………………..
5.
CHẤT ỨC CHẾ VÀ CHẤT
HOẠT HĨA
- Chất ức chế là chất làm hoạt tính
Enzim.....................................................
- Chất hoạt hóa là chất làm hoạt tính
Enzim.......................................................
....

- Các loại enzim khác nhau có độ PH …

24

skkn


Hs: Các nhóm hoạt động tích cực dùng bút dạ để điền thông tin vào phiếu học
tập.
GV: sau khoảng thời gian 10 phút yêu cầu các nhóm chuyền phiếu học tập cho
nhau để chấm và kiểm tra. Yêu cầu một học sinh lên trình bày và chỉ vào đồ thị để
giải thích kết quả.
Hs: Lắng nghe, phản hồi và chấm kết quả của các nhóm.
1.NHIỆT ĐỘ


3. NỒNG ĐỘ CƠ CHẤT

- Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ tại đó hoạt
tính emzim đạt tối đa

- Khi tăng nồng độ cơ chất hoạt tính
enzim ban đầu Tăng sau đó …Khơng
- Tº tối ưu enzim ở người là : 37 độ Tº tối tăng nữa
ưu enzim ở VK suối nước nóng là: 70 độ 4. NỒNG ĐỘ ENZIM
- Dưới Tº tối ưu khi tăng dần nhiệt độ
hoạt tính enzim Tăng .Trên Tº tối ưu khi
tăng dần nhiệt độ hoạt tính enzim Giảm

- Khi tăng nồng độ emzim hoạt tính
Tăng.

2. Độ PH

5. CHẤT ỨC CHẾ VÀ CHẤT HOẠT
HÓA

- Độ PH ở enzim pepsin là: 2 . Độ PH ở
enzim trypsin là.. 8,5

- Chất ức chế là chất làm hoạt tính
Enzim..........Giảm

- Các loại enzim khác nhau có độ PH
…khác nhau


- Chất hoạt hóa là chất làm hoạt tính
Enzim...........Tăng

5. Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trị của Enzim trong q trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng.
* Phương pháp: Quan sát, gợi mở..
GV: Chiếu một số bệnh do rối loạn chuyển hóa yêu cầu học sinh cho bết nếu
thếu enzim điều gì sẽ xảy ra?
25

skkn


×