Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.34 KB, 7 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên giải pháp: “ Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
ở các mơn học ”
1. Cơ sở lý luận:
Trong thời kì xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người
Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công
cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trị và nhiệm vụ quan trọng
trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học
nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
để học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên địi hỏi
người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung,
chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về
nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một
cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh. Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy bản thân giữ vị trí đặc biệt
quan trọng trong nhà trường - nhiệm vụ phụ trách công tác chuyên môn của nhà
trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và làm thế
nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là chất
lượng học sinh đại trà ?
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi:


2



- Về phía nhà trường: Đối với Trường Tiểu học Lê Lợi, Lãnh đạo nhà trường
luôn chú trọng, quan tâm đến công tác dạy và học. Các giáo viên đồng nghiệp trong
trường ln nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm để công tác giảng dạy đạt hiệu
quả tốt nhất.
- Về phía gia đình: Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc
học tập và rèn luyện của con em mình nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi.
- Về phía học sinh: Bản thân các em đều có nhận thức khá tớt, tương đối
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện.
- Về phía giáo viên: Bản thân tơi cố gắng, tích cực học hỏi, trau dồi kiến
thức chuyên môn cũng như kĩ năng giảng dạy; ln quan tâm, trăn trở, tìm nhiều
phương pháp để giúp học sinh học tập tốt; thích ứng với các kế hoạch mới.
2.2. Khó khăn:
- Tập thể lớp chủ nhiệm và giảng dạy có đa số học sinh là con em gia đình
làm cơng nhân, đi biển, một số em hồn cảnh gia đình cịn khó khăn, có em bố
mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một
số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái.
- Bên cạnh đó, một số học sinh cịn có tính ham chơi, chưa xác định rõ
nhiệm vụ học tập nên kết quả học tập còn thấp.
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học ở đơn vị cơng tác cịn hạn chế.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vừa nêu trên cùng với suy nghĩ, tìm tịi
những của bản thân tơi trong thời gian tham gia giảng dạy vừa qua, tôi xin nêu
ra biện pháp đã góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy: “ Một số biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học.”
3. Nội dung các biện pháp
3.1. Thay đổi cách kiểm tra bài cũ và cách đặt vấn đề vào bài mới.
- Thông thường, phần kiểm tra bài cũ được giáo viên tiến hành ở đầu giờ.
Đây là việc làm theo đúng tiến trình dạy học. Tuy nhiên, sự lặp đi lặp lại cách



3

làm đó sẽ khiến học sinh nhàm chán, đơi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho
học sinh trong suốt tiết học hơm đó.
Theo tơi giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học
trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự căng thẳng khơng đáng có.
- Trong một giờ học, nếu ngay từ phần vào bài giáo viên đã tạo ra sự hứng
thú cho học sinh, chắc chắn trong những phút tiếp theo, các em sẽ hào hứng hơn
với những hoạt động do giáo viên tổ chức. Do đó phần vào bài có vai trị quan
trọng đến hoạt động dạy cũng như kích thích q trình tiếp thu kiến thức của học
sinh trong một tiết dạy. Kinh nghiệm của tơi để có cách dẫn dắt vào bài mới hấp
dẫn hơn là: Mở đầu bằng một câu chuyện vui; mở đầu bằng một bài hát hay hình
ảnh…
Một điều cần lưu ý là: đặt vấn đề hay góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho
bài học, tạo hứng thú cũng như làm cho khơng khí học tập trở nên thoải mái
hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý đến thời gian cho phần vào bài để
tránh ảnh hưởng đến thời lượng dành cho bài mới.
3.2. Thay đổi cách giao tiếp
Trong hoạt động dạy học ln địi hỏi sự tương tác qua lại thường xuyên
giữa thầy và trò. Một trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu là các em
phải có cảm giác thoải mái.
Trong q trình giao tiếp với học sinh, giáo viên cần có thái độ nhẹ
nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương, nhưng khi cần vẫn
phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái. Vì nếu q
dễ dãi, học sinh khơng kính nể sẽ rất khó dạy; quá nghiêm khắc, học sinh sẽ bị
ức chế khó tiếp thu bài học.
Hơn ai hết, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên
đối với cơng tác giáo dục. Khi cảm thấy mình được tơn trọng có nghĩa là các em
sẽ thêm phần tự tin vào bản thân mình, sẽ đáp lại bằng thái độ tơn trọng, u q

đối với thầy cơ, nhờ đó mà cũng sẽ u thích hơn bộ mơn những thầy cơ giáo đó
đang giảng dạy.


4

Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần quan tâm đến những học sinh
chậm tiến của lớp, quan tâm nhắc nhở các em học bài và chỉ cách học bài cho
học sinh; kịp thời khen ngợi khi học sinh tiến bộ.
Ví dụ, có em học sinh yếu hơm trước viết chính tả sai nhiều, đến hơm nay
tuy vẫn cịn sai nhưng số lỗi sai đã giảm đi, giáo viên cần khen ngợi để học sinh
cảm thấy mình có tiến bộ, từ đó sẽ cố gắng nhiều hơn.
3.3. Đổi mới cách thức soạn bài và thiết kế các hoạt động dạy học
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong sách giáo
khoa, kết hợp nghiên cứu những tài liệu tham khảo khác như sách giáo viên, sách
thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kĩ năng,… để chỉ ra được mục tiêu chính là
những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hướng học sinh tìm hiểu và đạt
được.
Tiếp theo, giáo viên xác định số lượng hoạt động, hình thức tổ chức và
nội dung các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ở trên.
Tuy nhiên, để hướng đến sự thích thú, say mê của học sinh với mỗi hoạt
động đó thì giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức phù hợp nhất, làm sao để học
sinh phát huy tối đa khả năng và hiểu biết của bản thân, đồng thời có sự liên kết
chặt chẽ với tập thể. Trong quá trình thiết kế, giáo viên nên có sẵn những dự
kiến và phương án giải quyết cho những tình huống khơng theo ý muốn có thể
xảy ra để có thể chủ động điều chỉnh nhằm tránh sự lúng túng, kéo dài thời gian,
thậm chí là không đạt được các mục tiêu đã đề ra.
3.4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên khơng thể bỏ
qua vai trị của các đồ dùng, phương tiện dạy học. Việc lựa chọn được những đồ

dùng phù hợp và có chất lượng khơng chỉ làm tăng hiệu quả của việc khai thác,
phát hiện kiến thức mà cịn tạo ra sự thích thú cho học sinh.
Ngay từ khâu soạn bài, giáo viên đã phải xây dựng kèm theo đó là danh
sách các đồ dùng dạy học có liên quan. Từ danh sách này, giáo viên phải kiểm
tra trên thực tế tại các phòng đồ dùng xem các đồ dùng đó có đủ để đáp ứng về
số lượng và chất lượng hay khơng, nếu khơng thì phương án giải quyết là gì.


5

Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn
bị những đồ dùng nhất định. Khi được tự chuẩn bị, học sinh sẽ phải nghiên cứu tài
liệu để hiểu về vấn đề được giao tức là các em đã được học tập thêm một lần nữa.
3.5. Tổ chức các hoạt động dạy học
- Một tiết học thành cơng khi học sinh hào hứng, tích cực tham gia các hoạt
động học tập, tiếp thu bài có hiệu quả và nắm được kiến thức bài học. Để đạt
được điều đó thì giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập phong phú,
sinh động, vui tươi, lôi cuốn được học sinh.
- Tăng sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong tiết học để các em tập
trung chú ý hơn.
- Bao quát lớp học để kịp thời nhắc nhở, động viên nếu học sinh xao nhãng
hoặc làm việc riêng.
- Một số cách tổ chức các hoạt động học tập: làm việc nhóm, trị chơi học
tập…
Tuy nhiên, điều quan trọng là thiết kế và tổ chức như thế nào để học sinh
phát huy được năng lực cá nhân, biết cách phối hợp với tập thể nhằm tăng cường
sự liên kết và khả năng thu nhận, tích lũy kiến thức.
- Đặc biệt, giáo viên chú ý lưu tâm hơn đến những học sinh còn rụt rè hay
nhút nhát, cố gắng đảm bảo trong giờ học mỗi học sinh được gọi 1 lần.
3.6. Huy động sự đồng hành của phụ huynh học sinh.

- Giáo viên và phụ huynh thường xun trao đổi, thơng báo tình hình học
tập của học sinh, giải đáp khúc mắc, trao đổi ý kiến để đưa ra những biện pháp
giúp việc học tập của các con đạt kết quả tốt nhất qua các buổi họp phụ huynh,
qua Zalo, điện thoại…
- Nhờ phụ huynh giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà: đơn đốc,
động viên con em đi học chun cần; có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em
trước khi đến trường; theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
4. Kết quả đạt được
4.1.Trước khi thực hiện các biện pháp


6

- Nhiều em chưa có tính tự giác trong học tập, không làm bài tập cô giao,
không học bài cũ.
- Trong tiết học còn thiếu tập trung, không chú ý nghe giảng, ngại phát
biểu xây dựng bài.
4.2. Sau khi thực hiện các giải pháp
Qua thời gian chủ nhiệm và giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn; tự quản, tự điều hành được các hoạt động
học tập của mình.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu xây
dựng bài, tập trung tốt trong suốt buổi học.
- Học sinh chăm làm bài và học bài cũ hơn.
- Học sinh thực hiện tốt nề nếp lớp học, thi đua cùng phấn đấu học tập.
- Kết quả học tập và rèn luyện của đa số học sinh có nhiều tiến bộ so với đầu năm.
5. Kiến nghị, đề xuất
Với Phòng Giáo dục-Đào tạo và nhà trường:
- Cung cấp, hỗ trợ thêm thêm các đồ dùng dạy học, thiết bị công nghệ phục
vụ cho việc dạy học.

- Nhà trường cần cung cấp thêm sách tham khảo về phương pháp giảng dạy
ở các môn học.
Trong thời gian qua bản thân tôi đã vận dụng những biện pháp này vào
thực tế giảng dạy và chất lượng học sinh đã nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp sẽ không tránh khỏi những mặt hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi mong nhận được sự tư vấn, đóng góp ý kiến quý báu từ
Hội đồng chấm và từ các đồng nghiệp để các biện pháp này được hồn thiện và
đạt kết quả cao hơn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Người báo cáo


7

Lại Thị Thanh



×