Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đọc hiểu bài thơ Quốc tộ - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.73 KB, 3 trang )

I - Gợi dẫn
1. Tác giả
Theo sách Thiền uyển tập anh, Pháp Thuận (915 – 990) là một nhà sư có vai trò quan trọng đối với sự
nghiệp của nhà Tiền Lê, “ông học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước”. Nhà sư tham gia vào
công việc triều chính của nhà Tiền Lê, có nhiều lời khuyên bổ ích về đường lối trị dân. Ông được vua Lê
rất tôn trọng và tin cậy. Bài thơ là câu trả lời của nhà sư khi vua Lê hỏi : “Vận nước dài ngắn thế nào ?”.
2. Tác phẩm
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật, cân đối chia làm hai vế : vế thứ nhất bàn về vận
nước, vế thứ hai nói về cách trị nước. Đây là một bài thơ thuộc loại chính luận, là một trong số những bài
thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam. Nội dung chính luận được thể hiện bằng một hình
thức thơ giàu hình ảnh và hệ thống ngôn ngữ hàm súc, đó là giá trị của bài thơ.
3. Cách đọc
Cần đọc phần Tiểu dẫn và các chú thích trong bài. Đọc chậm, rõ, thể hiện tính chất chính luận của bài
thơ.
II - Kiến thức cơ bản
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những ngày bình minh của lịch sử dân tộc. Ngay từ những sáng tác
dân gian đầu tiên của dân tộc, hình ảnh Bụt và thuyết về kiếp sống luân hồi đã có dấu ấn rất đậm nét.
Càng về sau Phật giáo càng phát triển và có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân, nhất là
các thời Tiền Lê, Lí, Trần. Vào thời ấy, các nhà sư có vị trí rất quan trọng đối với nhà nước. Họ thường là
những người thông tuệ, tài ba, mưu lược, với những triết lí từ bi bác ái của đạo Phật, họ đã tham mưu để
nhà vua có những đường lối trị nước hợp lòng dân. Sư Pháp Thuận là một nhà sư như thế. Tài năng của
nhà sư đã được ghi nhận qua hai câu thơ mà sứ thần nhà Tống là Lí Giác viết tặng sau khi đi sứ sang nước
ta và nhà sư Pháp Thuận là người tiếp đón. Tạm dịch là : “Ngoài trời còn có trời soi rạng – Sóng lặng khe
đầm thấy trăng thu”. Bài Quốc tộ thể hiện tài năng và tấm lòng của nhà sư đối với đời, với nước, đúng
như tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam.
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, lập nên nhà Đinh. Nhưng không may nhà vua qua đời sớm, vua
nhỏ lên ngôi, Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính. Đất nước loạn lạc phức tạp, hi sinh quyền lợi của
dòng họ, đặt quyền lợi dân tộc lên trên, Thái hậu nhường ngôi cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhà
Tiền Lê được thành lập, đánh bại quân Tống rồi quân Chiêm Thành. Đây là thời kì lịch sử có nhiều nguy
biến, nguy cơ chiến tranh vẫn còn, đất nước còn nghèo. Vì thế, vua Lê với tấm lòng trân trọng và tin
tưởng đã hỏi nhà sư : “Vận nước dài ngắn thế nào ?”. Trị nước là việc của quân vương, nước thịnh hay


suy là nhờ tài năng và đạo đức của nhà vua. Trả lời câu hỏi của nhà vua, sư Pháp Thuận đã đưa ra kế sách
trị nước để kéo dài vận nước. Bài thơ chỉ có hai mươi từ nhưng lại chứa đựng những giá trị nhân sinh sâu
sắc, là bài học trị nước vô cùng quý giá.
Bài thơ được viết khoảng năm 981 – 982, sau chiến thắng quân Tống và quân Chiêm Thành. Bài thơ được
coi là tác phẩm có tên tác giả sớm nhất của văn học viết Việt Nam. Bài thơ như bản tuyên ngôn về hoà
bình, nó thể hiện sự thông tuệ của một bậc hiền triết, sự mưu lược của một nhà chính trị tài ba. Bài thơ
vừa nói về đường lối trị nước, vừa thể hiện quan điểm nhân sinh của một nhà sư.
“Quốc tộ” có nghĩa là vận nước. Bàn về vận nước và đưa ra kế sách trị nước là nội dung chính luận của
bài thơ. Với ngôn ngữ hàm súc và giàu hình ảnh, nhà thơ đã thể hiện được thế nước trong hai câu thơ ngũ
ngôn :
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lí thái bình.
(Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.)
Hai câu thơ ngắn những mở ra cả một trường nghĩa rộng. “Đằng lạc” có nghĩa đen là dây mây quấn quýt.
Nghĩa bóng có thể hiểu là đất nước thái bình, tồn tại trong một thế vững chắc. Cũng có thể hiểu là vận
nước tồn tại trong nhiều mối quan hệ phức tạp. Cũng có thể kết hợp cả hai cách hiểu trên để hiểu câu thơ.
Đất nước dù đang thái bình thịnh trị nhưng không phải đã hoàn toàn yên ổn bởi vận nước dài hay ngắn
phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhà sư đã dùng hình ảnh độc đáo và chính xác để thể hiện quan niệm của mình
về vận nước. Trong điều kiện lịch sử dưới triều vua Lê Đại Hành, quả thực vận nước vô cùng phức tạp.
Chiến tranh kết thúc chưa lâu, việc chuyển ngôi từ nhà Đinh sang nhà Lê chưa hẳn đã hết người phản đối.
Còn bao nhiêu nguy cơ vẫn đang ở trước mắt. Nhà sư đã hiểu và lí giải về vận nước rất sâu sắc và biện
chứng. Câu thơ tiếp theo thể hiện niềm tin và cũng là mong muốn về sự thịnh trị của đất nước. Vận nước
đang ở thế vững chắc như mây quấn, có điều kiện để phát triển đất nước. Câu thơ cũng là lời khẳng định
chủ quyền của dân tộc.
Chính sách trị nước đầu tiên mà nhà sư đưa ra là phải quyết tâm giữ vững nền thịnh trị của đất nước. Và
để giữ vững được sự thịnh trị ấy, nhà sư đưa ra sách lược quan trọng nhất :
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
(Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.)
“Vô vi” là khái niệm của Đạo giáo, là không làm những việc có hại cho người khác, là không có quá
nhiều tham vọng, như Lão Tử đã viết : ‘Trị nước lớn mà chính sự phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá,
can thiệp vào việc dân nhiều quá, thì dân sẽ dối trá, chống đối” (Đạo đức kinh). Pháp Thuận là nhà sư nên
quan niệm của ông là quan niệm “vô vi” của nhà Phật, là từ bi, bác ái, vị tha. Theo đạo lí này, người trị
nước phải yêu dân như con, phải diệt bớt tham vọng. Nhiều bài học lịch sử đã cho thấy, chỉ khi người
đứng đầu nhà nước có chính sách từ bi, bác ái, quan lại không quá nhiều tham vọng, không tranh giành
quyền lực thì vận nước mới bền. Nhà sư đã khẳng định một chân lí : Chỉ khi nơi điện các, đấng quân
vương từ bi, bác ái thì đất nước mới có được nền thái bình thịnh trị vững chắc. Vô vi là không tham vọng,
là phải quan tâm đến quyền lợi của dân, lấy dân làm gốc là cơ sở vững chắc của mọi nền thái bình. Vậy
phép trị nước toàn diện nhất vẫn là lấy dân làm gốc. Có lẽ đây là gốc rễ của tư tưởng “lấy dân làm gốc”
mà bao đời nay các nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta đã quan tâm. Câu thơ mang ý nghĩa vô cùng sâu
sắc và mang tầm tư tưởng. Nguyên nhân của tất cả mọi cuộc chiến tranh, của nạn đao binh đều bắt đầu từ
tham vọng quyền lực. Nạn đao binh chỉ chấm dứt khi các bậc quân vương “vô vi trên điện các”, biết chăm
lo đến nền thái bình, từ bi bác ái trong đường lối trị nước. Tính chất triết lí và chiều sâu giá trị tư tưởng
của bài thơ nằm ở đường lối trị nước rất tiến bộ này.
Là nhà sư nhập thế, những tư tưởng của nhà Phật đã được Pháp Thuận thể hiện thành những đường lối trị
nước tiến bộ và có ý nghĩa lâu dài đối với vận mệnh dân tộc. Với ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh sinh động
và gợi cảm, bằng tâm huyết và tấm lòng luôn trải rộng tình đời, nhà thơ đã góp cho văn học dân tộc một
tác phẩm văn học chính luận có giá trị nghệ thuật cao và giá trị triết lí sâu sắc.
III - liên hệ
Đỗ Thuận (915 – 990) là nhà sư nổi tiếng thời Tiền Lê. Ông là người tu hành, theo dòng thiền phương
Nam, nhưng giỏi văn học, làm pháp sư dưới triều vua Lê Đại Hành. Theo sử cũ, năm 987, nhà Tống sai
Lí Giác đi sứ sang nước ta. Vua Lê cử ông đi đón, nhưng ông giả làm người chèo đò ngang ở sông Sách
(sông Thương). Khi Lí Giác đến, ông mời lên đò. Vốn là một người ham thích văn thơ nên khi ra giữa
sông, nhìn thấy đôi ngỗng đang bơi trên mặt nước, Lí Giác liền ứng khẩu đọc hai câu thơ :
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
nghĩa là :
Ngỗng kia, ngỗng một đôi

Ngửa mặt nhìn chân trời
Ông vừa chèo, vừa đọc tiếp :
Bạch mao phô lục thuỷ
Hồng trạo bãi thanh ba
nghĩa là :
Lông trắng phô nước biếc
Rẽ sóng chèo hồng bơi.
Lí Giác kinh ngạc và cảm phục, từ đó rất nể sợ vua tôi nhà Lê. Về đến sứ quán, Lí Giác đã làm bài thơ 8
câu tặng Đỗ Thuận, lời lẽ tao nhã, nhiều cảm xúc. Ông đã đem bài thơ đó dâng vua. Vua Lê lại đưa cho
sư Khuông Việt xem. Khuông Việt xem xong, nói : “Bài thơ này có ý tôn trọng Bệ hạ không khác gì vua
Tống”. Vua khen và tặng quà cho ông rất hậu.
(Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh (Chủ biên),
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)

×