Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.95 KB, 1 trang )
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình được lập
lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các
cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách
mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.
- Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị. Biết
bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ
bùi”. Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải,
bùi ngùi…
Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu – một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách
mạng đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung
cho cả tập thơ “Việt Bắc”, một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt
Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.