Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.54 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HỒNG YẾN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP TỈNH - THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Đắk Lắk - 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ HỒNG YẾN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN


CẤP TỈNH - THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 8 38 01 02

Người hướng dẫn: TS. Trần Thúy Vân

Đắk Lắk - 2019

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thúy Vân. Các kết quả nghiên cứu của Luận
văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Ngồi ra, luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả
khác, cơ quan khác đều có trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Lê Thị Hồng Yến

i

Luan van


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài Luận văn “Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh - thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” ngoài sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, sự giúp đỡ của cơ quan nơi đang công tác, tôi ln nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo Học viện Hành chính
Quốc gia, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thúy Vân - người đã
tận tình hướng dẫn tơi thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy, cô giáo Khoa Đào
tạo và Bồi dưỡng - Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện Tây Nguyên
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đắk Lắk, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

ii

Luan van


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ được viết tắt

1


HĐXX

Hội đồng xét xử

2

HTND

Hội thẩm nhân dân

3

TAND

Tòa án nhân dân

4

TTHC

Tố tụng hành chính

5

TTDS

Tố tụng dân sự

6


TTHS

Tố tụng hình sự

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

iii

Luan van


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn.......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn .......................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ của luận văn ............................................................................ 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...................... 6
5.1. Phương pháp luận của luận văn ............................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Ý nghĩa và điểm mới của Luận văn ............................................................ 7
7. Kết cấu của Luận văn ................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH .............................................................................. 8
1.1 Tòa án nhân dân cấp tỉnh .......................................................................... 8
1.1.1. Vị trí, chức năng của Tịa án nhân dân cấp tỉnh .................................... 8
1.1.2. Vai trò của Tòa án nhân dân cấp tỉnh .................................................. 10
1.1.3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ........... 13
1.2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh .............................. 19
iv

Luan van


1.2.1. Khái niệm về Tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân cấp tỉnh ........... 19
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ..................................... 20
1.2.3. Hoạt động của TAND cấp tỉnh ........................................................... 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh ............................................................................................................... 31

1.3.1. Pháp luật............................................................................................. 31
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 32
1.3.3. Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án nhân dân
cấp tỉnh......................................................................................................... 33
1.3.4. Kinh phí hoạt động và chế độ chính sách tại Tịa án nhân dân cấp tỉnh ........... 35
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 37
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................................... 38
2.1. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk
Lắk ............................................................................................................... 38
2.1.1. Thực trạng tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk ....................... 38
2.1.2. Thực trạng hoạt động Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk ......................... 44
2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk
Lắk ............................................................................................................... 53
2.2.1. Ưu điểm.............................................................................................. 53
2.2.2. Hạn chế: ............................................................................................. 59
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk ................... 63
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 71
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK72
3.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh .................................................................................................. 72

v

Luan van


3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................ 75

3.2.1. Giải pháp chung về hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh ..................................................................................... 76
3.2.2. Giải pháp riêng về hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa án
nhân dân tỉnh Đắk Lắk ................................................................................. 86
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 98
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 102

vi

Luan van


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số liệu các vụ án hình sự sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết
được trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018: .................................. 44
Bảng 2.2 Số liệu các vụ án hình sự phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải
quyết được trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018: ........................ 46
Bảng 2.3 Số liệu các vụ án dân sự sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết
trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:........................................... 47
Bảng 2.4 Số liệu các vụ án dân sự phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải
quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018: ................................. 48
Bảng 2.5 Số liệu các vụ án hành chính sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải
quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018: ................................. 49
Bảng 2.6 Số liệu các vụ án hành chính phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải
quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018: ................................. 49

vii


Luan van


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Cải cách tư pháp là một trong những chiến lược quan trọng của đất
nước trong thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là
xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo
vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Để hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động
xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, đòi hỏi phải đổi mới tổ
chức và hoạt động của TAND. Đây là một trong những nội dung quan
trọng được thể hiện trong nhiều văn kiện Nghị quyết của Đảng về cải cách
tư pháp và các văn bản pháp luật khác. Cụ thể:
Thứ nhất, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Chính trị [7] về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định
nhiều nội dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bao
gồm đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, Nghị quyết nêu rõ Tòa án là
“Cơ quan xét xử của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo
vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự nhân phẩm của cơng dân. Ngồi ra, Nghị
quyết còn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và việc hoàn thiện tổ
chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của TAND.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 quy định “TAND là cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [20, tr. 26]
và Luật tổ chức TAND năm 2014 một lần nữa khẳng định chức năng của Tòa án
được quy định tại Hiến pháp 2013. Qua đó củng cố thêm vị trí, vai trị quan

trọng của TAND trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới.
1

Luan van


Mơ hình hệ thống TAND khi được tổ chức lại theo tinh thần cải cách tư
pháp có bốn cấp bao gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh,
TAND cấp huyện. Vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng đã được xác định rõ hơn, đảm bảo tính cơng khai,
dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng xét xử, coi đây là khâu đột phá
của hoạt động cải cách tư pháp.
Chỉ TAND mới là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và thực hiện quyền tư pháp. Quyền tư pháp là một trong ba
quyền hợp nhất tạo nên quyền lực nhà nước. Do đó, TAND đóng vai trị
quan trọng trong nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy,
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND là nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình cải cách tư pháp. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp
tỉnh có ý nghĩa quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công tác xét xử
trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND nói chung
và TAND cấp tỉnh nói riêng trong thời gian qua cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết về cả lý luận và thực tiễn, cụ thể: Về thẩm quyền xét xử của
TAND cấp tỉnh, mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện; đổi
mới việc tranh tụng tại phiên tòa; đảm bảo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật của Tòa án vv...
Với lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh - Thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đây là vấn đề

có tính chất quan trọng và cấp thiết.

2

Luan van


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình khoa học cấp nhà
nước, cấp bộ, các Luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống
tư pháp Việt Nam có liên quan đến cải cách tư pháp.
Trước hết phải kể đến các luận án tiến sĩ luật học:
- Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà nội "Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan Tòa án Việt Nam theo định hướng xây
dựng Nhà nước pháp quyền" [32] của tác giả Đỗ Thị Ngọc Tuyết năm 2005 là
cơng trình khoa học cung cấp kịp thời về mặt lý luận và thực tiễn cũng như
những giải pháp phù hợp cho việc cải cách hệ thống Tòa án trong mơ hình nhà
nước pháp quyền. Đồng thời cơng trình phân tích cụ thể, đối chiếu với thực
tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án, làm cho các Điều luật được giải
thích rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Cơng trình phần nào đáp ứng yêu cầu nghiên
cứu, tìm hiểu, nâng cao nhận thức và triển khai có hiệu quả Luật tổ chức
TAND năm 2002 và chỉ ra những tồn tại và các giải pháp mới trong hoạt
động cải cách tư pháp.
- Luận án tiến sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, “Cơ sở
khoa học của việc xây dựng đội ngũ thẩm phán ở nước ta hiện nay” [33] của
tác giả Đỗ Gia Thư, năm 2006 là cơng trình khoa học nghiên cứu đưa ra các
cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán cũng như
đưa ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán.
Ngồi ra, cịn có các bài viết đăng trên báo, tạp chí chun ngành luật
như:

Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của TAND, tương
xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN
Việt Nam, thực hiện tư pháp” [2] của Trương Hịa Bình đăng trên tạp chí Tịa
án nhân dân, TANDTC, số 07/2014, tr. 01 – 12, làm rõ thực trạng tổ chức và
hoạt động của TAND, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế chủ yếu về tổ chức
3

Luan van


và hoạt động của hệ thống TAND và đưa ra các định hướng cơ bản về việc
đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND; Độc lập tư pháp trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn
quyền tư pháp [3] của Trương Hịa Bình đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân,
TANDTC, số 16/2014, tr. 01 – 14, bài viết cho cái nhìn tổng quát về xu
hướng độc lập của tư pháp trên thế giới và tại Việt Nam, qua đó chỉ ra các yếu
tổ để đảm bảo cho hoạt động tư pháp; Về quyền tư pháp và các nguyên tắc cải
cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
[10] của GS.TSKH Lê Văn Cảm đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân,
TANDTC, số 20/2014, tr. 01 – 05, số 21/2014, tr. 09 – 16, bài viết cung cấp
những thông tin về nhận thức khoa học mới về quyền tư pháp trong Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay và cơ sở lý luận cho các nguyên tắc
cải cách tư pháp, trên cơ sở khoa học mới về quyền tư pháp trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay; Nâng cao chất lượng tranh tụng tại
Tòa án, giải pháp đột phá để Tịa án nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân [4] của Trương Hịa Bình đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân,
TANDTC, số 21/2014, tr. 01 – 08, bài viết đã làm rõ được vị trí của tranh
tụng là khâu đột phá của cải cách tư pháp, từ đó chỉ ra bản chất của tranh tụng
tại Tịa án và những định hướng nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa án;

Một số nội dung đổi mới thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động của Tịa
án nhân dân [5] của Trương Hịa Bình đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân,
TANDTC, số 01/2013, tr. 01 – 06, bài viết nêu sự cần thiết đổi mới thủ tục
hành chính tư pháp trong hoạt động của Tịa án nhân dân cũng như đưa ra các
quan điểm, định hướng về đổi mới thủ tục hành chính tư pháp trong giai đoạn
hiện nay và đưa ra các mục tiêu đổi mới cải cách hành chính tư pháp. Ngồi
ra cịn một số cơng trình nghiên cứu khác như các báo cáo tổng kết, những bài
viết trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến lĩnh vực tổ chức và hoạt
động của TAND.
4

Luan van


Những cơng trình trên chủ yếu phân tích những nội dung cơ bản về tổ
chức và hoạt động của hệ thống TAND, phân tích tính ưu việt của pháp luật Việt
Nam về tổ chức, hoạt động của TAND, những điểm chưa hợp lý trong tổ chức
và hoạt động của hệ thống TAND hiện nay, góp phần giúp chúng ta nhìn nhận
và đánh giá đúng vị trí của TAND trong hoạt động cải cách tư pháp. Nhìn chung,
cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu một số lĩnh vực có liên quan
đến nhiều khía cạnh của tổ chức và hoạt động của TAND. Tuy nhiên, chưa có
bất kỳ cơng trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, trực tiếp và có hệ thống về tổ
chức và hoạt động của TAND cấp tỉnh từ khi Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ
chức TAND năm 2014 được triển khai, thực hiện.
Mặc dù chưa nhiều nhưng những bài viết, luận văn, luận án nêu trên là
tài liệu quý báu, giúp tác giả có thêm những kiến thức quan trọng phục vụ cho
việc nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt

động của TAND cấp tỉnh, đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của
TAND cấp tỉnh nói chung và TAND tỉnh Đắk Lắk nói riêng, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của TAND cấp tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của TAND
cấp tỉnh.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức bộ máy của TAND cấp tỉnh, hoạt động
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TAND tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt
động của TAND tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của TAND cấp tỉnh.
5

Luan van


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của
TAND cấp tỉnh, thực tiễn tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh Đắk Lắk,
nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức, bảo đảm hoạt động của
TAND tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018.
- Về không gian: Tỉnh Đắk Lắk.
- Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tổ
chức và hoạt động của TAND mà không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động
của Tòa án quân sự.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận của luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật; chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và về tổ chức và
hoạt động của TAND.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và một số
phương pháp hỗ trợ có tính kỹ thuật khác.
Phương pháp phân tích được sử dụng để làm sáng rõ các vấn đề cụ thể
về tổ chức và hoạt động của TAND từ các góc độ khác nhau.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong thu thập các dữ liệu về thực
tiễn tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh Đắk Lắc.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong đánh giá thực
trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của TAND
tỉnh.

6

Luan van


6. Ý nghĩa và điểm mới của Luận văn
Luận văn nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tổ chức
và họa động của TAND cấp tỉnh; vị trí của TAND cấp tỉnh trong hệ thống các
cơ quan nhà nước; vai trò của TAND cấp tỉnh trong bảo vệ pháp luật, bảo vệ
công lý; tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của nhân dân về tổ chức, hoạt động
của TAND cấp tỉnh nói riêng và của TAND nói chung.
Một trong các điểm mới mà Luận văn đạt được là: Từ q trình phân
tích, đánh giá các mặt ưu điểm và khuyết điểm của hoạt động thực thi Luật Tổ
chức TAND năm 2014 trong tổ chức và hoạt động TAND cấp tỉnh trong 04

năm gần đây (từ khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được ban hành
cho đến nay), tác giả Luận văn kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung, khắc phục những hạn chế để hoàn thiện Luật Tổ chức TAND năm
2014 nhằm đạt được thắng lợi về cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh;
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt
động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

7

Luan van


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1 Tịa án nhân dân cấp tỉnh
1.1.1. Vị trí, chức năng của Tịa án nhân dân cấp tỉnh
TAND có vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lần đầu tiên, Hiến pháp 2013 khẳng định Quốc
hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và
TAND thực hiện quyền tư pháp, bên cạnh đó cịn quy định ngun tắc kiểm
sốt lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp quy định: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [20, tr.4]. Như
vậy, TAND là một trong ba cơ quan tạo nên quyền lực nhà nước hay ngược
lại quyền lực nhà nước được tạo nên bởi ba cơ quan Quốc hội và Chính phủ
và Tịa án. Cả ba cơ quan này hoạt động theo nguyên tắc thống nhất, phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau.
Tịa án có vị trí độc lập trong cơ quan nhà nước, sự độc lập của Tịa án
phản ánh vị trí của Tòa án. Montesquieu đã từng viết trong cuốn “Tinh thần
pháp luật có nội dụng như sau [17, tr 87]:
Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một
người hay một viện nguyên lão, thì sẽ khơng cịn gì là tự do nữa, vì
người ra sợ rằng chính ơng ta hay viện ngun lão ấy chỉ đặt ra luật
độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng khơng có gì là tự do nếu
quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp.
Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc
đốn đối với quyền sống và quyền tự do của cơng dân, quan tịa sẽ
có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của

8

Luan van


quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm ln cả ba
thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.
Sự độc lập của Tòa án khỏi lập pháp và hành pháp là một trong
những yếu tố quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con
người, chống lại sự chuyên chế, tham nhũng, lạm dụng quyền lực của các
nhà cầm quyền. Trong các tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay, nguyên

tắc độc lập của Tòa án là một nền tảng cơ bản. Ở Việt Nam, nguyên tắc độc
lập khi xét xử được quy định thành một nguyên tắc hiến định trong hoạt
động xét xử của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức
năng xét xử - Hiến pháp năm 2013 tại Điều 102 khẳng định: “TAND là cơ
quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp” [20, tr.26]. Theo các bản Hiến pháp trước đây, hoạt động “tư pháp”
không chỉ bao gồm hoạt động xét xử mà cịn có nhiều hoạt động khác như
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp khác
(cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án). Ví dụ: Theo quy định
tại Điều 126 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) TAND được quy
định chung với Viện Kiểm sát nhân dân “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức
năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính
mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” [19]. Việc điều
tra, truy tố, bảo vệ quyền lợi cho một đương sự nào đó, thi hành án khơng
phải là hoạt động “tư pháp” mà thực chất những hoạt động này chỉ để bảo
đảm hỗ trợ cho hoạt động xét xử (tư pháp) của Tòa án được diễn ra, thực hiện
đúng quy định của pháp luật, tuân theo lẽ công bằng. Hiến pháp 2013 đã quy
định lại vị trí, chức năng của TAND theo hướng mới xây dựng nhà nước pháp
quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước
9

Luan van


thuộc về Nhân dân là phù hợp với xu hướng chung của thế giới về hoạt động
tư pháp của Tòa án.
Vị trí của TAND gắn liền với chức năng xét xử. TAND là cơ quan duy

nhất thực hiện quyền xét xử. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 2013,
Luật tổ chức TAND năm 2014 tại Điều 2 quy định rõ thẩm quyền xét xử của
Tòa án: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử
các vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật”
[21, tr.5]. Chỉ có Tịa án là cơ quan duy nhất được nhân danh Nhà nước xét
xử, kết luận một người có tội hay khơng có tội và áp dụng các hình phạt đối
với người phạm tội. Việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo các
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tránh tùy tiện trong việc kết tội một ai
đó vì việc kết tội một ai đó sẽ gây hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh
dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân. Liên quan đến xét xử các vụ án hình sự, Hiến pháp năm
2013 tại Điều 31 quy định rõ ràng: “Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [20, tr.9]. Bên cạnh việc xét xử các vụ
án hình sự thì Tịa án còn xét xử các vụ án, giải quyết việc về dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết
các việc khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố
tụng hành chính.
1.1.2. Vai trị của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Vai trò của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ
chức TAND năm 2014. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND có
nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân” [20, tr.5].
10

Luan van



- Bảo vệ cơng lý:
Lần đầu tiên, ngồi bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, Hiến pháp còn quy định vai trò của TAND là bảo
vệ công lý. Không phải ngẫu nhiên Hiến pháp 2013 lại đặt bảo vệ công lý lên
đầu tiên trong các loại vai trị mà Tịa án phải bảo vệ. Cơng lý là lẽ phải. Mọi
quy định của Nhà nước cũng đều phải phù hợp lẽ phải. Công lý, lẽ phải được
bảo vệ thì người dân mới có lịng tin vào Nhà nước, pháp luật, cơ quan xét xử.
Công lý được bảo vệ thì mới bảo vệ được các vấn đề khác như quyền con
người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân:
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền con người, quyền công dân từ
Điều 14 đến Điều 46 Hiến pháp 2013 [20, tr. 6-11]. Việc ghi nhận đó xác định
trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng các quyền con người, quyền
cơng dân, có nghĩa là tất cả các cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền
khơng được xâm phạm các quyền hợp hiến, hợp pháp của người dân.
Tòa án đóng vai trị đặc biệt quan. Trong đó, Tịa án xét xử độc lập các
hành vi vi phạm các quyền con người, quyền công dân của các cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền. Tun ngơn nhân quyền và Cơng ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị, kinh tế cũng đã nêu rõ: “Mọi người đều có quyền
được xét xử cơng khai, cơng bằng bởi một Tịa án độc lập, có thẩm quyền,
được thành lập theo quy định” [12]. Tinh thần này cũng đã được thể hiện rõ
trong Hiến pháp năm 2013 và khoản 1 Điều 9 Luật tổ chức TAND năm 2014
Khi xét xử, “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” [20], [21]. Chính vì lý do này, sự độc lập của tư pháp trong việc bảo vệ
quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cốt lõi của nhà
nước pháp quyền.

11


Luan van



×