Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Skkn nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.04 KB, 49 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
T
T

Họ và tên

Ngày sinh

1

Phạm Thị Tuất

19/11/1970

2

Phạm Văn Tỉnh

15/8/1978

3

Trần Thị Giang

05/4/1977


4

Lương Thị Huyền Anh

02/9/1986

Nơi
cơng tác

Phịng
GDTH Sở GDĐT

Chức vụ
Trưởng
phịng
Phó trưởng
phịng
Chun
viên
Viên chức

Tỷ lệ
Trình độ đóng góp
CM
vào việc
tạo ra SK
Thạc sĩ

25%


Thạc sĩ

25%

Thạc sĩ

25%

Đại học

25%

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Nâng cao chất lượng
giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua xây dựng kế hoạch giáo dục
cá nhân”.
Lĩnh vực áp dụng: Quản lí giáo dục
II. Nội dung sáng kiến
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục hịa nhập là xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới cũng
như tại Việt Nam nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của mọi trẻ em được nêu trong
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Quyền của Người khuyết tật mà Việt Nam đã
kí cam kết tham gia. Mỗi trẻ em kể cả trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất
định, nếu có những tác động giáo dục phù hợp thì trẻ sẽ phát triển được những
năng lực ấy.
Mục tiêu của giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại Việt Nam đã được
khẳng định trong Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo: “Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được
hịa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng; Đảm bảo quyền học tập bình
đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật”.

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhà trường, giáo viên cần phải có sự thay
đổi về mơi trường, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phù hợp
với đặc điểm, khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật (HSKT). Mỗi HSKT lại
có những khiếm khuyết cũng như mặt mạnh riêng, nghĩa là cần phải có một kế
hoạch riêng, cụ thể đối với từng trẻ để trẻ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Đây cũng là quy định trong Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018
1

skkn


của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Khoản 1 - Điều 9: “Mỗi người khuyết tật học hịa
nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân”).
Hiện nay, việc thực hiện giáo dục hòa nhập HSKT tại các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số kết quả nhất định. Các trường huy
động tối đa trẻ khuyết tật đến lớp, miễn, giảm học phí, hỗ trợ sách giáo khoa, thực
hiện đầy đủ các chính sách giáo dục đối với HSKT theo quy định; giáo viên xây
dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ, có một số điều chỉnh trong dạy học
để phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng em, các em được tham gia một số hoạt
động cùng với các bạn trong lớp, trong trường.
Tuy nhiên, tại đa số các trường chưa có giáo viên được đào tạo về giáo dục
đặc biệt, giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về dạy học HSKT nhưng lại
không sâu hoặc không dạy lớp có HSKT, giáo viên dạy lớp có HSKT chưa có
nhiều kiến thức, kĩ năng dạy học HSKT, sĩ số lớp học đông, trong khi giáo viên
phải đảm bảo chất lượng dạy học theo chương trình chung, việc xây dựng kế hoạch
giáo dục cá nhân HSKT chủ yếu được thực hiện ở cấp Tiểu học, các cấp học khác
chưa được quan tâm nhiều, trong khi chưa có sách giáo khoa riêng dành cho HSKT
học hịa nhập. Từ đó dẫn đến việc thiết kế hoạt động dạy học dành cho HSKT còn
hạn chế, HSKT chưa được tham gia nhiều vào các hoạt động của lớp, của trường,
chất lượng giáo dục HSKT không được đảm bảo, các em chưa được phát triển hết

khả năng của mình.
Vì vậy, chúng tơi đã thiết kế mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT dành
cho mỗi cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông với mong muốn xây dựng
một kế hoạch giáo dục HSKT có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của các
nhà trường, giúp giáo viên định hướng được những nội dung, phương pháp cần
thực hiện trong quá trình dạy học HSKT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
hịa nhập HSKT trong các cơ sở giáo dục.
2. Giải pháp cũ thường làm
2.1. Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT
Để thực hiện giáo dục HSKT, giáo viên cần xây dựng kế hoạch giáo dục cá
nhân riêng cho từng em. Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện ở các trường tiểu
học và những trường mầm non, THCS thực hiện các dự án về GDHN TKT. Quy
trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân được giáo viên thực hiện như sau:
Vào đầu năm học, khi tiếp nhận HSKT vào lớp, thông qua giấy xác nhận
khuyết tật và hồ sơ của trẻ, giáo viên xác định được dạng tật, mức độ tật, nguyên
nhân gây tật của trẻ và một phần khả năng, nhu cầu của trẻ do giáo viên ở các lớp
trước bàn giao. Trong quá trình dạy học trên lớp và trao đổi với gia đình, giáo viên
đánh giá khả năng và hạn chế của các em trong các môn học, ở các lĩnh vực: thể
chất (hình dáng, chân tay, chiều cao, cân nặng, khả năng đi, đứng, ngồi, chạy,
nhảy, cầm, nắm), ngôn ngữ (vốn từ, khả năng nghe hiểu, diễn đạt ngôn ngữ, sử
dụng ngôn ngữ nói, viết), nhận thức (trí nhớ, chú ý, khả năng học tập), kĩ năng tự
phục vụ (ăn, uống, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ dùng cá nhân), hành vi (bình
thường, bất thường: la hét, đập phá, thờ ơ, lãnh đạm).
2

skkn


Sau khi xác định được điểm mạnh, hạn chế của trẻ, giáo viên xác định mục
tiêu giáo dục cho trẻ theo năm học về: chăm sóc/phục hồi chức năng, kiến thức, kĩ

năng, hành vi thái độ. Tiếp theo là xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong
năm học trong các lĩnh vực theo mục tiêu đã đề ra, trong đó có xác định nội dung,
biện pháp, người thực hiện và kết quả thực tế.
Về nội dung đề ra trong từng tháng, giáo viên tập trung vào rèn luyện các
kiến thức về hai mơn Tiếng Việt và Tốn ở mức độ đơn giản, hạ thấp yêu cầu so
với chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Mục tiêu chủ yếu là đọc, viết, tính tốn
đơn giản.
Việc xây dựng kế hoạch này được thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, cha
mẹ trẻ và cán bộ y tế xã/phường/thị trấn, có xác nhận của lãnh đạo nhà trường.
2.2. Việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân đã xây dựng
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, giáo viên tiến hành thực hiện các biện
pháp đã đề ra để thực hiện được mục tiêu dành cho HSKT. Giáo viên điều chỉnh
các hoạt động giáo dục vào từng môn học, bài học, tạo cơ hội cho trẻ tham gia.
HSKT tham gia học cùng với các bạn không khuyết tật các môn học theo
đúng chương trình chung do Bộ GDĐT quy định, trừ những môn học trẻ được
miễn tham gia do khuyết tật của trẻ. HSKT tùy vào mức độ tật mà được tham gia
vào một phần hay toàn bộ tiết học cùng với các bạn. Đối với những em khuyết tật
nhẹ, có thể tham gia vào hầu hết các hoạt động cùng các bạn khơng khuyết tật thì
giáo viên khơng điều chỉnh nhiều về nội dung dạy học, chỉ điều chỉnh vị trí ngồi
sao cho phù hợp, dễ nghe, dễ quan sát, dễ di chuyển đối với các em. Đối với các
em nặng, khó tham gia vào hoạt động chung, giáo viên giao bài tập, nhiệm vụ
riêng theo khả năng của từng em.
Trong giờ học, giáo viên xây dựng vòng tay bạn bè hỗ trợ trẻ trong các hoạt
động mà trẻ tham gia, phân công các bạn trong lớp giúp đỡ HSKT hoàn thành
nhiệm vụ học tập được giao.
Giáo viên thường xuyên trao đổi, phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo
dục trẻ tại nhà trường và gia đình.
Cuối cùng là đánh giá chất lượng giáo dục HSKT. Trong bản kế hoạch giáo
dục cá nhân, giáo viên đánh giá kết quả thực tế với những nội dung đã đề ra cho trẻ
trong từng tháng, khơng có phần đánh giá kết quả cuối kì, cuối năm học. Việc đánh

giá được thực hiện thông qua đánh giá thường xuyên trên lớp, qua các bài kiểm tra
riêng vào cuối học kì và cuối năm học với mức độ thấp hơn so với yêu cầu chung,
đánh giá dựa trên sự tiến bộ của trẻ, kết quả đánh giá trẻ được thể hiện trong học
bạ của trẻ.
2.3. Ưu điểm, hạn chế của giải pháp cũ
a) Ưu điểm
- Mỗi HSKT được xây dựng một kế hoạch giáo dục cá nhân riêng giúp giáo
viên có thể định hướng được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục HSKT trong mơi trường hịa nhập tại nhà trường và gia đình.
3

skkn


- Giáo viên biết được những khả năng, hạn chế của HSKT để xây dựng mục
tiêu, đề ra biện pháp thực hiện đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Việc thiết kế mục tiêu riêng trong từng tiết học, điều chỉnh nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với khả năng của trẻ tạo cơ hội
để trẻ được tham gia vào một số hoạt động trong lớp cùng với các bạn không
khuyết tật, giúp trẻ tự tin, hịa nhập hơn với bạn bè, thầy cơ.
- Xây dựng được vòng tay bạn bè trong hỗ trợ HSKT, tạo sự cảm thông, chia
sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của các bạn học sinh trong lớp đối với những bạn
gặp khó khăn, học sinh khơng khuyết tật học được cách giúp đỡ bạn khuyết tật
trong học tập cũng như trong việc tham gia các hoạt động tại lớp, trường, tại gia
đình trẻ, qua đó góp phần giáo dục kĩ năng sống và phẩm chất yêu thương, giúp đỡ
lẫn nhau cho học sinh.
- Huy động được sự tham gia của gia đình HSKT và cán bộ y tế trong việc
xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ tại các môi
trường khác nhau.
b) Hạn chế

- Cả ba cấp học cùng sử dụng chung một mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân,
chưa phù hợp với đặc trưng từng cấp học. Việc tập huấn, hướng dẫn xây dựng kế
hoạch giáo dục cá nhân ở cấp mầm non và THCS, THPT chưa được quan tâm
nhiều, hầu hết giáo viên dạy hòa nhập ở các trường THCS, THPT chưa xây dựng
kế hoạch giáo dục cá nhân cho HSKT.
- Giáo viên đánh giá khả năng, hạn chế, nhu cầu phát triển của trẻ chủ yếu
thông qua quan sát và qua các hoạt động trẻ tham gia trên lớp học mà không dựa
vào công cụ đánh giá cụ thể dành riêng cho từng dạng tật, dẫn đến chưa xác định
được rõ ràng khả năng hay hạn chế của trẻ trong các lĩnh vực về thể chất, ngôn
ngữ, giao tiếp, kĩ năng sống hay việc học tập các môn học. Do đó, thơng tin về khả
năng, nhu cầu của trẻ đưa ra một cách chung chung, không định lượng được, chưa
xác định được chính xác khả năng của trẻ.
- Khi xác định điểm mạnh, điểm hạn chế ở trẻ, giáo viên chủ yếu xác định
những mặt hạn chế, không đề cập nhiều đến khả năng, điểm mạnh của trẻ, chưa
xác định được trẻ làm được những gì, dẫn đến khó khăn trong việc thiết kế các
hoạt động để trẻ có thể tham gia.
- Việc đánh giá khả năng, hạn chế của trẻ về mặt nhận thức mới chỉ tập
trung vào khả năng đọc, viết, tính tốn, tức là mới dừng lại ở hai mơn Tốn, Tiếng
Việt, khả năng của trẻ trong việc học các mơn học cịn lại đang bị giáo viên “bỏ
qua”. Do đó, việc xây dựng mục tiêu cũng như việc tổ chức các hoạt động dạy học
dành cho trẻ cũng mới chỉ tập trung vào hai môn học Tiếng Việt và Tốn, các mơn
khác chưa được chú ý nhiều. Việc này làm cho trẻ chưa được tạo cơ hội để phát
triển được khả năng, tiềm năng của trẻ trong các mơn học khác nhau, vì thực tế
nhiều trẻ mặc dù khuyết tật nhưng lại có những khả năng đặc biệt như: vẽ đẹp, hát
hay, học tiếng Anh tốt, khả năng ghi nhớ tốt, ... Giáo viên chưa tận dụng được hết
những khả năng này trong việc tổ chức hoạt động để trẻ tham gia.
4

skkn



Ví dụ: Một trẻ khuyết tật vận động chân, phải ngồi xe lăn nhưng hai tay của
trẻ vẫn hoạt động bình thường, ngơn ngữ của trẻ như trẻ cùng lứa tuổi. Việc xác
định khả năng của trẻ không đầy đủ dẫn đến việc trong giờ học môn Thể dục, trẻ
không được tham gia cùng các bạn. Tuy nhiên nếu giáo viên hiểu rõ được khả năng
của trẻ ngay từ đầu thì sẽ thiết kế mục tiêu riêng cho trẻ trong mơn Thể dục như
thay việc thực hành bằng nêu lí thuyết của các động tác hay sử dụng tay trong thực
hành, chứ không phải là miễn cho trẻ không phải học đối với mơn Thể dục.
Bên cạnh đó, việc này còn làm hạn chế sự tham gia của trẻ vào các hoạt
động học tập cùng với các bạn khác, tạo sự ngăn cách trẻ với trẻ, cản trở sự phát
triển tâm lí ở trẻ khuyết tật.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch của cả năm học ngay từ đầu năm, khơng có
sự điều chỉnh trong từng tháng gây khó khăn cho việc thực hiện các nội dung giáo
dục phù hợp với khả năng của trẻ ở từng thời điểm nhất định. Trẻ khuyết tật để đạt
được một kĩ năng hay một kiến thức nào đó phải mất rất nhiều thời gian, có khi
một kiến thức giáo viên phải dạy đi dạy lại nhiều lần, tháng này chưa được phải
tiếp tục dạy cho trẻ trong tháng tiếp theo. Đến một thời điểm nào đó, khả năng của
trẻ khơng đáp ứng được mục tiêu đã đề ra mà giáo viên khơng có sự điều chỉnh dẫn
đến tình trạng HSKT, thậm chí cả giáo viên sẽ cảm thấy áp lực, chán nản, không
muốn thực hiện tiếp.
- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân do một mình giáo
viên chủ nhiệm thực hiện, chưa có sự phối hợp với giáo viên các bộ môn khác nên
việc tổ chức hoạt động dạy học cho HSKT ở các môn không đồng đều, có mơn học
sinh được học, có mơn khơng.
- Đối với cấp học mầm non và THCS, THPT, hầu hết giáo viên chưa xây
dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho HSKT, gây khó khăn trong việc định
hướng các nội dung dạy học dành riêng cho trẻ trong mỗi tiết học, môn học cụ thể,
giáo viên tổ chức để trẻ tham gia vào các hoạt động học tập nhưng không phù hợp
với khả năng, nhu cầu của trẻ, kết quả là trẻ bị “bỏ rơi” mặc dù vẫn ngồi học cùng
với các bạn khác trong lớp.

Những nguyên nhân trên dẫn đến việc giáo viên thấy khó khăn trong việc
dạy học cho HSKT, điều đó góp phần làm cho chất lượng giáo dục HSKT không
cao, HSKT chưa được tạo cơ hội để phát triển hết khả năng của mình.
3. Giải pháp mới cải tiến
Để khắc phục những hạn chế trên, Sở GDĐT đã đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hịa nhập HSKT thơng qua việc xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT.
3.1. Thiết kế mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT cho từng cấp học
Từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thiết kế mẫu kế hoạch
giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật riêng cho mỗi cấp học từ mầm non đến THCS theo
đặc trưng riêng của mỗi cấp học. Đến năm học 2019-2020, Sở GDĐT thiết kế mẫu
kế hoạch dành cho các trường THPT và có điều chỉnh, bổ sung mẫu kế hoạch ở
mầm non, tiểu học và THCS.
(Mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân từng cấp học thể hiện ở phần phụ lục).
5

skkn


Những điểm mới trong kế hoạch giáo dục cá nhân TKT do Sở GDĐT
thiết kế:
- Bổ sung phần tìm hiểu điểm mạnh, hạn chế của trẻ khuyết tật đối với từng
môn học (tiểu học, THCS, THPT), từng lĩnh vực phát triển nhận thức (mầm non)
giúp giáo viên xây dựng mục tiêu cho từng môn học, từng lĩnh vực thuận lợi hơn,
đảm bảo nguyên tắc của giáo dục hòa nhập HSKT là tiếp cận với mục tiêu cấp học,
lớp học theo chương trình giáo dục chung. Bên cạnh đó, cịn cụ thể các thông tin
trong trong từng lĩnh vực giúp giáo viên dễ dàng xác định những nội dung cần tìm
hiểu về trẻ.
Nội dung phần tìm hiểu khả năng, nhu cầu, môi trường giáo dục của trẻ:
Mẫu cũ


1. Thể chất

2. Ngôn ngữ

3. Nhận thức

4. Kỹ năng sống

Mầm non
1. Thể chất:
- Vận động
- Sức khỏe
- Các giác quan
2. Ngôn ngữ, giao
tiếp:
- Vốn từ
- Phát âm
- Nói
- Đọc
- Viết
- Hành vi, thái độ
giao tiếp
3. Nhận thức
- Luyện tập, phối
hợp các giác quan
- Nhận biết
- Khám phá khoa
học
- Làm quen với

toán
- Khám phá xã hội
4. Kĩ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Hành vi, tính
cách
- Kĩ năng sống
trong gia đình,

Mẫu mới
Tiểu học
1. Thể chất:
- Vận động
- Sức khỏe
- Các giác quan
2. Ngôn ngữ, giao
tiếp:
- Vốn từ
- Phát âm
- Nói
- Đọc
- Viết
- Hành vi, thái độ
giao tiếp
3. Nhận thức
- Hiểu, ghi nhớ
- Khả năng học các
mơn học:
+ Tiếng Việt
+ Tốn

+ Âm nhạc
+ Mĩ thuật,
....................
4. Kĩ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Hành vi
- Giao tiếp hợp tác
- Ứng xử với bạn
bè, thầy cô

THCS, THPT
1. Thể chất:
- Vận động
- Sức khỏe
- Các giác quan
2. Ngôn ngữ, giao
tiếp:
- Vốn từ
- Phát âm
- Nói
- Đọc
- Viết
- Hành vi, thái độ
giao tiếp
3. Nhận thức
- Hiểu, ghi nhớ
- Khả năng học các
mơn học:
+ Văn
+ Tốn

+ Lịch sử
+ Vật lí
...................
4. Kĩ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Hành vi
- Giao tiếp hợp tác
- Ứng xử với bạn bè,
thầy cô
6

skkn


5. Hành vi, thái
độ

nhà trường, nơi - Ứng xử với gia
cơng cộng
đình, cộng đồng,
mơi trường
5. Mơi trường 5. Mơi trường giáo
giáo dục
dục
- Gia đình
- Gia đình
- Nhà trường
- Nhà trường
- Cộng đồng
- Cộng đồng


- Ứng xử với gia
đình, cộng đồng,
mơi trường
5. Mơi trường giáo
dục
- Gia đình
- Nhà trường
- Cộng đồng

- Trong phần mục tiêu và lập kế hoạch, điều chỉnh mục tiêu cho các môn
học (tiểu học, THCS, THPT), lĩnh vực nhận thức (mầm non), hướng nghiệp, dạy
nghề (THCS, THPT) theo đúng chương trình các cấp học. Việc này huy động sự
tham gia của tất cả giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
cá nhân HSKT, giúp giáo viên định hướng được các nội dung trẻ cần đạt được
trong từng môn, từng tháng và đề ra được các biện pháp để đạt được mục tiêu đó,
giúp trẻ khơng bị “bỏ rơi” trong các tiết học, mơn học khác nhau, đảm bảo quyền
bình đẳng về cơ hội và quyền được tham gia của trẻ.
Mẫu cũ

Mầm non

1. Thể chất

1. Phát triển thể
chất

2. Nhận thức

2. Phát triển nhận

thức

3. Ngôn ngữ

4. Kĩ năng sống

5. Hành vi, thái độ

3. Phát triển ngơn
ngữ
4. Phát triển tình
cảm, kĩ năng xã
hội và thẩm mỹ
(nhà trẻ)
Phát triển tình
cảm, kĩ năng xã
hội (mẫu giáo)
5. Phát triển thẩm
mỹ (mẫu giáo)
6. Phát triển các kĩ
năng đặc thù

Mẫu mới
Tiểu học
1. Kiến thức các
môn học/HĐGD
(tất cả các môn
HSKT tham gia
học)
2. Kĩ năng xã hội

- Tự phục vụ
- Giao tiếp, hợp tác
- Ứng xử với gia
đình, thầy cơ, bạn


THCS, THPT
1. Kiến thức các
môn học/HĐGD
(tất cả các môn
HSKT tham gia
học)
2. Kĩ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Giao tiếp, hợp tác
- Ứng xử với gia
đình, thầy cơ, bạn


3. Kĩ năng đặc thù

3. Kĩ năng đặc thù

4. Hướng nghiệp
(THCS)
Dạy nghề (THPT)

7

skkn



- Đề ra 3 mức độ đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của HSKT trong từng
tháng (1 - Đạt; 2 - Đạt có sự trợ giúp; 3 - Chưa đạt) giúp giáo viên xác định được
mức độ tiến bộ của trẻ ở từng nội dung và dễ dàng đề ra mục tiêu cho tháng tiếp
theo phù hợp với mức độ hiện tại của trẻ. Cuối mỗi tháng có đánh giá chung sự
tiến bộ của trẻ, xác định bước phát triển tiếp theo cụ thể của trẻ, từ đó có điều
chỉnh, bổ sung những nội dung, biện pháp can thiệp giáo dục kịp thời, đáp ứng nhu
cầu của trẻ.
Nội dung

Mục tiêu

Người
thực hiện

Biện pháp

Kết quả
1 2 3

1. Các môn học/HĐGD (Tất cả các mơn HSKT tham gia học)
Tiếng Việt
Tốn
Tự nhiên xã hội
Âm nhạc
……..…...
2. Kĩ năng xã hội
3. Kĩ năng đặc thù


- Điều chỉnh việc lập kế hoạch ở cấp học mầm non: không lập kế hoạch theo
tháng mà lập theo từng chủ đề theo đúng đặc trưng của giáo dục mầm non, giúp
giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật đồng bộ với việc tổ
chức các hoạt động giáo dục chung theo chương trình giáo dục mầm non.
Kế hoạch giáo dục từng chủ đề ở mầm non:
Chủ đề 1 (Tên chủ đề)
Từ ngày ….. tháng …. năm …. đến ngày ….. tháng …. năm ….
1. Kế hoạch
(Đánh giá kết quả: 1 - Đạt; 2 - Đạt có sự trợ giúp; 3 - Chưa đạt)

Nội dung

Mục tiêu

Biện pháp

Người
thực hiện

Kết quả
1 2 3

Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngơn ngữ
Phát triển tình cảm, kĩ
năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển kĩ năng đặc thù
- Bổ sung phần đánh giá, điều chỉnh cuối mỗi tháng, mỗi chủ đề, cuối học kì

và cuối năm học, đảm bảo thể hiện đầy đủ các bước của việc xây dựng, tổ chức
thực hiện một bản kế hoạch, đồng thời đánh giá được sự tiến bộ của HSKT ở từng
giai đoạn nhất định và cả quá trình học tập của trẻ. Tất cả trẻ kể cả trẻ khuyết tật
nặng đều được đánh giá dựa trên sự tiến bộ của trẻ và dựa vào mục tiêu đã xây
dựng trong kế hoạch giáo dục cá nhân.
8

skkn


3.2. Cung cấp mẫu phiếu đánh giá khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật
(Phụ lục)
Để có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với HSKT, Sở
GDĐT tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng về dạy học HSKT, qua đó cung cấp cho
cán bộ quản lí, giáo viên các cấp học mẫu phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu của
trẻ khuyết tật ở một số dạng tật chính, thường gặp; hướng dẫn giáo viên cách sử
dụng các mẫu phiếu này để xác định khả năng và nhu cầu của trẻ ngay từ đầu năm
học khi tiếp nhận trẻ vào lớp:
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ rối loạn phát triển (0-6 tuổi);
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khiếm thị (0-16 tuổi);
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khiếm thính (0-16 tuổi);
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khuyết tật vận động (0-16 tuổi);
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khó khăn về ngơn ngữ - giao tiếp;
- Phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khuyết tật trí tuệ (0-16 tuổi).
Trên cơ sở đánh giá từ các mẫu phiếu kết hợp với việc quan sát, theo dõi quá
trình học tập của học sinh ở trên lớp và trao đổi với các giáo viên khác, với cha mẹ,
giáo viên đưa ra được cụ thể những thông tin về khả năng, hạn chế, nhu cầu phát
triển của trẻ. Trẻ có thể làm gì và cịn thiếu hụt những gì ở từng lĩnh vực, từng mơn
học. Từ đó, giáo viên đề ra được mục tiêu vừa sức với trẻ cũng như biện pháp thực
hiện phù hợp với năng lực, nhu cầu và đặc điểm tâm lí của trẻ.

Đây cũng là một cơng cụ giúp giáo viên có thể chẩn đốn được dạng tật mà
trẻ đang gặp phải đối với những trẻ khơng có giấy xác nhận khuyết tật để đưa ra
phương pháp dạy học phù hợp.
3.3. Tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT
Sở GDĐT tổ chức các lớp bồi dưỡng về xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân
HSKT cho cán bộ quản lí, giáo viên các cấp học từ mầm non đến THPT. Qua lớp
tập huấn, hướng dẫn cụ thể từng bước xây dựng và thực hiện kế hoạch, trách
nhiệm của từng thành viên (Cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, cha mẹ) trong
quy trình thực hiện kế hoạch:
Bước 1: Xác định khả năng, nhu cầu của trẻ
Bước 2: Xây dựng mục tiêu
Bước 3: Lập kế hoạch giáo dục từng tháng
Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên được thực hành xây dựng một bản kế
hoạch giáo dục cá nhân hoàn chỉnh dựa trên thực tế HSKT ở trường, ở lớp mà giáo
viên đang dạy; giải đáp những thắc mắc cán bộ quản lí, giáo viên gặp phải trong
quá trình xây dựng kế hoạch, trong điều chỉnh nội dung môn học, tiết học phù hợp
với khả năng, nhu cầu của trẻ, trong việc giải quyết những hành vi bất thường ở trẻ
khuyết tật trong lớp học.
9

skkn


Trong suốt quá trình giáo dục trẻ, việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch
giáo dục cá nhân có thể được biểu diễn như một vòng quay liên tục:

Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GDĐT, cán bộ quản lí, giáo viên
những biện pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân hiệu quả nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục HSKT:
- Giáo viên điều chỉnh các hoạt động giáo dục trong từng môn học, bài học
hướng vào mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch giáo dục cá nhân, nhưng vẫn phải
theo phân phối chương trình giáo dục chung. Việc điều chỉnh này phải được thể
hiện ngay từ khâu thiết kế giáo án tiết dạy với mục tiêu riêng dành cho HSKT và
dự kiến những nội dung, những hoạt động trong tiết học mà trẻ có thể tham gia.
Xây dựng mục tiêu và nội dung trẻ tham gia phải phù hợp với khả năng nhận thức
và con đường tiếp nhận thông tin của từng trẻ, đảm bảo trẻ không bị quá tải, nhưng
cũng không hạ thấp mục tiêu để bạn bè đánh giá thấp trẻ, cũng như không tạo được
động cơ học tập của trẻ.
- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động; xây dựng mối
quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ bằng cách xây dựng vịng tay
bạn bè để những học sinh khơng khuyết tật đồng cảm, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ bạn,
tạo cho trẻ cảm giác an toàn, bớt mặc cảm, tự ti, hịa nhập với bạn bè, thầy cơ.
- Đánh giá kế hoạch cần phải dựa trên mục tiêu đã xây dựng, cụ thể là mục
tiêu giáo viên đã đề ra trong từng giai đoạn nhất định. Đánh giá phải được thực
hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch từ bước đầu tiên tìm
hiểu trẻ đến kết quả cuối cùng. Sau mỗi tháng, mỗi chủ đề phải kiểm tra, đánh giá
sự tiến bộ của trẻ cũng như những tồn tại để đưa ra mục tiêu và lập kế hoạch cho
tháng tiếp theo, đồng thời đưa ra những điều chỉnh đúng lúc ngay trong quá trình
thực hiện kế hoạch.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với gia đình trẻ trong suốt q trình học
nhằm trao đổi thơng tin, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia
đình.
10

skkn


- Nhà trường tạo điều kiện, cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học,

phương tiện hỗ trợ để giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân được thuận
lợi; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời việc thực
hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của giáo viên, đồng thời động viên, khuyến khích
giáo viên vượt qua khó khăn thực hiện tốt bản kế hoạch.
- Những môn học, hoạt động giáo dục mà HSKT được miễn, giảm hay thay
thế bởi nội dung khác phù hợp với khả năng của trẻ phải được giáo viên thể hiện
trong kế hoạch giáo dục cá nhân.
3.4. Theo dõi, tư vấn, hỗ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo
dục HSKT
Lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTH thường xuyên nắm tình hình, tư vấn,
hỗ trợ việc tổ chức và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT cũng như việc tổ
chức các hoạt động giáo dục HSKT ở các cơ sở giáo dục; Chỉ đạo các phòng
GDĐT hướng dẫn các trường thành lập tổ chuyên mơn, tổ cốt cán về giáo dục hịa
nhập cùng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cũng như kinh nghiệm hay, cách
làm hay trong việc tạo sự hiệu quả trong cơng tác dạy học HSKT trong điều kiện
khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay.
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
4.1. Hiệu quả kinh tế
Kế hoạch giáo dục cá nhân HSKT giúp giáo viên và các thành viên tham gia
thực hiện kế hoạch có thể định hướng được nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong mơi trường giáo dục hịa nhập.
Căn cứ mục tiêu đã xây dựng, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học dựa vào
sách giáo khoa các môn học và các thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục
chung của từng cấp học, không phải mua thêm bộ sách hay thiết bị dành riêng cho
HSKT. Do đó, có thể tiết kiệm được một phần chi phí trong kinh phí hàng năm của
nhà trường dùng để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù, dùng
chung theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐTBLĐTBXHBTC ngày 31/12/2013 Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.
Số kinh phí này được các trường lập dự toán gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để
thực hiện mua sắm hàng năm.
4.2. Hiệu quả xã hội

- Hiệu quả lớn nhất của việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá
nhân HSKT là giúp HSKT có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết để trẻ hòa
nhập vào cuộc sống cộng đồng, đảm bảo quyền được giáo dục của mọi trẻ em,
được bình đẳng về cơ hội giáo dục, cơ hội tham gia các hoạt động, giúp trẻ có cơ
hội sống độc lập đến mức cao nhất trong xã hội.
- Việc nhìn nhận trẻ khuyết tật từ những ưu điểm, những khả năng dù ít ỏi
của trẻ từ phía giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường hay cộng đồng giúp giáo viên
có những cách thức để hỗ trợ và nâng cao các khả năng đó lên, nhất là xây dựng
cho trẻ một tinh thần lạc quan, vui vẻ và tự tin. Đó là điều cần thiết và đem lại hiệu
quả trong việc hướng dẫn những kĩ năng cho trẻ, giúp các em vượt qua được
những mặc cảm và hạn chế do tình trạng khuyết tật đem lại.
11

skkn


Từ đó, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cộng đồng về trẻ khuyết tật
cũng được nâng lên, khơng cịn coi trẻ là gánh nặng của gia đình, nhà trường và xã
hội. Bất kể trẻ nào kể cả trẻ khuyết tật cũng đều có những khả năng riêng, khi được
tác động đúng cách thì sẽ phát huy được những khả năng đó của trẻ.
- Việc sử dụng mẫu phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật
giúp giáo viên xác định được rõ các vấn đề ở trẻ, đánh giá toàn diện điểm mạnh,
điểm yếu về thể chất, ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức một cách cụ thể, định lượng
được, giúp cho việc xác định mục tiêu giáo dục vừa sức với trẻ, phù hợp với tâm lí
trẻ và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của lớp, của trường.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn cùng nhau xây dựng kế
hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong việc
thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ xuyên suốt trong các tiết học, môn học, hoạt
động giáo dục, tạo cơ hội để trẻ tham gia tối đa vào các hoạt động học tập tại lớp,
trường phù hợp với trẻ.

- Học sinh khuyết tật khơng chỉ được đánh giá cuối học kì hay cuối năm học
mà được đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập theo mục tiêu đề ra
trong kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên kịp thời đưa ra các quyết định điều
chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đáp ứng khả năng,
nhu cầu hiện tại của trẻ ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Với việc đưa mục tiêu hướng nghiệp, dạy nghề vào trong kế hoạch giáo
dục cá nhân cấp THCS, THPT và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu đó đã góp phần
định hướng được nghề nghiệp phù hợp với khả năng của HSKT sau khi học xong
phổ thông, giúp các em chọn được con đường đi phù hợp với bản thân, tìm kiếm
được một nghề để sống tự lập trong xã hội.
- Thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân, lãnh đạo nhà trường quản lí được
những hoạt động đã và đang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là cơ sở cho việc đánh
giá hiệu quả quá trình giáo dục HSKT.
- Gia đình và nhà trường cùng phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với nhau
trong q trình chăm sóc, giáo dục TKT. Cha mẹ trẻ chịu trách nhiệm một phần
trong việc thực hiện kế hoạch cho trẻ tại gia đình, cộng đồng; thường xuyên cung
cấp thơng tin biểu hiện của trẻ tại gia đình, từ đó giáo viên và cha mẹ cùng đưa ra
biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ trẻ hiệu quả hơn.
5. Điều kiện và khả năng áp dụng
5.1. Điều kiện áp dụng
Để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật
trước hết cần sự quan tâm của các cấp ngành, chính quyền địa phương và cán bộ
quản lí nhà trường về cơng tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, tạo điều kiện
trong việc tổ chức các hoạt động liên quan đến học sinh khuyết tật.
Giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, hiểu rõ học sinh của mình, thường xuyên
thu thập và lưu trữ được thơng tin về học sinh, chấp nhận những khó khăn trong
việc thực hiện những trách nhiệm của mình trong quy trình thực hiện kế hoạch
giáo dục cá nhân.
12


skkn


Nhà trường cung cấp đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ cho lớp có học
sinh khuyết tật, trang bị thêm cho giáo viên những tài liệu tham khảo về giáo dục
hòa nhập học sinh khuyết tật; Tổ chức chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về xây
dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cũng như về nội dung, phương pháp giáo dục học
sinh khuyết tật để giáo viên dạy lớp hồ nhập có cơ hội được trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm nhằm nâng cao trình độ chun mơn, kĩ năng hỗ trợ trẻ.
5.2. Khả năng áp dụng
Sau khi nghiên cứu và áp dụng giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch
giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật (từ năm học 2016-2017 đến nay, giáo viên
các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục cá nhân cho 4379 lượt học sinh khuyết tật), chúng tôi nhận thấy
giải pháp mà chúng tơi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục hịa nhập học sinh khuyết tật trong các cơ sở giáo dục từ mầm
non đến THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
Những giải pháp trên áp dụng có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh, như vậy có
thể áp dụng được ở các tỉnh trong khu vực cũng như trên cả nước trong điều kiện
hiện nay chưa có bộ sách giáo khoa dành riêng cho học sinh khuyết tật học hòa
nhập ở từng cấp học.
Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo để sáng kiến
của chúng tơi được hồn thiện hơn.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ninh Bình, ngày 02 tháng 6 năm 2020
Người nộp đơn

Phạm Thị Tuất


Phạm Văn Tỉnh

Trần Thị Giang

Lương Thị Huyền Anh

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GDĐT

13

skkn


14

skkn


PHỤ LỤC 1: Các mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật (Mẫu mới)
Mẫu 1: Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho cấp Mầm non
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO ..............................................
TRƯỜNG ................................................................

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN TRẺ KHUYẾT TẬT
NĂM HỌC: …………………….

ảnh của trẻ
kích thước 4x6 cm


Họ và tên: ..............................................................Lớp:...................
Ngày, tháng, năm sinh:......../........../.......................

Nam  Nữ 

Dạng khuyết tật:......................................................................................
1

skkn


A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA TRẺ
- Họ và tên:
Nam/Nữ:
Lớp:
- Sinh ngày:
- Dạng tật:
Mức độ:
Có giấy xác nhận KT khơng:
- Nguyên nhân:
- Họ và tên bố:
Nghề nghiệp:
Điện thoại:
- Họ và tên mẹ:
Nghề nghiệp:
Điện thoại:
- Người chăm sóc chính (ghi rõ họ tên, quan hệ với trẻ):
- Nghề nghiệp:
Điện thoại:
- Địa chỉ:

- Hồn cảnh kinh tế:
B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA TRẺ

Nội dung
1. Thể chất
- Vận động
- Sức khỏe
- Các giác quan
2. Ngôn ngữ - giao tiếp
- Vốn từ
- Phát âm
- Nói
- Đọc
- Viết
- Hành vi, thái độ giao tiếp
3. Nhận thức
- Luyện tập, phối hợp các
giác quan
- Nhận biết
- Khám phá khoa học
- Làm quen với toán
- Khám phá xã hội
4. Kĩ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Hành vi, tính cách
- Kĩ năng sống trong gia
đình, nhà trường, nơi cơng
cộng
5. Mơi trường giáo dục
- Gia đình

- Nhà trường
- Cộng đồng

Điểm mạnh

Khó khăn

2

skkn


C. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
I. Mục tiêu năm học
a. Phát triển thể chất
b. Phát triển nhận thức
c. Phát triển ngôn ngữ
d. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ (độ tuổi nhà trẻ)
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội (độ tuổi mẫu giáo)
e. Phát triển thẩm mỹ (độ tuổi mẫu giáo)
f . Phát triển kĩ năng đặc thù
II. Kế hoạch giáo dục từng chủ đề
Chủ đề 1 (Tên chủ đề)
Từ ngày ….. tháng …. năm …. đến ngày ….. tháng …. năm ….
2. Kế hoạch
(Đánh giá kết quả: 1 - Đạt; 2 - Đạt có sự trợ giúp; 3 - Chưa đạt)
Kết quả
Người
Nội dung
Mục tiêu

Biện pháp
thực hiện 1 2 3
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngơn ngữ
Phát triển tình cảm,
kĩ năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển kĩ năng đặc
thù
………., ngày ….. tháng ….. năm …….
Cha mẹ trẻ
Giáo viên

Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng
(Ký, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………………
….......................................................................................................................................................................................
.......

3. Những nội dung điều chỉnh
…………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
….......................................................................................................................................................................................
.......

CHỦ ĐỀ TIẾP THEO: Tương tự
D. ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ CỦA TRẺ NĂM HỌC …
3

skkn


1. Sự tiến bộ của trẻ
a. Thể chất
b. Nhận thức
c. Ngơn ngữ
d. Tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ (nhà trẻ)
Tình cảm, kĩ năng xã hội (mẫu giáo)
e. Thẩm mỹ (mẫu giáo)
f. Kĩ năng đặc thù
2. Những mặt cịn khó khăn
a. Thể chất
b. Nhận thức
c. Ngơn ngữ
d. Tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ (nhà trẻ)
Tình cảm, kĩ năng xã hội (mẫu giáo)
e. Thẩm mỹ (mẫu giáo)
f. Kĩ năng đặc thù
Hiệu trưởng


Cha mẹ trẻ

(Ký, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

………., ngày …. tháng ….. năm ….
Giáo viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

4

skkn


Mẫu 2: Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho các trường tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO ..............................................
TRƯỜNG ................................................................

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HỌC SINH KHUYẾT TẬT
NĂM HỌC: …………………….

ảnh của học sinh
kích thước 4x6 cm

Họ và tên học sinh ..............................................................Lớp:...................
Ngày, tháng, năm sinh:......../........../.......................

Nam  Nữ 


Dạng khuyết tật:......................................................................................
5

skkn


A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA HỌC SINH
- Họ và tên:
Nam/Nữ:
- Sinh ngày:
- Dạng tật:
Mức độ:
- Nguyên nhân:
- Họ và tên bố:
Nghề nghiệp:
- Họ và tên mẹ:
Nghề nghiệp:
- Người chăm sóc chính/Quan hệ với trẻ:
- Nghề nghiệp:
- Địa chỉ:
- Hồn cảnh kinh tế:

Lớp:
Có giấy xác nhận KT khơng:

B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC SINH
Nội dung
Điểm mạnh
1. Thể chất
- Vận động

- Sức khỏe
- Các giác quan (thính
giác, thị giác, xúc giác)
2. Ngôn ngữ - giao tiếp
- Vốn từ
- Phát âm
- Nói
- Đọc
- Viết
- Ngơn ngữ kí hiệu
- Hành vi, thái độ giao tiếp
3. Nhận thức
- Hiểu, ghi nhớ
- Khả năng học các môn
học (đánh giá tất cả các
môn học ở từng lớp)
+ Tiếng Việt
+ Toán
+ Tự nhiên xã hội
+ Đạo đức
+ Thủ công
…………….
4. Kỹ năng xã hội
- Tự phục vụ
- Hành vi
- Giao tiếp hợp tác
- Ứng xử ở trường với bạn
bè, thầy cô

Điện thoại:

Điện thoại:
Điện thoại:

Hạn chế

6

skkn



×