Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Sử Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương thông qua hình thức tham quan thực tế tại các di tích lịch sử 02 huyện pác nặm và ba bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.87 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THƠNG QUA
HÌNH THỨC THAM QUAN THỰC TẾ TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ 02
HUYỆN PÁC NẶM VÀ BA BỂ
Đơn vị: Trường TH&THCS Giáo Hiệu.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn SKKN.
Lịch sử địa phương là một bộ phận của môn khoa học Lịch sử. Học Lịch sử
địa phương cũng chính là góp phần bồi dưỡng cho học sinh kiến thức về cội nguồn
gốc rễ và truyền thống của quê hương mình để các em thêm yêu mến và tự hào về
chiều sâu của lịch sử cha ông ta từ thưở sơ khai cho đến công cuộc phát triển đất
nước trong thời đại mới.
Nhưng hiện nay có một đại bộ phận học sinh còn coi nhẹ hoặc chưa thật sự
u thích mơn Lịch sử. Các em cho rằng Lịch sử là mơn học phụ khơng quan
trọng, chính vì vậy việc dạy - học và tìm hiểu lịch sử địa phương càng khó khăn
hơn bao giờ hết. Đến thời điểm hiện tại Lịch sử địa phương vẫn chưa có nhiều tài
liệu để tham khảo, chủ yếu dựa vào cuốn lịch sử địa phương do tiến sĩ Âu Thị
Hồng Thắm biên soạn làm tài liệu chính thống. Ngồi ra giáo viên muốn mở rộng
tư liệu để minh họa thì phải chịu khó tìm tịi nghiên cứu. Thế nhưng việc dạy học
địa phương mấy năm gần đây chỉ dừng lại ở việc giáo viên truyền thụ kiến thức
một cách thụ động. Giáo viên đọc, cung cấp thông tin và học sinh chép nên hiệu
quả chưa cao. Là một người giáo viên giảng dạy Lịch sử lâu năm bản thân tơi cũng
có nhiều trăn trở. Điều đó thơi thúc tơi buộc phải tìm ra những phương pháp, hình
thức dạy học mới trong dạy học lịch sử địa phương phù hợp với yêu cầu thực tiễn,
phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nhân loại và nhất là nâng cao hiệu quả
dạy-học mơn lịch sử địa phương trong nhà trường. Chỉ có tìm hiểu lịch sử qua
những hoạt động thực tiễn, học phải đi đôi với hành mới đạt hiệu quả cao, mới
khắc sâu kiến thức và gây hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy việc dạy và học lịch
sử địa phương ở trường tôi, qua năm học 2016-2017 , tôi đã mạnh dạn áp dụng một
cách làm nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học lịch sử địa phương để việc
1




“học” phải thực sự gắn liền với việc “hành”. Lý thuyết đi đơi với thực tiễn. Đó là tổ
chức tham quan thực tế lịch sử ngoài giờ cho học sinh ngay trên chính địa bàn
huyện của mình. Sở dĩ tơi chọn địa bàn chung hai huyện là vì Pác Nặm, Ba Bể là
hai huyện có một thời kỳ phát triển lịch sử chung lâu dài và đây là hai vùng đất
giáp ranh liền kề nhau. Cùng những nét tương đồng về văn hóa, nhân dân hai
huyện cùng kề vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cùng
phát triển kinh tế cùng với tiến trình chung của lịch sử dân tộc. Hiểu lịch sử Ba Bể
cũng là hiểu về lịch sử quê hương Pác Nặm. Tôi đặt lịch sử hai huyện trong một
tổng thể hợp nhất của cái chung để nghiên cứu trong bài dạy. Tuy nhiên mỗi vấn đề
tơi phân tích riêng rẽ từng khía cạnh để nắm rõ và học sinh hiểu được sâu hơn.
Từ thực tế áp dụng hình thức dạy học này, tơi đã rút ra một số kinh nghiệm
và đúc kết thành sáng kiến “ Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương
thơng qua hình thức tổ chức cho học sinh tham quan thực tế một số di tích lịch
sử trên địa bàn 2 huyện Pác Nặm và Ba Bể”.
- Sự cần thiết tiến hành SKKN.
Dạy học Lịch sử địa phương khơng có gì hiệu quả bằng ngồi các thơng tin
kiến thức thì sử dụng các phương pháp trực quan: Tay sờ, mắt thấy, tai nghe cùng
các hình ảnh minh họa là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy muốn cho học sinh hiểu
rõ hơn về lịch sử hình thành, ranh giới, tên gọi và các cuộc đấu tranh, các thời kì
lịch sử, các sự kiện lịch sử đã diễn ra trên quê hương mình thì việc dạy học phải
được gắn liền với các hoạt động tham quan thực tế.
- Giải pháp nhằm giải quyết, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa
phương.
Tự hào là địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể được cơng nhận là di
tích lịch sử cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện
Bạch Thông, di tích đồn Phủ Thơng nằm trên địa bàn thị trấn Phủ Thơng, di tích
lịch sử Chiến thắng Đèo Giàng thuộc xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn...thì Bắc
Kạn cịn tự hào về Pác Nặm, Ba Bể với những di tích lịch sử mới được cơng nhận.

Đây chính là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, nơi quân và dân ta
lập được nhiều chiến công oanh liệt, mãi mãi đi vào trang sử vẻ vang của dân tộc
với di tích lịch sử Pác Nặm (Di tích Búp Nhùng ( Nặm Đăm, Cao Tân), Ba Bể (
2


Di tích lịch sử Đon Pán( xã Cao Thượng) di tích Phiêng Chỉ ( thơn Phiêng Chỉ,
xã Thượng Gi), Di tích Tổng Luyên (thị trấn Chợ Rã) Di tích Lủng Cháng, Di
tích Khuổi Mản (xã Hà Hiệu).
Sinh ra trên quê hương cách mạng, chúng ta ai cũng tự hào và mong ước
được đặt chân đến với những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử của địa
phương mình, nhất là đối với các em học sinh ít có điều kiện được đi tham quan
thực tế. Thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của các em, tơi đã đề xuất với lãnh đạo
và nhận được sự đồng tình ủng hộ. Song với lượng thời gian không cho phép, nên
trong đề tài này tôi chỉ thực hiện ở nội dung cho học sinh tham quan thực tế một số
di tích lịch sử trên địa bàn 2 huyện Pác Nặm và Ba Bể.

2. Điểm mới về tính khoa học thực tiễn trong điều kiện của ngành, lĩnh
vực của địa phương.
Đề tài thực hiện có những điểm mới về tính khoa học thực tiễn đáp ứng
những đổi mới về phương pháp dạy và học tích cực. Lấy người học làm trung tâm,
chủ động tìm tòi khám phá những tri thức lịch sử thuộc lịch sử địa phương thơng
qua hình thức tham quan thực tế. Đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy-học, học đi đôi với
hành.
Yêu cầu mỗi thầy cô giáo luôn luộn tự học hỏi, tự đổi mới phương pháp
phù hợp với tình hình thực tiễn đồng thời đóng vai trị là người hướng dẫn các em
trong mọi hoạt động trải nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực tự học tự chủ tự
tin là người chủ động khám phá tri thức để hình thành cho mình phẩm chất yêu quê
hương đất nước.
II. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ

CẦN NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, ngành.
Theo đơn vị và ngành giáo dục, theo phân phối chương trình của Sở
GD&ĐT Bắc Kạn, kế hoạch dạy học của bản thân thì chương trình lớp 9 có 2 tiết
Lịch sử địa phương. Giaó viên lựa chọn nội dung phần tham quan thực tế này để
dạy học nhằm giáo dục truyền thống quê hương và những kĩ năng trình bày, thu
thập thơng tin, hợp tác nhóm, nhận xét đánh giá vấn đề lịch sử. Ngồi ra còn dùng
3


để dạy tích hợp theo chủ đề "Cuộc vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám năm 1945" Vì muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp
cho học sinh thêm tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương mình, về
truyền thống hai huyện Pác Nặm và Ba Bể tôi đã mạnh dạn đề xuất giải pháp và
thực hiện việc dạy học Lịch sử địa phương chương trình Lịch sử 9 bằng hình thức
tham quan thực tế.
2. Nguồn gốc hiện tại của đề tài.
Trong q trình giảng dạy bản thân tơi nhận thấy những tiết dạy Lịch sử địa
phương cần được đầu tư kĩ lưỡng. Tránh hình thức dạy học cũ đó là thuyết trình,
ghi chép và học thuộc. Chính vì vậy để phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất, phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh làm cho học sinh hiểu biết, tự hào , kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trên mảnh đất mình đang sinh
sống, để đạt hiệu quả cao trong mục tiêu của tiết dạy thì học sinh phải được tai
nghe mắt thấy, tự tìm tịi bằng trải nghiệm thực tế. Nên nguồn gốc đề tài xuất phát
từ vấn đề tôi cần nghiên cứu là: “ Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa
phương thơng qua hình thức tổ chức cho học sinh tham quan thực tế một số di
tích lịch sử trên địa bàn 2 huyện Pác Nặm và Ba Bể”.
3. Các vấn đề liên quan khác.
Những tiết dạy học Lịch sử địa phương tổ chức theo hình thức tham quan
thực tế muốn đạt được hiệu quả cao theo bản thân tơi cần có sự quan tâm của lãnh

đạo đơn vị, ngành, lãnh đạo địa phương. Sự phối kết hợp về cách thức tổ chức cần
nhịp nhàng, nhuần nhuyễn, chi phí tham quan học tập cần được chú ý đầu tư. Bản
thân giáo viên phải là người tâm huyết, ham học hỏi, tìm tịi và sáng tạo.
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN.
1. Mô tả giải pháp và giới thiệu nội dung thực hiện.
Xu hướng giảng dạy trước khi đổi mới phương pháp lấy người học làm
trung tâm thì chủ yếu giáo viên thuyết trình trên lớp, học sinh nghe và ghi chép.
Kèm một vài tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan nghèo nàn và chưa thực sự
4


gây ấn tượng mạnh,chưa khắc sâu kiến thức cần nhớ cho các em và chưa thực sự
hiệu quả.
Từ thực trạng nêu trên, qua nghiên cứu tìm tịi và trao đổi học tập kinh
nghiệm với bạn bè đồng nghiệp cùng bộ môn Lịch Sử và từ bản thân tôi là giáo
viên giảng dạy lâu năm có thể đúc rút được một số kinh nghiệm và áp dụng hình
thức tham quan thực tế vào thực hiện một tiết dạy lịch sử địa phương ở lớp 9. Các
em được nghe, được nhìn thấy, được trao đổi, được tìm tịi khám phá. Sau đó các
em thực hành thuyết trình tại chỗ những hiểu biết của mình về những di tích, quay
phim chụp ảnh và được nghiệm thu đánh giá bằng bài khảo sát. Qua đó thấy được
thái độ học sinh phấn khởi vui tươi, u thích mơn học đưa mơn học Lịch sử lên
một tầm mới và học sinh là người chủ động khám phá tri thức. Học sinh biết trân
trọng thành quả và kế thừa, phát huy mà cha ông ta đã gây dựng và gìn giữ. Và
hình thức tổ chức dạy học bằng tham quan thực tế các di tích lịch sử để dạy học
Lịch sử địa phương là hình thức tổ chức dạy học có tính mới, được triển khai, áp
dụng hiệu quả cho bộ môn Lịch sử, phân môn Lịch sử địa phương cho học sinh
THCS tại địa bàn huyện Pác Nặm cụ thể là học sinh lớp 9 trường TH&THCS Giáo
Hiệu.
2. Giải pháp tổ chức thực hiện

Theo chương trình dạy học, tôi tiến hành tổ chức cho học sinh lớp 9 tham
quan thực tế các di tích lịch sử trên địa bàn 2 Huyện Pác Nặm và Ba Bể ngày vào
25/ 02/2017.
Địa điểm Pác Nặm (Di tích Búp Nhùng ( Nặm Đăm, Cao Tân)), Ba Bể
(Di tích lịch sử Đon Pán( xã Cao Thượng) di tích Phiêng Chỉ ( thơn Phiêng Chỉ,
xã Thượng Gi), Di tích Tổng Lun (thị trấn Chợ Rã) Di tích Lủng Cháng, Di
tích Khuổi Mản (xã Hà Hiệu).
Bước 1: Giáo viên lên kế hoạch, xác định nội dung kiến thức.
- Trước khi tiến hành cho học sinh đi tham quan thực tế, giáo viên phải lên
kế hoạch tiết học, cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh về các di tích lịch sử nơi
các em sẽ đến theo lịch trình thứ tự, những kiến thức cụ thể sau:
*Di tích lịch sử Búp Nhùng ( xã Cao Tân)
5


Di tích lịch sử Búp Nhùng thuộc thơn Nặm Đăm, xã Cao Tân, huyện Pác
Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Búp Nhùng là di tích có giá trị lịch sử quan trọng, ghi dấu sự kiện hoạt động
cách mạng trong phong trào vận động quần chúng tham gia các Hội cứu quốc. Đây
cũng là nơi tổ chức lớp huấn luyện tự vệ đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn từ tháng 8 đến
tháng 10 năm 1943, là nơi củng cố cơ sở và phát triển phong trào Việt Minh. Là cơ
sở Việt Minh đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn.
Di tích Búp Nhùng được xếp hạng cấp tỉnh sẽ là một địa chỉ đỏ giáo dục
truyền thống cách mạng, là nơi tham quan, nghiên cứu học tập cho mọi tầng lớp
nhân dân trong và ngoài địa phương; là niềm vinh dự tự hào của nhân dân các dân
tộc xã Cao Tân, huyện Pác Nặm nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung./.
*Di tích lịch sử Đon Pán ( xã Cao Thượng)
 Đon Pán là di tích lịch sử kháng chiến. Hiện nay, di tích nằm ở trên đồi đối
diện UBND xã Cao Thượng, cách khoảng 1km. Bên dưới chân đồi là ruộng và
nương rẫy của nhân dân địa phương. Di tích nằm trên bãi đất bằng của đồi Đon

Pán. Theo nhân dân địa phương, đây là quả đồi rậm rạp, hoang vu nằm tại Khuổi
Tầu, Xã Cao Thượng huyện Ba Bể. Từ thị trấn Chợ Rã đi theo đường 279 đến điểm
di tích khoảng 22km.
6


Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các cơ quan đầu
não của ta đã lần lượt rời thủ đô chuyển về căn cứ địa Việt Bắc để hoạt động. Trong
thời gian này, huyện Chợ Rã (Ba Bể ngày nay) đã trở thành một trong những điểm
của tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giúp đỡ và bảo vệ các cơ quan trung ương
chuyển đến, trong đó có Đài tiếng nói Việt Nam.
Năm 1947, Đài tiếng nói Việt Nam được chuyển đến lắp đặt tại bản Vài, xã
Khang Ninh và đây là điểm đầu tiên của Đài đóng tại huyện Ba Bể. Ngày
17/10/1947, Pháp tấn cơng vào Chợ Rã, Đài chuyển sang Đon Pán trên một quả đồi
rừng cây rậm rạp, khơng có nhà cửa. Trụ sở này được gọi là khu Lý Thường Kiệt,
gồm 02 bộ phận chính (bộ phận thơng tin và bộ phận sửa chữa) và dựng thành 3
lán. Đài tiếng nói Việt Nam đặt trụ sở và hoạt động ở Đon Pán được 7 tháng thì bị
thực dân Pháp xác định được vị trí nên phải chuyển sang địa điểm khác.
Hiện nay, tại điểm di tích khơng cịn hiện vật gì, chỉ có cây đa cổ thụ làm
căn cứ để xác định vị trí khu đặt trụ sở của Đài tiếng nói Việt Nam./.
*Di tích lịch sử Phiêng Chỉ (Xã Thượng Giáo)

Di tích lịch sử Phiêng Chỉ nơi thành lập UBND lâm thời nơi thành lập chính
quyền cấp Châu (huyện) đầu tiên trên cả nước, trong cao trào khởi nghĩa kháng
Nhật cứu nước.
Theo đó, ngày 30/3/1945, trước sự chuyển biến của tình hình, cố Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã quyết định cho thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời châu Chợ
Rã - chính quyền cách mạng cấp huyện đầu tiên trong cao trào kháng Nhật cứu
7



nước năm 1945. Ủy ban nhân dân lâm thời châu lỵ do ơng Hồng Văn Đàm được
chỉ định làm Chủ tịch, ơng Hồng Văn Phủ làm Phó Chủ tịch, các ủy viên là ông
Triệu Văn Hiến và ông Chu Khắc Xứng. Sự ra đời của chính quyền châu Chợ Rã là
sự kết tinh truyền thống yêu nước và đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của phong
trào cách mạng địa phương, để lại nhiều bài học quý báu về công tác lãnh đạo nhân
dân giành chính quyền, bảo vệ chính quyền cách mạng cũng như xây dựng các tổ
chức chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương... Chính quyền châu Chợ
Rã ra đời đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cao trào chống Nhật cứu nước,
tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Di tích lịch sử Phiêng Chỉ được cơng nhận là di tích cấp tỉnh, là dịp tôn
vinh giá trị di sản và thu hút khách du lịch. Đồng thời, còn là dịp để nhân dân các
dân tộc của huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung thường xuyên quan
tâm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích. Di tích là tài sản tinh
thần, niềm vinh dự, địa chỉ đỏ tin cậy cho các thế hệ nối tiếp học tập và noi theo.
*Di tích lịch sử cách mạng Tổng Luyên (thị trấn Chợ Rã)

Di tích lịch sử cách mạng Tổng Luyên là nơi Bác Hồ đã dự buổi mít
tinh gặp mặt cán bộ, chiến sỹ và đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể
để huấn thị và nêu cao tinh thần yêu nước cách mạng trước cách mạng Tháng
Tám 1945.
Tổng Luyên là tên gọi của nhân dân địa phương có từ xa xưa lưu truyền lại.
Tổng Luyên có nghĩa là cánh đồng rộng lớn. Di tích lịch sử Tổng Luyên thuộc thị
8


trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Dưới thời Pháp thuộc, khu vực này thuộc
tổng Thượng Giáo, gồm 5 xã: Thượng Giáo, Nghiên Loan, Địa Linh, Cao Trĩ và thị
trấn Chợ Rã.
Đến châu Chợ Rã vào buổi chiều tối, Bác Hồ cùng đồn cơng tác dừng chân

nghỉ qua đêm tại bản Pẹc Pàn. Buổi tối hơm đó, tại Tổng Luyên (lúc ấy là sân vận
đông cũ của thực dân Pháp để lại) cách Pẹc Pàn khoảng 100m, Bác đã dự buổi mít
tinh gặp mặt các cán bộ chiến sỹ, lực lượng vũ trang và đồng bào dân tộc huyện lỵ.
Người khen ngợi cán bộ chiến sỹ, đồng bào đã nêu cao được tinh thần đoàn kết,
đấu tranh sớm giành được chính quyền về tay nhân dân và sự có mặt của Bác Hồ
lúc này chính là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với cán bộ và lực lượng vũ
trang Chợ Rã vững bước tiến lên trong công cuộc xây dựng bảo vệ thành quả của
cách mạng.
Đến sau năm 1945, khu vực này thuộc xã Thượng Giáo, tháng 8/2000
chuyển giao về thị trấn quản lý. Hiện nay, di tích lịch sử Tổng Luyên thuộc Tiểu
khu 1, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
* Di tích lịch sử cách mạng Lủng Cháng ( xã Hà Hiệu)

 Lủng Cháng là cơ sở cách mạng được các đồng chí trong Ban xung phong
Nam Tiến gây dựng từ những năm 1942 - 1943. Trong đó có sự góp mặt của một số
đồng chí như: Đồng chí Bàn Văn Hoan, người con ưu tú của núi rừng Hà Hiệu;
đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nông Văn Quang, Nông Văn Lạc cùng nhiều đồng chí
9


khác trong những năm tháng hoạt động cách mạng Tháng Tám đã từng đến ở, hoạt
động tại điểm này.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với cán bộ của tổ chức, xây dựng con
đường Nam Tiến trong những năm hoạt động bí mật để vận động, tuyên truyền
cách mạng cho người dân. Nơi đây, trong thời kỳ 1942 - 1945 là cơ sở cách mạng
được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, quân đội đến ở và hoạt động cách
mạng.
Lủng Cháng hiện nay là một bản định cư của người Dao ở trên núi cao của
xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. Trước năm 1945 bản Lủng Cháng chỉ có 5 nóc nhà,
trong đó có một hộ người Nùng và 4 hộ người Dao. Di tích là tồn bộ khu nền nhà

cũ của gia đình đồng chí Bàn Văn Hoan khoảng 300m 2. Cạnh góc nền nhà phía tây
có cây vải và một cây móc cổ thụ hàng năm vẫn nở hoa, đơm trái.
Để đến điểm di tích Lủng Cháng, từ thị trấn Chợ Rã theo đường Quốc lộ
279 đi về xã Hà Hiệu, từ đây còn khoảng 6km là đến điểm di tích.
*Di tích Khuổi Mản ( Xã Hà Hiệu)

Sau 30 năm bơn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/2/1941, Bác Hồ vượt mốc
108 trên biên giới Việt - Trung về Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
10


Tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 (5-1941). Hội nghị xác định: Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của
cách mạng, đồng thời quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là
Việt Minh. Từ đó phong trào cách mạng trong cả nước ngày một phát triển mạnh
mẽ.
Mùa hè năm 1945, chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc. Trước
tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày càng thuận lợi, Bác Hồ quyết định
di chuyển trung tâm lãnh đạo cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào
(Tuyên Quang).
Cuộc hành trình của Bác cùng đồn cơng tác bắt đầu ngày 4/5/1945 từ lán
Khuổi Nặm, trải hơn 400km đường rừng, qua 10 huyện của 4 tỉnh (Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang), trèo đèo lội suối, vượt qua đỉnh núi quanh năm
mây phủ, có nơi chưa có vết chân người, 13 điểm ngủ qua đêm trên chặng đường
dài.
Trong hành trình ấy, ngày 12/5/1945, Bác Hồ cùng đồn cơng tác đã đến xã
Hà Hiệu. “Ngày 10/5/1945, đoàn đến xã Cốc Đán (Ngân Sơn). Hơm ấy trời mưa
tầm tã, tới cuối chiều cịn nặng hạt, đường núi nhiều chỗ lầy lội. Suốt ngày 11/5,
đoàn chưa ra khỏi địa phận xã Thượng Ân. Đêm 11/5/1945, đoàn nghỉ ở bản Hoàng

Phài, xã Thượng Ân. Ngày 12/5/1945, Bác Hồ và đoàn cán bộ tiếp tục cuộc hành
trình về phía nam. Trước lúc lên đường, Bác Hồ bảo các đồng chí trong đồn thanh
tốn tiền ăn cho ban Việt Minh xã và nhắc nhở các đồng chí trong bộ phận đón tiếp
khơng được tổ chức ăn uống lãng phí. Thấy đường đi của Bác Hồ cịn dài, các đồng
chí trong bộ phận đón Bác ở Hoàng Phài đã chuẩn bị một con ngựa. Bác vui vẻ
đồng ý nhưng khi đoàn ra khỏi bản, bà con trông theo không thấy Bác đi ngựa mà
đi bộ, quần xắn trên đầu gối, đầu đội nón, khăn mặt vắt vai. Từ Hồng Phài, đồn
đi về Chợ Rã, theo đường mịn vượt địa phận xã Trung Hịa sang xã Hà Hiệu. Đêm
ấy, đồn nghỉ ở Khuổi Mản, xã Hà Hiệu”.
Theo đồng chí Lê Ngọc Lợi - Chủ tịch UBND xã Hà Hiệu, Hà Hiệu trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp là địa bàn trọng yếu với nhiều rừng rậm, đường
mịn, hang đá, địa hình hiểm trở, giáp với Cao Bằng. Từ đây có thể theo đường tắt
qua Cốc Lót, Tổng Cải đi vào phía Chợ Rã, sang Tun Quang hoặc có thể xi ra
thị trấn Nà Phặc xuống Thái Nguyên. Tháng 5 năm 1945, trên đường từ Pác Bó
(Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang), Bác Hồ cùng với đoàn đã nghỉ lại tại bản
11


Khuổi Mản, xã Hà Hiệu. Đoạn đường từ Cốc Đán, huyện Ngân Sơn xuống Khuổi
Mản tuy không xa lắm nhưng toàn đường dốc quanh co, phải qua nhiều khe suối,
thác nước, rừng rậm nên rất khó đi. Nơi Bác dừng chân ở thôn Khuổi Mản, xã Hà
Hiệu nay đã được cơng nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
- Giáo viên bộ môn lên kế hoạch thực hiện: Thuê xe ô tô cho học sinh đi
theo đoàn, tổ chức cho các em đi đến các điểm di tích lần lượt theo hành trình xi
từ Pác Nặm xuống Ba Bể. Điểm mở đầu là Búp Nhùng, điểm kết thúc là Khuổi
Mản Cụ thể: Lịch trình như sau: Xuất phát từ Trường TH&THCS Giáo Hiệu lúc
5h30 sáng 25/2/2017 đến Búp Nhùng ( Cao Tân) xuôi xuống Đon Pán ( Cao
Thượng) ra Phiêng Chỉ ( Thượng Giaó), Tổng Luyên ( Tiểu khu I thị trấn Chợ Rã)
Lủng Cháng, kết thúc tại điểm Khuổi Mản và quay về trả học sinh tại trường lúc
17h00 cùng ngày. Kết thúc một ngày trải nghiệm.

- Phối hợp với BGH + GVCN + các GV bộ môn lịch sử cùng tham gia thực
hiện.
- Liên hệ với các đồng chí phụ trách ban văn hóa xã hội ở các xã: Cao Tân,
Cao Thượng, Thượng Giaó, Thị trấn Chợ Rã, Hà Hiệu làm hướng dẫn viên cho
đoàn tham quan.
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
Bước 2 : Xác định phương pháp tiến hành, mục đích yêu cầu đối với
học sinh khi tham quan thực tế.
- Yêu cầu học sinh điều tra khảo sát thực nghiệm thực tế, nghe thuyết minh,
quan sát và thu thập thông tin bằng cách: ghi chép hoặc ghi âm, quay phim chụp
ảnh, vẽ phác họa lại… trao đổi, liên hệ, nêu nhận xét cá nhân hoặc nhóm.
- Học sinh có thêm hiểu biết về di tích lịch sử địa phương, hình thành các kĩ
năng và nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Có
thái độ trân trọng và tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của quê hương.
Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động tham quan thực tế :
Sau khi học sinh hoàn thành chuyến đi, giáo viên yêu cầu các em viết bài
thu hoạch bằng câu hỏi: Qua chuyến tham quan thực tế di tích lịch sử địa phương
trên địa bàn huyện Pác Nặm và Ba Bể, Em hãy trình bày những kiến thức mà
12


em đã thu thập được trong chuyến đi?Từ đó bản thân em có trách nhiệm gì
trong việc giữ gìn, phát huy di tích lịch sử địa phương mình?
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Cùng với việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về di tích lịch
sử địa phương ngay trên lớp học, và trước khi cho các em đi tham quan thực tế. Tôi
đã tiến hành kiểm tra kiến thức của các em qua 1 bài kiểm tra viết. Kết quả thu
được là : Tổng số học sinh có 24 em, trong đó có 2 bài đạt giỏi; 4 bài đạt khá; 10
bài đạt trung bình và 8 bài yếu.
Sau khi tiến hành cho các em trải nghiệm từ thực tế, các em được tận mắt

thấy, tai nghe. Tôi đã thu được kết quả thật bất ngờ, bài thu hoạch của các em đạt từ
mức trung bình trở lên.Trong đó giỏi 3; khá 09 ; trung bình :12.( khơng có bài yếu,
kém). Qua bài thu hoạch của các em trong chuyến đi tham quan thực tế, tôi nhận
thấy các em thật sự lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, có được những kĩ năng
mà giờ học ở trên lớp các em không thể bộc lộ hết được như : kĩ năng quan sát,
thuyết trình, khám phá… và đặc biệt hơn là các em bộc lộ niềm tự hào của mình về
di tích lịch sử của quê hương.
Ngoài hiểu biết những kiến thức về lịch sử địa phương huyện Pác Nặm, Ba
Bể, chuyến đi còn giúp các em liên hệ với phần kiến thức các bài 22,23,25 trong
chương trình SGK lịch sử 9.
Ví dụ như khi học bài 22 : Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945. Mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời ( 19/5/1941) Các em sẽ
liên hệ được giữa lịch sử dân tộc với lịch sử huyện nhà.
Cao Bằng được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội
cứu quốc trong mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều
có Hội cứu quốc, trong đó có ba châu "hoàn toàn" nghĩa là mọi người đều gia nhập
tổ chức Việt Minh. Rồi ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh liên
tỉnh Cao- Bắc- Lạng được thành lập. Tại Búp Nhùng ( Cao Tân thuộc huyện Ba
Bể) trở thành nơi huấn luyện dân quân tự vệ và phát triển phong trào Việt Minh.
Khi đó sang năm 1943, Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao- Bắc- Lạng lập ra 19 ban
xung phong "Nam tiến" để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai và phát triển
lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi. Đây được coi là cột mốc quan trọng để đẩy
13


mạnh phong trào đấu tranh đang lên cao mạnh mẽ nhằm tiến tới tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945. Góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Cũng trong bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945. Mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời ( 19/5/1941) này có thể tích
hợp ln di tích lịch sử cách mạng Lủng Cháng, xã Hà Hiệu:

Lủng Cháng là cơ sở cách mạng được các đồng chí trong Ban xung phong
Nam Tiến gây dựng từ những năm 1942 - 1943. Trong đó có sự góp mặt của một số
đồng chí như: Đồng chí Bàn Văn Hoan, người con ưu tú của núi rừng Hà Hiệu;
đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nông Văn Quang, Nông Văn Lạc cùng nhiều đồng chí
khác trong những năm tháng hoạt động cách mạng Tháng Tám đã từng đến ở, hoạt
động tại điểm này.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với cán bộ của tổ chức, xây dựng con
đường Nam Tiến trong những năm hoạt động bí mật để vận động, tuyên truyền
cách mạng cho người dân. Nơi đây, trong thời kỳ 1942 - 1945 là cơ sở cách mạng
được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, quân đội đến ở và hoạt động cách
mạng.
Hay khi dạy bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp ( 1946-1950)Mục IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947 mục
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
Tại Bắc Kạn ngay từ đầu, quân dân ta chủ động kịp thời phản công và tiến
công địch, tiến hành bao vây chia cắt,cơ lập chúng, tổ chức đánh tập kích vào
những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ
Đồn. Vừa chặn đánh địch ta vừa bí mật, khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung
ương , Đảng, Chính phủ, các cơng xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng
đến nơi an tồn. Trong thời gian này, huyện Chợ Rã (Ba Bể ngày nay) đã trở thành
một trong những điểm của tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giúp đỡ và bảo vệ các
cơ quan trung ương chuyển đến, trong đó có Đài tiếng nói Việt Nam.
Năm 1947, Đài tiếng nói Việt Nam được chuyển đến lắp đặt tại bản Vài, xã
Khang Ninh và đây là điểm đầu tiên của Đài đóng tại huyện Ba Bể. Ngày
17/10/1947, Pháp tấn công vào Chợ Rã, Đài chuyển sang Đon Pán trên một quả đồi
rừng cây rậm rạp, khơng có nhà cửa. Trụ sở này được gọi là khu Lý Thường Kiệt,
gồm 02 bộ phận chính (bộ phận thông tin và bộ phận sửa chữa) và dựng thành 3
lán. Đài tiếng nói Việt Nam đặt trụ sở và hoạt động ở Đon Pán được 7 tháng thì bị
14



thực dân Pháp xác định được vị trí nên phải chuyển sang địa điểm khác. Như vậy
qua di tích này nhằm giáo dục được cho học sinh những kế hoạch chiến lược kháng
chiến của quân ta và tầm quan trọng của Đài tiếng nói Việt Nam trong việc đảm
bảo giữ thông suốt thông tin liên lạc về cuộc chiến chống Pháp còn đầy cam go và
quyết liệt này.
Hay cũng như khi học bài 22 : Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945. Mục II.2 Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
Giáo viên chỉ rõ Khu giải phóng Việt Bắc ( bao gồm hầu hết các tỉnh Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và các tỉnh lân
cận thuộc các tỉnh miền núi trung du ( Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên )).
Uỷ ban lâm thời khu giải phóng được thành lập đã thi hành 10 chính sách của Việt
Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn
cứ địa của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Cũng tại thôn
Phiêng Chỉ tại nơi này cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định cho thành lập
Ủy ban nhân dân lâm thời châu Chợ Rã - chính quyền cách mạng cấp huyện đầu
tiên trong cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945. Chính quyền châu Chợ Rã ra
đời đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cao trào chống Nhật cứu nước, tiến
tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Di tích lịch sử Phiêng Chì được cơng nhận là di tích cấp tỉnh, là dịp tơn
vinh giá trị di sản và thu hút khách du lịch. Đồng thời, còn là dịp để nhân dân các
dân tộc của huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung thường xun quan
tâm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích. Di tích là tài sản tinh
thần, niềm vinh dự, địa chỉ đỏ tin cậy cho các thế hệ nối tiếp học tập và noi theo.
Hay khi dạy bài 23 Tổng khởi ngĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.Mục III. Giành chính quyền trong cả nước.
Giáo viên có thể giới thiệu Di tích Tổng Luyên gắn với cuộc đấu tranh
giành chính quyền từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng
Tám năm 1945. Cùng với nhân dân cả nước từ ngày 14/8 đến ngày 28/8 năm 1945

thì tại Bắc Kạn cùng giành chính quyền vào 23/8/1945 Nhật rút khỏi thị xã, Bắc
Kạn hồn tồn giải phóng. Và Ba Bể cũng chính là một trong những huyện lỵ giành
chính quyền sớm nhất cả nước nên tại Tổng Luyên (lúc ấy là sân vận động cũ của
thực dân Pháp để lại) cách Pẹc Pàn khoảng 100m, Bác đã dự buổi mít tinh gặp mặt
15


các cán bộ chiến sỹ, lực lượng vũ trang và đồng bào dân tộc huyện lỵ. Người khen
ngợi cán bộ chiến sỹ, đồng bào đã nêu cao được tinh thần đồn kết, đấu tranh sớm
giành được chính quyền về tay nhân dân và sự có mặt của Bác Hồ lúc này chính là
nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với cán bộ và lực lượng vũ trang Chợ Rã vững
bước tiến lên trong công cuộc xây dựng bảo vệ thành quả của cách mạng.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ khi dạy các bài lịch sử 9 có thể liên hệ ngay
với phần di tích lịch sử địa phương mà các em đã được tham quan, để khắc sâu kiến
thức đồng thời cũng tự hào về những sự kiện trọng đại của địa phương ta gắn liền
với sự kiện của lịch sử dân tộc. Kết quả trên đã khẳng định: Việc dạy và học lịch sử
địa phương mà được gắn liền với tham quan thực tế sẽ giúp các em u thích mơn
học hơn, tích cực, tự giác, hứng thú hơn trong học tập và tự mình chiếm lĩnh tri
thức cao hơn
V. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận.
Việc vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học là
một công việc rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy trong quá trình dạy học Lịch sử ở
trường THCS nói chung và việc dạy học Lịch sử địa phương nói riêng thơng qua
phần dạy lí thuyết trên lớp, các em cần được trải nghiệm từ thực tế, sẽ khắc sâu
kiến thức, mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Qua thực tiễn dạy học phần Lịch sử địa phương bằng hình thức này, tơi
nhận thấy kết quả dạy – học rất hiệu quả: học sinh hoàn toàn chủ động trong việc
lĩnh hội kiến thức, gắn lý thuyết với thực tế, rèn luyện được nhiều kỹ năng trong
học tập và trong cuộc sống (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập và xử lí

thơng tin, kỹ năng thuyết trình …), bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học cho học
sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục do ngành đề ra. Và đây là
sáng kiến dạy học lịch sử địa phương hoàn toàn phù hợp và thu được kết quả cao
với đối tượng học sinh mà tôi đã áp dụng thực hiện.
2. Đề nghị.
Để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương trong
trường THCS, tơi có một vài kiến nghị như sau:
Một là: Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu và đồ dùng dạy học lịch sử địa
phương.
16


Hai là: Cấp kinh phí để hỗ trợ học sinh có thể tham quan thực tế di tích
lịch sử địa phương trong tỉnh và các tỉnh thành trong nước.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đúc kết được qua việc tổ chức cho
học sinh lớp 9 trường TH&THCS Giaó Hiệu, huyện Pác nặm tham quan thực tế
một số di tích lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Pác Nặm, Ba Bể trong năm
học 2016 – 2017. Kính mong đồng nghiệp, Ban Giám hiệu, Phịng Giáo dục góp ý
kiến để sáng kiến này có thể được vận dụng rộng trong việc giảng dạy lịch sử địa
phương của huyện nhà.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của BGH nhà trường

Giáo Hiệu, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Người thực hiện

Hà Thị Thu

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17



Sáng kiến kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương thơng
qua hình thức tổ chức cho học sinh tham quan thực tế một số di tích lịch sử trên
địa bàn 2 huyện Pác Nặm và Ba Bể”
1. Lịch sử Đảng bộ huyện Pác Nặm (1943-2012) Tiến sĩ Hoàng Ngọc La
chủ biên. Giấy phép xuất bản 2013 do Sở TT&TT tỉnh Bắc Kạn cấp.
2. Tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường THCS theo phân phối
chương trình của Bộ GD & ĐT. Chủ biên Âu Thị Hồng Thắm.Bắc Kạn năm 2010.
3. Sách giáo khoa lịch sử 9. Nhà xuất bản giáo dục 2012.

18


PHỤ LỤC
Sáng kiến kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương thơng
qua hình thức tổ chức cho học sinh tham quan thực tế một số di tích lịch sử trên
địa bàn 2 huyện Pác Nặm và Ba Bể”
Stt

1

Nội dung

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1->3


1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

1->3

2. Điểm mới về tính khoa học thực tiễn trong điều kiện của
ngành, lĩnh vực của địa phương.

3

II. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ 3->4
VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2

3

1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, ngành.

3->4

2. Nguồn gốc hiện tại của đề tài

4

3. Các vấn đề liên quan khác

4

III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


4->13

1. Mô tả giải pháp và giới thiệu nội dung thực hiện

4->5

2.Giải pháp tổ chức thực hiện

5->13

Bước 1: Giáo viên lên kế hoạch, xác định nội dung kiến thức

5->12

Bước 2: Xác định phương pháp tiến hành, mục đích yêu cầu
đối với học sinh khi tham quan thực tế

12
12->13

Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động tham quan thực tế
4

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

13->16

5

V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


16->17
19


20



×