Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm sinh học nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.09 KB, 6 trang )

Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4
doi: 10.15625/vap.2022.0143

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NẤM NỮ HỒNG Dictyophora indusiate
CĨ NGUỒN GỐC VIỆT NAM
Cổ Đức Trọng
Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu
Email:
TĨM TẮT
Nấm Nữ hồng Dictyophora indusiata là nấm ăn ngon, có giá trị dược tính. Chúng tơi đã tìm được nấm
mọc hoang ở Việt Nam, lưu giữ nguồn gen và đã khảo sát sinh học loài nấm này. Đã trồng ra quả thể, hiệu
suất sinh học 33,75 %. Đây là cơng trình trồng nấm Nữ hồng đầu tiên tại Việt Nam.
Từ khóa: Nấm Nữ hồng, Dictyophora indusita, nuôi trồng.

1. GIỚI THIỆU
Dictyophora indusiata thường được gọi là nấm Nữ hoàng, nấm Tâm Trúc, nấm Măng, tên
tiếng Anh là queen mushroom, veiled lady, bamboo mushroom, stinkhorn… là một lồi nấm trong
họ Phallaceae, tìm thấy ở miền Nam châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Úc. Nấm mọc trong rừng và
vườn nơi đất giàu mùn và gỗ mục nát. Nấm sống hoại sinh gặp rải rác trên đất nơi có nhiều lớp
mùn khắp Việt Nam.
Nấm Nữ hồng là một lồi nấm ăn ngon và có giá trị dược tính. Trung Quốc đã trồng rất nhiều
và bán khắp thế giới dưới dạng khô. Nấm được chế biến thành soup thực dưỡng dùng để bồi bổ sức
khỏe. Nấm rất giàu protein, carbohydrate và chất xơ. Nấm cũng chứa các hợp chất có hoạt tính sinh
học khác nhau có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Khoa học hiện đại đã thăm dị cơ sở sinh
hóa của những lợi ích từ loài nấm này [1, 2, 3, 4].
Cho đến nay chưa có báo cáo khoa học về khảo sát đặc điểm sinh học và trồng nấm Nữ hoàng
ở Việt Nam, ngoại trừ một bài viết trên báo khoa học phổ thông cho biết trồng thành công với
nguồn giống sưu tầm tại Long An (KHPT số 40/06 ra ngày 20/10/2006). Do đó việc tiếp tục sưu
tầm nấm mọc hoang ở Việt Nam và khảo sát đặc điểm sinh học là mục đích nghiên cứu ban đầu
của chúng tơi.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Vật liệu
Quả thể mọc hoang được Cổ Đức Trọng thu thập tại Hưng Long, Bình Chánh, TP. HCM năm
2020.

139


Cổ Đức Trọng

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hình thái và sinh học theo Trịnh Tam Kiệt (1981, 2011) [5, 6]. Phân lập và nuôi
trong môi trường cấp 1, môi trường cấp 2 và trồng thu quả thể theo phương pháp của chúng tôi tại
Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả đặc điểm hình thái nấm và bào tử nấm
Quả thể chưa trưởng thành của nấm Nữ hoàng ban đầu được bao bọc trong một cấu trúc hình
trứng đến hình cầu thơ. "Trứng" có màu từ xám nhạt đến xám đen, đường kính từ 4 - 6 cm và
thường có một sợi nấm dài được gắn ở phía dưới. Khi nấm trưởng thành, áp lực gây ra bởi sự mở
rộng của các cấu trúc bên trong khiến lớp vỏ bị rách và quả thể nhanh chóng nổi lên từ "quả trứng".
Thân quả trưởng thành cao tới 10 - 15 cm, có cấu trúc xốp màu trắng với mũ có hình nón cụt đến
hình chng rộng 1,5 đến 3 cm. Dưới mũ là một lưới trắng như tấm voan xòe ra dần và kéo dài
khoảng 1/3 đến gần gốc của thân nấm. Mũ được phủ một chất nhờn chứa bào tử màu nâu xanh, thu
hút ruồi và côn trùng khác ăn bào tử và phát tán chúng. Bào tử hình trụ, nhỏ có kích thước 1,5 µm x
4 µm.

Hình 1. Quả thể non dạng trứng mọc chùm

Hình 3. Thu hái nấm trưởng thành

140


Hình 2. Nấm mọc trên giá thể trồng lan

Hình 4. Bào tử chụp ở vật kính 40


Đặc điểm sinh học nấm Nữ hồng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam

3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm trên môi trường thạch, lúa và cơ chất
3.2.1. Môi trường ống nghiệm và lúa
Nấm được phân lập cho vào ống nghiệm thạch nghiêng có mơi trường PDA cải tiến. Sau 10
ngày hệ sợi tơ bung ra và tăng trưởng dần. Đến 20 ngày hệ sợi tơ đã lan kín ống nghiệm và bắt đầu
dày lên màu trắng đục.
Mẫu thạch giống được cấy chuyền vào môi trường lúa nấu. Sau 30 ngày hệ sợi đã lan hết môi
trường lúa, sẵn sàng để sử dụng cấy vào bịch cơ chất mạt cưa.
3.2.2. Sự mọc và hình thành quả thể của nấm trên cơ chất
Nấm được nuôi cấy trên môi trường mạt cưa cao su có bổ sung dinh dưỡng theo cơng thức của
chúng tơi. Thí nghiệm ban đầu được bố trí chỉ có 10 bịch cơ chất thí nghiệm. Mỗi bịch có trọng
lượng 1,2 kg.
Sau khi cấy giống vào cơ chất, 15 ngày sau hệ sợi nấm lan ra cổ bịch, hệ sợi lan rất chậm, sau
khoảng 90 ngày hệ sợi lan kín, kết trắng đục bịch cơ chất. Sau đó, bịch được đưa ra nhà trồng để
thu quả thể. Bịch được để đứng, mở rộng miệng bịch cho đất phủ vào. Sau 15 ngày có những sợi
nấm trắng, dầy, lan trên đất càng lúc càng nhiều. Sau 25 ngày có những nút nhỏ màu xám xuất
hiện, thời gian để những nút nhỏ này lớn lên tạo thành hình trứng màu xám khoảng 15 ngày. Thoạt
nhìn giống nấm rơm. Sau đó lớp bao phủ bên ngồi nứt ra và quả thể nấm xuất hiện hình trụ màu
trắng có những lỗ nhỏ trên thân, cao khoảng 10 cm, xuất hiện đầu nấm hình chóp nhọn màu xám,
dần dần mạng lưới xuất hiện dưới chóp mũ, kéo dài xuống thân, chóp mũ mang bào tử trở nên nhầy
và có một mùi đặc biệt thu hút côn trùng, bào tử đã trưởng thành chuẩn bị phát tán để bắt đầu chu
trình sinh trưởng mới.
Thời gian từ lúc cấy giống nấm vào bịch đến lúc thu hoạch lần đầu là 150 ngày. Sau khi thu hoạch

đợt 1, 10 ngày sau thu tiếp đợt 2 và 10 ngày sau nữa thu tiếp đợt 3. Nấm thu hoạch được sấy khô. Sản
lượng thu hoạch trong 3 lần là 135 g nấm tươi, sấy khô được 15 g. Hiệu suất sinh học là 33,75 %.

Hình 5. Ống thạch

Hình 6. Nữ hồng, sau 14 ngày cấy

Hình 7. Hệ sợi nấm trong bịch sau
60 ngày cấy

141


Cổ Đức Trọng

Hình 8. Quả thể non dạng trứng đang hình thành

Hình 10. Quả thể tăng trưởng đều trong
các bịch phơi

Hình 9. Quả thể non dạng trứng tăng trưởng

Hình 11. 09 quả thể nấm Nữ hồng trong 1 bịch phơi

4. KẾT LUẬN
Đã thu thập được nấm Nữ hoàng Dictyophora indusiata mọc hoang tại TP. HCM. Đã lưu giữ
được nguồn gen và bước đầu khảo sát đặc điểm sinh học nấm Nữ hồng.
Đã ni trồng được nấm Nữ hồng, xác định thời gian sinh trưởng của nấm trong khoảng 150
ngày, nấm được thu hoạch 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt
Nam trên nguồn giống mọc hoang ở Việt Nam về nấm Nữ hoàng và là nguồn gen bản địa. Đã xác

định bước đầu năng suất trên 1 bịch cơ chất là 135 g tươi, hiệu suất sinh học là 33,75 %.
Cần nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học và phân tử để xây dựng quy trình trồng nhằm mục
đích thương phẩm lồi nấm có giá trị này.
Lời cám ơn: Chúng tơi cám ơn anh Nguyễn Văn Sĩ và chị Lâm Kim Nguyên đã chỉ dẫn địa điểm và tạo mọi
điều kiện để chúng tơi thu thập mẫu nấm để hồn thiện báo cáo này.

142


Đặc điểm sinh học nấm Nữ hồng Dictyophora indusiate có nguồn gốc Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Deng, C., Shang, J., Fu, H., Chen, J., Liu, H. & Chen, J. (2016). Mechanism of the
immunostimulatory activity by a polysaccharide from Dictyophora indusiata. International
Journal of Biological Macromolecules, 91, 752-759.
[2]. Deng, C., Hu, Z., Fu, H., Hu, M., Xu, X. & Chen, J. (2012). Chemical analysis and antioxidant
activity in vitro of a β-D-glucan isolated from Dictyophora indusiata. International Journal of
Biological Macromolecules, 51(1-2), 70-75.
[3]. Tan, H. H. (2008). A sighting of a stinkhorn fungus Dictyophora species. Nature in Singapore,
1, 165-169.
[4]. Cheong, J. C., Kim, G. P., Kim, H. K., Park, J. S. & Chung, B. K. (2000). Cultural
characteristics of veiled lady mushroom, Dictyophora spp. Mycobiology, 28(4): 165-170.
[5]. Trịnh Tam Kiệt (1981). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 1. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[6]. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 2. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
ABSTRACT

BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF QUEEN MUSHROOM
Dictyophora indusiata ORIGIN IN VIETNAM
Co Duc Trong
Lingzhi & Medicinal Mushrooms Research Center

Email:
The queen mushroom Dictyophora indusita is a great edible mushroom with medicinal value. We find
its wild species in Vietnam, preserved its gene and completed its biological survey. Till now, we successfully
cultivated the mushroom with a biological efficiency at 33.75 %. This is the first cultivation work of this
mushroom species in Vietnam.
Keywords: Queen mushroom, Dictyophora, cultivation.

143


144



×