Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Skkn sử dụng video, tranh ảnh trong tiết dạy “speaking” nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập kỹ năng nói cho học sinh lớp 12 trường thpt trần hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.61 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
Tơi:
Ngày tháng
năm sinh
Bùi Thị Liên

20/09/1986

Nơi cơng tác

Tỷ lệ (%)
Trình độ
đóng góp vào
Chức vụ chun
việc tạo ra
mơn
sáng kiến

Trường THPT
Giáoviên Cử nhân
Trần Hưng Đạo

100

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng video, tranh ảnh
trong tiết dạy “Speaking” nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập kỹ năng
nói cho học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo.


- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy kỹ năng nói cho học sinh lớp 12 Trường
THPT Trần Hưng Đạo.
II. Nội dung
Trong xã hội hiện đại, Tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt quan trọng từ việc
giao tiếp hàng ngày đến những cơ hội trong học tập, làm việc. Là một ngơn ngữ
quốc tế, hiện nay tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi, nó là cầu nối liên kết cộng
đồng và các mối quan hệ xã hội. Tiếng Anh chính là cánh cửa giúp chúng ta tiếp
xúc với các nền văn hóa, hịa mình vào vơ số hoạt động, sự kiện, tận dụng các cơ
hội để phát triển bản thân hay nghề nghiệp. Trong các kỹ năng, có thể nói rằng
chính kỹ năng nói giúp ngơn ngữ Tiếng Anh thực hiện được chức năng giao tiếp
của mình. Theo Bigate: “Speaking” là kỹ năng mang tính phản xạ, giúp người học
sử dụng được ngoại ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hơn nữa,
nó cũng góp phần củng cố thêm kỹ năng nghe của người học, giúp tăng cường vốn
từ vựng và luyện tập các kỹ năng có liên quan.
Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay không coi trọng việc học Tiếng Anh và rất
lười luyện tập kỹ năng nói nên khả năng giao tiếp trao đổi còn nhiều hạn chế. Đối
với học sinh lớp 12, nhiều em gặp khó khăn khi làm phần câu giao tiếp trong đề thi
THPT trong khi cũng có những em cố gắng học Tiếng Anh chỉ để vượt qua kỳ thi
hay điểm số chứ không thực sự chú tâm đến việc trau dồi vốn Tiếng Anh, rèn luyện
kỹ năng giao tiếp phục vụ cho việc học tập lâu dài hay công việc trong tương lai.
1. Giải pháp cũ thường làm
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc vận dụng kiến thức vào thực hành
giao tiếp Tiếng Anh và tiếp cận với đề thi THPT, nhóm chun mơn trường tôi đã
họp bàn thống nhất dạy nội dung câu giao tiếp trong các giờ “Speaking”.
- Giáo viên nghiên cứu các thể loại câu giao tiếp mà học sinh hay gặp trong
đề thi, xác định nội dung dạy học kỹ năng “Speaking” trong năm học cần tập trung

1

skkn



vào các loại câu giao tiếp như sau: câu chào hỏi, tạm biệt, câu cám ơn, câu xin lỗi,
câu khen ngợi/ chúc mừng, câu mời/ gợi ý, câu xin phép/ đề nghị, câu bày tỏ quan
điểm (đồng tình, khơng đồng tình), câu cảm thơng, câu phàn nàn, câu khun bảo,
hay các câu giao tiếp khác: như hỏi về thời gian, địa điểm, đường, phương tiện....
- Xây dựng nội dung cụ thể cho từng tiết học. Trong mỗi tiết học, giáo viên
thường cung cấp các mẫu câu giao tiếp, yêu cầu học sinh vận dụng các cấu trúc vừa
học vào thực hành giao tiếp và sau đó là phần thực hành bài tập trắc nghiệm về câu
giao tiếp.
2. Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cần được khắc
phục
* Ưu điểm
Phương pháp giảng dạy trên đã tạo cho học sinh cơ hội tham gia vào các tình
huống giao tiếp thực tế. Đồng thời học sinh được tiếp cận với các mẫu câu giao tiếp
hay xuất hiện trong đề thi THPT nên chất lượng làm dạng bài tập này đã có phần cải
thiện.
* Nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cần được khắc phục
- Nhiều học sinh vốn từ cịn ít, phát âm chưa chuẩn, khả năng vận dụng cấu
trúc ngữ pháp chưa linh hoạt dẫn đến sự thiếu tự tin trong giao tiếp, bị động trong
học tập. Trong khi có những học sinh khá giỏi làm bài tập nhưng khi nói cịn hạn
chế về ngữ âm, ngữ điệu nên các em còn e dè, nhút nhát, lười tham gia vào các hoạt
động giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Các tình huống giao tiếp chỉ trên giấy thiếu tính sinh động và chưa khuyến
khích người học tham gia vào các hoạt động giao tiếp nên học sinh còn thiếu hứng
thú với giờ học. Các em ít có cơ hội thực hành dẫn đến ghi nhớ kiến thức máy móc
và kết quả làm bài tập câu giao tiếp chưa cao.
3. Giải pháp mới cải tiến
Sử dụng video, tranh ảnh để dạy tiết “Speaking” nhằm nâng cao hứng thú và
kết quả học tập kỹ năng nói giúp học sinh vừa làm bài câu giao tiếp hiệu quả trong

bài thi THPT đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn
trong giao tiếp Tiếng Anh.
3.1 Cơ sở khoa học của giải pháp
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speaking” địi hỏi người giáo viên phải khơng
ngừng đổi mới phương pháp dạy học, luôn sáng tạo kết hợp nhiều hình thức khác
nhau.
Sử dụng video, tranh ảnh vào dạy “Speaking” là một trong những hình thức
đem lại hiệu quả rất cao. Khi xem video về các tình huống giao tiếp, học sinh cần tìm
ra câu đáp lại cho tình huống đó hoặc xác định câu phản hồi của nhân vật đã chuẩn
xác hay chưa. Ban đầu câu trả lời có thể đúng hoặc sai nhưng sau khi xem tiếp video
và được nghe giáo viên phân tích, học sinh sẽ ghi nhớ các mẫu câu vừa được học rất
nhanh. Hơn nữa, sử dụng tranh ảnh trong phần “Post- speaking” không những giúp
giờ học sinh động, hấp dẫn hơn mà còn giúp tăng hứng thú giao tiếp của người học.
Bởi vì, với những bức tranh gợi ý, học sinh có cơ hội lập hội thoại có liên quan đến
các mẫu câu giao tiếp các em vừa được học một cách linh hoạt. Học sinh cảm thấy
hứng thú, mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp vì mình đã là chủ thể của tình
huống giao tiếp. Học sinh giải quyết bài tập trắc nghiệm về câu giao tiếp một cách

2

skkn


đơn giản và chủ động hơn. Xác suất câu sai là rất thấp vì các em được xem, phát hiện
sau đó là luyện tập thực hành biến những câu lý thuyết sách vở thành câu giao tiếp
của chính mình. Như vậy mục đích của việc đổi mới phương pháp giáo dục là phát
huy được vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy sáng tạo của học
sinh.
3.2 Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp
Để đảm bảo sử dụng video, tranh ảnh vào giờ dạy “Speaking” hiệu quả, đòi

hỏi giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Trước hết: Người giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với mơn học của
mình, có tâm huyết muốn cải thiện kỹ năng nói cho học sinh và quyết tâm cùng học
sinh vượt khó để nâng cao kết quả học tập. Giáo viên phải giành nhiều thời gian
sưu tầm video, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, nghiên cứu các loại tài
liệu, bài tập liên quan đến dạng câu giao tiếp trong đề thi THPT. Giáo viên cần có
kiến thức phong phú, vững vàng về các nội dung chương trình dạy học.
Thứ hai: Giáo viên cần có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo các phần
mềm hỗ trợ như cắt ghép video, tranh ảnh.
Thứ ba: Giáo viên nắm vững qui trình soạn một giáo án điện tử có sử dụng
video, tranh ảnh.
- Bước 1: Giáo viên định hướng và xác định mục tiêu của bài học.
- Bước 2: Giáo viên tiến hành sưu tầm lựa chọn video, tranh ảnh, tài liệu liên
quan đến các mẫu câu giao tiếp trên mạng Internet. Yêu cầu cơ bản của bước này là
video, tranh ảnh phải đảm bảo đúng chủ đề, đúng nội dung bài học.
+ Cách tìm tư liệu: Tìm video qua kênh “YouTube”, tranh ảnh và các tài liệu
liên quan qua “Google”.
+ Xử lý tư liệu: Đây được coi là khâu khá quan trọng vì sau khi tìm được tư
liệu rồi, giáo viên cần nghiên cứu đoạn video đó để cắt và lựa chọn nội dung phù
hợp với mục tiêu bài học, đảm bảo đáp ứng được mục đích của giáo viên đối với
hoạt động dạy học đó.
Bước 3: Thiết kế bài giảng:
Trước khi thiết kế bài giảng giáo viên phải xác định cụ thể những vấn đề sau
+ Thời điểm khai thác: Sử dụng video, tranh ảnh để dạy mục nào của bài
học.
Sử dụng video trong phần: “Pre- speaking” hoặc “While- speaking”.
Sử dụng tranh ảnh trong phần: “Post- speaking”
+ Mục đích sử dụng video, tranh ảnh: Tạo được hứng thú học tập cho học sinh
để các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, làm bài tập về câu giao tiếp hiệu
quả và tự tin hơn trong việc sử dụng Tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp thực

tế.
+ Hình thức khai thác: Tùy vào nội dung mỗi tiết học, giáo viên cần linh
hoạt, sáng tạo kết hợp video, tranh ảnh với các hình thức dạy học khác như trò
chơi, role-play hay các thiết bị dạy học sẵn có trong lớp học làm giáo cụ trực quan
để tiết học luôn sinh động, lôi cuốn người học.
+ Thời gian khai thác: Giáo viên cần nghiên cứu thời lượng sử dụng video,
tranh ảnh để đảm bảo đủ nội dung và thời gian tiết học.
3.3 Quy trình thực hiện giải pháp

3

skkn


3.3.1. Chọn khách thể nghiên cứu
Để kiểm tra phương pháp mới có hiệu quả hay khơng tơi chọn khách thể
nghiên cứu là lớp 12B4, 12B10 Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thành phố Ninh
Bình – Tỉnh Ninh Bình. Lớp thực nghiệm (12B4) và lớp đối chứng (12B10) tương
đương nhau về năng lực học tập, điều kiện kinh tế - xã hội… Hai lớp có cùng một
giáo viên dạy mơn Tiếng Anh.
3.3.2 Thiết kế
Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
Bảng 1
Lớp
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
12B4 Nhóm - Khảo sát về hứng thú của Dạy học có sử - Khảo sát về
thực nghiệm HS để xác định hai nhóm dụng

video, hứng thú.
tương đương nhau.
tranh ảnh
- Kiểm tra kiến
- Kiểm tra kiến thức của học
thức của HS.
sinh để xác định hai nhóm Dạy học bình - Khảo sát về
12B10
Nhóm
đối tương đương nhau.
thường
hứng thú.
chứng
- Kiểm tra kiến
thức của HS.
3.3.3. Khảo sát hứng thú và kiểm tra kiến thức của học sinh trước
khi tác động
- Xây dựng thang đo hứng thú bằng phiếu khảo sát: khi xây dựng thang đo,
tôi đã lấy ý kiến của GV trong bộ mơn và góp ý của một số đồng nghiệp cùng tổ
chuyên môn.
- Kiểm tra về kiến thức của học sinh. (kiểm tra 15 phút)
3.3.4. Tiến hành tác động (dạy thực nghiệm)
Sử dụng video, tranh ảnh được tiến hành trong 4 tiết dạy “Speaking” ở các
Unit 3, Unit 4, Unit 5, Unit 6 - lớp 12, chương trình Tiếng Anh hệ 7 năm - Ban cơ
bản tại lớp thực nghiệm 12B4 đồng thời dạy học theo phương pháp dạy bình
thường tại lớp đối chứng 12B10.
Thời gian dạy như sau:
Bảng 2. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm
Tiết theo
Tên bài dạy

PPCT
3/10/2019
15
Unit 3: Ways of Socializing
Part B: Speaking
24/10/2019
24
Unit 4: School Education System
Part B: Speaking
7/11/2019
30
Unit 5: Higher Education
Part B: Speaking
15/11/2019
35
Unit 6: Future Jobs
Part B: Speaking
- Cách thức tiến hành các tiết dạy thực nghiệm (ở phần phụ lục)
Thời gian

4

skkn


3.3.5. Khảo sát hứng thú và kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi tác
động
- Khảo sát hứng thú của HS 2 lớp. (phiếu khảo sát)
- Kiểm tra về kiến thức của học sinh. (kiểm tra 15 phút)
3.3.6. Đo lường

Tôi thu thập dữ liệu về kiến thức và thái độ thông qua việc:
* Đo lường hứng thú
Trước và sau khi tác động, tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập đối với
giờ học kỹ năng nói mơn Tiếng Anh ở hai lớp để đo sự thay đổi về hứng thú của
HS đối với nội dung được học: lớp thực nghiệm (12B4) và lớp đối chứng (12B10).
(Phiếu khảo sát ở phần phụ lục).
* Đo lường kiến thức
Trước và sau khi tác động, tôi tiến hành kiểm tra 15 phút ở cả lớp thực
nghiệm (12B4) và lớp đối chứng (12B10) để so sánh kết quả làm bài tập câu giao
tiếp. (Đề kiểm tra và kết quả kiểm tra ở phần phụ lục).
3.3.7. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
a. Phân tích kết quả về hứng thú
- Sử dụng kết quả của T-Test độc lập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng trước khi thực hiện tác động để kiểm chứng sự tương đương về sự hứng thú
học tập kỹ năng nói của học sinh.
Bảng 3. Kết quả khảo sát hứng thú trước tác động
Lớp TN – 12B4
Lớp ĐC – 12B10
Điểm trung bình
55,33
56,4
Độ lệch chuẩn
5,47
7,58
Giá trị P của T-Test
0,24
Bảng 4. Kết quả khảo sát hứng thú sau tác động
Lớp TN – 12B4
72,67
9,16

0.000000000060

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- Test
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD) của 2 nhóm sau tác 2,43
động

Lớp ĐC – 12B10
56,75
6,56

Biểu đồ kết quả khảo sát hứng thú

5

skkn


80

72.67

70
60

55.33

56.75


56.4

50
40
30
20
10
0

Trước tác động

Sau tác động
Lớp TN

Lớp ĐC

Trên cơ sở so sánh dữ liệu, cho phép ta đưa ra nhận xét:
+ So sánh kết quả khảo sát trước tác động của 2 nhóm:
Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 55,33 của nhóm đối chứng là
56,4. Chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm 1,67 điểm và điểm kiểm chứng TTest độc lập kết quả kiểm tra trước tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P bằng 0.24
cho thấy xác suất xảy ra ngẫu nhiên cao do vậy chênh lệch này khơng có ý nghĩa.
Ta kết luận: Trước khi tác động, hứng thú của 2 nhóm tương đương nhau.
+ So sánh kết quả khảo sát sau tác động của 2 nhóm:
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 72,67 của nhóm đối chứng là
56,75. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 15,92 cho
thấy điểm TB giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động có điểm TB
cao hơn lớp ĐC.
- Kiểm chứng T-Test độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm cho
giá trị P rất nhỏ, cho thấy điểm TB giữa 2 nhóm rất có ý nghĩa. Điểm TB của nhóm

TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là khơng ngẫu nhiên mà do kết quả tác động
(sử dụng PP dạy học mới) nghiêng về nhóm thực nghiệm.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) của kết quả khảo sát 2 nhóm là 2,43.
Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Từ kết quả trên, ta rút ra: Sử dụng video, tranh ảnh để dạy tiết “Speaking”
các Unit 3, Unit 4, Unit 5 và Unit 6 - lớp 12, chương trình Tiếng Anh hệ 7 năm Ban cơ bản, đã làm tăng hứng thú học tập giờ học nói của học sinh lớp 12, Trường
THPT Trần Hưng Đạo- TP Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình.
b. Phân tích kết quả học tập
* Phân tích kết quả cải thiện kỹ năng nói
- Dựa vào phiếu khảo sát hứng thú học tập kỹ năng nói cụ thể ở câu hỏi số 3,
5 và 9 giáo viên có thể xác định được mức độ cải thiện kỹ năng nói của học sinh.
Câu hỏi số 3: Độ lưu loát Tiếng Anh của bạn đang ở mức nào?
a. Rất ấp úng, nói lí nhí
b. Ấp úng, nói lí nhí
c. Nói to khơng lưu lốt
d. Nói to khá lưu lốt
e. Nói to, rõ ràng, lưu lốt
Câu hỏi số 5: Khi gặp một người nước ngoài bạn làm thế nào?
a. Làm ngơ, khơng nói gì
6

skkn


b. Cười, vẫy tay chào
c. Chờ người đó đến gần rồi nói “Hello”
d. Cố gắng làm quen bằng mấy câu chào hỏi đơn giản
e. Tìm cách làm quen, coi đây là cơ hội tuyệt vời để luyện nói Tiếng Anh
Câu hỏi số 9:
Tiêu chí khảo sát


Rất khơng
đồng ý (1)

Khơng
đồng ý (2)

Phân vân
(3)

Đồng ý
(4)

Rất đồng ý
(5)

9. Học sinh dễ dàng
vận dụng các cấu
trúc câu giao tiếp
vào thực hành
luyện nói.
Bảng 5. Kết quả khảo sát ba câu hỏi trên ở hai nhóm sau tác động như sau:
Lớp TN – 12B4
21,33
3,42
0.000000023

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-Test

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
1,81
(SMD) của 2 nhóm sau tác động

Lớp ĐC – 12B10
16,55
2,64

Biểu đồ kết quả cải thiện kỹ năng nói sau tác động
25
21.33
20
16.55
15
10
5
0

Sau tác động
Lớp TN

Lớp ĐC

Từ kết quả phân tích dữ liệu thu được, cho thấy:
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 21,33 của nhóm đối chứng là
16,55. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 4,78.
- Kiểm chứng T-Test độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm cho
giá trị P bằng 0.000000023 cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 nhóm là có ý
nghĩa. Điểm TB của nhóm TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là khơng ngẫu


7

skkn


nhiên mà do kết quả tác động (sử dụng PP dạy học mới) nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) của 2 nhóm là 1,81. Theo bảng tiêu chí
Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Từ kết quả trên, ta rút ra: Sử dụng video, tranh ảnh để dạy các tiết
“Speaking” ở các Unit 3, Unit 4, Unit 5, Unit 6 - lớp 12, chương trình Tiếng Anh
hệ 7 năm- Ban cơ bản, đã giúp cải thiện được kỹ năng nói của học sinh lớp 12 –
Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình.
* Phân tích kết quả làm bài tập câu giao tiếp
Bảng 6. Kết quả kiểm tra 15 phút trước tác động
Lớp TN - 12B4
7,13
0,82
0,38

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-Test

Lớp ĐC - 12B10
7,08
0,86

Bảng 7. Kết quả kiểm tra 15 phút sau tác động
Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-Test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

Lớp TN - 12B4
8,40
0,93
0.00000089
1,21

Lớp ĐC - 12B10
7,18
1,01

Biểu đồ kết quả kiểm tra làm bài tập câu giao tiếp
9
8.4

8.5
8
7.5
7.13

7.18

7.08

7
6.5
6


Trước tác động

Sau tác động
Lớp TN

lớp ĐC

+ So sánh kết quả học tập trước tác động của hai nhóm:
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7,13 của nhóm đối chứng là
7,08. Chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm 0,05 điểm và điểm kiểm chứng TTest độc lập kết quả kiểm tra trước tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P bằng 0,38
cho thấy xác suất xảy ra ngẫu nhiên do vậy chênh lệch này không có ý nghĩa. Ta

8

skkn


kết luận: Trước khi tác động, khả năng làm bài tập câu giao tiếp của hai nhóm là
tương đương nhau.
+ So sánh kết quả sau tác động của 2 nhóm:
Từ kết quả phân tích dữ liệu thu được, cho thấy:
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 8,40 của nhóm đối chứng là
7,18. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 1,22.
- Kiểm chứng T-Test độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm cho
giá trị P bằng 0.00000089 cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.
Điểm TB của nhóm TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là khơng ngẫu nhiên mà
do kết quả tác động (sử dụng PP dạy học mới) nghiêng về nhóm thực nghiệm.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) của kết quả bài kiểm tra 15 phút của 2
nhóm là 1,21. Như vậy, theo bảng tiêu chí Cohen mức độ ảnh hưởng của tác động

là rất lớn.
- Từ kết quả trên, ta rút ra: Sử dụng video, tranh ảnh để dạy các tiết
“Speaking” ở các Unit 3, Unit 4, Unit 5, Unit 6 - lớp 12, chương trình Tiếng Anh
hệ 7 năm - Ban cơ bản đã nâng kết quả làm bài tập câu giao tiếp của học sinh lớp
12 – Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình.
4. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
- Với phương pháp cũ học sinh được tiếp xúc làm quen với các tình huống
giao tiếp chủ yếu trên giấy. Qua việc xem video, tiếp cận với các tình huống giao
tiếp người thực, việc thực, học sinh được rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng quan sát,
phán đoán và phản xạ nhanh. Trong việc học ngoại ngữ điều này rất cần thiết góp
phần tạo hứng thú, khơi dậy khả năng giao tiếp của người học.
- Một số giải pháp nghiên cứu thường áp dụng đồng loạt cho tất cả các học
sinh mà khơng tính đến sự khác biệt về trình độ nên việc đánh giá hiệu quả của giải
pháp là chưa chính xác. Giải pháp mới được tiến hành trên hai nhóm có sự tương
đồng và dữ liệu kết quả được thu thập bằng cách tiến hành khảo sát, kiểm tra trước
và sau tác động. Kết quả của giải pháp được đánh giá, kiểm chứng bằng các công
thức tính tốn trên phần mền Excel nên độ tin cậy rất cao.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế
Giờ học nói sử dụng video, tranh ảnh được soạn thảo bằng giáo án
Powerpoint thay cho một tiết dạy thông thường mà tài liệu chủ yếu trên giấy tờ
giúp giảm bớt chi phí photo tài liệu cho học sinh. Với phương pháp giảng dạy này,
học sinh làm bài tập câu giao tiếp tốt hơn góp phần nâng cao điểm số trong kỳ thi
THPT. Về phía giáo viên địi hỏi trình độ tin học và sử dụng các phương tiện dạy
học hiện đại thành thạo. Vì thế lợi ích mang lại của sáng kiến là chất lượng giảng
dạy kỹ năng nói được nâng lên, trình độ của giáo viên không ngừng được củng cố
và nâng cao. Đây chính là nguồn lợi kinh tế về trí thức vơ giá, khó có thể được tính
tốn cụ thể được.
2. Hiệu quả xã hội
Ngồi việc tiết kiệm về chi phí, hiệu quả về mặt xã hội của sáng kiến là rất lớn:

- Học sinh thấy hứng thú hơn với giờ học nói, mạnh dạn và tự tin hơn trong
giao tiếp Tiếng Anh. Nó có tác động lớn tới nhận thức của học sinh trong việc hình

9

skkn


thành kiến thức, kĩ năng và nhất là thái độ của học sinh; góp phần hình thành phẩm
chất, năng lực cần thiết của những công dân năng động trong tương lai.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong q trình học.
- Khơng khí học tập rất sơi nổi, hào hứng.Với hình thức dạy học này, các em
tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái. Chính vì được quan sát hình ảnh và tích cực
tham gia vào hoạt động giao tiếp nên học sinh ghi nhớ các mẫu câu giao tiếp một
cách tự nhiên, hiệu quả chứ khơng cịn máy móc nữa. Mỗi bài học các em đều thể
hiện sự hào hứng mong chờ phần xem video và phần vận dụng kiến thức đã học
qua các bức tranh gợi ý. Vì thế giờ học “Speaking” của học sinh lớp 12 khơng cịn
là những giờ học khơ khan, tẻ nhạt. Thay vào đó là một tiết học sinh động, hấp dẫn
và kết quả học tập kỹ năng nói của học sinh được nâng cao.
- Áp dụng phương pháp “sử dụng video, tranh ảnh trong giờ học nói”
chính là cải tiến cách dạy, cách học. Nó địi hỏi người giáo viên phải không ngừng
tự bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp dạy học. Dạy học bằng hình thức này
kích thích sự sáng tạo khơng ngừng của mỗi người giáo viên và qua đó góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn của người thầy. Các bài giảng trở nên gần gũi, hấp
dẫn đã góp phần tạo ra uy tín cho giáo viên. Thầy sáng tạo dạy, trò hứng thú học là
một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng
giáo dục được nâng lên đã góp phần tạo ra niềm tin của học sinh và phụ huynh đối
với môn học và đối với nhà trường.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng

1. Điều kiện áp dụng
- Giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu tìm kiếm và khai thác video,
tranh ảnh như thế nào cho hiệu quả đối với nội dung của từng tiết học.
- Giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để biết và sử dụng thành
thạo công nghệ thông tin.
- Nhà trường cần đảm bảo về cơ sở vật chất như máy chiếu, loa đài hoặc tivi
màn hình rộng để giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp dạy học.
2. Khả năng áp dụng
- Qua thời gian thực nghiệm, kết quả cho thấy, tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến sự hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm có hứng thú và
đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc sử
dụng video, tranh ảnh trong giờ học nói đã nâng cao được hiệu quả giờ dạy. Những
học sinh khá giỏi coi mỗi giờ “Speaking” như là cơ hội để các em luyện nói, cịn các
em học sinh trung bình thì đã mạnh dạn tham gia vào các tình huống giao tiếp. Đối
với bài tập về câu giao tiếp, các em làm cho kết quả đúng với tỷ lệ rất cao vì các câu
trả lời sai được phát hiện qua các tình huống giao tiếp cụ thể mà các em đã thực
hành.
- Phương pháp “Sử dụng video, tranh ảnh trong giờ học nói” có thể được
áp dụng trong các giờ “Speaking” của cả ba khối lớp 10,11 và 12 vì nó giúp học
sinh hứng thú, u thích hơn với mơn học và nâng cao chất lượng dạy và học kỹ
năng nói.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

10

skkn


XÁC NHẬN CỦA

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2020
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

11

skkn



×