Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Alangium faberi Oliv. – loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 5 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0001

Alangium faberi Oliv. – LOÀI GHI NHẬN MỚI
CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM
Trần Thế Bách1, Lê Ngọc Hân1, Trần Đức Bình1, Vũ Anh Thương1,
Hà Minh Tâm2, Bùi Thu Hà3,*
Tóm tắt. A. faberi Oliv. có tên tiếng Việt là Thơi ba con cng – là lồi ghi nhận mới
cho hệ thực vật Việt Nam, mẫu của lồi này được thu ở xã Lục Dạ, huyện Con
Cng, tỉnh Nghệ An. A. faberi có đặc điểm hình thái giống với hai loài phổ biến A.
barbatum và A. kurzii bởi các đặc điểm: lá có lơng, cụm hoa có cuống, nhị có lơng. A.
faberi khác với hai lồi A. barbatum và A. kurzii bởi đặc điểm nửa trên bao phấn
nhẵn (lồi A. barbatum và A. kurzii có đặc điểm nửa trên bao phấn có lơng). Căn cứ
vào khóa định loại để nhận biết loài A. faberi phân biệt với các lồi khác của chi
Alangium ở Việt Nam.
Từ khóa: Con Cuông, Alangium faberi, Thôi ba, Việt Nam.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Thơi ba (Alangium) có khoảng 21 lồi phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Angolam Adanson et al., 2007). Ở Việt Nam, chi này đã biết 7 loài: A. barbatum (R. Br.
ex C. B. Clarke) Baill. ex Kuntze, A. chinense (Lour.) Harms, A. hexapetalum Lam., A.
kurzii Craib, A. ridleyi King, A. salviifolium (L.f.) Wangerin, A. tonkinense Gagnep. (Tên
cây rừng Việt Nam (2000); Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003; Phạm Hồng Hộ, 2000;
). Trong q trình nghiên cứu tại xã Lục Dạ, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã thu được mẫu có số hiệu TTB-1 và xác định mẫu đó
thuộc chi Alangium và có đặc điểm hình thái khác với 7 loài đã biết ở Việt Nam. Do vậy,
chúng tơi đã tiến hành phân tích đặc điểm hình thái, nhằm xác định khóa định loại để xác
định tên khoa học của mẫu TTB-1 và phân biệt với các loài khác cùng chi.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: Nghệ An (Con Cuông: xã Lục Dạ), người thu mẫu: Trần Thế Bách,


Trần Đức Bình, Vũ Anh Thương, 8/6/2022, số hiệu mẫu: TTB-1.
Các mẫu tiêu bản khơ lưu trữ tại phịng tiêu bản của Phịng Thực vật Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật (HN), mẫu được nghiên cứu phân tích các đặc điểm hình thái để
xác định tên khoa học.

1

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*
Email:
2


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

4
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh hình thái: Phân tích các đặc điểm hình thái theo Hồng Thị
Sản (2009), Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
Sau khi phân tích các đặc điểm hình thái, so sánh với các tài liệu chuyên khảo về
phân loại của chi Alangium (Angolam Adanson et al., 2007) và so sánh với mẫu tiêu bản
chuẩn và đã được định tên chính xác của loài A. faberi.
Tham khảo phân bố của loài trong các tài liệu như Angolam Adanson et al. (2007),
Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs. (2003), Phạm Hoàng Hộ (2000),
để xác định loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Định loại mẫu nghiên cứu bằng đặc điểm hình thái
Phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu đã xác định mẫu TTB-1
thuộc họ Thôi ba (Alangiaceae) dựa vào đặc điểm hình thái: Thân bụi. Lá đơn, mọc
cách. Hoa đều, lưỡng tính. Số lượng cánh hoa bằng số lượng nhị. Bầu hạ, 1 ơ. Quả hạch,
có đài tồn tại.
Sau khi phân tích các đặc điểm hình thái, so sánh với các tài liệu chuyên khảo về
phân loại của chi Alangium và so sánh với mẫu tiêu bản của loài được công bố chuẩn đã
xác định được một số đặc điểm hình thái đặc trưng: lá có lơng, cụm hoa có cuống, nhị có
lơng, nửa trên bao phấn nhẵn.
Tên khoa học của mẫu TTB-1 là Alangium faberi Oliv.
3.2. Khóa định loại các lồi của chi Thơi ba (Alangium) ở Việt Nam


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

5

3.3. Đặc điểm hình thái lồi Alangium faberi Oliv.
Alangium faberi Oliv., Hooker's Icon. Pl. 18: t. 1774 (1888) – Thôi ba con cng
Các tên đồng nghĩa (synonyms) của lồi Alangium faberi Oliv.:
Cây bụi, cao 1-4 m; vỏ nhẵn; cành tròn, nhỏ, mảnh, có lơng, có bì khổng thưa. Lá
đơn, mọc cách; cuống lá dài 1-2 cm; phiến lá bầu dục, hình trứng, hình thn, hình mác,
hình thn-mác ngược, hay hình mác-dải, cỡ 4-19,5 × 0,5-10 cm, có 3 thùy hay ngun,
có lơng; gân gốc 3-5, gân bên 4-7 cặp, có lơng; gốc cụt, trịn hay hình tim, hơi lệch đến
cân đối; đỉnh nhọn, có mũi dài 1,5 cm hay hơn. Cụm hoa mang 5-20 hoa, ngắn, cao 2-2,5
cm; cuống cụm hoa dài 1-8 mm. Cuống hoa dài 5-8 mm. Đài hình chng, có 5-7 thùy,
mặt ngồi có lơng thưa; thùy đài hình tam giác, dài 0,6-1,5 mm. Tràng gồm 5-7 cánh hoa,
màu trắng, cong mạnh khi hoa nở, hình dải, cỡ 5-6 × khoảng 1 mm, có lơng 2 mặt ngồi
và trong. Bộ nhị gồm 5-7 nhị dài bằng cánh hoa; chỉ nhị dài khoảng 1-2 mm, gắn với cánh
hoa tại gốc, có lơng ở phần trên; bao phấn dài 4-6 mm, hình tam giác dài, gốc rộng khoảng

1 mm, nửa trên mặt trong bao phấn nhẵn, có lơng ở gốc. Đĩa mật hình cầu. Bầu hạ, 1 ơ,
nhẵn; vịi nhụy nhẵn; đầu nhụy hình cầu, nhẵn. Quả hạch màu tím khi chín, gần hình cầu
hay hình elip, cỡ 6,5-14 x 4-7 mm, thùy đài tồn tại ở đỉnh quả. (Hình 1)
Typus (Tiêu bản chuẩn): E.H. Wilson 4505 (Syntypus: A – Arnold Arboretum,
Cambridge, USA)
Loc. class. (Nơi thu mẫu chuẩn): “China: Sichuan: Daning Xian, cliffs, 600 m”.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 6, mùa quả tháng 9. Mọc trong rừng thưa.
Phân bố: Nghệ An (Con Cuông: Lục Dạ) (lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong
nghiên cứu này), cịn có ở Trung Quốc. Do đó, đây là lồi ghi nhận mới cho hệ thực vật
Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN (Con Cng: Lục Dạ), Trần Thế Bách, Trần Đức Bình,
Vũ Anh Thương, 8/6/2022, TTB-1 (HN).
Trong quá trình nghiên cứu tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, chúng
tôi đã phát hiện loài A. faberi Oliv., đây là loài ghi nhận mới (loài bổ sung) cho hệ thực vật
Việt Nam, nâng tổng số loài của chi Alangium ở Việt Nam là 8 loài.
Căn cứ vào danh sách tên đồng nghĩa (synonym), có một phân lồi của A. barbatum
là Alangium barbatum subsp. faberi, hiện nay phân loài này là tên đồng nghĩa của A.
faberi. Mặt khác, đặc điểm mô tả hình thái của 2 lồi A. faberi và A. barbatum là gần
giống nhau, cần tránh nhầm lẫn khi định loại.
Loài A. faberi có đặc điểm hình thái gần giống với hai loài phổ biến ở Việt Nam là
A. barbatum và A. kurzii bởi có chung các đặc điểm là: lá có lơng, cụm hoa có cuống, nhị
có lơng. Đặc điểm khác biệt với hai loài A. barbatum và A. kurzii là nửa trên bao phấn
nhẵn (A. barbatum và A. kurzii có đặc điểm nửa trên bao phấn có lơng).


6

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Hình 1. Alangium faberi Oliv. – Thơi ba con cng

A. cành mang hoa; B. cành có lơng; C. cành cắt ngang; D. phiến lá có lơng; E. cụm hoa;
F. hoa nhìn từ trên; G. hoa nhìn bên; H. hoa mở chỉ ra bộ nhị; I. mặt ngoài nhị; J. mặt trong nhị;
K. bộ nhụy, đài; L. một phần bộ nhụy, đài; M. đầu nhụy.
(Ảnh: Trần Thế Bách, Trần Đức Bình, Vũ Anh Thương)


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

7

4. KẾT LUẬN
Khóa định loại các lồi của chi Thơi ba (Alangium) ở Việt Nam đã được xây dựng.
Xác định được Alangium faberi Oliv. là loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Nhiệm vụ NVCC09.10/22-22.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Angolam Adanson, Kara-angolam Adanson, Marlea Roxburgh, 2007. Flora of China 13:
304-308.
Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2. Nxb.
Nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam, Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Trẻ.
Hoàng Thị Sản, 2009. Thực hành Phân loại thực vật. Nxb. Giáo dục: 28-35.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
/>
Alangium faberi Oliv. – A NEWLY RECORDED SPECIES
FOR FLORA OF VIETNAM
Tran The Bach1, Le Ngoc Han1, Tran Duc Binh1, Vu Anh Thuong1,
Ha Minh Tam2, Bui Thu Ha3,*

Abstract. Alangium faberi Oliv. is a newly recorded species for flora of Vietnam,
the plant specimens (TTB-1) were collected in Luc Da commune, Con Cuong
district, Nghe An province. A. faberi is similar to A. barbatum and A. kurzii which
are: hairy leaves, inflorescence peduncles, hairy stamens. Distinguished A.
barbatum and A. kurzii from A. faberi which is: upper half of the anther is
glabrous (A. barbatum and A. kurzii have hairy upper half of the anther). Based
on the identification key to determine A. faberi with other species of Alangium in
Vietnam.
Keywords: Con Cuong, Alangium faberi, Thoi ba, Vietnam.

1

Institue of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology
Hanoi Pedagogical University 2
3
Hanoi National University of Education
*Email:
2



×