Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Skkn một số phương pháp giảng dạy tiếng việt lớp 6 phần các biện pháp tu từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.69 KB, 34 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 6
PHẦN: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bước vào thế kỷ XXI - Một thế kỷ của nền khoa học và công nghệ, để
tiếp ứng với sự phát triển đồng đều của nhân loại, Trung ương Đảng đã có sự
quan tâm đúng mức đến ngành giáo dục. Bởi vì, để xã hội phồn vinh, hưng
thịnh, con người văn minh phù hợp tương ứng với nền khoa học và công nghệ,
tất cả chúng ta cần phải có văn hố, có kiến thức. Điều đó lại rất cần đến giáo
dục.
Trong điều 5 mục 2 Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội
chủ Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009 đã
chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Kết luận hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (nghị quyết số 29-NQ/TW) đề
ra nhiệm vụ, giải pháp cho ngành giáo dục và đào tạo: “ Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu


khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học.”
Đáp ứng yêu cầu này, ngành giáo dục mang một trọng trách lớn phải không
ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo những học
sinh có kiến thức, có kĩ năng, biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây là một
vấn đề hết sức lớn lao, có ý nghĩa cách mạng trong bối cảnh dạy học hiện đại
ngày nay.
Trên tinh thần đó, việc dạy và học mơn Ngữ văn trong nhà trường THCS
đã có nhiều chuyển biến theo định hướng tích cực. Với giờ dạy Tiếng Việt, các
1

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

thầy cô đã quan tâm hơn tới phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng viết và tạo lập
văn bản. Đặc biệt trong giờ dạy, người thầy đã quan tâm hơn tới việc suy nghĩ,
trả lời và làm bài của học sinh, chú ý đầu tư hệ thống câu hỏi để tăng cường hoạt
động của học sinh. Bởi Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong
xã hội, là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngơn từ.
Mặt khác, Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy
của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người
Việt. Nó đã trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì
thế, sử dụng Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần
“linh hồn dân tộc ấy.” Cũng như việc dạy học các môn học khác, trong quá trình
dạy học Tiếng Việt, học sinh phải tích cực chủ động biến quá trình học tập thành
quá trình tự học tập, còn giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của

học sinh. Theo phương pháp đó, giáo viên phải tích cực hóa hoạt động của
người học, tạo mọi cơ hội (chủ yếu thông qua con đường thực hành và luyện
tập) để tất cả học sinh tìm hiểu, suy nghĩ và tự nhận ra các tri thức của bài
học.Tăng cường các hoạt động giao tiếp, đàm thoại giữa giáo viên với học sinh,
giữa học sinh với học sinh trong tồn bộ q trình dạy - học nhằm giảm thiểu
cách giảng dạy theo lối thuyết giảng.
§øng tríc thùc tÕ đó, vấn đề đặt ra cho ngời giáo viên
hiện hay là: không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy
cho học sinh phơng pháp tự tìm lấy kiến thøc cho m×nh. Đặc
biệt phần Tiếng Việt trong mỗi bài dạy là phân mơn được xếp ở nhóm kiến thức
cơng cụ, có quan hệ hữu cơ với các thành tố mục tiêu của bài học, các thành tố
của một đơn vị kiến thức bộ môn. VËy để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt,
tôi thực hiện đề tài:
“Một số phương pháp giảng dạy Tiếng Việt lớp 6
Phần: Các biện pháp tu từ.”
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
phương pháp đặc trưng của phân môn Tiếng Việt trong giảng dạy các phép tu từ
mà các em được học ở lớp 6.Từ đó hình thành cho học sinh các năng lực nhận ra
được các phép tu từ trong thơ văn, cảm nhận, rung động trước cái đẹp của ngôn
từ nghệ thuật qua việc miêu tả con người và cảnh vật trong cuộc sống quanh ta.
Giúp các em rung động trước cái hay, cái đẹp trong văn chương cũng như trong
cuộc sống
Đồng thời thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học để
không ngừng nâng cao chất lượng môn học.
2

skkn



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
- Phạm vi: Đề tài tập trung tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn
từ Tiếng Việt qua các phép tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 với các biện
pháp: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong các buổi học bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi.Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy
có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho dạy học môn Ngữ văn trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn.
- §èi tỵng: Häc sinh lớp 6 - cấp THCS học bồi dưỡng nâng cao kiến
thức, bồi dưỡng học sinh giỏi mơn văn 6.
-Thêi gian thùc hiƯn: Học kì II - năm học 2017 - 2018.(vi thi
lng 12 tit)
IV. PHNG PHP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng phối kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp giải thích, phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp trực quan, tư duy.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng trong các tiết học nâng cao
kiến thức, học bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phương pháp đọc và cảm thụ thơ văn.
Dạy học theo sự phát triển năng lực của học sinh (9 năng lực). Chú trọng
các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn (Năng lực giao tiếp Tiếng Việt và
cảm thụ thẩm mĩ).


3

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

4

skkn

Năm học: 2017 - 2018


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Khái niệm: Tu từ là gì?
Biện pháp tu từ: là những cách thức, những hình thức diễn đạt gợi hình,
biểu cảm nhằm nâng cao hiệu lực của ngơn ngữ. 
Biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng gồm: 
+Tương đồng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ... 
+Tương cận: hoán dụ.
Dạy phép tu từ cho học sinh lớp 6, giáo viên không chỉ giúp các em hiểu
bản chất, cấu trúc, tác dụng của từng phép tu từ mà cịn giúp các em làm phong
phú vốn từ của mình. Học về các phép tu từ còn là một con đường giúp các em
tiếp cận với thế giới văn chương, hiểu được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của cuộc

đời qua những áng văn chương. Vì qua ngơn từ nghệ thuật của tác phẩm văn
chương, cuộc sống đã được kết tinh thành cái đẹp.
2. Hệ thống phần Tiếng Việt trong chng trỡnh Ng vn lp 6:
Chơng trình Ting Vit lp 6 các em đợc học 34tiết/140 tit
mụn Ng vn, gồm các nội dung sau:
- Phần từ và nghĩa của từ: 7tiết.
- Từ loại: 9 tiết.
- Biện pháp tu từ: 5 tiết.
- Câu: 6 tiết.
- Dấu câu: 2 tiết.
- Tổng kết và kiểm tra: 4 tiết.
3. Các biện pháp tu từ học ở lớp 6:
- So sánh (Tiết 81+86).
- Nhân hóa (Tiết 91).
- Ẩn dụ (Tiết 97).
- Hốn dụ (Tiết 101).
Nhìn vào bảng cấu trúc chương trình phân mơn Tiếng Việt ở lớp 6, ta thấy
các em tiếp tục được tìm hiểu các nội dung đã được học ở bậc Tiểu học và nâng
cao, mở rộng hơn về cụm từ, câu, biện pháp tu từ. Các em được làm quen với 4
biện pháp tu từ (như trên) trong 5 tiết học nhưng có hai biện pháp tu từ giảm tải,
chỉ nhận diện và bước đầu phân tích tác dụng (ẩn dụ và hốn dụ). Đây là một
vấn đề khó trong giảng dạy. Nên, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi xin đưa
ra một số phương pháp dạy Tiếng Việt ở lớp 6, phần các phép tu từ.

5

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học: 2017 - 2018

II. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC VĂN VÀ DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ.
1.Thuận lợi:
Dạy học Ngữ văn nói chung và giảng dạy phân mơn Tiếng Việt trong phần các
biện pháp tu từ nói riêng, đã gắn với việc đổi mới phương pháp, phát huy được
năng lực của học sinh. Các thầy, cô giáo đã thực hiện tích cực đổi mới từ khâu
soạn bài, thiết kế bài học đến tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh
giá; thường xuyên trao đổi chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chun mơn,
sinh hoạt tổ nhóm chun môn và thực hiện chuyên đề giảng dạy đổi mới
phương pháp... đã từng bước nâng cao chất lượng môn học.
Nhiều học sinh có học lực khá, giỏi mơn văn. Các em say mê học tập.
2. Khó khăn:
* VỊ phÝa gi¸o viªn:
- Một số giờ khi dạy các phép tu từ còn chưa đạt hiệu quả như: Dạy chưa
hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, nên cách nhận
biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng tu từ vào bài viết chưa cao,
chưa phát huy hết khả năng của học sinh, chưa vận dụng tốt những giải pháp
khoa học của phương pháp mới vào việc dạy học để học sinh học tập tốt hơn...
Đặc biệt chưa đổi mới, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
* VÒ phÝa häc sinh:
- Các em còn lẫn lộn giữa các phép tu từ, chưa phân biệt được sự giống
nhau và khác nhau giữa các phép tu từ đó, nên dẫn đến việc hiểu sai hoặc hiểu
chưa rõ về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của mỗi phép tu từ.
- Khả năng cảm thụ, phân tích văn thơ của học sinh chưa sâu sắc, năng lực
tư duy, khái quát, tổng hợp cịn yếu khi đứng trước những câu hỏi khó.
- Mặt khác, do các em mới chuyển từ bậc Tiểu học lên nên chưa có nhiều
thời gian để thích nghi nhanh với các phương pháp học tập mới. Vì thế khiến

cho một số giờ học chưa thực sự đạt hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn chậm,
năng lực còn hạn chế, học tập còn thụ động, khả năng nắm bắt về biện pháp tu
từ của khơng ít học sinh vẫn còn mơ hồ, chưa chắc chắn.
- Trong mỗi bài kiểm tra Tiếng Việt, các em còn rất lúng túng khi xác định
các phép tu từ và phân tích ý nghĩa của chúng trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn.
3. Khảo sát thực tế.
Qua q trình giảng dạy tơi thấy: Khi tơi đưa ra bài tập, hầu như học sinh
chỉ biết lặp lại những gì thầy cơ đã hướng dẫn mà chưa nêu được tác dụng cũng
như chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ đó.Tơi có tiến
6

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

hành kiểm tra khảo sát chất lượng kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau,tơi
thấy kết quả học tập của học sinh cịn thấp.
* Sè liƯu ®iỊu tra tríc khi thùc hiƯn:
Líp

Giỏi
Khá
Trung bình Yếu - Kém

6A1 45
8 =17,8% 18 = 40% 17 =
2= 4,4%

27,8%
6A3 32
2 = 6,3% 12=
10 =
8 = 24,9%
37,5%
31,3%
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (Nội dung chủ yếu của đề tài)
Từ thực tế và nguyên nhân kể trên, là một giáo viên văn tôi thấy rất băn
khoăn. Để hình thành và phát huy năng lực của học sinh, trách nhiệm đầu tiên
thuộc về người thầy. Vậy người thầy phải làm gì trong quá trình dạy các bài về
biện pháp tu từ. Tôi nghĩ:
- Phải khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, tạo cơ sở để các em phát
huy cảm nhận về giá trị của các biện pháp tu từ.
- Phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, tỉ mỉ về cách nhận biết, cách
tìm hiểu giá trị nghệ thuật.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào bài viết của mình.
Nếu như học sinh không được trang bị đầy đủ kiến thức, các phương pháp
cơ bản thì khó thể hiện được Năng lực giao tiếp Tiếng Việt và cảm thụ thẩm mĩ.
Vì vậy, tôi quyết định đưa ra một vài phương pháp giảng dạy Tiếng Việt phần
các biện pháp tu từ để thực hiện đề tài này.
1. Phương pháp thứ nhất: “Phương pháp phân tích biện pháp tu từ
qua ngơn ngữ”.
Đây là phương pháp, học sinh dưới sự dẫn dắt gợi mở của thầy để tìm ra
những hiện tượng ngơn ngữ nhất định từ các ngữ liệu cho trước, quy các hiện
tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ ra đặc trưng của chúng. Học sinh
lần lượt làm các bước sau:
+ Bước 1: Phân tích phát hiện. (Cách nhận biết). Trên hệ thống ngôn ngữ
đã cho, học sinh xác định được biện pháp tu từ.( So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn
dụ).

+ Bước 2: Phân tích chứng minh. Học sinh phải chỉ rõ (đánh dấu bằng
cách gạch chân những từ ngữ chứa biện pháp tu từ).

7

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

+ Bước 3: Phân tích phán đốn. Học sinh phân tích được cái hay, cái đẹp
về nội dung ý nghĩa của biện pháp tu từ đem lại trong việc miêu tả cảnh, miêu tả
người...)
+ Bước 4: Phân tích tổng hợp. Học sinh biết nhận xét, đánh giá cách sử
dụng biện pháp tu từ hay (độc đáo, sáng tạo, mới mẻ...) ,thấy được tài năng sử
dụng ngôn ngữ (điêu luyện, tinh tế, phong phú) của người viết và từ đó hiểu
được dụng ý nghệ thuật của người viết.
Đây là bốn bước quan trọng trong phương pháp phân tích ngơn ngữ. Vì nếu
bỏ qua một bước nào, học sinh sẽ rất lúng túng trong việc tìm ra kiến thức.
* Ví dụ minh họa:
Bài tập1:Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây, cho biết chúng thuộc
kiểu so sánh nào? Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó?
“Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tác những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lịng sơng lấp lống.”
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
- Phép so sánh trong khổ thơ: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. Dùng từ so

sánh “là” mang tính chất khẳng định.
- Kiểu so sánh: ngang bằng.Tâm hồn, tình cảm của con người được so sánh
với buổi trưa hè.
- Cơ sở so sánh:
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, (theo quan sát,
cảm nhận của tác giả) giữa các sự vật được đem ra so sánh với nhau mà hiểu
được giá trị gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đem lại.
Cụ thể:
“Tâm hồn tôi” (khái niệm trừu tượng), được so sánh với “buổi trưa hè” (khái
niệm cụ thể). Mà buổi trưa hè, nhiệt độ cao, nóng bỏng như nhiệt tình nồng cháy
của nhà thơ. (nỗi nhớ quê hương đến cháy bỏng ). Tâm hồn tôi và buổi trưa hè
có sự hịa nhập thành một. Đây là sự tương đồng cả về hình thức lẫn tính chất.
Đó là tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. Nhờ tình cảm u mến
nồng nhiệt ấy mà con sơng q như đẹp lên dưới ánh mặt trời. (Tình cảm ấm
nồng của tác giả đối với quê hương).
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc, gợi cảm giác cụ
thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của Tiếng Việt và làm nổi bật cảm
nhận của người viết (người nói) về những sự vật được nói tới.

8

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

- Giáo viên: Để học sinh khỏi nhầm lẫn giữa so sánh tu từ và so sánh logic
thông thường, tơi cho học sinh tìm hiểu ví dụ (phần 3 - mục I, bài So sánh, sách

giáo khoa trang 24)
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
Con mèo được so sánh với con gì?Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
Cách so sánh này khác cách so sánh trên ở chỗ nào? ( Có hay, có biểu cảm như
cách so sánh trên khơng?)
- Học sinh có thể trả lời:
+ Con mèo được so sánh với con hổ.
+Điểm giống nhau: Đều có lơng vằn (Giống nhau về hình thức).
+ Điểmkhác nhau: Mèo hiền, hổ dữ (Khác nhau cề phẩm chất).
Dấu hiệu nào để em nhận biết? ( mèo có nét mặt lại vơ cùng dễ mến).
Giáo viên nhấn mạnh: Đây là cách so sánh thông thường. (Chỉ ra sự tương
phản giữa hình thức và tính chất của sự vật (con mèo), còn so sánh tu từ là chỉ
ra sự tương đồng giữa hình thức và tính chất).
Bài tập2: Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc
trong văn bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tn? Trong các hình ảnh so sánh
đó, em ấn tượng nhất về hình ảnh nào? Phân tích tác dụng ?
- Các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong văn
bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân là:
+Chân trời, ngấn bể sạch được so sánh với một tấm kính mới lau.
+Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu được so sánh với lòng đỏ một quả trứng gà.
+Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường
kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
+So sánh cảnh tượng thiên nhiên với một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong
bình minh.
Học sinh có thể có các ấn tượng khác nhau về các phép so sánh trong đoạn văn,
nhưng đa phần các em rất thích phép so sánh: Mặt trời trịn trĩnh phúc hậu được
so sánh với lịng đỏ một quả trứng gà.
Vì ông (Nguyễn Tuân) đã dậy từ canh tư, rình mặt trời lên. Trên cái nền trong
trẻo, tinh khôi của bầu trời, qua màn hơi nước biển mờ ảo của buổi sáng, mặt
trời quả đúng như lòng đỏ một quả trứng. Cách so sánh thật gần gũi, rất đúng và

giống nhau(đều có màu vàng đào, đều trịn đầy). Đó là một hình ảnh rất thực mà
lại đẹp như mơ. Đây là một cách nhìn mới mẻ về mặt trời.
Qua cách so sánh của nhà văn Nguyễn Tuân ta mới thấy được vẻ đẹp của
mặt trời lúc mới mọc ở biển - một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ. Ta có cảm giác mặt
trời thật hiền hòa, dịu dàng, phúc hậu và ta có thể say sưa ngắm nhìn nó mãi. Đó
9

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

chính là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế, cách dùng từ ngữ độc đáo kết
hợp với trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Đoạn văn với các hình ảnh so
sánh đó giúp chúng ta thấy được tình cảm u mến, gắn bó, ngợi ca đầy trân
trọng vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả.
Từ cách phân tích ngơn ngữ trên, học sinh sẽ phân biệt được so sánh tu từ và so
sánh thông thường rồi rút ra khái niệm về so sánh. (Mục Ghi nhớ 1/ SGK
trang24).
Qua đây, tơi giải thích cụ thể hơn cho các em dễ hiểu:
So sánh nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua
cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.
Ngồi ra tơi cịn gợi nhắc các em nhớ lại cấu tạo của phép so sánh qua bảng sau:

dụ

Vế A
(Sự vật được ss)


1.

Mặt trời

2.
3.

PDSS

Từ
SS

trịn trĩnh, phúc như
hậu
như

Vế B
(Sự vật dùng để ss)

lòng đỏ một quả trứng…

Dượng H.Thư
một pho tượng đồng đúc.
Tấc đất
tấc vàng
- Dạng đầy đủ: (gồm 4 yếu tố)
Vế A + PDSS (Phương diện so sánh) + TNSS(Từ ngữ so sánh) + Vế B
- Dạng biến đổi ít nhiều.
- Vế A + từ so sánh + Vế B ; Vế A + Vế B ; từ so sánh + Vế B + Vế A.

Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.
TSS
Vế B
Vế A
- Vế B + Vế A
Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha.
Vế B
Vế A
Giáo viên nhấn mạnh: Dù cấu tạo của phép so sánh hồn chỉnh hay khơng
hồn chỉnh, một phép so sánh hay, có hiệu quả cần đảm bảo những yêu cầu sau
(không phải là tất cả): So sánh phải gần gũi, cụ thể, có hình ảnh, hợp lí, tiêu
biểu, biểu cảm, bất ngờ. Vì so sánh là để cụ thể hóa sự vật, dễ hình dung ra sự
vật.
Ví dụ: Gần gũi mà cụ thể: Đen như cột nhà cháy, than… là những vật để cụ thể
hóa khái niệm đen.
Ví dụ : Dễ hình dung “Mặt trời trịn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ của quả
trứng...” trong cuộc sống của người dân Việt Nam, lòng đỏ của quả trứng vừa
gợi được hình khối, tính chất, màu sắc (thuộc tính của mặt trời) vừa gần gũi,
giản dị đối với mỗi người. Thiên nhiên vũ trụ vừa lớn lao lại vừa nhỏ bé, gần
gũi với con người.
10

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

Hay khi tơi hướng dẫn các em tìm hiểu phép tu từ ẩn dụ (Bài học này phần II

đã giảm tải) nên mục đích chính, giúp các em nhận biết ẩn dụ trong thơ, văn qua
phần I. Khi dạy bài này, tơi đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa ẩn dụ và so
sánh đã học ở tiết trước để học sinh dễ hình dung: Ẩn dụ là một loại so sánh
ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (Vế A), phương diện so sánh,
từ so sánh chỉ còn sự vật, sự việc được dùng so sánh (Vế B). Vậy muốn tìm
được phép ẩn dụ và hiểu được cái hay, hàm súc của ẩn dụ thì phải xuất phát từ
từ ngữ ẩn dụ (Vế B) để tìm đến vế A (Sự vật, sự việc được so sánh). Thơng
thường học sinh chỉ tìm được phép ẩn dụ mà ít tìm được giá trị nghệ thuật của
nó, nếu tìm được cũng chỉ sơ sài, chung chung, nhiều khi còn sai lệch về nội
dung. Để khắc phục được điều đó, tơi đã hướng dẫn học sinh hiểu được các

phép ẩn dụ qua hệ thống ví dụ phần II của bài học và đưa thêm ví dụ khác về 4
phép ẩn dụ:
* Ẩn dụ cách thức: Được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách
thức hành động giữa các đối tượng.
Ví dụ: Câu thơ:
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.(Nguyễn Đức Mậu)
Học sinh trả lời câu hỏi 1 phần II/ sách giáo khoa trang 68.
+Những từ in đậm dùng để chỉ hiện tượng hoăc sự vật nào? (Thắp: chỉ sự
nở hoa; Lửa hồng: chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.)
+ Vì sao có thể ví như vậy? (Màu đỏ được ví với lửa hồng vì hai vật ấy có
hình thức tương đồng. Cịn sự “nở hoa” được ví với hành động thắp vì chúng
giống nhau về cách thức thực hiện.
* Ẩn dụ hình thức: Được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình
thức giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất phát
từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người .
Ví dụ: khổ thơ:
Bỗng lịe chớp đỏ
Thơi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ
Một dịng máu tươi! (Lượm - Tố Hữu)
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định ẩn dụ có trong khổ thơ. (“dịng máu tươi”).
Tại sao em lại xác định“dòng máu tươi” là ẩn dụ? (là cách nói ẩn dụ ngầm chỉ
sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của
lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng
là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.)
11

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

* Ẩn dụ phẩm chất: Được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung
thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung.

* Ví dụ: Khổ thơ:
“ Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm” ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Ở đây “ Người cha” dùng để chỉ ai? (Chỉ Bác Hồ). Vì sao em biết được điều
đó? (Nhờ ngữ cảnh của khổ thơ, bài thơ.) Tại sao tác giả lại dùng “Người Cha”
thay thế cho “ Bác Hồ” ?(Giữa người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống
nhau: Về tuổi tác, tình u thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con - Người
chiến sĩ.)
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc

ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo khơng khác gì bà
mẹ hiền u thương, lo lắng cho đàn con. Hành động này đã thể hiện tình u
thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người
cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu
đáo, khơng sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ
nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật
giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng
niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
* Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ
những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác
phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Ẩn dụ cảm giác được chia ra một số loại
như sau:
+ Thị giác + nhiệt.
+ Thính giác + vị giác.
+ Thị giác + khứu giác.
+ Khứu giác + vị giác.
+ Thính giác + xúc giác.
Ví dụ:Khổ thơ:
“Mọc giữ dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
12

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018


Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Em hiểu “giọt long lanh” ở câu thơ thứ năm là giọt gì? (Giọt sương mùa xuân,
giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện ở câu thơ trên).
Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?( Chọn cách hiểu giọt âm thanh của tiếng chim
chiền chiện hợp lí hơn. Vì tiếng chim vang mà không tan biến, tuôn ra thành
tiếng rõ ràng, tròn trịa, kết tinh thành giọt, kết lại thành dấu ấn mùa xuân để nhà
thơ “hứng” với đôi bàn tay nâng niu, trân trọng.)Sử dụng phép tu từ ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác, nhà thơ Thanh Hải không chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên
nhiên mùa xuân mà còn diễn tả được sự say đắm ngỡ ngàng và thái độ đón nhận
mùa xuân một cách nâng niu, trân trọng của tác giả.) Đây là một ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác (từ thính giác sang xúc giác).
Giáo viên cịn mở rộng hơn cho học sinh, ẩn dụ không chỉ được sử dụng trong
thơ, văn mà còn được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm cho lời
nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu cảm, cảm xúc.
Ví dụ: Khi mẹ nựng con thường hay nói : cún con, mặt trời, cục vàng của mẹ …
Hoặc sử dụng nhiều ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như: Giọng chua, nói đau, nghe
mệt, thơm điếc mũi…
Ẩn dụ cịn được cha ông ta sử dụng trong thành ngữ để tăng thêm giá trị hàm
súc cho lời nói.
Ví dụ: Ni ong tay áo, gậy ông đập lưng ông, chuột sa chĩnh gạo, con nhà lính
tính nhà quan…
Qua việc tìm hiểu về các phép ẩn dụ, giáo viên khắc sâu hơn cho các em khái
niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng.
Một ví dụ nữa mà tơi muốn đưa ra khi vận dụng phương pháp này vào hướng
dẫn học sinh nhận biết phép tu từ hoán dụ trong thơ văn qua bài Hoán dụ - tiết
101. Khi giảng bài này, để tránh cách dạy áp đặt đòi hỏi giáo viên phải cho học

sinh hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử ra đời của câu thơ, bài thơ trong ví dụ1(SGK),
phần I.
Ví dụ câu thơ lục bát :
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (Tố Hữu)
Câu thơ này, nhà thơ Tố Hữu viết về người lao động của nước ta thời kì cách
mạng tháng Tám. Thời ấy, y phục đặc trưng  của người nông dân là áo nâu, của
người công nhân là áo xanh.
13

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai ? (Dùng áo nâu để chỉ người nông dân, áo
xanh chỉ người công nhân, nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn, thị
thành chỉ những người sống ở thành thị.)
Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ
như thề nào? (Dùng dấu hiệu, vật chứa đựng của sự vật để gọi sự vật.)
Cách diễn đạt này gọi là hoán dụ.
Sau khi học sinh đã hiểu được đặc điểm của phép hoán dụ giáo viên tiếp tục
hướng dẫn học sinh cách tìm tác dụng của hốn dụ trong các ví dụ.
Nêu nhận xét về hai cách diễn đạt ?
Cách 1 :
« Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên »
Cách 2 : Những người nông dân ở nông thôn và những người công nhân ở

thành thị cùng đứng lên.
Cách 1 : Sử dụng hốn dụ có giá trị biểu cảm, gợi hình ảnh, nêu bật được
đặc điểm của những người được nói đến .
Cách 2 : Mang tính chất thơng báo sự kiện, khơng có giá trị biểu cảm.
Từ nhận biết và hiểu được tác dụng của phép hoán dụ, học sinh sẽ vận dụng tốt
vào việc Đọc - Hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cũng được cha ông ta sử dụng hiệu quả trong thành
ngữ, tục ngữ, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Ví dụ : một nắng hai sương, chân lấm tay bùn...
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ta thường sử dụng: Trăm người như một; cả
làng đi xem; nhà có năm miệng ăn…
Học văn chương là học tập cách sử dụng ngôn ngữ của cha ông ta, của các nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng để làm phong phú ngơn ngữ của mình và cịn có tác dụng
rất tốt trong q trình tạo lập văn bản nói, viết nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi
cảm.Áp dụng phương pháp dạy học này vào bài Nhân hóa, ( tiết 91),ẩn dụ (tiết
97) và hốn dụ (tiết 101), phần I của bài học; các bài tập chỉ ra và nêu tác dụng
của các biện pháp tu từ trong thơ, văn qua các buổi dạy bồi dưỡng nâng cao,
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, giờ học của tôi rất thành công. Một lần nữa, tôi
thấy phương pháp giảng dạy thật hiệu quả.
2. Phương pháp thứ hai: “Phương pháp rèn luyện theo mẫu để hiểu
được cái hay, cái đẹp của văn chương qua phép tu từ” .
Như chúng ta đều biết, các nhà thơ, nhà văn vận dụng nhiều biện pháp tu
từ vào thơ văn để làm nổi bật cái hồn của cảnh vật, con người. Nhiệm vụ của
những nhà giáo dục như chúng ta giúp học sinh phát hiện đúng các câu thơ, câu

14

skkn



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

văn (đoạn thơ, đoạn văn) có sử dụng các biện pháp tu từ, cảm nhận được cái
hay, cái đẹp cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả qua các phép tu từ đó.
Đây là phương pháp dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh phân tích để
nắm vững và tự sản sinh lời nói theo mẫu, phát huy tốt năng lực giao tiếp Tiếng
Việt và cảm thụ thẩm mĩ. Với phương pháp này, người thầy tiến hành nhịp
nhàng các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên lựa chọn mẫu theo yêu cầu cần rèn luyện để cung
cấp cho học sinh.
+ Bước 2: Học sinh tiến hành phân tích (như phương pháp thứ nhất).
+ Bước 3: Học sinh tự sản sinh ra lời nói theo mẫu để hiểu được cái hay,
cái đẹp của văn chương (cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật qua phép tu
từ.)
Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên phải là người thực sự gợi mở, dẫn dắt
và tạo tình huống có vấn đề đối với các em. Giáo viên kích thích các em bằng
những ví dụ trong các tác phẩm văn chương mà các em vừa học, hoặc đã được
học ở bậc Tiểu học, các nhà văn, nhà thơ quen thuộc như Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
Trần Đăng Khoa... Mặt khác, giáo viên giao cho từng nhóm học sinh về sưu tầm
thơ, văn có sử dụng các biện pháp tu từ liên quan đến bài sắp học, rồi sắp xếp
theo yêu cầu. Chính sự chuẩn bị đó đã giúp các em có một tâm lí tốt khi tiếp thu
bài, tạo khơng khí sôi nổi, hào hứng trong giờ học. Bởi theo phương pháp dạy
học hiện nay là: “Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong tất cả các môn
học” và “ Học mà chơi, chơi mà học” để tránh áp đặt, gị bó kiến thức. Nhưng,
một hạn chế lớn nhất đối với các em là: các em mới chỉ nhận biết được phép tu
từ trong thơ, văn mà chưa cảm nhận được giá trị của các biện pháp tu từ đó.
(Hay nói một cách khác, chưa hiểu được cái hay, cái đẹp của văn chương mà do
phép tu từ đó mang lại, cũng như ý đồ của người sáng tác.) Để giúp các em phát

huy tốt năng lực giao tiếp Tiếng Việt và cảm thụ thẩm mĩ, tơi có thể đưa ra một
vài ví dụ cụ thể.
*Ví dụ 1: Đoạn văn:
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”(Trích: “Vượt thác” - Võ
Quảng)
Học sinh sẽ tiến hành phân tích ví dụ:
+ Nêu được phép tu từ có trong đoạn văn. (so sánh); (so sánh Dượng
Hương Thư với một pho tượng đồng đúc và Dượng Hương Thư giống như một
hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh).
15

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

+Chỉ ra vế A, vế B.(Học sinh chỉ ra)
+Giải thích vì sao tác giả lại so sánh như vậy? So sánh để làm gì?
Trong phép so sánh 1: So sánh để làm nổi bật thân hình cường tráng, khỏe
mạnh, gân guốc, vững chắc của dượng Hương.
Trong phép so sánh 2: So sánh để làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh và tư thế hào
hùng của con người trước thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những anh hùng trong
huyền thoại xưa - một vẻ đẹp thật đáng trân trọng và tự hào.
Thơng qua hình ảnh so sánh em thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả ở đây là
gì? Tác giả ngợi ca bản lĩnh, sự phi thường của những con người bình dị trong
thử thách, gian lao của cuộc sống). (khi cần vượt qua thử thách, con người Việt

Nam vốn bình thường trong cuộc sống bỗng lớn dậy với vẻ đẹp phi thường.)
*Ví dụ 2: Bài ca dao:
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ơng ơi! Ơng vớt tơi nao,
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ có trong bài ca dao? Tại sao lại ngầm ví hình ảnh
người phụ nữ với cị? Ví như vậy để làm gì? Dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì?
Từ các câu hỏi gợi mở trên, học sinh sẽ dễ dàng cảm, hiểu được giá trị của phép
tu từ đem lại cho thơ văn.
Cụ thể: Sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ, hình ảnh những người vợ, người
mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn
con nheo nhóc đã được ví với hình ảnh con cị lặn lội dưới sơng. Vì tối trời, cị
gặp nạn lộn cổ xuống ao. Người mẹ đã gặp nguy hiểm, đã sa chân vào cạm bẫy.
Đứng trước hiểm nguy cái chết đã kề bên, người mẹ ấy chợt nghĩ đến đàn con
của mình nên cất lời van xin kêu cứu. Một sức mạnh tiềm ẩn trong lòng mẹ chợt
trỗi dậy: không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì
mình. Cị mẹ lại cất tiếng van xin một lần nữa nhưng không phải xin được sống
mà là xin được chết trong sạch.Nhờ có phép ẩn dụ,ta thấy được phẩm chất đáng
quý ở người phụ nữ hiện lên trong bài ca. Xin được chết trong vì sợ phải đau
lịng cị con.( phẩm giá trong sạch của mình). Bà mẹ nghèo vất vả khơng có gì
để lại cho con. Có lẽ chỉ có tấm lịng trong sạch, thanh cao là gia tài quý nhất đế
cho đàn con sau này luôn tự hào về mẹ mà sống tốt đẹp hơn. (Ngợi ca phẩm giá
tốt đẹp của con người: Chết trong cịn hơn sống đục. Đây chính là dụng ý nghệ
thuật của tác giả)
16

skkn



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

*Ví dụ 3: Câu ca dao:
« Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay » (Tố Hữu)
Hình ảnh “áo chàm” một hình ảnh để lại ấn tượng về sự độc đáo, đó là hình ảnh
tả thực vừa là hình ảnh hốn dụ, tượng trưng. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc
thường mặc áo nâu chàm, một thứ màu sắc giản dị của con người vốn hiền lành,
chất phác nhưng son sắc thủy chung gắn bó với con người nơi đây. Màu chàm
rất bền, ít phai, do đó Tố Hữu đã mượn ý nghĩa của màu chàm bền chặt để chỉ
tình cảm của con người cũng bền chặt thủy chung.
Dụng ý của tác giả : Làm nổi bật cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại
cho ta hình dung một tình cảm lặng lẽ nhưng bình dị và thiết tha.
*Ví dụ 4: Cho đoạn thơ:
«  Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
…………………………………..
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. » (Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
Trong đoạn thơ có nhiều phép tu từ độc đáo. Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả
của các phép tu từ đó? Qua đây em có nhận xét gì về tài năng của tác giả ?
- Học sinh lần lượt chỉ ra các phép tu từ :

+Nhân hóa : cây dừa như một con người với những động tác “dang tay”,
“gật đầu” mềm mại. Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng
khống thích tâm giao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm
màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động
lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống.
+ So sánh : Quả dừa được ví như đàn lợn con.(Và có lẽ, ở cái tuổi trẻ thơ,
hiếu động và ngỗ nghĩnh, Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như
những đàn lợn con béo trịn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao.) Trần Đăng Khoa đã
dành nhiều thời gian để ngắm nhìn, để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật trong
mọi khoảnh khắc - ngày, đêm. Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung
linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh
rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày,
17

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô gái
đang thướt tha dịu dàng chải tóc.
+ Ẩn dụ : Cây dừa như vươn cao, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ
của một người lính cầm chắc tay súng. Cây dừa trở thành hiện thân của con
người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện,
thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình u q hương đất
nước nồng nàn, ln hiên ngang và dũng cảm…
- Cái hay, cái độc đáo của khổ thơ : Trần Đăng Khoa đã tái hiện một bức
tranh đồng q thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao.(Hình ảnh những

rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở
thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người
dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua
ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê
hương với thiên nhiên.)
- Nhận xét về tài năng của tác giả: Khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế,
cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí
tưởng tượng phong phú, độc đáo, nhận xét tinh tế, dùng từ độc đáo, sự hiểu biết
sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam…
Khi học sinh đã nhuần nhuyễn trong cách tìm giá trị nghệ thuật của các phép tu
từ, các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn chương dễ dàng cảm thụ văn học
và cũng dễ dàng vận dụng vào tìm hiểu, tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu
tả.
3. Phương pháp thứ ba: “Phương pháp giao tiếp”.
Với phương pháp này, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nội
dung lí thuyết đã học để tiến hành các nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Trong
phương pháp này phải có người phát ngơn và người tiếp nhận. Mà, sự lựa chọn
ngôn ngữ khi giao tiếp chịu sự chi phối của các vấn đề sau:
+ Tương quan giữa người nói và người nghe.
+ Tình huống của sự giao tiếp.
+ Mục đích cần đạt đến.
Tơi tiến hành cho học sinh đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép tu
từ, viết các đoạn văn nêu cảm nhận của em về các phép tu từ đã học.
Bên cạnh đó, tơi còn dùng phương pháp gợi mở, tái hiện để phát huy khả
năng giao tiếp của học sinh. Vì trao đổi, thảo luận là một cách học tập tạo điều
kiện cho học sinh phát huy khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng
thích ứng với hồn cảnh xung quanh. Để thực hiện tốt phương pháp này,tôi
muốn học sinh:
18


skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

3.a.Trao đổi, thảo luận để phân biệt so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ:
- So sánh tu từ là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách
quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có cùng một nét giống nhau
nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng về bản
chất.
- Ẩn dụ tu từ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự
vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ
với so sánh tu từ.
- Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên tưởng
để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này
là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ.
Ví dụ 1: So sánh
Người là Cha là Bác là Anh.
Tố Hữu vẽ chân dung Hồ Chí Minh qua lối so sánh mang tính chất khẳng định:
Bác Hồ là Cha, là Bác, là Anh. Cách so sánh này giúp chúng ta liên tưởng tới
bác, cha, anh là những người giản dị, gần gũi trong mỗi gia đình người Việt.
Người là kết tinh những giá trị văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh Việt Nam.
Người là nguồn sức mạnh, nguồn động viên, là cảm hứng lao động, chiến đấu và
sáng tạo của chúng ta. Người vừa lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi, giản dị.
Ví dụ 2: Ẩn dụ
(1) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
(2) Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Đặt trong khung cảnh bài thơ, câu thơ ta thấy:

- Mặt trời (1): Là hình ảnh có thật trong tự nhiên, soi sáng, sưởi ấm cho vạn
vật.
- Mặt trời (2): Là hình ảnh ẩn dụ.Tác giả dùng để chỉ ai? (chỉ Bác Hồ, vị
lãnh tụ của dân tộc: Người soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thốt khỏi
cuộc sống nơ lệ tối tăm để đi tới tương lai độc lập,tự do.)
Vì sao em biết được điều đó? (Giữa hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất và hình
ảnh mặt trời ở câu thơ hai có điểm tương đồng: Cùng đem đến ánh sáng.)
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt này? (Tạo cho câu thơ mang tính hình tượng,
tính hàm súc, cơ đọng hơn cách diễn đạt bình thường.)
Dụng ý nghệ thuật của tác giả: Nhằm ngợi ca công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối
với dân tộc Việt Nam, đồng thời còn thể hiện được lòng thành kính, biết ơn vơ
hạn của nhà thơ Viễn Phương nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung đối với
Bác.
3.b.Trao đổi, thảo luận đê phân biệt ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ :
19

skkn


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học: 2017 - 2018

* Giống nhau : Cùng là biện pháp chuyển đổi tên gọi và chức năng.
- Lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này (A) để gọi sự vật hiện tượng khác
ở (B) dùng A để gọi B.
- Dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung (So sánh ngầm) chỉ có một vế
(vế biểu hiện), cịn vế kia (vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
- Có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
* Khác nhau :

- Ấn dụ :
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau
về phương diện nào đó (Hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác)
Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật .
+ Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng
bằng cách so sánh ngầm.
+ Về mặt nội dung : (cấu tạo bên trong) ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống
nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất, nét giống nhau là
cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
+ Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, hiện nay ẩn dụ được dùng
rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, khơng những trong văn
xi nghệ thuật mà cịn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất trong thơ
ca.
- Hốn dụ :
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi
với nhau ( Bộ phận - toàn thể ; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng ; dấu hiệu của
sự vật - sự việc; cụ thể - trừu tượng)
+ Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu
hiện và đối tượng được biểu hiện.
+ Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng
mà khơng so sánh.
+ Chức năng chủ yếu của hốn dụ là nhận thức, nó được dùng trong
nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xi
nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hóa và tính cụ thể vừa ở tính
biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
* Ví dụ : Phân biệt ẩn dụ và hốn dụ trong ví dụ sau ?
« Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ trầu khơng thơn nào. » 
Hốn dụ: Thơn Đồi, thơn Đơng - người thơn Đồi, người thôn Đông ( ẩn)


20

skkn



×