Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.13 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở
Việt Nam hiện nay: lý luận và thực tiễn.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Quỳnh
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Khánh Linh

Lớp

: K24KTDTB

Mã sinh viên

: 24A4070364

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN.........................................................1
1.1 Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ......................................................1
1.2 Vai trò, ý nghĩa của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.......................2
1.3 Phương hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ..............................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG................................................4


2.1 Những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ......................................................................................................4
2.2 Hạn chế, thách thức trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ.................................................................................................................7
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP..............................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không phải là vấn đề mới. Thực
tế, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta ln coi trọng vấn
đề này. Trong nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng đã đề cập đến quan điểm
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, một trong ba nội dung cốt lõi của hoàn
thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, nhờ bước tiến
từ cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ 4.0, q trình chuyển đổi số trở nên
mạnh mẽ, đã khiến hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một tất yếu khách quan.
Vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với nội hàm mới càng trở nên
nghiêm trọng và cấp bách. Những thay đổi của thời đại đòi hỏi nước ta vạch
ra phương hướng, đường lối phù hợp, hiệu quả nhất để phát triển nền kinh tế
nước nhà. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em xin chọn đề tài “Xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay: lý luận và thực tiễn.”

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ
Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc
vào các nước khác, người khác hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường
lối, chính sách phát triển, khơng bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài
chính, thương mại, viện trợ… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại đến chủ

quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện nay, nền
kinh tế độc lập tự chủ có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng
cao và ít bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế; trong bất
1


cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình
thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng
của đất nước.
1.2 Vai trò, ý nghĩa của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và đặc biệt
quan tâm đến vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Điều này đã được
thể hiện và đề cập trong nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng. Xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ không chỉ là quan điểm, đường lối mà còn là đòi hỏi
của thực tiễn. Bởi:
Thứ nhất, là cơ sở khẳng định địa vị chính trị trên trường quốc tế.
Độc lập, tự chủ về kinh tế phát huy được sức mạnh bên trong - sức
mạnh nền tảng của đất nước, bảo đảm cho vị thế và lợi ích quốc gia, dân tộc
trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt.
Thứ hai, độc lập tự chủ về kinh tế nâng cao năng lực nội sinh của nền
kinh tế Việt Nam, có khả năng thích ứng với các biến động kinh tế và các cú
sốc bên ngoài.
Trước những biến động lớn của thế giới, nền kinh tế vẫn có thể đứng
vững, giữ được sự ổn định kinh tế - tài chính mà khơng dẫn đến sự sụp đổ về
kinh tế cũng như chế độ chính trị. Khi gặp phải sự bao vây, cô lập về kinh tế
của các thế lực thù địch bên ngồi nó có thể tự vận động được, tự giải quyết
được các cân đối lớn mang tính khách quan như cân đối sản xuất - tiêu dùng,
hàng - tiền, xuất - nhập khẩu...
Thứ ba, là cơ sở, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu

quả.
Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế khách quan, xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ tạo tiền đề, đẩy mạnh quá trình hội nhập.
Độc lập, tự chủ cịn là cơ sở để giữ gìn bản sắc dân tộc, giúp q trình hội
nhập quốc tế khơng chuyển hóa thành “hịa tan”.
2


1.3 Phương hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
Độc lập, tự chủ khơng có nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thế giới, vì
điều đó khơng phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, sẽ kìm hãm sự
phát triển và tất yếu làm suy yếu độc lập, tự chủ. Giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng; vừa tạo tiền đề cho nhau và phát
huy lẫn nhau, vừa thống nhất với nhau trong việc thực hiện các mục tiêu cơ
bản của cách mạng và lợi ích căn bản của đất nước, của dân tộc. Do đó để
đảm bảo xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng lớn
mạnh, vững chắc cần phải đi đơi với việc tích cực và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 đã nêu rõ: “Xây
dựng nền kinh tế tự chủ phải dựa trên cơ sở làm chủ cơng nghệ và chủ động,
tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của
nền kinh tế”1
Muốn vậy, Việt Nam cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ chính yếu sau:
Một là, hồn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây
dựng và phát triển đất nước.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giúp Việt
Nam đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế xa hơn so với các
nước khác. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta cần tập trung vào một số biện
pháp sau:

1) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo
chiều sâu.
2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn
vốn đầu tư và đối tác, tránh trở nên phụ thuộc, tạo nền tảng cho phát triển ổn
định, bền vững. Chiến lược thị trường cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược sản

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.216.

3


phẩm, xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của sản
phẩm hàng hóa trong nước.
3) Quy định chặt chẽ và mạnh dạn trong đổi mới cơng nghệ. Trong q
trình du nhập cơng nghệ, cần tăng nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu và
triển khai, nhằm từng bước nghiên cứu, phát triển tiến tới tự chủ dần về công
nghệ.
Ba là, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước trong q trình phát triển;
đồng thời từ đó phát huy vai trị của Việt Nam trong q trình hợp tác với các
nước, các tổ chức trong khu vực và thế giới.
Bốn là, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới,
hoàn thiện thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt, tăng cường áp dụng khoa học
- công nghệ hiện đại, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.
Năm là, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong hội nhập quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế phải quán triệt và thực hiện
ngun tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, tơn trọng độc lập, chủ quyền và

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán hịa bình. Đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại để tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
2.1 Những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ
Trong 35 năm đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành công
nhất định trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
4


Về nông nghiệp, ta đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong
trồng trọt, nhất là các cây trồng chủ lực, tập trung cải tiến cơ cấu giống, kiểm
soát, nâng cao tỷ lệ sử dụng giống mới chất lượng cao. Gạo chất lượng cao có
tỉ trọng hơn 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503
USD/tấn năm 2021. Đẩy nhanh phát triển bền vững nuôi trồng và khai thác
thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với
năm 2020. Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trọng tâm là
Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh từ năm 2021 đến năm 2025”. Thực hiện có hiệu
quả ba đột phá chiến lược lớn, đồng thời phấn đấu hồn thiện hệ thống, chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Theo đó,
chúng ta sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ các nút thắt, thúc đẩy phát triển và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ... Giải quyết đồng bộ những vấn đề này đã
tạo động lực duy trì tăng trưởng GDP 2,85% trên hầu hết các lĩnh vực.
Việc điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng thiết thực, hiệu
quả, quy mơ và trình độ sản xuất không ngừng được nâng cao, trên cơ sở phát
huy lợi thế của từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tổ chức
liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới,

nhiều mô hình liên kết được triển khai và nhân rộng giữa các doanh nghiệp
sản xuất, hợp tác xã theo chuỗi. Năm 2021, thành lập mới 1.250 hợp tác xã
nông nghiệp, tổng số liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp đạt 78 liên hiệp, thành
lập mới 19.100 hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới 1.640 doanh nghiệp,
tổng số doanh nghiệp nông nghiệp đạt hơn 14.000. Với mục tiêu hướng tới
nền nông nghiệp số, Việt Nam tiếp tục sử dụng công nghệ để thúc đẩy phát
triển 3 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng và an tồn thực phẩm. Chương trình
“Một xã, một sản phẩm” (OCOP) tập trung vào việc kết hợp các tài nguyên
bản địa, văn hóa truyền thống và khoa học - cơng nghệ chun mơn hóa các
vùng sản xuất và tạo sản phẩm đa dạng, chất lượng có năng suất cao. Trồng
trọt, chăn nuôi theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, Organic,
GlobalGAP, Rainforest,…). Nhờ vậy mà nông sản của Việt Nam đáp ứng
5


được yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu. 2021 là năm đầy bứt phá
của thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục, thị trường trong nước tiếp tục phát
triển và mở rộng hơn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục
trên 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền cơng
nghiệp có năng lực cạnh tranh tồn cầu ở mức khá cao, thuộc nhóm các quốc
gia có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao, tăng 16 bậc trong
vịng 10 năm (theo đánh giá của UNIDO). Hình thành một số ngành công
nghiệp mũi nhọn như khai thác và chế biến dầu khí, điện tử viễn thơng, cơng
nghệ thơng tin, luyện kim, thép, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày,… tạo
nền tảng quan trọng thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Q trình chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp liên quan đến đổi mơ hình
tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động ngày càng được chú trọng làm cốt
lõi là cơng nghiệp hóa. Cơ cấu nội ngành thay đổi tích cực, góp phần vào giải
quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời

sống của người dân.. Sơ bộ hình thành hệ sinh thái cơng nghiệp hỗ trợ và
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ vừa và cao của ta đã
tăng lên đáng kể, là cơ sở hình thành một số tập đồn cơng nghiệp tư nhân
quy mơ lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng hàng
hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu tăng lên 85% (2020).
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng lên 49,8% (2020).
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng,
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không ngừng được nâng cao. Đáng chú ý,
các chỉ số kết quả hội nhập kinh tế đã đạt ở mức cao. Việc trở thành thành
viên của các tổ chức kinh tế thế giới, kí kết được nhiều hiệp định thương mại
đã đem lại cơ hội phát triển rất lớn cho Việt Nam. Theo báo cáo của Chính
phủ, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong cả giai đoạn 2016-2020
là 167,8 tỷ USD. Hiện đã có hơn 130 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt
Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn
6


xã hội. Các đối tác đã cam kết cung cấp hơn 3 tỷ USD viện trợ cho Việt Nam
từ năm 2018 đến năm 2020. Cho đến nay đã có hơn 70 quốc gia cơng nhận
Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
2.2 Hạn chế, thách thức trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ
Hệ thống pháp luật chưa thống nhất, còn chồng chéo, nhiều luật ban
hành một thời gian nhưng chưa được triển khai, phải sửa đổi, nhiều luật được
xây dựng thiếu tính thực tiễn, chưa thực hiện được. Trong quá trình quản lý
vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, việc đổi mới hệ thống kinh tế của nước ta còn thiếu chủ động đề ra
các rào cản (trong khuôn khổ cam kết quốc tế) để bảo vệ thị trường và doanh
nghiệp trong nước trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Những hạn
chế này khiến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là nền kinh tế nói chung,

chưa tận dụng được hiệu quả các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, chưa
khai thác hết tiềm năng của phát triển kinh tế số.
Cơ sở hạ tầng sản xuất và cơ sở vật chất hỗ trợ của nước ta còn bộc lộ
nhiều bất cập như thiếu đồng bộ và mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng.
Hệ thống kết cấu hạ tầng của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh khá hiện đại, nhưng ở các vùng nơng thơn, miền núi, hải đảo, cơ sở
hạ tầng cịn lạc hậu, yếu kém. Công tác quản lý, phát triển và sử dụng của các
dịch vụ cơ sở hạ tầng cịn nhiều hạn chế. Giao thơng vận tải cịn tồn tại nhiều
vấn đề: đường cao tốc mới hình thành, chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, hệ
thống đường sắt lạc hậu, xuống cấp, đường sắt tốc độ cao chưa được đầu tư ...
Cảng biển chưa được khai thác triệt để, một số cảng hàng không quá tải ...
làm chậm quá trình hình thành hệ thống giao thơng đồng bộ, mạng lưới kết
cấu giao thông logistic hiện đại.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn người lao
động chưa có sự chun mơn hóa, thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ và thiết
bị tiến tiến, hiện đại, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thế giới. Số lượng
7


lao động có trình độ cao cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động và hội nhập. Chênh lệch giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của
thị trường lao động ngày càng lớn. Lao động thiếu tính năng động và sáng
tạo, tác phong chun nghiệp….
Tình trạng thiếu biện pháp xử lý chất thải, nước thải,... trong quy hoạch
các khu đơ thị vẫn cịn tồn đọng khiến cho ô nhiễm môi trường ở các thành
phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,... đang ở mức báo động. Ước tính
hơn 60% khu cơng nghiệp trên cả nước chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Tại các đô thị, tỷ lệ thu gom chất thải rắn chỉ đạt khoảng 60% đến 70%,
cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng được yêu
cầu về bảo vệ môi trường. Phần lớn nước thải chưa qua xử lý nhiễm thuốc

nhuộm và hóa chất được đổ thẳng ra sơng, hồ tự nhiên gây ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu (theo đánh giá của các tổ chức quốc tế).
Hiện nay, biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra nhanh chóng, nước biển xâm
nhập sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long; sạt lở đê, xói lở bờ
biển xảy ra ở nhiều khu vực; thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên với cường
độ cao hơn, mức độ tàn phá lớn hơn. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt
Nam tăng lên, nhiều vùng bị hạn hán, thiếu nước khá trầm trọng. Đầu tư cho
cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng
tăng. Đây là những thách thức rất lớn đối với phát triển nơng nghiệp nói riêng
và kinh tế Việt Nam nói chung trong vài năm tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
Để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, cần đưa ra các giải pháp
khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như đối mặt với các thách thức.
8


Thứ nhất, hoàn thiện thể chế pháp luật về kinh tế, bảo đảm số lượng,
nâng cao chất lượng và tính khả thi trong việc thực hiện chức năng quản lý
kinh tế của. Để đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch, thống nhất và
đồng bộ, dễ hiểu và dễ thực hiện, điều quan trọng nhất là phải có cơ chế phù
hợp, khuyến khích sự tham gia của đơng đảo người dân và doanh nghiệp
Đồng thời cần linh hoạt trong hoạch định đường lối, định hướng phát triển
kinh tế sao cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt khi
nước ta đang trong quá trình phục hồi sau ảnh hưởng nghiêm trọng của đại
dịch Covid.
Thứ hai, đầu tư, chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng, hướng
tới mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, bền vững và lâu dài. Việc tập

trung đầu tư cho các cơng trình, dự án có tác động lan tỏa lớn là hết sức cần
thiết và cấp bách, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không tham gia đầu tư.
Thứ ba, tích cực đổi mới, ứng dụng cơng nghệ vào thực tiễn. Tận dụng
các thành tựu khoa học – công nghệ của thế giới, vận dụng sáng tạo vào nền
kinh tế nước nhà. Đầu tư, phát triển quá trình nghiên cứu, từng bước tiến tới
làm chủ công nghệ.
Thứ tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực về cả
thể chất, tinh thần lẫn trình độ chun mơn. Muốn tăng số lượng người lao
động có tay nghề, trình độ cao cần chú trọng gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng,
đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh
tế Việt Nam, tiếp thu cách làm hay của thế giới.
Thứ năm, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó khai thác tiềm năng, lợi thế của các thị
trường, đồng thời tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác, nhất là khi
thị trường hay đối tác đó có sự biến động. Cần vạch ra lộ trình cũng như cách
thức phù hợp với đất nước.
9


Thứ sáu, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, hướng tới một nền
kinh tế xanh – sạch để phát triển bền vững. Khai thác tài nguyên thiên nhiên
một cách hợp lí, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế, xử lí chất
thải theo đúng quy trình... Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, làm hại
môi trường.

KẾT LUẬN
Xây luôn là vấn đề được Đảng ta chú trọng và đặc biệt quan tâm. Với
tính tất yếu khách quan của xu hướng phát triển trên thế giới, việc càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây được coi là nhân tố hàng đầu để phát huy

nội lực đất nước. Để làm được điều đó, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội, tiếp thu
những thành tựu của các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm và vận dụng
linh hoạt, sáng tạo vào phát triển đất nước. Bên cạnh đó, phải biết khắc phục
những mặt cịn hạn chế, lấy đó làm bài học để cải thiện phương hướng phát
triển, góp phần hồn thiện cơng cuộc xây dựng nền kinh tế tự chủ. Đồng thời,
luôn sẵn sàng để đương đầu với các thách thức mà khách quan đặt ra. Từ đó
xây dựng thành cơng nền kinh tế độc lập tự chủ phát triển bền vững, lâu dài.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) A.M. (29/01/2021). Phát triển công nghiệp: Thành tựu và thách thức. Báo
Điện Tử Thương Hiệu và Công Luận - Cơ Quan Trung Ương Của Hiệp
Hội Chống Hàng Giả và Bảo vệ Thương Hiệu Việt Nam.
/>2) Đại tá, PSG.TS Phạm Văn Sơn. (21/01/2021). Xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp Chí Quốc
Phịng Tồn Dân. />3) Đỗ Hương. (05/01/2022). Năm 2021: Ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả
vượt bậc. baochinhphu.vn. />%7E:text=(Chinhphu.vn)%20%2D%20Gi%C3%A1,b%E1%BB%91i%20c
%E1%BA%A3nh%20d%E1%BB%8Bch%20COVID%2D19
4) G.S.T.S.Vũ Văn Hiền (29/07/2021). Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Tạp Chí Của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. />5) Ngô Tuấn Nghĩa (2021). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

11



×