Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đọc hiểu Lai Tân - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.94 KB, 2 trang )

I - Gợi dẫn
1. Bài thơ thuộc tập Nhật kí trong tù, ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam
cầm trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.
2. Thành công của bài thơ là nghệ thuật châm biếm sắc sảo, độc đáo, với giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình
với một kết cấu chặt chẽ.
3. Đọc kĩ để hiểu thêm những nét riêng của tác phẩm trong phiên âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ.
II - Kiến thức cơ bản
“Nhật kí trong tù không phải là một lời thanh minh hay là lời cảm khái về thân phận long đong, cực khổ
của một người tù. Và giá trị của Nhật kí trong tù cũng không phải ở chỗ đã xây dựng được “một biểu
tượng lớn của Việt Nam và một phần nhân loại ở thế kỉ XX : hình tượng người tù, hình tượng người lưu
đày”. Nhật kí trong tù đã tố cáo cái tính chất phi lí, bất công vốn là nét bản chất của chế độ xã hội thối nát
Tưởng Giới Thạch”
([1])
. Nội dung này được thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của Bác. Việc Bác bị bắt
cũng chính là hậu quả của chế độ bất công, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng. Cũng là đại biểu đi dự
hội nghị các nước Đồng minh chống phát xít, trong khi các đoàn đại biểu Mĩ, Anh được đón tiếp nhiệt
tình thì Bác, đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh lại bị bắt giam.
Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mắt thấy
tai nghe bao nhiêu điều ngang trái chốn nhà tù. Chế độ nhà tù thối nát, vô nhân đạo đã được tái hiện trong
nhiều bài thơ của Bác. Trong đó, Lai Tân là một bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật châm biếm thâm thuý
của Bác.
Bài thơ có giọng điệu rất bình thản và khách quan. Bốn câu thơ chia làm hai phần, ba câu đầu và câu cuối.
Ba câu đầu là giọng điệu tự sự, câu cuối thể hiện thái độ của Bác. Câu thơ cuối tạo nên tính chất bất ngờ
cho toàn bài. Nội dung tư tưởng và giá trị của bài thơ được tập trung bởi sự mâu thuẫn giữa hai phần của
bài thơ.
Ba câu đầu, tác giả lần lượt kể về “công việc” của các nhà chức trách. Mỗi người một việc và họ đều rất
say mê với công việc của mình :
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh ;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Chuyện đánh bạc của đám quan lính cai ngục đã được Bác nói đến trong nhiều bài thơ thuộc tập Nhật kí


trong tù. Đánh bạc là việc chính của bọn cai ngục. Một điều rất phi lí là chính quyền bắt những người
đánh bạc ở ngoài cho vào tù. Còn những kẻ cai tù, đại diện cho cái chính quyền coi đánh bạc là phạm
pháp ấy lại ngang nhiên đánh bạc và hành động ấy là “chuyên”. Còn bọn quan lính giải người thì ăn đút
lót, hành hạ người tù để họ phải nộp tiền cho chúng. Câu 1, giọng điệu khách quan thản nhiên. Đến câu 2,
thái độ của người kể đã bắt đầu bộc lộ, dù rất kín đáo, với việc sử dụng cụm từ kiếm ăn quanh. “Kiếm ăn”
chỉ hành động kiếm tiền một cách bẩn thỉu của những kẻ được coi là đại diện cho luật pháp.
Câu thứ ba, tác giả lại dùng lối nói châm biếm rất sâu cay, thâm thuý về việc làm của “huyện trưởng”. Có
vẻ như huyện trưởng rất lo lắng cho việc công. Nhưng đặt câu thơ trong toàn bài, trong mối quan hệ với
ba câu còn lại có thể hiểu ngay “làm công việc” của huyện trưởng là gì. Chắc chắn không phải là hết lòng
với việc riêng. Nếu vị huyện trưởng say sưa với công việc như vậy thì không thể có chuyện “chuyên đánh
bạc” và “kiếm ăn quanh” ở trên. Và tác giả cũng không thể dùng cụm từ vẫn thái bình ở câu bốn. Vậy,
“chong đèn làm công việc” ở đây là say sưa bên bàn đèn thuốc phiện, bên chiếu bạc hay những công việc
không mấy sạch sẽ trong đêm.
Câu thơ cuối tạo nên kết cấu bất ngờ cho toàn bài thơ. Mâu thuẫn trào phúng, tính chất châm biếm của bài
thơ được tạo nên bởi mâu thuẫn này.
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Đây là kiểu thái bình giả tạo. Bộ máy chính quyền thối nát đến như thế thì làm sao có được thái bình cho
dân chúng. Những kẻ đại diện cho chính quyền, có trách nhiệm đảm bảo sự ổn định, thái bình cho xã hội
lại là những kẻ nhũng nhiễu nhiều nhất.
Hồ Chí Minh đã dùng văn thơ như một thứ vũ khí chiến đấu vô cùng sắc bén và có hiệu quả trong sự
nghiệp cách mạng của mình. Và bút pháp trào phúng là bút pháp chủ lực tạo nên sức mạnh chiến đấu
trong sáng tác của Người. Lai Tân là một trong những bài thơ sử dụng thành công bút pháp này. Bằng
việc chọn phác hoạ hành động của mấy tên cầm quyền trong chính quyền Tưởng, Người đã khái quát hoá
bộ mặt thối nát của xã hội Trung Quốc thời kì những năm bốn mươi của thế kỉ XX.
III - liên hệ
Phản ánh một phương diện khác của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, trong bài thơ Đánh bạc
(trích Nhật kí trong tù) tác giả viết :
Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai ;
Bị tù, con bạc ăn năn mãi :

Sao trước không vô quách chốn này ! ?
(Nam Trân dịch)
([1]) Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam 1930 - 1945, NXB Giáo dục, 1998, trang 630.

×