Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ cương bức xạ ion hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.27 KB, 18 trang )

Chương V: TÁC DỤNG CỦA BỨC XẠ IÔN HOÁ LÊN CƠ THỂ SỐNG
I. TRắc nghiêm đúng sai:
1. Loại dễ:
5.1. Hai đồng vị của một nguyên tố có cùng số Z, khác nhau số A
5.2. Hai đồng vị của một nguyên tố có cùng số Z và cùng năng lượng dự trữ.
5.3. Khối lượng các hạt nhân trước phản ứng và sau phản ứng hạt nhân thì bằng
nhau.
5.4. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng hạt nhân tự biến đổi để trở thành hạt nhân
nguyên tử khác hoặc vẫn là hạt nhân ấy nhưng ở mức năng lượng thấp hơn.
5.5. Ở hiện tượng phóng xạ có thể phát ra hoặc không phát ra các tia gọi là tia
phóng xạ.
5.6. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng.
5.7. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật bảo toàn điện tích nên hạt β
-
có trong
thành phần hạt nhân.
5.8. hạt nhân, hạt nơ tron biến đổi thành prôton và phát ra hạt β
+

5.9. hạt nhân, hạt prôton biến đổi thành nơ tron và phát ra hạt β
-

5.10. Chỉ hạt nhân có số khối rất lớn mới có thể phát tia α.
5.11. Hạt nhân đang ở trạng thái kích thích có mức năng lượng cao, phát tia γ để trở
thành hạt nhân ổn định hơn, có mức năng lượng thấp hơn.
5.12. Hạt vi mô tích điện khi xuyên vào vật chất sẽ tương tác với hạt nhân là chủ yếu,
tương tác với điện tử quĩ đạo là phụ, xác suất tương tác chỉ phụ thuộc vào mật độ,
kích thước và điện tích của các thành phần cấu tạo vật chất.
5.13. Hạt vi mô tích điện khi xuyên vào vật chất sẽ tương tác với hạt nhân là phụ, tương
tác với điện tử là chủ yếu, xác suất tương tác không chỉ phụ thuộc vào mật độ,
kích thước và điện tích của hạt tới mà đồng thời phụ thuộc vào cả mật độ , kích


thước và điện tích của các thành phần cấu tạo vật chất.
5.14. Hệ số truyền năng lượng tuyến tính chỉ phụ thuộc vào năng lượng của tia tới và
không phụ thuộc vào bản chất tia tới
5.15. Hạt vi mô tích điện khi tương tác với môi trường vật chất có thể gây nên phản ứng
hoá học, phản ứng hạt nhân trong môi trường và làm môi trường bị iôn hoá, phát
quang, nóng lên.
5.16. Hạt vi mô tích điện iôn hoá trực tiếp môi trường vật chất do tương tác tĩnh điện
làm bật điện tử khỏi nguyên tử.
5.17. Photon năng lượng cao iôn hoá gián tiếp môi trường vật chất do nó tạo ra các
hạt vi mô tích điện có động năng, các hạt này sẽ iôn hoá môi trường vật chất .
5.18. Bức xạ hãm được phát ra từ hạt nhân nguyên tử dao động mạnh.
5.19. Bức xạ hãm được phát ra từ hạt vi mô tích điện chuyển động có gia tốc.
5.20. Mỗi phôton năng lượng cao chuyển giao toàn bộ năng lượng cho vật chất hấp
thụ chỉ sau một lần tương tác .
5.21. Mỗi phôton năng lượng cao có thể tương tác nhiều lần với các hạt khác.
5.22. Trong hiệu ứng quang điện phôton tương tác với điện tử tự do và truyền toàn bộ
năng lượng cho điện tử, nhờ đó mà điện tử có động năng để tiếp tục iôn hoá môi
trường.
5.23. Trong hiệu ứng Compton phôton tương tác với điện tử tự do làm sản sinh phôton
mới có tần số nhỏ hơn tần số phôton cũ, điện tử sau tương tác có động năng lớn,
tiếp tục iôn hoá môi trường.
1
5.24. Trong hiệu ứng tạo cặp phôton năng lượng cao tương tác với trường hạt nhân, cặp
electron-pozitron được tạo ra có động năng lớn tiếp tục iôn hoá môi trường
5.25. Xác suất xảy ra hiệu ứng tạo cặp tỷ lệ nghịch với năng lượng phôton
5.26. Qui luật giảm cường độ đối với chùm tia γ song song:
I = I
o
.e
-

µ
x
5.27. Hai cơ chế vật lý cơ bản về phương diện chuyển giao năng lượng từ bức xạ iôn
hoá qua vật chất là kích thích và iôn hoá môi trường vật chất.
5.28. Nguyên tử ở trạng thái kích thích không lâu mà nhanh chóng phát ra các phôton để
trở thành các iôn và các iôn ngay lập tức tái kết hợp tạo nên trạng thái trung hoà
điện của nguyên tử.
5.29. Độ iôn hoá tuyến tính của hạt α bé hơn của hạt γ.
2. Loại trung bình:
5.30. Năng lượng của bức xạ hãm càng lớn khi giá trị tuyệt đối của gia tốc âm của hạt vi
mô tích điện càng lớn.
5.31. Phổ năng lượng của bức xạ hãm có tính gián đoạn.
5.32. Phổ năng lượng của bức xạ đặc tính có tính liên tục.
5.33. Liều hấp thụ là năng lượng mà 1 đơn vị thể tích môi trường hấp thụ được từ
chùm bức xạ iôn hoá.
5.34. Liều chiếu là độ lớn của điện tích (cho mỗi dấu) mà một đơn vị thể tích không khí
bị iôn hoá bởi chùm bức xạ iôn hoá.
5.35. Độ iôn hoá tuyến tính được sử dụng cho cả 3 loại tia α, β

, γ
5.36. Cơ sở của việc ghi đo phóng xạ là dựa vào phản ứng hoá học hay hiệu ứng vật lý
của sự tương tác giữa bức xạ và vật chất hấp thụ.
5.37. Buồng iôn hoá, ống đếm G.M, ống đếm nhấp nháy là các thiết bị dựa vào sự iôn
hoá các chất khí.
5.38. Thực nghiệm cho thấy là tác dụng sinh học của bức xạ iôn hoá phụ thuộc vào
độ linh động của phân tử, vào hàm lượng nước, và một số chất (thí dụ O
2
) có trong
tổ chức sinh học.
5.39. Lý thuyết cơ chế tác dụng gián tiếp của bức xạ iôn hoá lên tổ chức sinh học nhấn

mạnh vai trò to lớn, trung gian của các phân tử nước.
5.40. Liều lượng là yếu tố quan trọng quyết định tính chất và mức độ tổn thương.

5.41. Chất bảo vệ phóng xạ là chất có tác dụng phòng chống hoặc giảm được tác hại
của bức xạ iôn hoá đối với tổ chức sinh học.
5.42. So với bản chất các tia phóng xạ, liều lượng phóng xạ là yếu tố phụ quyết
định tính chất và mức độ tổn thương ở cơ thể sinh vật.
5.43. Tương tác giữa bức xạ iôn hoá và tế bào bị chiếu xảy ra theo qui luật của các
hiện tượng ngẫu nhiên, do đó xác suất tương tác xảy ra tăng tỷ lệ thuận với liều
chiếu tổng cộng.
5.44. Độ nhạy cảm phóng xạ của tế bào là khả năng đáp ứng của tế bào đối với tác
dụng của tia phóng xạ, giá trị của nó tỷ lệ thuận với sức đề kháng phóng xạ.
5.45. Ung thư có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau khi chiếu xạ là do bị chiếu một
liều lớn hoặc nhiều liều nhỏ nhưng lặp đi lặp lại.
5.46. Rất khó xác định liều lượng phóng xạ gây ung thư trong thực tế; tuy vậy hầu như
mọi người đều nhấn mạnh đến đặc điểm tồn tại một giai đoạn ung thư tiềm tàng
chưa phát ra ngoài có thể kéo dài đến 30 năm .
2
5.47. Xét về tác dụng di truyền, người ta qui định liều tối đa cho phép chiếu xạ lên cơ
thể nhân viên bức xạ là 20 mSv/năm và cho dân chúng là 1mSv/năm.
5.48. Bức xạ iôn hoá là một tác nhân gây đột biến di truyền rất hiệu quả giúp con người
tạo ra hàng loạt giống mới có những thuộc tính quí báu, có ích cho loài người.
5.49. Một trong những biện pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn tia X, γ, β là dùng các
tấm chắn như chì, bêtông cốt sắt,…
5.50. Một trong những biện pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn tia X, γ, β là dùng các
tấm chắn như thuỷ tinh, chất dẻo , nhôm….
5.51. Các bức xạ iôn hóa phát ra từ các nguyên tố phóng xạ có sẵn ở môi trường xung
quanh góp phần tạo nên phông phóng xạ tự nhiên.
5.52. Con người luôn chịu tác dụng của các bức xạ iôn hoá từ vũ trụ tới.
5.53. Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường và là

thành phần của cơ thể
5.54. Các nguồn bức xạ nhân tạo do công việc, do khám bệnh, do chiến tranh góp
phần tạo nên phông phóng xạ tự nhiên.
5.55. Tia phóng xạ là những tia được phát ra từ hạt nhân bị biến đổi phóng xạ, có năng
lượng cao.
5.56. Tia β âm có bản chất là electron được phát ra từ trong lòng hạt nhân.
5.57. Tia β âm có bản chất là electron quỹ đạo vì được phát ra từ lớp vỏ điện tử của
nguyên tử.
3. Loại khó:
5.58. Các tia phóng xạ có quỹ đạo trong vật chất là đường gấp khúc.
5.60. Phân rã β âm và β dương làm thay đổi điện tích hạt nhân nhưng không làm thay
đổi số khối của nó.
5.61. Quá trình phát tia γ không làm thay đổi thành phần cấu tạo của hạt nhân cũng như
trạng thái năng lượng của nó.
5.62. Quá trình phát tia γ không làm thay đổi thành phần cấu tạo của hạt nhân mà chỉ
làm thay đổi trạng thái năng lượng của nó.
5.63. Bản chất tia γ là sóng điện từ có bước sóng cực ngắn.
5.64. Năng lượng của tia γ được xác định theo công thức: E = h.f
5.65. Một nguồn phóng xạ nếu được bảo quản đúng cách thì số hạt nhân có tính phóng
xạ sẽ không đổi theo thời gian.
5.66. Chu kỳ bán rã chỉ phụ thuộc vào bản chất của hạt nhân có tính phóng xạ của
nguồn đó.
5.67. Để đặc trưng cho tính phóng xạ của một nguyên tố người ta có thể sử dụng một
trong các đại lượng: chu kỳ bán rã, hằng số phân rã, hoạt độ phóng xạ.
5.68. Mật độ tia phóng xạ tại một điểm tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới nguồn.
5.69. Mật độ tia phóng xạ tại một điểm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tới
nguồn.
5.70. Cường độ bức xạ tại một điểm cho biết năng lượng chùm tia truyền qua một đơn
vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền tại điểm đó trong một đơn vị thời
gian.

5.71. Ta có thể tính được cường độ bức xạ của chùm tia β phát ra từ cùng một nguồn
nhờ công thức I = J.E
3
5.72. Do có khối lượng lớn nên khi đi trong lòng vật chất quỹ đạo của chùm tia α có thể
coi là đường thẳng.
5.73. Các phân tử hữu cơ trong tổ chức sinh học bị tổn thương là do năng lượng của tia
phóng xạ đã gây nên quá trình kích thích hoặc ion hóa các phân tử đó.
5.74. Các phân tử hữu cơ trong tổ chức sinh học bị tổn thương có thể dẫn đến tổn
thương chức năng hoạt động, gây đột biến gen, hủy diệt tế bào.
5.75. Tên gọi của cơ chế tác dụng trực tiếp xuất phát từ việc nó chỉ gây tổn thương tại
chỗ.
5.76. Cơ chế tác dụng gián tiếp có thể giải thích được tác dụng lan truyền ra xa và kéo
dài của bức xạ ion hóa.
5.77. Có tên gọi cơ chế tác dụng gián tiếp vì tác dụng sinh học của tia phóng xạ được
thực hiện thông qua các sản phẩm bị biến đổi của phân tử nước.
5.78. Bức xạ ion hóa tác dụng lên các phân tử nước tạo ra các sản phẩm hóa học mới.
Các sản phẩm này sẽ gây các phản ứng hóa học với các phân tử hữu cơ và làm
biến đổi chúng.
5.79. Lượng H
2
O
2
tạo thành chỉ phụ thuộc hàm lượng nước có trong tổ chức.
5.80. Khi bị chiếu xạ các phân tử ADN có thể bị đứt gẫy, phá hủy làm sai lạc thông tin
di truyền.
5.81. Khi bị chiếu xạ, cấu trúc tế bào có thể bị hư hại với các mức độ khác nhau tùy
thuộc loại tế bào nhưng không phụ thuộc vào điều kiện chiếu.
5.82. Độ nhạy cảm phóng xạ của các mô khác nhau là khác nhau. Mô niêm mạc, thủy
tinh thể kém nhạy cảm hơn mô mạch máu.
5.83. Độ nhạy cảm phóng xạ của các mô khác nhau là khác nhau. Mô cơ, xương nhạy

cảm hơn mô thần kinh.
5.84. Liều chiếu là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất và mức độ tổn thương
sau chiếu xạ.
5.85. Hai tia phóng xạ có bản chất khác nhau mang năng lượng như nhau sẽ gây tổn
thương như nhau lên cùng một đối tượng.
5.86. Quãng chạy tia γ trong các vật chất khác nhau là khác nhau.
5.87. Quãng chạy tia γ lớn hơn quãng chạy tia X.
II. Điền Từ:
1. Loại dễ:
5.88. Hai đồng vị của một nguyên tố có cùng số Z, số A
5.89. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng biến đổi để trở thành hạt
nhân nguyên tử khác hoặc vẫn là hạt nhân ấy nhưng ở mức năng lượng thấp
hơn.
5.90. Ở hiện tượng phóng xạ có thể phát ra hoặc không phát ra các tia gọi là tia

5.91. Chỉ hạt nhân có rất lớn mới có thể phát tia α.
5.92. Hạt nhân đang ở trạng thái kích thích có mức , phát tia γ để trở
thành hạt nhân ổn định hơn, có mức năng lượng thấp hơn.
5.93. Hạt vi mô tích điện khi xuyên vào vật chất sẽ tương tác với hạt nhân là phụ, tương
tác với điện tử là , xác suất tương tác không chỉ phụ thuộc vào mật
4
độ, kích thước và điện tích của hạt tới mà đồng thời phụ thuộc vào cả mật độ ,
kích thước và điện tích của các thành phần cấu tạo vật chất.
5.94. Hạt vi mô tích điện khi tương tác với môi trường vật chất có thể gây nên phản ứng
hoá học, phản ứng hạt nhân trong môi trường và làm môi trường bị ,
phát quang, nóng lên.
5.95. Hạt vi mô tích điện iôn hoá trực tiếp môi trường vật chất do tương tác tĩnh điện
làm bật điện tử khỏi
5.96. Photon hoá gián tiếp môi trường vật chất do nó tạo ra các hạt
vi mô tích điện có động năng, các hạt này sẽ iôn hoá môi trường vật chất .

5.97. Bức xạ hãm được phát ra từ hạt vi mô tích điện chuyển động có
5.98. Mỗi phôton năng lượng cao chuyển giao toàn bộ năng lượng cho vật chất hấp
thụ chỉ sau một lần .
5.99. Trong hiệu ứng Compton phôton tương tác với điện tử tự do làm sản sinh phôton
mới có tần số nhỏ hơn tần số phôton cũ, điện tử sau tương tác có động năng lớn,
tiếp tục môi trường.
5.100. Trong hiệu ứng tạo cặp phôton năng lượng cao tương tác với trường hạt nhân,
cặp electron-pozitron được tạo ra có động năng lớn tiếp tục môi
trường
5.101. Qui luật giảm cường độ đối với chùm tia γ song song:
.Hai cơ chế vật lý cơ bản về phương diện chuyển giao năng lượng từ bức xạ iôn
hoá qua vật chất là kích thích và môi trường vật chất.
5.102. Năng lượng của bức xạ hãm càng lớn khi giá trị tuyệt đối của gia tốc âm của hạt
vi mô tích điện
5.103. Cơ sở của việc ghi đo phóng xạ là dựa vào phản ứng hoá học hay hiệu ứng vật lý
của sự tương tác giữa bức xạ và vật chất
5.104. Thực nghiệm cho thấy là tác dụng sinh học của bức xạ iôn hoá
vào độ linh động của phân tử, vào hàm lượng nước, và một số chất (thí dụ O
2
) có
trong tổ chức sinh học.
2. Loại trung bình:
5.105. Lý thuyết cơ chế tác dụng của bức xạ iôn hoá lên tổ chức sinh học
nhấn mạnh vai trò to lớn, trung gian của các phân tử nước.
5.106. Liều lượng là yếu tố quan trọng quyết định tính chất và mức độ

5.107. Chất bảo vệ phóng xạ là chất có tác dụng phòng chống hoặc giảm được tác hại
của bức xạ iôn hoá đối với tổ chức
5.108. Ung thư có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau khi chiếu xạ là do bị chiếu một
liều lớn hoặc nhiều liều nhỏ nhưng

5.109. Rất khó xác định phóng xạ gây ung thư trong thực tế; tuy vậy hầu
như mọi người đều nhấn mạnh đến đặc điểm tồn tại một giai đoạn ung thư tiềm
tàng chưa phát ra ngoài có thể kéo dài đến 30 năm .
5.110. Xét về tác dụng di truyền, người ta qui định liều tối đa cho phép lên
cơ thể nhân viên bức xạ là 20 mSv/năm và cho dân chúng là 1mSv/năm.
5.111. Bức xạ iôn hoá là một tác nhân gây di truyền rất hiệu quả giúp con
người tạo ra hàng loạt giống mới có những thuộc tính quí báu, có ích cho loài
người.
5
5.112. Các bức xạ phát ra từ các nguyên tố phóng xạ có sẵn ở môi trường
xung quanh góp phần tạo nên phông phóng xạ tự nhiên.
5.113. Con người luôn chịu tác dụng của các iôn hoá từ vũ trụ tới.
5.114. Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường và là
thành phần của
5.115. Các nguồn bức xạ nhân tạo do công việc, do khám bệnh, do chiến tranh góp
phần tạo nên phông phóng xạ
5.117. Tia phóng xạ là những tia được phát ra từ bị biến đổi phóng xạ, có
năng lượng cao.
5.118. Tia β âm có bản chất là electron được phát ra từ trong lòng
5.119. Phân rã β âm và β dương làm thay đổi điện tích hạt nhân nhưng không làm thay
đổi của nó.
5.120. Quá trình phát tia γ không làm thay đổi thành phần cấu tạo của hạt nhân mà chỉ
làm thay đổi năng lượng của nó.
5.121. Bản chất tia γ là sóng có bước sóng cực ngắn.
3. Loại khó:
5.122. Năng lượng của tia γ được xác định theo công thức:
.5.123. Chu kỳ bán rã chỉ phụ thuộc vào bản chất của có tính phóng xạ của
nguồn đó.
5.124. Mật độ tia phóng xạ tại một điểm tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới
nguồn.

5.125. bức xạ tại một điểm cho biết năng lượng chùm tia truyền qua một
đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền tại điểm đó trong một đơn vị
thời gian.
5.126. Do có khối lượng lớn nên khi đi trong lòng vật chất quỹ đạo của chùm tia α có
thể coi là
5.127. Các phân tử hữu cơ trong tổ chức sinh học bị là do năng lượng của
tia phóng xạ đã gây nên quá trình kích thích hoặc ion hóa các phân tử đó.
5.128. Các phân tử hữu cơ trong tổ chức sinh học bị có thể dẫn đến tổn
thương chức năng hoạt động, gây đột biến gen, hủy diệt tế bào.
5.129. Cơ chế tác dụng có thể giải thích được tác dụng lan truyền ra xa
và kéo dài của bức xạ ion hóa.
5.130. Có tên gọi cơ chế tác dụng vì tác dụng sinh học của tia phóng xạ
được thực hiện thông qua các sản phẩm bị biến đổi của phân tử nước.
5.131. Bức xạ ion hóa tác dụng lên các phân tử nước tạo ra các sản phẩm
mới. Các sản phẩm này sẽ gây các phản ứng hóa học với các phân tử hữu cơ và
làm biến đổi chúng.

5.132. Khi bị chiếu xạ các phân tử ADN có thể bị đứt gẫy, phá hủy làm sai lạc thông
tin
5.133. Độ nhạy cảm phóng xạ của các mô khác nhau là Mô cơ, xương
nhạy cảm hơn mô thần kinh.
5.134. Liều chiếu là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất và mức độ
chiếu xạ.
6
II. TRắc nghiệm nhiều lưại chọn:
1. Loại dễ
5.135. Nucleon là tên chung để gọi :
a. Các hạt cơ bản có điện tích, có khối lượng.
b. Các hạt là thành phần cấu tạo của nguyên tử vật chất.
c. Các thành phần của nhân tế bào.

d. Hai loại hạt là thành phần của hạt nhân nguyên tử.
5.136. Hạt nhân nguyên tử
A
Z
X được cấu tạo bởi
a. Z hạt proton, A-Z hạt nơ- tron.
b. Z hạt proton, Z hạt electron, A-Z hạt nơ-tron.
c. Z hạt phôton, A-Z hạt nơ tron.
d. Z hạt proton, A-Z hạt nơ tri nô.
5.137. Thành phần cấu tạo hạt nhân:
a. Hạt proton nặng hơn hạt nơtron chút ít vì nó mang thêm điện tích nguyên tố
dương.
b. Hạt nơ tron là hạt proton mang thêm điện tích nguyên tố âm nên nó trung hoà
về điện và nặng hơn hạt proton.
c. Hai nguyên tử gọi là đồng vị hạt nhân khi hạt nhân mang cùng một số nơ tron,
khác nhau về số proton.
d. Hai nguyên tố hoá học khác nhau có số proton ở hạt nhân nguyên tử của
chúng khác nhau.
5.138. Khối lượng của hạt nhân so với tổng số khối lượng của các nuclêôn khi đứng riêng lẻ
thì:
a. lớn hơn
b. nhỏ hơn
c. bằng
d. có khi lớn hơn, có khi nhỏ hơn
5.139. Về hiện tượng phóng xạ:
a. Là hiện tượng hạt nhân phát ra các hạt có khối lượng, điện tích, động năng lớn.
b. Là hiện tượng hạt nhân tự biến đổi cấu trúc thành hạt nhân mới hay chuyển
xuống mức năng lượng thấp hơn
c. Là hiện tượng hạt nhân phát ra các bức xạ ion hoá năng lượng cao
d. Hạt nhân có thể tự biến đổi thành hạt nhân nguyên tố khác mà không kèm theo

sự giải phóng năng lượng.
5.140. Về nguyên nhân tồn tại tính phóng xạ của các hạt nhân trong tự nhiên:
a. Xu hướng hạt nhân nặng giải phóng dự trữ năng lượng lớn của nó
b. Các proton mang điện tích cùng dấu đẩy nhau nên hạt nhân không bền vững
c. Lực liên kết giữa các nucleon không đủ mạnh để giữ hạt nhân bền vững
d. Cả a, b, c đều đúng.
5.141. Cơ sở để phân loại các tia phóng xạ:
a. Khả năng iôn hoá vật chất của chúng
b. Khả năng đâm xuyên qua vật chất của chúng
c. Khả năng huỷ hoại tế bào sống của chúng
d. Tác dụng khác nhau của từ trường và điện trường đối với chúng
5.142. Về bản chất các tia phóng xạ:
a. Tia γ trung hoà về điện do tạo bởi các nơ tron.
7
b. Tia β
+
tích điện dương do tạo bởi các prôtôn
c. Tia β
-
tích điện âm do tạo bởi các electron
d. Tia α tích điện dương, do tạo bởi hai prôtôn.
5.143. Về tia β:
a. Các tia β là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.
b. Các tia β có vận tốc như vận tốc ánh sáng.
c. Các tia β là các electron có trong cấu tạo hạt nhân.
d. Các tia β không phải là thành phần cấu tạo hạt nhân.
5.144. Sau khi phát ra hạt α, hạt nhân nguyên tử mới tạo thành:
a. Lùi 4 ô trong bảng tuần hoàn so hạt nhân nguyên tử cũ.
b. Số khối giảm 2.
c. Kém 2 prôton so hạt nhân cũ.

d. Kém 4 nơ tron so hạt nhân cũ.
5.145. Bản chất của tia γ là sóng điện từ:
a. được phát ra từ lớp vỏ điện tử khi nguyên tử bị kích thích.
b. do hạt nhân phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản.
c. do hạt nhân phát ra khi điện tử kết hợp với prôton để tạo thành một nơ tron.
d. được phát ra từ hạt nhân làm thay đổi số khối của nó.
5.146. Sau khi phát ra hạt β
-
, hạt nhân nguyên tử mới tạo thành:
a. Lùi một ô trong bảng tuần hoàn so hạt nhân nguyên tử cũ.
b. Tiến một ô trong bảng tuần hoàn so hạt nhân nguyên tử cũ.
c. Có số khối kém 1 so hạt nhân cũ.
d. Mất đi một electron.
5.147. Sau khi phát ra hạt β
+
, nguyên tử mới tạo thành:
a. Lùi một ô trong bảng tuần hoàn so guyên tử cũ.
b. Tiến một ô trong bảng tuần hoàn so nguyên tử cũ.
c. Có số khối kém 1 so hạt nhân cũ.
d. Mất đi một nơtron.
5.148. Sau khi phát ra photon γ, hạt nhân nguyên tử mới tạo thành:
a. Có vị trí trong bảng tuần hoàn như cũ.
b. Có mức năng lượng như cũ.
c. Tăng 1 prôton, giảm 1 nơ tron so hạt nhân cũ
d. Tăng 1 nơtron, giảm 1 prôton so hạt nhân cũ.
5.149. Xét các phân rã phóng xạ, ta thấy:
a. Hạt nhân sau phân rã α trở thành đồng vị bền.
b. Hạt nhân sau phân rã β
-
trở thành đồng vị bền.

c. Hạt nhân sau phân rã β
+
trở thành đồng vị bền.
d. Hạt nhân sau phân rã γ có thể trở thành đồng vị bền.
5.150. Khi một hạt nhân mẹ phân rã phóng xạ thì số khối của hạt nhân con mới tạo thành:
a. nhỏ hơn số khối hạt nhân mẹ.
b. lớn hơn số khối hạt nhân mẹ.
c. không thể nhỏ hơn số khối hạt nhân mẹ.
d. không thể lớn hơn số khối hạt nhân mẹ.
5.151. Chu kỳ bán rã của một đồng vị phóng xạ là:
a. Một nửa thời gian để phân rã hết toàn bộ một khối lượng xác định.
b. Một nửa khoảng thời gian kể từ khi tạo thành cho tới khi bắt đầu phân rã.
8
c. Khoảng thời gian để số hạt nhân có tính phóng xạ giảm chỉ còn một nửa số
lượng ban đầu do bị phân rã phóng xạ.
d. Một nửa khoảng thời gian để số hạt nhân có tính phóng xạ bị phân rã mất một
nửa.
5.152. Với một đồng vị phóng xạ thì chu kỳ bán rã của nó:
a. Giảm theo thời gian.
b. Tăng theo thời gian.
c. Không thay đổi theo thời gian.
d. Biến đổi phức tạp tuỳ điều kiện vật lý của môi trường.
5.154. Hằng số phân rã phóng xạ λ:
a. Không phụ thuộc vào bản chất hạt nhân có tính phóng xạ.
b. Khác với xác suất phân rã của một hạt nhân trong một đơn vị thời gian.
c.
λ
= T
-1
. ln2

d.
λ
= T . ln2
5.155. Trong công thức N
t
= N
o
e
-
λ
t
, N
t
là số hạt nhân có tính phóng xạ ở thời điểm t ≠ 0,
N
o
là số hạt nhân có tính phóng xạ ở thời điểm ban đầu (t =0), còn λ :
a. Là bước sóng của tia gama do hạt nhân phóng xạ phát ra.
b. Là bước sóng của bức xạ đặc tính do tia phóng xạ tương tác với vật chất phát
ra.
c. Là hằng số phân rã vũ trụ, giống nhau đối với mọi chất.
d. Là xác suất phân rã của một hạt nhân trong một đơn vị thời gian, phụ thuộc
vào bản chất của hạt nhân có tính phóng xạ.
5.156. Chu kỳ bán rã của một nguồn phóng xạ:
a. Là đại lượng đặc trưng cho khả năng phóng xạ của một nguồn phóng xạ, các
nguồn phóng xạ khác nhau của cùng một chất phóng xạ có giá trị của chu kỳ bán
rã khác nhau.
b. Là khoảng thời gian cần thiết để số hạt nhân có khả năng phân rã của nguồn
đó giảm xuống còn một nửa so với lúc ban đầu, do phân rã phóng xạ.
c. Là khoảng thời gian cần thiết để số hạt nhân có khả năng phân rã của nguồn đó

giảm xuống còn một nửa so với lúc ban đầu, do các quá trình đào thải sinh học.
d. Là khoảng thời gian cần thiết để số hạt nhân có khả năng phân rã của nguồn
đó giảm xuống còn một nửa so với lúc ban đầu, do nhiều quá trình khác nhau.
2. Loại trung bình:
5.157. Nhận xét về sự phân rã phóng xạ:
a. Sự phân rã phóng xạ phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và hoá học của môi
trường xung quanh.
b. Chu kỳ bán rã của một nguồn phóng xạ dài hay ngắn phụ thuộc bản chất của
đồng vị phóng xạ cấu taọ nên nguồn.
c. Chu kỳ bán rã của một nguồn phóng xạ thay đổi theo thời gian.
d. Một nguồn phóng xạ phát ra số lượng tia phóng xạ trong một đơn vị thời gian
không thay đổi theo thời gian.
5.158. Hoạt độ phóng xạ của một nguồn cho ta biết:
a. số hạt nhân có khả năng phóng xạ của nguồn đó bị phân rã trong một đơn vị
thời gian.
b. số tia phóng xạ phát ra từ nguồn trong một đơn vị thời gian.
c. số tia phóng xạ truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.
9
d. năng lượng mà nguồn có khả năng phát ra trong một đơn vị thời gian.
5.159. Trong công thức biểu diễn định luật phân rã phóng xạ:
N
t
= N
o
e
-
λ
t
a. N
o

là số hạt nhân có khả năng phân rã phóng xạ ở thời điểm t =0.
b. λ là bước sóng của tia phóng xạ.
c. e là giá trị của điện tích nguyên tố.
d. t là nhiệt độ của nguồn phóng xạ.
5.160. Hạt nhân của nguyên tử
90
Th
228
chứa:
a. 114 proton, 24 electron và 114 nơtron
b. 138 nơtron và 90 proton
c. 90 photon và 138 nơtron
d. 90 proton và 138 nơ-tri-nô
5.161. Phản ứng hạt nhân nào sau đây được viết đúng:
a.
88
Ra
226



2
He
4
+
86
Rn
220
b.
83

Bi
210



-1
e
0
+
24
Po
209
c.
15
P
30



14
Si
29
+
1
e
1
d.
2
He
4

+
7
N
14



8
O
17
+
1
H
1
5.162. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử (I) hạt nhân
nguyên tử của nguyên tố khác, hoặc (II) trạng thái năng lượng
thấp hơn. Trong quá trình biến đổi đó hạt nhân phát ra những tia không nhìn thấy
được, có năng lượng cao gọi là tia phóng xạ hay bức xạ hạt nhân.
a. I : tương tác với ; II : từ một trạng thái năng lượng cao về
b. I : biến đổi thành ; II : từ bỏ
c. I : tự biến đổi thành ; II : từ một trạng thái năng lượng cao về
d. I : này tác dụng vào ; II : biến đổi thành hạt nhân có

5.163. Một nguồn phóng xạ tại thời điểm ban đầu có N
o
hạt nhân có khả năng phân rã.
Sau (I) số hạt nhân có khả năng phân rã còn lại trong nguồn
là (II)
a. I : 3 chu kỳ bán rã ; II : N
o

/3
b. I : 3 chu kỳ bán rã ; II : N
o
/9
c. I : 3 chu kỳ bán rã ; II : N
o
/8
d. I : 2 chu kỳ bán rã ; II : N
o
/2
5.164. Hai chất phóng xạ có hằng số phóng xạ lần lượt là λ
1
, λ
2
, chu kỳ bán rã là T
1
, T
2
. Nếu
(I) thì (II)
a. I : T
1
/ T
2
= k ; II : λ
1
/ λ
2
= k
-1

b. I : T
1
/ T
2
= k ; II : λ
1
/ λ
2
= k
c. I : T
1
/ T
2
= k
2
; II : λ
1
/ λ
2
= k
d. I : T
1
/ T
2
= k ; II : λ
1
/ λ
2
= k
2

5.165. Hạt nhân có số N lớn hơn số Z mà phân rã phóng xạ thì có khả năng phát ra:
a. n và e
-
b. α hoặc e
-
c. p và e
-

d. n và e
+
5.166.
U
238
92
sau bao nhiêu lần phân rã phát tia α và bao nhiêu lần phân rã phát tia β
-
sẽ biến
thành
Pb
206
82
?
10

a. 8 lần α và 4 lần β
-
b. 6 lần α và 2 lần β
-
c. 8 lần α và 6 lần β
-

d. 4 lần α và 5 lần β
-

5.167. Định luật phân rã phóng xạ của một đồng vị phóng xạ có dạng:
a. N
teNt .)(
0
λ

=
b. N
t
eNt
λ

=
0
)(
c. N
t
eNt
/
0
)(
λ

=


d. N

1
0
.)(
−−
=
teNt
λ
5.168. Các đơn vị đo hoạt độ phóng xạ:
a. 1Bq = 10 phân rã trong 1 giây.
b. 1Ci = 3,7.10
9
Bq
c. 1mCi = 3,7.10
6
Bq
d. 1µCi = 3,7.10
4
Bq
5.169. Gọi N là số hạt nhân có tính phóng xạ của nguồn có chu kỳ bán rã T, hằng số phân rã
λ thì hoạt độ phóng xạ q được tính theo công thức:
a. q = N /
λ
b. q = N / 2T
c. q = N. ln2/ T
d. q = N ln2/
λ
5.170. Mật độ bức xạ J tại một điểm trong không gian là (I) truyền qua một đơn vị
diện tích đặt vuông góc phương truyền (II) tại điểm đó trong một
đơn vị thời gian.
Ta chọn:

a. (I): số photon , (II): của tia sáng
b. (I): số tia phóng xạ, (II): của tia
c. (I): số phân rã, (II): của tia
d. (I): năng lượng, (II): của bức xạ
5.171. Bị hạt vi mô tích điện tương tác, điện tử quĩ đạo sẽ:
a. Thu năng lượng, dịch chuyển từ quĩ đạo năng lượng thấp lên quĩ đạo năng
lượng cao hơn và ở đó lâu dài.
b. Dao động trên quĩ đạo của nó và phát ra sóng điện từ.
c. Bật ra khỏi nguyên tử, điện tử ở nơi khác vào lấp chỗ trống, nguyên tử vẫn
trung hoà.
d. Bật ra khỏi nguyên tử, tiếp tục tương tác với các điện tử quĩ đạo khác.
5.172. Nhận xét về tương tác của hạt vi mô tích điện với vật chất:
a. Khối lượng hạt vi mô càng lớn thì xác suất gây iôn hoá càng nhỏ
b. Điện tích hạt vi mô càng lớn thì xác suất gây iôn hoá càng nhỏ
c. Vận tốc hạt vi mô tích điện càng lớn thì xác suất gây iôn hoá càng nhỏ
d. Càng về cuối quĩ đạo, mật độ iôn hoá tuyến tính càng nhỏ.
5.173. Trong tương tác của hạt vi mô tích điện với điện tử quĩ đạo của vật chất:
a. ở mỗi tương tác, hạt vi mô truyền toàn bộ năng lượng của nó cho điện tử.
b. ở mỗi tương tác, hạt vi mô truyền một phần năng lượng của nó cho điện tử.
c. Phần năng lượng hạt vi mô truyền cho các điện tử trong mỗi tương tác là như
nhau.
11
d. Tuỳ theo từng tương tác cụ thể mà hạt vi mô có thể truyền hoặc nhận thêm
năng lượng.
5.174. Tương tác giữa hạt vi mô tích điện với vật chất xảy ra theo cơ chế:
a. Truyền toàn bộ năng lượng cho nguyên tử vật chất để tạo ra nguồn iôn hoá
thứ cấp.
b. Iôn hoá gián tiếp, nghĩa là truyền một phần năng lượng cho nguyên tử vật chất
để tạo ra nguồn iôn hoá thứ cấp.
c. Truyền toàn bộ năng lượng cho nguyên tử vật chất để iôn hoá nguyên tử vật

chất.
d. Iôn hoá trực tiếp, nghĩa là truyền một phần năng lượng cho nguyên tử vật chất
mỗi khi va chạm để iôn hoá chúng.
5.175. Khi tương tác với môi trường vật chất, hạt vi mô tích điện sẽ:
a. Gây nên hiệu ứng quang điện.
b. Truyền toàn bộ năng lượng cho một electron nào đó của môi trường.
c. Truyền một phần năng lượng cho mỗi electron của môi trường khi tương tác
với electron đó.
d. Biến mất sau mỗi tương tác.
5.176. Nhận xét về quĩ đạo của các hạt vi mô tích điện khi xuyên vào vật chất:
a. Quĩ đạo hạt α là đường ngoằn nghèo, gấp khúc
b. Quĩ đạo hạt β
-
là đường ngoằn ngoèo, gấp khúc
c. Quĩ đạo hạt β
-
là đường thẳng
d. Quĩ đạo hạt proton là đường ngoằn ngoèo, gấp khúc
5.177. Khả năng đâm xuyên của hạt vi mô tích điện khi tương tác với vật chất:
a. Càng lớn khi khối lượng của nó càng lớn.
b. Càng lớn khi khối lượng riêng của vật chất càng lớn.
c. Càng lớn khi động năng của nó càng lớn.
d. Càng lớn khi vận tốc của nó càng nhỏ.
5.178. Khi tương tác với hạt nhân nguyên tử vật chất, hạt vi mô tích điện:
a. Không gây được phản ứng hạt nhân
b. Có quĩ đạo và vận tốc ít bị thay đổi
c. Phát ra bức xạ hãm
d. Có động năng được gia tăng.
5.179. Trong tương tác của hạt vi mô tích điện với điện tử quĩ đạo, ta thấy:
a. Hạt vi mô mất hết toàn bộ năng lượng trong một lần tương tác.

b. Hạt vi mô không mất năng lượng trong tương tác vì là tương tác đàn hồi.
c. Hạt vi mô mất dần năng lượng sau mỗi lần tương tác.
d. Hạt vi mô có thể mất hoặc không mất năng lượng tuỳ từng tương tác cụ thể.
5.180. Nhận xét về hiện tượng phát ra bức xạ hãm trong tương tác của hạt vi mô tích điện
với hạt nhân nguyên tử vật chất :
a. Năng lượng của bức xạ hãm phụ thuộc vào năng lượng của hạt tới .
b. Năng lượng của bức xạ hãm chỉ phụ thuộc vào điện tích của hạt nhân nguyên
tử vật chất.
c. Với cùng một vật chất bị chiếu, hiện tượng phát bức xạ hãm xảy ra như nhau
đối với mọi hạt vi mô tích điện.
d. Bản chất của bức xạ hãm là hạt vi mô tích điện.
5.181. Các phôton năng lượng cao:
a. Có năng lượng tính theo công thức: E = hc
λ
b. Khi xuyên vào vật chất không bị lệch hướng truyền.
12
c. Có khả năng iôn hoá và kích thích nguyên tử.
d. Không tương tác với hạt nhân.
5.182. Hiệu ứng quang điện khi photon năng lượng cao tương tác với nguyên tử vật chất:
a. Có kết quả là một điện tử bật ra có động năng lớn có khả năng ion hóa tiếp
b. Xảy ra đối với bước sóng lớn hơn vùng ánh sáng tử ngoại
c. Một phần năng lượng của photon được dùng để giải phóng điện tử, phần còn
lại được chuyển thành năng lượng của photon mới
d. Có kết quả là một photon được phát ra có khả năng ion hóa tiếp nguyên tử,
phân tử khác
5.183. Chùm tia phóng xạ đi qua vật chất tuân theo qui luật:
a. I = I
o
.e
-

µ
x
b. J = J
o
nếu x < R và J = 0 nếu x ≥ R (R là quãng chạy)
c. I = k I
o
/ R
2
( R là quãng chạy)
d. tuân theo a hay b là tuỳ thuộc bản chất tia.
5.184. Hiệu ứng Compton:
a. Xảy ra khi tia β tương tác với hạt nhân nguyên tử.
b. Xảy ra khi tia gama tương tác với hạt nhân nguyên tử vật chất.
c. Xảy ra khi tia α tương tác với các điện tử tự do và bị đổi hướng.
d. Xảy ra khi pho ton năng lượng cao tương tác với các điện tử tự do
3. Loại khó :
5.185. Hiện tượng huỷ hạt (annihilating)
a. Xảy ra khi hai hạt tích điện trái dấu, cùng kích thứơc gặp nhau.
b. Xảy ra khi pozitron kết hợp với điện tử để tạo ra hai phôton có năng lượng xác
định là 0,511 MeV.
c. Xảy ra khi e
-
gặp e
+
để tạo ra hai nơtrinô có năng lượng xác định là 0,511
MeV.
d. Xảy ra khi proton gặp điện tử và tạo ra hai phôton có năng lượng xác định là
0,511 MeV.
5.186. Trong hiện tượng tạo cặp thì: A) hf → e

+
+ e
-
Trong hiện tượng huỷ cặp thì: B) e
-
+ e
+
→ 2hf
a. A đúng B sai
b. A đúng B đúng
c. A sai B đúng
d. A sai B sai
5.187. Chùm phôton năng lượng cao bị vật chất hấp thụ theo qui luật:
a. I = I
o
.e
-
µ
x
b. I = I
o
nếu x < R và I = 0 nếu x ≥ R (R là quãng chạy)
c. I = k I
o
/ R
2
(R là quãng chạy)
d. tuân theo a hay b là tuỳ thuộc chùm tia đó là tia X hay tia Gamma.
5.188. Các tia phóng xạ có khả năng iôn hoá vật chất được là do:
a. Các tia phóng xạ mang năng lượng rất lớn.

b. Các tia phóng xạ có khả năng đẩy hoặc hút điện tử bật khỏi nguyên tử.
c. Các tia phóng xạ có thể truyền cho điện tử quĩ đạo năng lượng lớn hơn năng
lượng liên kết giữa điện tử với hạt nhân.
d. Cả a, b, c đều đúng.
13
5.189. 3 hạt α, β
+

-
cùng động năng có giá trị bằng năng lượng của phôton γ cùng xuyên
vào một môi trường vật chất thông thường thì:
a. hạt α xuyên sâu nhất
b. tia γ xuyên sâu nhất
c. Hạt β
+
xuyên sâu kém nhất
d. Hạt β
-
xuyên sâu nhất.
5.190. Một chùm hạt β
-
phát ra từ một nguồn đồng vị phóng xạ, ta thấy:
a. Các hạt β
-
có năng lượng giống nhau (phổ đơn năng)
b. Các hạt β
-
có năng lượng khác nhau (phổ đa năng)
c. Khi xuyên vào vật chất, cường độ chùm tia tỷ lệ nghịch bình phương chiều dày
vật chất.

d. Độ iôn hoá tuyến tính của các hạt β
-
như nhau.
5.191. Hệ số truyền năng lượng tuyến tính, viết tắt theo tiếng Anh là LET (linear energy
transfer)
a. chỉ được dùng cho các hạt vi mô tích điện.
b. chỉ được dùng cho các phôton năng lượng cao
c. cho biết giá trị năng lượng mà chùm tia đã chuyển giao cho vật chất trên một
đơn vị chiều dài.
d. tỷ lệ nghịch với độ iôn hoá tuyến tính của chùm tia.
5.192. Buồng iôn hoá:
a. là thiết bị đo liều lượng hấp thụ dựa vào sự iôn hoá.
b. là thiết bị đo được năng lượng chùm tia phóng xạ dựa vào sự ion hoá chất khí.
c. là thiết bị đo được số tia phóng xạ trong một khoảng thời gian xác định.
d. là thiết bị đo liều lượng chiếu dựa vào sự iôn hoá chất khí.
5.193. Liều chiếu:
a. là một đại lượng vật lý dùng để định lượng tác dụng của mọi bức xạ iôn hoá
lên vật chất bị chiếu.
b. được đo bằng đơn vị J/kg và rad.
c. là đại lượng cho biết tổng số điện tích của các ion cùng dấu được tạo ra trong
một đơn vị khối lượng không khí ở điều kiện chuẩn dưới tác dụng của các hạt
mang điện sinh ra do các phôton tương tác với các nguyên tử và phân tử khí.
d. là đại lượng cho biết tổng số năng lượng được tạo ra trong một đơn vị khối
lượng không khí ở điêù kiện chuẩn khi bị chiếu bằng mọi loại bức xạ hạt nhân.
5.194. Khi chùm hạt vi mô tích điện tương tác với vật chất, bản thân hạt vi mô hoặc điện
trường của nó có thể tương tác với (I) hoặc với (II) Lực tương
tác ở đây là (III)
a. I : nguyên tử ; II : phân tử ; III : lực điện từ
b. I : điện tử quĩ đạo ; II : hạt nhân của nguyên tử vật chất ; III : lực tĩnh điện
c. I : điện tử quĩ đạo ; II : điện tử liên kết phân tử ; III : lực hạt nhân

d. I : điện tử quĩ đạo ; II : hạt nhân của nguyên tử ; III : lực hấp dẫn
5.195. Hiệu ứng tạo cặp là hiện tượng khi phôton năng lượng …(I)… đến gần hạt nhân
nguyên tử tương tác với (II) và tạo thành (III)
a. I : ≥ 1,02MeV ; II : trường hạt nhân ; III : một cặp electron và pozitron
b. I : bất kỳ ; II : trường hạt nhân ; III : một cặp electron và pozitron
c. I : lớn ; II : điện trường của hạt nhân ; III : một cặp e
+
và e
-

d. I : ≥ 1,02 MeV ; II : trường hạt nhân ; III : hai hạt nơtrinô.
14
5.194. Độ iôn hoá tuyến tính được đo bằng (I) do hạt vi mô tích điện tới
tạo ra (II) dọc theo đường đi của nó.
Ta chọn:
a. (I): điện lượng dương (hoặc âm) , (II): bỏ trống
b. (I): số cặp iôn , (II): bỏ trống
c. (I): điện lượng dương (hoặc âm) , (II): trên một đơn vị chiều dài
d. (I): số cặp iôn , (II): trên một đơn vị chiều dài
5.197. Có 4 chùm hạt α, β
+

-
, γ cùng mật độ (thí dụ 10 hạt / cm
2
.s) cùng xuyên vào tấm
chì dày 5 cm, sau tấm chì ta thấy còn có các loại hạt:
a. α và β
-
b. β

+

-
và tia γ
c. Tia γ
d. Không còn loại nào.
5.198. Để biểu diễn độ lớn của khả năng iôn hoá vật chất của hạt vi mô tích điện, người ta
dùng khái niệm (I) Đại lượng này được đo bằng (II) do hạt vi
mô tạo ra trên (III) đường đi của nó.
a. I : công suất iôn hoá ; II : số cặp iôn ; III : một đơn vị chiều dài dọc theo
b.I : độ iôn hoá tuyến tính ; II : điện lượng ; III : một đơn vị diện tích dọc theo
c. I : mật độ iôn hoá ; II : số cặp iôn ; III : một đơn vị thể tích dọc theo
d. I : độ iôn hoá tuyến tính ; II : số cặp iôn ; III : một đơn vị chiều dài dọc theo
5.199. Trong hệ SI, đơn vị để đo liều lượng chiếu của các bức xạ iôn hoá là:
a. J/kg được gọi là Gray, ký hiệu là Gy.
b. C/kg được gọi là Rơn-ghen, ký hiệu là r.
c. C/kg
d. C/m
3
5.200. Trong hệ SI đơn vị để đo liều lượng hấp thụ của bức xạ iôn hoá là:
a. J/kg, được đặt tên là Gray và ký hiệu là Gy.
b. C/kg, được đặt tên là Bêch-cơ-ren, ký hiệu là Bq.
c. Cal/g hoặc kcal/kg được đặt tên là Cu-ri, ký hiệu là Ci.
d. eV/g hoặc MeV/kg được đặt tên là Rơnghen, ký hiệu là r.
5.201. Cơ sở của cơ chế tác dụng trực tiếp của các bức xạ iôn hoá lên cơ thể sống
a. ảnh hưởng của nồng độ oxy đối đối với các hiệu ứng sinh học do chiếu xạ
b. sự xuất hiện của các gốc tự do và phân tử H
2
O
2

trong đối tượng bị chiếu xạ
c. ảnh hưởng của hàm lượng nước và nhiệt độ đối với các hiệu ứng sinh học do
chiếu xạ
d. Bức xạ ion hóa có khả năng kích thích hoặc ion hóa mọi loại phân tử, bao gồm
cả các đại phân tử hữu cơ
5.202. Xác định điều sai trong các phát biểu về cơ chế tác dụng trực tiếp của bức xạ ion hoá
lên tổ chức sinh học:
a. Năng lượng của bức xạ trực tiếp chuyển giao cho các phân tử cấu tạo tổ chức
sinh học.
b. Năng lượng của bức xạ iôn hoá gây nên các quá trình kích thích và iôn hoá
nguyên tử, phân tử sinh học.
c. bức xạ ion hóa có thể làm bật các điện tử liên kết trong phân tử hữu cơ lớn do
đó sẽ làm cho các phân tử đó bị đứt gãy
d. Năng lượng của bức xạ iôn hoá được dùng để thực hiện một loạt các phản ứng
hoá học tạo các chất mới.
15
5.203. Xác định điều sai trong các phát biểu về tác dụng gián tiếp của bức xạ ion hoá lên cơ
thể sống:
a. Nếu hàm lượng O
2
trong môi trường càng nhiều thì lượng H
2
O
2
tạo ra sẽ càng
nhiều.
b. H
2
O
2

là một chất ôxy hoá rất mạnh nên trong tổ chức có H
2
O
2
nó sẽ phá huỷ
phần lớn các phân tử hữu cơ ở đó.
c. Các gốc tự do dễ phản ứng với các phân tử hữu cơ.
d. Các gốc R
.
bị kích thích không còn tác dụng làm tăng các phân tử hữu cơ bị
tổn thương.
5.204. Biểu hiện của tổn thương phân tử do bức xạ iôn hoá là:
A. Hàm lượng của một hợp chất hữu cơ nhất định nào đó sau chiếu xạ bị thay đổi
và xuất hiện những phân tử lạ.
B. Hoạt tính sinh học của các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn do cấu
trúc phân tử bị hư hại hoặc phá vỡ.
Ta chọn đánh giá:
a. A đúng, B sai.
b. A đúng, B đúng.
c. A sai, B sai.
d. A sai, B đúng.
5.205. Với cùng một liều lượng, tổn thương do các chùm bức xạ iôn hoá có bản chất khác
nhau sẽ khác nhau. Người ta thấy hệ số chất lượng tia:
a. của tia γ lớn hơn của tia β.
b. của prôton gấp 20 lần của γ
c. của α gấp 5 lần của β.
d. của α gấp 20 lần của tia X.
5.206. Các giai đoạn của quá trình tương tác giữa bức xạ iôn hoá và tổ chức sinh học:
a. Giai đoạn I là các quá trình vật lý xảy ra sau 10
-3

s.
b. Giai đoạn II là các phản ứng hoá học đầu tiên xảy ra sau vài giây.
c. Giai đoạn III là giai đoạn có các tổn thương phân tử hữu cơ quan trọng xảy ra
sau vài giây đến hàng giờ.
d. Giai đoạn IV là giai đoạn lâm sàng có thể dẫn đến tử vong, xảy ra sau hàng
chục năm.
5.207. Xác định phát biểu sai về hiệu ứng sinh học của tia phóng xạ đối với cơ thể sống:
a. Tế bào có thể mất khả năng phân chia.
b. Cấu trúc của ADN có thể bị thay đổi tạo ADN dị thường.
c. Các phân tử protein bị đứt gãy làm giảm khả năng hoạt động chức năng một số
mô.
d. Nhân tế bào bị tổn thương ít hơn so với màng.
5.208. Xác định phát biểu sai về tổn thương ở mức độ tế bào do bức xạ iôn hoá:
a. Bức xạ iôn hóa làm tổn thương về cấu trúc hoặc trình tự sắp xếp của các phân
tử ADN trong gen taọ nên các đột biến gen.
b. Tổn thương màng tế bào : tính thấm chọn lọc bị thay đổi do các protein trên
màng bị phá hủy
c. Các phần khác nhau của tế bào có độ nhạy cảm phóng xạ khác nhau
d. các tế bào bị tổn thương do bức xạ ion hóa không còn khả năng phân chia tạo
tế bào mới.
5.209. Về độ nhạy cảm phóng xạ của các mô:
16
a. Mô xương, cơ, thần kinh có độ nhạy cảm phóng xạ cao hơn độ nhạy cảm
phóng xạ của các niêm mạc.
b. Các mô liên kết có độ nhạy cảm phóng xạ cao hơn mô tuỷ xương.
c. Mô sinh sản có độ nhạy cảm phóng xạ cao nhất.
d. Mô cơ có độ nhạy cảm phóng xạ cao hơn da.
5.210. Từ các đường cong lý thuyết và đường cong thực tế về mối tương quan giữa tỷ lệ
sống sót của tế bào lnN (biểu diễn trên trục tung) và liều chiếu D (biểu diễn trên
trục hoành) ta xác định được 2 điều:

A. Có một số tia phóng xạ không gây được tác dụng diệt bào.
B. Độ nhạy cảm phóng xạ của các loại tế bào khác nhau thì khác nhau.
Ta chọn đánh giá:
a. A đúng, B sai.
b. A đúng, B đúng.
c. A sai, B đúng.
d. A sai, B sai.
5.212. Yếu tố vật lý ảnh hưởng mạnh nhất đến tác dụng sinh học của chùm bức xạ iôn hoá:
a. Bản chất và năng lượng của bức xạ.
b. Liều lượng hấp thụ, liều lượng chiếu.
c. Sự phân phối thời gian chiếu và suất liều lượng chiếu
d. Thành phần môi trường: hàm lượng nước và một số chất khác,
5.213. Chọn cụm từ thích hợp cho phát biểu sau: Khi khảo sát tổn thương phân tử do bức
xạ, cho dù cơ chế tác dụng trực tiếp hay cơ chế tác dụng gián tiếp thì vai trò
của là rất quan trọng.
a. Năng lượng của tia.
b. Sự tự phục hồi của cơ thể.
c. Các gốc tự do.
d. Bản chất của tia.
5.214. Chọn cụm từ thích hợp cho chỗ trống trong phát biểu sau: Hiệu ứng ôxi là ảnh hưởng
của nồng độ ôxi có trong môi trường chiếu xạ đến tổn thương sinh học
do bức xạ gây ra .
a. quá trình
b. mức độ
c. toàn bộ
d. sự phục hồi
5.215. Hiệu ứng ôxy là khái niệm về ảnh hưởng của (I) có trong môi trường
chiếu xạ lên tổn thương sinh học có thể xảy ra. Người ta thấy trong một phạm vi
nhất định tổn thương đó (II) khi (III)
a. I : lượng ôxy tổng cộng ; II : giảm ; III : nồng độ ôxy giảm

b. I : nồng độ ôxy ; II : tăng ; III : nồng độ ôxy tăng
c. I : nồng độ ôxy ; II : tăng ; III : nồng độ ôxy giảm
d. I : lượng ôxy tổng cộng ; II : giảm ; III : lượng ôxy tổng cộng tăng
5.216. Xác định biện pháp kém hiệu quả nhất để giảm liều chiếu xạ lên cơ thể nhân viên
bức xạ
a. Tăng khoảng cách tới nguồn
b. Sử dụng các tấm chắn thích hợp
c. Giảm thời gian tiếp xúc
d. Chọn nguồn bức xạ có chu kỳ bán rã thích hợp
17
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×