Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn một số phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.19 KB, 14 trang )

Đề tài “Một số phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7
1. MỞ ĐẦU
 I.1. Lí do chọn đề tài.
I.1.1 Cơ sở lí luận:
Trong chương trình Ngữ văn 7 kì I, thơ trữ tình trung đại chiếm một vị trí
khá quan trọng bao gồm bộ phận thơ trữ tình trung đại Việt Nam và các bài
thơ trữ tình đời Đường của Trung Quốc. Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì
này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường: ngơn ngữ
rất hàm súc, nói ít gợi nhiều,ý tại ngơn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, vừa
có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được các bài thơ này một cách
thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được cịn
khó khăn hơn rất nhiều.
Các tác phẩm thơ trung đại có nhiều bản phiên âm chữ Hán, chúng ta lâu nay
thường gặp những khó khăn nằm trong những khó khăn chung của bộ phận
văn học dịch. Mặc dù có bản dịch nhưng vẫn cịn nhiều bản dịch chưa sát
nguyên tác. Mặt khác, các bài thơ thời này thường ngắn và ý nghĩa thường
ẩn sâu trong ngơn ngữ tác phẩm…Vì vậy, giáo viên thường dựa vào các bản
dịch để giảng cho học sinh mà ít quan tâm đến nguyên tác. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới việc chuyển tải cái hay,cái đẹp của tác phẩm tới học
sinh.
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầu
giảng dạy, giáo viên phải tìm  hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức
từ các sách nghiên cứu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp,vừa sức
với học sinh.
I.2. Cơ sở thực tiễn:
– Đối tượng để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của các tác phẩm này là các HS
lớp 7
– Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu
hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng bản phiên
âm
– Bên cạnh đó, văn chương khơng có tính năng ứng dụng, học sinh ngày càng


xa rời văn chương. Đặc biệt, sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách
chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu… q nhiều, vơ hình chung đã làm cho
học sinh bỏ rơi sách giáo khoa.

skkn


– Cịn có nhiều ý kiến trao đổi về việc dạy thơ trữ tình trung đại, chưa đi đến
một thống nhất chung.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
 
– Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để cho
các em hiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ hơn, đặc biệt thơ trữ tình trung
đại, để từ đó hình thành thói quen ham học và cảm thụ văn thơ.
Tôi đã quyết định chon đề tài “Một số phương pháp giảng dạy thơ trữ
tình trung đại lớp 7”.
I.3. Thời gian địa điểm.
-Thời gian: năm học 2019 – 2020
-Địa điểm: Trường THCS Nam Thái.
-Phạm vi: lớp 7C.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
  Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp điều tra, quan sát
– Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp thực nghiệm
I.5 Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn:
– Với đề tài này, tôi mong học sinh hiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ hơn,

đặc biệt thơ trữ tình trung đại, để từ đó hình thành thói quen ham học và
cảm thụ văn thơ để từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên.

skkn


– Phương pháp giảng dạy thơ trữ tình: chú ý đến đặc trưng của thơ. Đặc biệt
về mặt loại thể, khai thác hình tượng, tâm tư của tác giả hay của nhân vật
trữ tình.
 
 
1. PHẦN NỘI DUNG.
 
Chương I: Tổng quan
 
II.1.1. Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 qua bảng hệ
thống sau:
 
 
 
STT Tác phẩm

Tác giả
Khuyết
danh( Tương
truyền của Lí
Thường Kiệt)

1


Sơng núi nước Nam

2

Phị giá về kinh

3

Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Buổi chiều đứng ở phủ
Thiên Trường trông Trần Nhân Tông
ra
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Đặng Trần Côn
Sau phút chia li
(Đoàn Thị Điểm
dịch)
Qua đèo Ngang
Bà huyện Thanh

4
5
6
7

Trần Quang Khải


skkn

Thể loại

Quốc gia

Thất ngôn tứ
tuyệt

Việt Nam

Ngũ ngôn tứ
tuyệt
Lục bát

Việt Nam
Việt Nam

Thất ngôn tứ
tuyệt

Việt Nam

Tứ tuyệt

Việt Nam

Song thất lục
bát


Việt Nam

Thất ngôn bát

Việt Nam


Quan
8

Bạn đến chơi nhà

9

Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch

10

Phong Kiều dạ bạc

11
12
13

Nguyễn Khuyến

Trương Kế

Cảm nghĩ trong đêm
Lí Bạch

thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân
Hạ Tri Chương
buổi mới về quê
Bài ca nhà tranh bị gió
Đỗ Phủ
thu phá

cú đường luật
Thất ngơn bát
cú Đường luật
Thất ngôn tứ
tuyệt.
Thất ngôn tứ
tuyệt.
Ngũ ngôn tứ
tuyệt
Thất ngôn tứ
tuyệt
Cổ phong

Việt Nam
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc

Trung
Quốc

 
II.1.2. Đặc trưng của thơ trữ tình trung đại lớp 7:
– Thơ trữ tình trung đại là các văn bản nghệ thuật mẫu mực về hình thức
(kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngơn từ) và có giá trị cao ở nội dung (mượn
cảnh hoặc việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế)
– Những nét đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình trung đại:
+ Về nội dung: nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn
+ Về thể thơ: Các thể thơ Đường, gồm:Thất ngôn tứ tuyệt ( Bốn câu, mỗi câu
bẩy chữ ), Ngũ ngôn tứ tuyệt  ( Bốn câu, mỗi câu năm chữ ), Thất ngôn bát cú
( Bốn câu, mỗi câu tám chữ ) … Song chung quy lại , thơ Đường thường gồm
2 loại chính là Ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và Thất ngôn ( mỗi câu 7 chữ ). Các
câu 1 ,2 , 4 hoặc chỉ có câu 2 , 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Hai thể thơ
chính của Thơ Đường là Cổ thể ( gồm Cổ phong và Nhạc phủ ) và Cận thể
( hay Kim thể, gồm Luật thơ và Tuyệt cú ).
Các thể thơ Việt Nam lục bát, song thất lục bát.
+ Nhịp thơ, âm điệu:


Ví dụ: bài thơ “Phò giá về kinh”, ta thấy tâm trạng nhà thơ phấn khởi, tự hào
khi gợi lại những chiến thắng oanh liệt. Chính cảm xúc ấy đã chi phối trực
tiếp nhịp thơ nhanh, mạnh, dứt khoát như những chiến thắng dồn dập, vang
dội của quân đội nhà Trần.

skkn


+ Vần thơ, thanh điệu:



Ví dụ: gieo vần “ư” (trong bài “Nam quốc sơn hà”) “Nam quốc sơn hà Nam đế
cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” giọng
điệu hùng hồn, lí lẽ sắc bén, Lí Thường Kiệt đã cho khẳng định: nước Nam là
của người Nam, chân lí đó khơng thể thay đổi. Đồng thời thể hiện rõ niềm tin
vào chính nghĩa, nhất định thắng lợi của quân ta và sự bại vong tất yếu của
qn giặc.
+Ngơn từ, chi tiết, hình ảnh thơ:



Trong bài “ Thiên Trường vãn vọng” kết bài thơ là hình ảnh từng đơi cị trắng
hạ cánh xuống đồng “ Bạch lộ song song phi hạ điền”. Có thể nói thơng qua
hình ảnh này là cuộc sống thanh bình, n ả chốn làng quê.
+Phép tu từ:



Ví dụ trong bài “Bánh trôi nước”, ẩn đằng sau việc miêu tả cái bánh trơi nước
là hình ảnh người phụ nữ đẹp về cả hình thức lẫn tâm hồn nhưng cuộc đời
truân chuyên lận đận. Qua đó tác giả ca ngợi họ và gián tiếp tố cáo XHPK.
+ Không gian và thời gian trong thơ trữ tình:



Ví dụ trong bài “ Tĩnh dạ tứ”, trong đêm khuya thanh vắng, nhìn vầng trăng
sáng trịn đầy, tác giả càng nhớ quê hương hơn.
Hay bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” tác giả bộc lộ nỗi nhớ quê
ngay trên chính mảnh đất quê hương ngay sau câu hỏi hồn nhiên của lũ trẻ.

 
 
 
 
 
Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
 
II.2.1. Thực trạng:

skkn


*Về phía học sinh:
– Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, cịn
ngại học.
*Về phía giáo viên:
– Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu
hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ.
II.2.2. Đánh giá về thực trạng:
– Học sinh khơng u thích các tác phẩm văn thơ xưa, lười đọc tác phẩm,
soạn chống đối.
– Kĩ năng hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm của giáo viên còn hạn chế
   Chương III: Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7
*Đối với khâu chuẩn bị
– Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng, hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, kiểm
tra kĩ bài soạn của HS.
– Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của
hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên.
*Đối với hoạt động dạy học trên lớp lớp:
–Giáo viên chú ý khâu vào bài để tạo khơng khí phù hợp với bài học. Có thể là

một bài hát, một bản nhạc, một  bức  tranh… mang nội dung tư tưởng tương
đồng với tác phẩm chuẩn bị học.


Ví dụ: khi học bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, giáo viên có thể
cho HS nghe bài hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân.
– Với phần đọc văn bản:
Đọc thơ :Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ. Đọc diễn
cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
– Với phần phân tích:
+Bố cục của bài :

skkn






Ví dụ, khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây là một
bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường, vì
vậy, giáo viên nên hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát
cú, gồm 4 phần đề – thực – luận – kết, ở mỗi phần luôn có sự song hành bức
tranh cảnh và bức tranh tâm trạng.
Nhưng với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến), vẫn là đề – thực –
luận – kết, vẫn đủ 8 câu với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơ Đường
quy định nhưng phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ. Vì thế, khi dạy bài thơ
này nên đi theo diễn biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình,
nên chia bài thơ theo 3 ý như sau:
1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1)

2-Cảm xúc về gia cảnh (câu 2 đến câu 7);
3-Cảm nghĩ về tình bạn (câu 8)
+Nhịp thơ, vần thơ, thanh điệu, âm hưởng:



Với bài “Tụng giá hoàn kinh sư”, cần hướng dẫn HS thấy được tác dụng của
việc sử dụng nhịp thơ nhanh, dồn dập nhằm diễn tả khí thế chiến thắng của
tướng sĩ nhà Trần
+Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ:



Trong bài “Qua Đèo Ngang, đó là hệ thống các từ láy mang giá trị gợi hình
gợi cảm: “lom khom”, gợi lên hình ảnh những tiều phu bóng dáng nhỏ bé,
nhạt nhịa như muốn chìm lắng vào trong không gian núi rừng hui hắt, vắng
lặng; “lác đác” gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ của những ngôi nhà chợ ven
sông…Tất cả đều nhằm làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên đèo Ngang heo
hút lúc chiều tà, ẩn trong đó là tâm trạng buồn bã cơ đơn của người “lữ
khách”
+Phép tu từ:



Ví dụ, câu thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt. Cúi đầu tư cố hương” (trong bài
“Tĩnh dạ tứ”). Nghệ thuật đối, đối về số lượng câu chữ, từ loại, cấu trúc ngữ
pháp nói lên 2 tư thế, 2 tâm trạng, 2 đố tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa
quê. Hành động ngẩng- cúi chỉ trong khoảnh khắc nhưng đủ chạm đến mối
tình quê sâu sắc, ln thường trực.
+Phân tích tác phẩm phải gắn liền với thân thế, phong cách tác giả và hoàn

cảnh xã hội nảy sinh tác phẩm.

skkn




Ví dụ, phong cách thơ Lý Bạch : một tâm hồn phóng khống, tự do, hình ảnh
thơ tươi sáng kỳ vĩ ,một người thích viễn du, thích thưởng ngoạn cái đẹp…:
Phi lưu trực há  tam thiên xích
Nghi thị ngân hà lạc cửư thiên
( Vọng Lư Sơn bộc bố )
Dịch thơ : Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước
                                          Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây
Lý Bạch đã xây dựng một hình tượng thiên nhiên kì vĩ và hình ảnh thơ tráng
lệ nhờ trí tưởng tượng mạnh mẽ, kì lạ, đạt đến mức điêu luyện. Chính bởi vậy
mà Tơ Đơng Pha, đời Tống đã nhận xét “ Đây là bài thơ vịnh thác nước hay
nhất.
+Ln có sự kết hợp hài hồ giữa phiên âm, dịch nghĩa với dịch thơ



Chẳng hạn ,dạy bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” ( Xa ngắm thác núi Lư ) của Lí
Bạch, bản dịch thơ làm mất đi chữ “ quải”, dù dịch khá hay, khá sát. Chỉ với
chữ “ quải” (treo) đã biến động thành tĩnh, từ thác nước chảy ào ào, thoắt cái
đã biến thành dải lụa tráng mềm mại, rủ xuống im lìm. Ở bản dịch thơ thiếu
từ “quải” nên chưa lột tả được sự biến đổi thần kì của thác nước.
+Cảnh và tình được thể hiện trong tác phẩm: các thi nhân xưa thường tức
cảnh sinh tình.




Bài “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), cần chú ý hai bức tranh ngoại
cảnh và tâm cảnh song song: ẩn bên trong bức tranh một Đèo Ngang hoang
sơ, hiu hắt, vắng lặng khi chiều tà là nỗi lịng nhớ nước thương nhà của một
con người cơ đơn, nặng lịng hồi cổ.
+ Giảng bình.
Lời bình thể hiện rõ nhất ở giọng điệu, cảm xúc, thái độ, độ tinh nhạy của mĩ
cảm. Cho nên nó mang dấu ấn cá nhân người viết rất đậm. Người được xem
là có chất văn, hồn văn hay không chủ yếu thể hiện ở những lời bình văn này.
Và qua lời bình ấy, HS mới cảm nhận được cái hay của tác phẩm, ngâng cao
hiệu quả của giờ học văn.



Khi hướng dẫn HS phân tích hết bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn
Khuyến, giáo viên có thể cho HS so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này

skkn


với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh
Quan, trên cơ sở đó giáo viên có thể bình về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối
với bạn: Nếu “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” là mình ta đối diện với
chính ta, là sự cực tả nỗi cơ đơn đang xâm chiếm tồn bộ cõi lịng người lữ
khách thì “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” ấm áp tình bạn, ta với ta là
tôi với bác, tuy hai mà một, là sự gắn bó thắm thiết của một tình bạn chân
thành, trong sáng, cao đẹp.
*Khi hướng dẫn HS phân tích, cần chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí để
khai thác nghệ thuật và nội dung của bài:

–  Các câu hỏi đàm thoại ngồi tính chất xác định rõ ràng, phải có màu sắc
văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho học
sinh.
– Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khn khổ một giờ học trên
lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tịi sáng tạo cho học sinh.
2. Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy – học:
Trong khi tiến hành tổ chức học sinh tiếp cận văn bản, đặc biệt những bài thơ
có phiên âm chữ Hán, giáo viên có thể khéo léo phá bỏ hàng rào ngôn ngữ ấy
bằng việc tổ chức học sinh vận dụng những kiến thức về “nghĩa của từ” (lớp 6
) “Từ đồng nghĩa” “từ trái nghĩa” , từ “Hán Việt” (lớp
7) tạo ra một con đường mới mà học sinh có thể dễ dàng cảm nhận được văn
bản Thơ chữ Hán một cách chủ động sáng tạo.
Ngoài ra , trong các bài thơ đều là sự kết hợp của nhiều phương thức biểu
đạt mà học sinh lớp 7 đã từng học :
– Văn bản tự sự
– Văn bản miêu tả
– Văn bản biểu cảm
*Kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy: chiếu chân dung tác
giả, tên các tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, những ý kiến bình luận
về tác phẩm, những trị chơi sáng tạo, đơn giản sẽ góp phần làm cho giờ học
hấp dẫn, sinh động
*Đối với phần hướng dẫn về nhà:

skkn


– Giáo viên có thể yêu cầu HS sưu tầm các câu thơ, bài thơ cùng chủ đề của
chính tác giả đó hoặc của những tác giả khác.
–  Hướng dẫn HS soạn kĩ bài sau.
* Kết luận: để giờ dạy tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 đạt hiệu quả cao,

đòi hỏi người giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt với
từng đối tượng học sinh, với từng bài dạy; bản thân người giáo viên cần tích
cực đọc, tìm tịi, nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm, trên
cơ sở đó từng bước hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong
việc cảm thụ, đi tìm cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học. Thành công của
một giờ dạy là không chỉ rèn cho HS năng lực cảm thụ văn học, mà quan
trọng hơn, những tác phẩm văn học ấy đã có sự tác động sâu sắc đến tâm
hồn, tình cảm của học sinh.
III.3.2. Kết quả thực nghiệm:
Khi áp dụng phương pháp này, qua kiểm tra chất lượng bài 15 phút và 45
phút ở học kì I, tôi thu được kết quả như sau:
Xếp loại

Lớp
7C

Tổng số
( số lượng và tỉ lệ %)
HS
Giỏi
Khá
31
4=12,9% 12=38,7%

T. bình
11=35,5%

Yếu
4=12,9%


Kém
0=0%

 
 
 
 
 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
– Do những hạn chế về kinh nghiệm của bản thân, cũng như thời gian nghiên
cứu đề tài chưa nhiều nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện
hơn.

skkn


III.2. Kiến nghị:
– Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới  giới thiệu về cuộc đời,
sự nghiệp của các tác giả thơ trữ tình trung đại Việt Nam .
– Các tài liệu văn học giới thiệu về các giai đoạn phát triển của  văn học nước
nhà gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc.
 
Nam Thái,  ngày    tháng 12 năm 2019
                                                                                       Người viết
 
 
 
 

 
Vũ Thị Lan
 
 
 
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
IV.1. Tài liệu tham khảo:
– Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt – Tác
giả:    Trần Đình Chung
– Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 7.
– Bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn 7.
IV.2. Phụ lục:

skkn


1. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….1
I.1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………………1
I.1.1. Cơ sở lớ luận…………………………………………………………………………..1
I.1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………………..2
I.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………….3
I.3. Thời gian và địa điểm…………………………………………………………………4
I.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….4
I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn…………………………………………5
1. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………..6
Chương I: Tổng quan……………………………………………………………………….6
II.1.1. Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7…………………….6
II.1.2. Đặc trưng thơ trữ tình trung đại lớp 7……………………………………….7
Chương II: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu……………………………………..11
II.2.1. Thực trạng…………………………………………………………………………..11

II.2.2. Đánh giá thực trạng:……………………………………………………………..12
Chương III: Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại 7…………………..14
III.3.1. Một số biện pháp dạy học thơ trữ tình trung đại 7……………………14
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………29
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC: …………………………30
Phần V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VÀ PHÒNG GIÁO
V.1. Nhận xét của HĐKH trường:……………………………………………………31
V.2. Nhận xét của HĐKH cấp phòng:………………………………………………32
 

skkn


 
 
 
PHẦN V: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VÀ
PHÒNG GD & ĐT.
V.1. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường.
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

skkn


……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………………..
 
 
 
 
V.2 Nhận xét của hội đồng khoa học phòng GD & ĐT.
………………………………………………………………………………

skkn



×