Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn lớp 8 ở trường ptdt nội trú thcs và thpt (đạt giải cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.56 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng TĐ- KT ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh Sơn La.
1. Tôi ghi tên dưới đây

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Nơi cơng
tác

1

Chức
vụ/
chức
danh

Trình
độ

Tỷ lệ %
đóng
góp vào
sáng
kiến


Giáo
viên

Cử
nhân
khoa
học

100%

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở trường
PTDT Nội Trú THCS và THPT …….".
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- …………. - Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện …….
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Năm học 2020 - 2021.
6. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
a. Thuận lợi
- Theo Nghị Quyết số: 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 4 tháng
11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” một trong
những nội dung quan trọng là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy và học tập.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ giáo viên xác định ứng dụng công
nghệ thông tin trong nhà trường là phương tiện dạy học hữu ích nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường.

skkn



2

- Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở nhà trường
được ưu tiên hàng đầu. Mỗi phịng học đều được bố trí 1 máy chiếu cố định, mỗi lớp
đều có hệ thống wifi để phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Giáo viên về cơ bản có trình độ tin học, ham học hỏi, sáng tạo và thường xuyên
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Học sinh hứng thú với các tiết học có sử dụng cơng nghệ thơng tin. Có trên
80,1% học sinh sử dụng điện thoại thơng minh để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc
học tập.
b. Khó khăn:
- Bộ mơn Ngữ văn là mơn học về ngơn từ, ít sử dụng đồ dùng dạy học và phương
tiện dạy học nên việc đầu tư đồ dùng dạy học cho môn học này là rất hạn chế và
dường như khơng có. Để quá trình dạy và học đạt được hiệu quả giáo viên thường
giao cho học sinh chuẩn bị bài theo hình thức phiếu bài tập.
- Khi giao phiếu học tập cho học sinh hoạt động cá nhân, để đạt hiệu quả thì giáo
viên phải photo bài cho từng học sinh (như thế rất tốn kém). Trong hoạt động nhóm
muốn trình bày sản phẩm của mình thì học sinh phải viết vào bảng phụ có sẵn hoặc
giấy A0 (điều này phụ thuộc vào vị trí ngồi của HS thuận tiện cho việc viết bảng
phụ). Khi sử dụng thì cồng kềnh, mất thời gian treo lên tháo xuống, ....
- Tình trạng học sinh lười, chán học trở nên phổ biến nhất là đối với các mơn xã
hội nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Trong giờ học, một số em ln có những
biểu hiện như: ít phát biểu, khả năng đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá
trình làm bài lủng củng, thiếu mạch lạc và hành văn không mang tính văn chương. Từ
đó, các em có tâm lý chán nản, khơng cịn hứng thú trong giờ học. Đây là một vấn đề
hết sức nan giải, gây khó khăn rất lớn đối với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Nhưng

khi sử dụng mạng xã hội hay điện thoại thơng minh thì các em lại rất hứng thú.
- u cầu đặt ra là làm thế nào để tạo hứng thú cho các em như khi giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh mà không mất thời gian, không tốn kém. Hơn nữa trong q
trình chuẩn bị tơi có thể hỗ trợ và có thể dùng sản phẩm (các phiếu bài tập, các sản
phẩm dự án….) của các em làm đồ dùng trực quan phục vụ cho tiết dạy được tốt hơn.
Xét thấy những phương tiện dạy học của nhà trường chưa đáp ứng được hết những
yêu cầu trên. Chỉ có những phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu vật thể) mới có
thể giải quyết được những khó khăn đó.
c. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
- Nhà trường đã trang bị các thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Tuy nhiên những
thiết bị ấy mới đáp ứng được phần nào yêu cầu của dạy học tích cực.

skkn


3

- Nhiều giáo viên trong trường hào hứng với việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy. Nhưng hiệu quả chưa cao, chưa gây hứng thú cho học sinh.
- Với quan điểm của bản thân tôi là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
không chỉ dừng lại ở việc khai thác, sử dụng thiết bị có sẵn trong nhà trường mà
người giáo viên cần sáng tạo kết hợp các thiết bị khác nhằm tạo nên thiết bị dạy học
phong phú hơn giúp giải quyết những khó khăn trên.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 – 2021, ở
học sinh khối lớp 8 như sau:
Kết quả khảo sát học sinh khối 8 đầu năm:
Tổng số
Hứng thú
Không hứng thú
học sinh

HS
%
TS
%
68
38
55,9
30
44,1
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến là:
a) Mục đích của giải pháp:
- Chia sẻ với đồng nghiệp một số ứng dụng công nghệ thông tin như :(mạng xã
hội: Zalo, Facebook…), các thiết bị như camera rời…, khi kết hợp với nhau có thể sử
dụng tích cực trong hoạt động dạy và học:
+ Bước1: Tôi dùng mạng xã hội - Zalo trong việc hướng dẫn cũng như kiểm
tra việc học tại nhà của học sinh một cách có hiệu quả hơn. Thơng qua đó có thể kiểm
tra, đánh giá năng lực tự học và mức độ siêng năng chăm chỉ của học sinh khơng chỉ
trong các tiết học mà cịn kiểm tra vào nhiều thời điểm thơng qua hình thức kiểm tra
“trực tuyến” nhằm hạn chế bớt việc học sinh sử dụng mạng xã hội vào những việc
khơng có ích, mất thời gian của học sinh.
+ Bước 2: Dùng camera rời, máy tính kết hợp với máy chiếu để truyền hình
ảnh trực tiếp trong q trình dạy học. Cách làm trên có chức năng gần giống với máy
chiếu vật thể giúp tôi dễ dàng chiếu phiếu học tập các em đã làm ở nhà, những bài tập
các em làm trên lớp. Thông qua đó nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các em mà
không cần dùng bảng phụ (thường dùng là giâý A4- cồng kềnh, tốn kém, khó viết…),
bảng nhóm mà HS cả lớp vẫn dễ dàng quan sát sản phẩm của nhóm bạn.
+ Qua giải pháp tơi mong muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những
kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất,
để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục
bộ mơn ngữ văn, giải quyết triệt để tình trạng học sinh khơng có hứng thú với mơn

học, lười tư duy, động não... Mục đích cuối cùng là tăng sự tương tác giữa giáo viên
và học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm khơi dậy sự hứng thú học tập mơn ngữ văn
cho học sinh. Thơng qua đó giáo dục những kĩ năng cơ bản như tự học, tự nghiên
cứu, trong hoạt động nhóm có biết phân cơng các nội dung để tìm ra điểm yếu, điểm

skkn


4

mạnh của cá nhân. Đặc biệt thơng qua đó tơi giáo dục các em kĩ năng tìm kiếm thơng
tin và sử dụng mạng xã hội một cách có ích nhất.
b. Tính mới của giải pháp: Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi
xin đưa ra 2 những giải pháp sau
- Giải pháp 1: Sử dụng mạng xã hội (Zalo) tạo nhóm cùng học tập của mơn Ngữ
văn.
+ Điểm mới: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp mới so với giải pháp
cũ:
+ Với cách làm cũ: Giáo viên muốn kiểm tra bài của HS thì GV phải giao bài tập
cho HS làm ở nhà, sau đó GV thu bài hoặc giải quyết ngay trên lớp. Điều này gây
nhiều bất tiện như là thời gian trên lớp không cho phép; khi kiểm tra bài tập sau giờ
học tôi cần phải làm kiểm tra ngay để trả lại tập cho học sinh khi đó có những lúc tơi
có thể khơng có thời gian để làm cơng việc này vì phải có tiết dạy trên lớp; số học
sinh được kiểm tra không nhiều.
+ Với cách làm mới: Tôi có thể giao bài và kiểm tra bài làm học sinh bằng cách yêu
cầu các em chụp ảnh hoặc quay video bài tập của học sinh.
+ Các bước tiến thực hiện:
Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Mỗi học sinh tạo một tài khoản Zalo và kết bạn
với giáo viên sau đó tạo một nhóm kết nối với nhau.


LỚP 8A

LỚP 8B

Bước 2: Giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Sau khi tạo nhóm trên Zalo giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh để các em
thực hiện những công việc giáo viên giao:

skkn


5

Làm các bài tập ở nhà sau khi đã học xong (thường thì khái quát văn bản
bằng sơ đồ tư duy, lập hồ sơ người nổi tiếng, hồ sơ tác phẩm nổi tiếng, viết đoạn văn
với chủ đề cho trước, hoàn thiện các bài tập trên lớp chưa kịp giải quyết xong….)
Yêu cầu các em tìm hiểu một vấn đề nào đó liên quan đến bài học (tìm hiểu
về tác phẩm, tóm tắt tắt tác phẩm, sân khấu hố các văn bản, các phiếu bài tập để
chuẩn bị nội dung bài mới….).
Như vậy trong qúa trình chuẩn bị bài cũ, mới đều có sự tương tác giữa giáo
viên với học sinh, học sinh với học sinh. Thông qua hoạt động đó tơi có thể tư vấn
hay hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề mà các em đang vướng mắc, động viên
chia sẻ với các em trong quá trình học tập, thơng qua đó tơi nắm bắt được tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng của học sinh để kịp thời điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong
học tập của các em.

Học sinh nộp bài

Giao bài cho học sinh


Tương tác giao lưu của học
sinh “Chúc mừng sinh nhật”

Zalo còn là nơi lưu giữ những sản phẩm tốt của học sinh

skkn


6

Hồ sơ tác giả

Hồ sơ nhân vật

Thuyết mnh về sách giáo khoa

Lập dàn ý thuyết minh

skkn


7

Trải nghiệm thuyết minh về đồ chơi

Vở soạn của học sinh

Giải pháp 2: Dùng camera rời, ứng dụng mạng xã hội (zalo), máy tính kết hợp
với máy chiếu nhằm tăng tính tương tác trong dạy học mơn Ngữ văn.
- Điểm mới:

+ Phiếu học tập làm ở nhà
+ Bài làm học sinh thực hiện trên lớp có thể đưa trực tiếp lên máy chiếu trong
tiết học tiết học để làm đồ dùng trực quan.
+ Với cách làm này có thể vừa chiếu bài tập vừa chữa trực tiếp để học sinh quan
sát. Các em có đồ dùng trực quan do mình làm ra thơng qua đó các em sẽ nhận ra
điểm mạnh điểm yếu của bản thân để tự rút ra phương pháp học tập đúng đắn và tích
cực nhất.
- Các bước thực hiện giải pháp

* Chuẩn bị:
+ 01đế để camera, có thể xoay 180 độ.
+ Camera rời (chiếu rõ hình ảnh).
+ Máy tính cá nhân (PC).
+ Máy chiếu.

skkn


8

Chức năng chiếu vật thể


*Áp dụng vào giảng dạy:
Tơi thường áp dụng vào các tiết văn bản: phần kiến thức liên quan tác giả, tác
phẩm, phần khái quát văn học, tìm hiểu thêm nội dung 1 tác phẩm văn học dài (đã
giao nhiệm vụ ở nhóm Zalo).
Thực hiện: Học sinh trình bày, cả lớp quan sát và nhận xét. Giáo viên khẳng định
lại kiến thức trên phiếu học tập của các em, lớp quan sát và bổ sung vào vở.
Ví dụ:

Trước khi học đến các tiết văn bản tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1. Đọc và
tìm hiểu chung: Tiểu sử, thân thế của Nam Cao, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm, đề tài
của văn bản…theo phiếu yêu cầu.
Tôi chụp ngẫu nhiên vở của học sinh, chiếu lên máy chiếu và u cầu học sinh
đó lên trình bày sản phẩm của mình. Cho học sinh khác nhận xét (nội dung, cách
trình bày, bổ sung những thiếu sót và thơng qua đó em học được gì từ sản phẩm của
bạn).
Sau khi học sinh thuyết trình, nhận xét. Giáo viên khái khát lại kiến thức, các em
so sánh với phần chuẩn bị của mình nếu thiếu sẽ bổ sung thơng tin bằng bút màu đỏ
Khi thực hiện hoạt động này tôi tiết kiệm được nhiều thời gian cho phần I. Tìm
hiểu chung. Thời gian tiết kiệm được tơi cho học sinh thực hành làm phần mở bài với
1 đề văn cụ thể bằng cách tìm các từ khố trong phần kiến thức các em vừa trình bày.

skkn


9

Bước 1: Chọn bài để dưới
camera,chiếu lên máy chiếu thông qua
máy tính .

Bước 2: Học sinh lên trình bày,
lắng nghe các bạn nhận xét, bổ sung,
phản biện.

Bước 3: Giáo viên nhận xét, bổ
sung trực tiếp lên phiếu. học sinh bổ
sung phần thiếu vào vở.


skkn


10

Sản phẩm thu được:

Vở soạn của học sinh.

Vở soạn đảm bảo nội dung, bước đầu
chú trọng về hình thức.

Biết sơ đồ hố kiến thức.

Vận dụng: Hình thành kiến thức mới.
* Cách thường làm: Khi khai thác kiến thức mới trong các tiết văn bản cần tập
trung thời gian ngắn tìm chi tiết chúng ta thường kẻ phiếu học tập to (khổ giấy A0,
A1 cho học sinh dễ quan sát) sau đó u cầu 4 hoặc 8 nhóm tìm chi tiết. Nhóm nào
nhanh, chính xác được lên thuyết trình. Các nhóm khác bổ sung, đối chiếu, nhận xét.
Khi thực hiện rất mất thời gian, và bảng nhóm hoạt động xong thường vất vào một
góc, ít sử dụng lại. Đặc biệt khơng có thời gian rèn kĩ năng trình bày cho các em.
*. Điểm mới: Giáo viên vẫn chuẩn bị các nội dung như cách cũ nhưng phiếu
học tập có thể dùng giấy A4 hoặc vở soạn của học sinh, giấy nhớ. Chia nhóm và rèn
cho học sinh cách phân cơng nhau khi thực hiện hoạt động nhóm.
* Ví dụ: Ngữ văn 8 –tập 2 – Tiết 106: VĂN BẢN THUẾ MÁU

skkn


11


Khi tìm hiểu mục 1. Chiến tranh và người bản xứ. Kiến thức ở đây là cần học
sinh tìm nhanh chi tiết số phận của người bản xứ trước và sau chiến tranh cũng như
cách các quan cai trị gọi người bản xứ. Giáo viên chỉ cần đưa phiếu học tập, giao
nhiệm vụ cho học sinh chú ý vào phần 1 của văn bản. Tìm chi tiết (giáo viên chọn
phương án nhóm 4 và gợi ý cho mỗi học sinh tìm một nội dung rồi thống nhất thành
sản phẩm nhóm). Sản phẩm của các em sẽ là những tờ giấy nhớ ghép lại. Giáo viên
chọn sản phẩm nhóm nào nhanh nhất, tốt nhất để các em nhận xét, đánh giá, giáo viên
đưa câu hỏi vận dụng để chốt được nghệ thuật, nội dung qua hoạt động đó.

H1

H2

Học sinh dán lên phiếu
học tập

Giáo viên chữa trực tiếp
trên phiếu

Vận dụng: Trò chơi điền bảng (hoạt động nhóm):
* Cách thường làm: Trị chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng
việc cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường (tờ phiếu A0), ta có thể
làm thành những thẻ (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm
học sinh dùng thẻ này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là
giúp học sinh thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự
tham gia của cả lớp. Với cách làm này giáo viên chuẩn bị rất vất vả, tốn thời gian, sản
phẩm dùng xong thường bị vứt vào 1 góc.
* Điểm mới: Giáo viên vẫn chuẩn bị những nội dung trên nhưng lập bảng
thống kê kiến thức bình thường (tờ phiếu A4), những thẻ (tờ phiếu nhỏ) kiến thức.

Các em ghép thẻ, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, nhóm nào nhanh giáo viên chụp lên
máy chiếu, các nhóm khác bổ sung, hồn thiện sản phẩm của nhóm mình. Đặc biệt
khi học xong các em ghép phiếu vào vở ghi để làm tài liệu học tâp.
* Ví dụ:    Ngữ văn 8 –tập 1 – Tiết 42:
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM

skkn


12

- Trong phần lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam, ta giữ lại các
ô: Tên các tác phẩm, thứ tự, tác giả, tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, phương thức
biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung khác bỏ trống để học
sinh dán thẻ kiến thức

Giáo viên
phát phiếu.

Sản phẩm
của học sinh.

- Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận để tìm và
đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống.
- Đại diện các nhóm nhanh nhất lên trình bày và giáo viên tổng kết bằng phiếu
của nhóm nhanh và đúng nhất.
* Ví dụ:   Ngữ văn 8 – tập một:
Tiết 58: LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG.
  * Cách thường làm
  - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm vẽ mặt nạ đồ

chơi. Các nhóm sẽ vẽ mặt nạ đồ chơi theo ý thích và thuyết trình về đặc điểm, cơng
dụng... của nó.Khi trình bày, giáo viên nên cho học sinh treo sản phẩm lên và giới
thiệu. HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung về bức vẽ, khả năng thuyết trình, kiến
thức mà các nhóm trình bày. GV nhận xét, khuyến khích nhóm làm tốt, sáng tạo .
* Điểm mới:
Vẫn thực hiện theo cách vẫn làm nhưng yêu cầu các em trình bày vào giấy A4,
khi các em nộp sản phẩm giáo viên chụp và chiếu lên máy chiếu học sinh thuyết
trình. Ưu điểm nổi bật là học sinh chuẩn bị nhanh hơn, được nhiều sản phẩm hơn, các
em quan sát sản phẩm được rõ ràng hơn. Và tiết học này các em rất hào hứng, khi dạy
xong các em xin quay lại video các bước làm đồ chơi cũng như thuyết trình lại để đưa
lên nhóm.

skkn


13

Nhóm 3

Nhóm 6

Nhóm 8

Vận dụng trị chơi: Giải ơ chữ hình thức thứ nhất (chủ yếu là hoạt động cá
nhân):
* Đặc điểm: Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó
lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh. Chính vì thế,
nó mang lại hiệu quả cũng rất cao. Trị chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc
tiếng Việt. Có thể áp dụng trị chơi này để vào bài hoặc dùng ôn tập ở cuối bài.
*Chuẩn bị: Giáo viên hoặc học sinh soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi

đi kèm tương ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các
ơ hàng ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ơ chính mà
nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi
nhớ được. Hoặc GV có thể tơ màu một số chữ trong từ hàng ngang để học sinh tìm từ
khóa bằng cách ghép các chữ tơ màu đã tìm được. Bảng ơ chữ này có thể chuẩn bị
bằng cách áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sile trị chơi trên Powerpoint.
 * Ví dụ 1:  Ngữ văn 8 – tập một: Tiết 33+34: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 * Cách thường làm :
- Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trị chơi. Giáo viên có
thể chia ra nhóm hoặc cho HS chơi cá nhân thường dùng là hoạt động cá nhân.
 - Yêu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả O
Henri và tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” cũng như các nhân vật trong truyện. Đặc
biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm được một trong những phẩm chất cần
thiết của con người trong mọi hoàn cảnh là “NGHỊ LỰC”
- Giáo viên dùng máy chiếu cho HS (cá nhân) lựa chọn câu hỏi để tìm từ hàng
ngang. Nếu HS (cá nhân) nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải
nhường lượt cho HS khác tiếp tục trò chơi.
 - Cụ thể:
Câu hỏi và đáp án từ hàng ngang:
Câu 1(10 ô chữ): Tên một loài cây trong truyện?

skkn


14

Đáp án: Thường xuân
Câu 2 (7 ô chữ): Chiếc lá cuối cùng không rụng khiến Giôn-xi như thế nào?
Đáp án: Hồi sinh
Câu 3 (5 ô chữ): Từ chỉ nghề nghiệp của các nhân vật trong truyện?

Đáp án: Họa sĩ
Câu 4 (7 ơ chữ): Hình ảnh xun suốt câu chuyện?
Đáp án: Chiếc lá
Câu 5 (3 ô chữ): Tên một nhân vật trong truyện?
Đáp án: Xiu
Từ khóa là: NGHỊ LỰC

Kết quả của trị chơi ô chữ này
như sau

Bảng ô chữ như sau

* Điểm mới: Dùng giấy nhớ cho hoạt động nhóm 4 học sinh thi giữa các đội với
nhau, cùng nghe dữ liệu, viết ra giấy so xem nhóm nào nhanh hơn, đúng hơn. Sẽ kích
thích sự hứng thú các em hơn là hoạt động từng cá nhân trả lời.
c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
Giải pháp 1:
*Ưu điểm:
+ Đối với giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch và nội dung công việc giao cho học sinh
ở nhà; kiểm tra những công việc giao cho học sinh trước đó trong thời gian ở nhà
hoặc trong những khoảng thời gian rảnh rỗi nào đó thơng qua điện thoại hoặc máy
tính có kết nối internet giảm được thời gian kiểm tra của giáo viên trong tiết dạy; như
vậy giáo viên có thể tranh thủ và chủ động trong việc sắp xếp thời gian để kiểm tra
việc học của học sinh ở nhà.

skkn


15


+ Đối với học sinh: Chuẩn bị bài đầy đủ, nắm vững nội dung bài học, bổ sung
các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm
mình đang làm và của cả nhóm bạn. Khơng nản, kiên trì làm cho xong bài tập (vì có
phần thi đua giữa các nhóm). Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học
theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình
mà các em xem, từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.
*Hạn chế của giải pháp:
Với giải pháp trên có thể cịn một số nhỏ học sinh có thể chép bài tập của bạn để
gửi cho giáo viên.
Một một số em học sinh khơng có điều kiện kết nối Internet sẽ gặp khó khăn
trong việc tham gia các hoạt động của giáo viên yêu cầu.
Giáo viên tốn nhiều thời gian để có thể đưa ra phiếu bài tập phù hợp với kiểu bài,
phù hợp đặc thù của phân môn. Đặc biệt giáo viên phải nghiên cứu kĩ, làm chủ kiến
thức thì tiết học mới thành công.
Để khắc phục những hạn chế trên chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra những trường
hợp đó trong tiết dạy đồng thời kiểm chứng những trường hợp đối phó bằng cách
kiểm tra trực tiếp.
Giải pháp 2:
*Ưu điểm:
Tất cả các vật dụng liên quan được lắp ráp linh hoạt, cơ động, giá thành rẻ so với
camera vật thể trên thị trường, các ứng dụng có sẵn .... nhưng lợi ích mang lại rất lớn.
Chức năng chiếu vật thể: giúp các em quan sát, nhận xét, đối chiếu, đánh giá sản
phẩm của mình. Giáo viên chữa ln vào phiếu của học sinh, giáo viên không phải
chốt kiến thức lên bảng cho học sinh.
Học sinh không mất thời gian treo, cất bảng phụ. Giáo viên dùng để chữa bài
kiểm tra cho các em tuyên dương những bài làm tốt để khuyến khích các em thơng
qua đó những bạn làm chưa tốt có thể học hỏi. Chọn những bài có lỗi sai cơ bản để
các em sửa và tránh được lỗi sai.
*Hạn chế:
Do sử dụng công nghệ thông tin nếu mất điện là không thực hiện được. Trong quá

trình thực hiện giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh khoảng cách và ánh sáng. Lựa chọn
những sản phẩm phù hợp với mục tiêu của tiết dạy. Lựa chọn đối tượng học sinh để
trình bày.
Để khắc phục những hạn chế chủ quan tôi thường xuyên áp dụng ở các kiểu bài
khác nhau để xử lí những hạn chế trong khâu thao tác.
6.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

skkn


16

Giải pháp " Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở
trường PTDT Nội Trú THCS và THPT Quỳnh Nhai". Thực chất nó là ứng dụng
nền có nghĩa là có thể áp dụng gần như hầu hết các bộ môn trong nhà trường. Trong
năm học 2020 – 2021 tôi đã mạnh dạn áp dụng (học kì I và nửa học kì II năm học
2020 – 2021), tại Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn
La. Có thể nhân rộng cho giáo viên dạy Ngữ văn các khối tại trường, các trường Nội
Trú khác trong tỉnh hay trường trung tâm huyện (tôi mạnh dạn áp dụng 2 tiết tại
trường Nguyễn Tất Thành) và đã nhận được phản hồi tốt từ đồng nghiệp.
7. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý
kiến của tác giả sáng kiến: Theo ý kiến chủ quan của tôi
- Hiệu quả kinh tế:
Đối với việc áp dụng giải pháp này không mất nhiều kinh phí, thời gian cho việc
mua, sử dụng đồ dùng dạy và học cho môn ngữ văn THCS.
Không mất nhiều thời gian tìm kiếm các ứng dụng cơng nghệ thông tin phù hợp
với yêu cầu của dạy học. Nhiều giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy ở nhà trường thì việc tìm kiếm các ứng dụng công nghệ áp dụng trong
giảng dạy môn Ngữ Văn khơng hiếm, chỉ cần giáo viên chịu khó tìm kiếm trên mạng

Internet sau đó thiết kế thành bài giảng theo ý tưởng của mình thì các ứng dụng công
nghệ giúp cho giáo viên lên ý tưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Cũng như tiết kiệm
được chi phí cho học sinh, giáo viên, nhà trường cũng như toàn ngành giáo dục nhất
là trong bối cảnh kinh tế của đất nước hiện nay.
- Hiệu quả xã hội:
Sau khi áp dụng các giải pháp này, tôi thu được những kết quả rất đáng khích lệ.
Giúp cho tiết dạy và học mơn Ngữ văn 8 trở nên sôi nổi và hào hứng một cách rõ rệt
đồng thời cũng giúp tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập môn Ngữ
văn.
Chất lượng, tỉ lệ HS quan tâm và yêu thích môn học tăng rõ rệt. Sau đây là bảng
so sánh kết quả học lực ở khối 8 như sau:
Kết quả sau
Khi chưa áp
dụng giải pháp
Tổng
Tiêu chí
So sánh
khi áp dụng
số HS

(Khảo sát và học lực)

68

HS u thích, hứng
thú học
HS khơng u thích,
khơng hứng thú học

Số

lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Tăng, giảm

38

55,9

48

70,6

Tăng 14,7 %

30

44,1

20

29,4


Giảm 14,7 %

skkn


17

Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB

2
18
48

2,9
26,5
70,6

5
22
41

7,4
32,4
60,2

Tăng 4,5 %
Tăng 5,9 %

Giảm 10,4 %

8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến này: Trước tiên phải có đối tượng tham
gia học tập là học sinh, cùng với các thiết bị dạy học: máy chiếu, máy tính, camera
rời, các ứng dụng về cơng nghệ để phục vụ giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải
nghiên cứu thiết kế bài dạy, từng ứng dụng công nghệ phù hợp với từng phân môn,
với từng tiết dạy. Giáo viên thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Học sinh thích nghi được với các tiết học có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin.
Học sinh cần chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. Thiết kế kiểu bài phù
hợp, không phải bài dạy nào cũng áp dụng sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được từ việc áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Các phiếu học tập học sinh khơng cần dùng gấy A0 mà thay vào đó là giấy A4
và giấy nhớ.
- Hiệu quả ngoài dự kiến:
+ Trong q trình áp dụng tơi thấy học sinh tích cực chuẩn bị bài hơn.
+ Phần bài tập chuẩn bị ở nhà càng ngày trình bày càng khoa học, lưu loát, rõ
ràng hơn.
+ Các em học tập với tinh thần hứng thú hơn.
+ Học sinh có sự tương tác với giáo viên và các bạn, trong quá trình giao bài tập
các em mạnh dạn đề xuất những hình thức học tập như tiếp sức, .. và có sự phân cơng
hợp lí hơn.
+ Sản phẩm của học sinh có kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin như các em
tự làm video thuyết trình được các sản phẩm tự đóng kịch các tiết văn bản và quay
video lại.
+ Nhiều học sinh chữ viết tiến bộ rõ rệt và mong muốn được trình bày, tham gia
hoạt động nhóm tích cực.
+ Các em cịn mạnh dạn áp dụng ở mơn học khác như mơn lịch sử.

11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể
cả áp dụng thử (nếu có):
Năm học 2020 – 2021 Phịng GD huyện Quỳnh Nhai tổ chức Hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp THCS cấp huyện lần thứ VII tôi áp dụng sáng kiến để tham gia thi giảng 01

skkn


18

tiết ngữ văn 9 (tiết 46 - văn bản Đoàn thuyền đánh cá) được công nhận và được
UBND huyện Quỳnh Nhai tặng giấy khen.
Trong học kì 2, khi tham gia sinh hoạt cụm THCS tại Trường Nguyễn Tất Thành
tôi đã mạnh dạn đề xuất với nhóm Văn của trường soạn tiết 121 văn bản Nói với Con
(có ứng dụng sáng kiến của tôi) để dạy và bước đầu được đồng nghiệp đánh giá khả
quan.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Quỳnh Nhai, ngày 26 tháng 4 năm 2021
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Thanh Nga

skkn



×