Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn nâng cao hứng thú học môn hóa học 8 thông qua việc thi đua trong tiết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.76 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 1

NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN HĨA HỌC 8 THƠNG QUA VIỆC
THI ĐUA TRONG TIẾT HỌC

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Để đạt được kết quả cao trong giảng dạy, năm học 2016 - 2017 là năm học thứ
mười thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, năm học thứ bảy
thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Mục tiêu chủ yếu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” là làm sao tạo nên một mơi trường giáo dục an tồn, bình đẳng, lành
mạnh, đảm bảo sự gần gũi, gắn bó với học sinh, ln tạo được sự thỏa mái, bình
yên, hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo
của các em trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách
phù hợp và có hiệu quả cao.
Ở góc độ là những giáo viên dạy học bộ mơn Hóa học 8 bậc THCS, chúng ta
suy nghĩ, nhận thức và đóng góp gì cho phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đã phát động? Theo tơi, trước hết chúng
ta cần nhận thấy rõ rằng : Nếu trong từng tiết dạy học bộ mơn Hóa, mỗi giáo viên
đầu tư xây dựng được “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì có nghĩa là
chúng ta đã đóng góp được một phần “Nguyên liệu” để xây dựng nên “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Thế thì một câu hỏi đặt ra ở đây là : Làm sao để xây dựng được “Lớp học thân
thiện, học sinh tích cực”? Tơi thiết nghĩ rằng : Việc đưa thi đua trí tuệ trên tinh
thần “Học mà chơi, chơi mà học” vào các tiết học nói chung và tiết học mơn Hóa
nói riêng, sẽ là một trong những yếu tố rất quan trọng để xây dựng nên “Lớp học


thân thiện, học sinh tích cực”.

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

Bởi vì, thi đua vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của các em học sinh, nó giúp
các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải học hồi những tiết lý
thuyết căng thẳng, bài tập khơ khan…Thi đua cịn là phương pháp giáo dục về
hành vi đạo đức cho các em thuộc hạng nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, kích cầu
được sự hứng khởi, phấn chấn cho các em, hội tụ đông đảo các đối tượng học sinh
tham gia thi đua một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hịa hợp và thân thiện. Xóa dần
được ranh giới giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém
Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ mà
bản thân đã tích lũy được trong những năm học qua. Tơi xin được đóng góp một
Sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề : NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MƠN HĨA
HỌC 8 THÔNG QUA VIỆC THI ĐUA TRONG TIẾT HỌC
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng hiện nay:
Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy rằng năng lực tìm kiến thức, phát
huy tính tích cực, sáng tạo và thái độ học mơn hố học của học sinh là rất yếu. Đa
số học sinh cho rằng hố học là mơn khó học, các em rất sợ học tập mơn hố, hầu
như rất ít học sinh nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng hoá học. Vì thế các em
rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú bộ môn này.
2. Các biện pháp để nâng cao hứng thú học mơn Hóa học 8:
Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những
hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám

phá điều mình chưa biết chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh
phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình
thành thói quen vận dụng kiến thức hóa học vào học tập các môn học khác và vào
thực tiễn.

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

a. Những điều cần thiết khi tổ chức thi đua trong tiết học:
Giáo viên bộ môn là người đóng vai trị hướng dẫn, là trung tâm thu hút học
sinh tham gia và là trọng tài. Do vậy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui
vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em.
- Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít
hài hước. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng
thú trong học tập cho học sinh.
- Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết, để học sinh dễ
dàng nắm bắt nội dung thi đua một cách tự nhiên.
- Thường là sau thi đua phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, đây là
thi đua chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết học, cho nên giáo
viên tránh xử phạt đối với đội thua. Mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu
có) đối với đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp
thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Tránh việc tổ chức thi đua quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt
đến các lớp học lân cận.

- Giáo viên cần xây dựng tiêu chí thi đua. Đặc trưng của mơn Hóa học là
ngun tố hóa học nên giáo viên cho mỗi tổ tự thảo luận chọn tên nguyên tố nào
đặt tên cho tổ mình (Học sinh khắc sâu kí hiệu ngun tố của tổ mình).
- Phân cơng mỗi thành viên là một số có tên theo số thứ tự của tổ và mỗi tổ
là một màu giấy để trong mỗi lọ khác nhau.
- Giáo viên thông báo tiêu chí thi đua và cho học sinh đóng góp để thống
nhất.

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 4

- Giáo viên cho lớp phó học tập kẻ bảng thành 4 cột lớn để ghi nộ dung thi
đua và 1 cột nhỏ để ghi điểm cho các tổ.
b. Hoat động theo dạng bài tập.
Giải pháp
- Ghi kí hiệu ngun tố hóa học : Giúp các em nhớ và ghi được kí hiệu các
nguyên tố, tạo khơng khí sơi nổi và phấn khởi.
- Hồn thành các phương trình phản ứng : Rèn luyện kỹ năng viết phương
trình, nhớ tính chất hóa học, mối liên hệ giữa các chất...
- Nhận biết
- Tính chất hóa học của các chất
- Bài tập tính theo phương trình
- Phân loại phản ứng
- Giáo viên viết đề bài lên bảng (các bài tập đưa ra phải tập trung vào trọng
tâm) học sinh làm vào tập
- Chọn 4 em làm bài nhanh nhất nộp tập.

Lưu ý : Giáo viên không cho chạy (Sợ học sinh ham thi đua chạy dể gây tai
nạn và làm ảnh hưởng đến các bạn khác), khi làm xong chỉ cầm tập giơ lên, khi có
lệnh của giáo thì đi nộp. Học sinh nộp bài trước không được chỉ các bạn cịn lại
trong tổ (Thiếu cơng bằng giữa các tổ, nếu vi phạm – 10 đ cho tổ đó)
- Sau khi 4 học sinh đã nộp tập thì giáo viên đi kiểm tra toàn lớp nhắc nhở
đến khi các em làm xong bài tập.
- Tiếp theo giáo viên gọi một số, học sinh có số tương ứng của mỗi tổ mang
tập nộp (nếu tổ nào nộp quá số người quy định khi phát hiện thì bỏ điểm của học
sinh cao nhất và trừ thêm 10 điểm. Nếu số thứ tự trùng với người đã nộp tập nhanh
thì số kế đó nộp thay)

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 5

- Mỗi lần chấm từ 6 đến 12 tập (tùy theo nội dung ít hay nhiều) theo thang
điểm 10. Giáo viên trực tiếp chấm bài, cho lớp phó học tập lên ghi điểm vào cột thi
đua ở bảng. Đồng thời giáo vên gọi học sinh yếu kém lên sửa bài. Sau khi chấm
xong bài giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng của các bạn, sau
cùng là giáo viên kết luận kiến thức đúng.
- Kết thúc tiết học giáo viên tổng hợp điểm và khen thưởng tổ có điểm cao
nhất bằng kẹo.
Ví dụ 1 : Sau khi học bài “phương trình hóa học” giáo viên cho học sinh các
phương trình phản ứng và yêu cầu học sinh lập phương trình.
a. Al +

O2


b. Fe

+

c. K +

H2O

d. NaOH

+

Al2O3
Cl2

FeCl3
KOH

FeCl3

+
Fe(OH)3

H2
+

NaCl

Ví dụ 2 : Sau khi học bài “Tính theo phương trình hóa học” giáo viên cho

bài tập tương tự và yêu cầu học sinh làm.
Đốt cháy hồn tồn 2,7 g nhơm trong khí oxi.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học ?
b. Tìm khối lượng sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng?
c. Tính thể tích khí oxi cần dung ở đktc ?
* Ưu điểm :
- Giáo viên phân loại được học sinh giỏi, khá với học sinh từ trung bình trở
xuống.
- Kiểm tra được nhiều đối tượng học sinh.
- Giúp đỡ học sinh yếu – kém

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 6

- Kích thích được học sinh thi đua làm bài tập để được điểm.
- Học sinh thích được giáo viên cho điểm vào tập ghi để về khoe với gia
đình.
- Phục vụ tốt cho các tiết ôn tập, luyện tập.
* Hạn chế :
- Mất thời gian chấm bài.
- Các em thường mất trật tự.
c. Hoạt động kiểm tra viết
Giải pháp
- Ngoài quy định của tổ chuyên mơn, giáo viên cịn cho học sinh làm thường
xun bài kiểm tra viết.
- Khi có bài kiểm tra giáo viên chấm mẫu 4 bài, sau đó hướng dẫn cho 4 học

sinh học khá, giỏi chấm bài cho cả lớp.
- Chấm bài xong lớp phó học tập vào sổ điểm rồi chia bài ra và cộng điểm
theo tổ (lấy tổng số điểm chia điều cho số người trong tổ, lấy điểm trung bình). Tổ
nào có điểm cao thì giáo viên thưởng bằng điểm.
- Phát bài cho học sinh ở tiết kế đó, em nào có khiếu kiện gì thì hỏi trực tiếp
và giáo viên trả lời, nếu người chấm sai thì chỉnh sửa điểm cho người khiếu kiện và
trừ điểm cho người chấm.
Lưu ý : Giáo viên quy định
- Học sinh vắng cho kiểm tra lại.
- Lớp phó học tập cộng điểm của từng tổ ghi vào cột điểm thi đua.
Ví dụ : Giáo viên cho đề kiểm tra và yêu cầu học sinh làm.

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 7

Câu 1 ( 4 điểm ) Gọi tên các oxit sau : CuO , SO3 , Na2O , Fe2O3 , P2O5 , SiO2 ,
Cu2O, N2O3 .
Câu 2 (6 điểm)
Cho 6,5 Zn tan hoàn toàn trong dung dịch axit clohđric
a. Tính khối lượng của axit tham gia phản ứng ?
b. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 ở đktc ?
Đáp án
Câu 1: (4 điểm)
CuO : Đồng (II) oxit

( 0,5 đ )


SO3 : Lưu huỳnh tri oxit

( 0,5 đ )

Na2O : Natri oxit

( 0,5 đ )

Fe2O3 : Sắt (III) oxit

( 0,5 đ )

P2O5 : Đi photpho penta oxit

( 0,5 đ )

SiO2 : Silic đioxit

( 0,5 đ )

Cu2O : Đồng (I) oxit

( 0,5 đ )

N2O3 : Đi nito tri oxit

( 0,5 đ )

Câu 2 : (6 điểm)

nZn = 0,1 (mol)
Zn

+

2 HCl 

(1 điểm)
ZnCl2 + H2

1 mol

2mol

1 mol

1 mol

0,1mol

0,2mol

0,1mol

0,1 mol

a.Khối lượng của HC l = 0,2 .

36,5 = 7,3 (g)


(1 điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)

b. Khối lượng muối tạo thành:
m = 0,1. 136 = 13,6 (g )
Thể tích H2 ở đktc :

skkn

( 1 điểm)


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 8

V= 0,1. 22,4 = 2,24 ( l )

( 1điểm)

* Ưu điểm :
- Kiểm tra được tất cả học sinh.
- Học sinh thích được điểm và thưởng kẹo nên tích cực làm bài.
- Rèn luyện kỹ năng chấm bài cho một số em học khá, giỏi và giúp các em khắc
sâu kiến thức hơn.
- Chấm, trả bài kịp thời và học sinh biết được khả năng của chính mình từ đó có
cách học tốt hơn.
* Hạn chế : Học sinh chấm bài đơi khi cịn sai
d. Hoạt động phát biểu xây dựng bài

Giải pháp
Giáo viên đặc câu hỏi cho học sinh trả lời :
- Học sinh trả lời đúng +10 đ
- Học sinh trả lời sai +5 đ
Ví dụ : Giáo viên đặt câu hỏi
Câu 1 : Nêu tính chất hố học (viết phương trình) và ứng dụng của oxi ?
Câu 2 : Nêu khái niệm và cho ví dụ của các phản ứng sau :
a. Hố hợp
b. Phân huỷ
Câu 3 : Nêu khái niệm, phân loại và cách gọi tên về oxit ?
Câu 4 : Nêu khái niệm sự cháy ? Các cách làm tắt đám cháy ? Trong khơng
khí gồm có những thành phần nào ?

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 9

Câu 5 : Nêu tác hại, ngun nhân và cách khắc phục khi khơng khí bị ô
nhiểm ?
* Ưu điểm :
- Kích thích được học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Tạo điều kiện cho học sinh u thích mơn học.
- Học sinh muống thi đua tốt phải xem bài trước.
- Học sinh tích cực thi đua phát biểu từ đó các em khắc sâu kiến thức.
- Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.
- Khơng khí lớp học sơi nổi tích cực, học sinh hứng thú học tập, không
buồng chán.

* Hạn chế : Lớp thường mất trật tự.
e. Hoạt động hoàn thành nhiệm vụ (bài tập về nhà, soạn bài)
Giải pháp
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh (trong sách giáo khoa, bài tập nâng
cao...)
- Học sinh soạn bài mới theo các câu hỏi của giáo viên đã cho.
- Các tổ trưởng kiểm tra chéo vào đầu buổi học. Nếu :
+ Không soạn, không làm bài tập hoặc bỏ quên tập ở nhà thì -10 đ
+ Soạn thiếu thì trừ điểm tương ứng.
- Sau đó báo cáo điểm cho lớp phó học tập cộng hoặc trừ điểm của từng tổ.
Ví dụ : Giáo viên cho câu hỏi và yêu cầu học sinh về soạn bài.
Câu 1 : Trình bày tính chất hố học của H2 ? Viết phương trình phản ứng
minh họa?

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 10

Câu 2 : Nêu ứng dụng của H2 :
Câu 3 : Phản ứng thế là gì ? Cho ví dụ ?
Câu 4 : Nêu cách điều chế H2 trong phịng thí nghiệm ? Cho biết các cách
thu khí hiđro ? Vì sao ?
* Ưu điểm :
- Học sinh chuẩn bị được bài mới và làm được bài tập ở nhà cho nên các em
khắc sâu được kiến thức.
- Học sinh sợ bị mất điểm thi đua của tổ nên cố gắng soạn bài.
- Học sinh thích được khẳng định mình và đóng góp cho tổ nên làm tốt

nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
* Hạn chế :
- Một số em không soạn bài và làm bài ở nhà mà còn ỷ lại vào những bạn
học khá giỏi nên vào lớp chép của bạn.
- Nhiều học sinh lớp cơ bản chưa thực hiện tốt.
f. Hoạt động vẽ sơ đồ tư duy :
Giải pháp
- Phân loại sơ đồ tư duy : sơ đồ câm và sơ đồ có nội dung
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy vào bảng
nhóm.
- Giáo viên chọn các loại bài cần thiết để thiết kế sơ đồ tư duy :
+ Ơn tập
+ Tính chất hóa học
+ Củng cố kiến thức cuối bài

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 11

- Cho đại diện treo bảng nhóm lên thuyết trình
- Giáo viên huy động học sinh nhận xét sau đó giáo viên kết luận và thống
nhất nội dung cần ghi.
*. Ưu điểm :
- Các nội dung qua sơ đồ tư duy học sinh dể ghi nhớ và khắc sâu kiến thức
hơn
- Hình thành được các kỹ năng sống cho học sinh : Hợp tác nhóm, thuyết
trình...

- Tận dụng sản phẩm của học sinh để làm đồ dùng dạy học.
3. Kết quả đạt được.
- Đa số các em tích cực hưởng ứng thi đua và có tâm lí mong chờ đến giờ
học hóa nhiều hơn.
- Giữa các thành viên trong nhóm, tổ có sự đồn kết chặt chẽ.
- Kết quả TBM học kỳ II năm học 2015-2016 các lớp chọn làm thực nghiệm là 8A
(lớp cơ bản), lớp 8B chọn là lớp đối chứng. Thống kê kết quả như sau :

Lớp

Giỏi

Sỉ
số

SL

%

8A

39

11

28,2

8B

31


10

32,3

Khá
SL

TB

Yếu

%

SL

%

14

35,9

14

35,9

13

41,9


8 25,8

SL

Kém

%

SL

%

0

0

0

0

0

0

0

0

Từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục tăng hơn trước, khơng có
tỉ lệ học sinh yếu, kém so với các năm học trước.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận :

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 12

Việc tổng hợp khéo léo các phương pháp dạy nêu trên nhằm mục đích làm
tích cực hoá các hoạt động dạy và học, đã đem lại kết quả rất khả thi và tạo được
hứng thú lớn trong học tập của học sinh, đồng thời phát huy tối đa sự tham gia của
người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra các kiến thức, tự mình tham gia vào các
hoạt động để cũng cố kiến thức, rèn luyện được kĩ năng. Dạy học như thế có tác
động rất lớn đến việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, nâng cao năng lực tư
duy độc lập và khả năng tìm tịi sáng tạo.
2. Kiến nghị :
Nhân rộng mơ hình “Thi đua trong tiết học mơn hóa lớp 8”
Trên đây là tích lũy kinh nghiệm của tơi trong q trình giảng dạy thời gian
qua, tuy nhiên khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của lãnh đạo và
của đồng nghiệp để nội dung “Thi đua trong tiết học mơn hóa lớp 8” của tơi được
hồn thiện hơn. Tôi chân thành biết ơn !
Duyệt của Ban lãnh đạo
Người viết

Trần Thị Tuyết Loan

skkn



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 13

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

I. Đặt vấn đề

1

II.Nội dung

2

1 Thực trạng

2

2. Các biện pháp để nâng cao hứng thú cho học sinh

2

a. Những điều kiện cần thiết thi đua trong tiết dạy

3


b. Hoạt động theo dạng bài tập

4-5

c. Hoạt động kiểm tra viết

6-8

d. Hoạt động phát biểu ý kiến xây dựng bài.

8-9

e. Hoạt động hoàn thành nhiệm vụ.
f. Hoạt động vẽ sơ đồ tư duy.

9-10
10-11

3. Kết quả đạt được

11

III. Kết Luận và kiến nghị

12

1. Kết luận

12


2. Kiến nghị

12

skkn



×