Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lạm phát tiền tệ là gì hãy giải thích bằng sơ đồ hãy thu thập số liệu về các chỉ số sau để vẽ biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền (m2) và lạm phát ở việt nam trong thời gian từ tháng 4 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.1 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: Kinh tế vĩ mơ
Nhóm 3 – Câu hỏi 2:
Lạm phát tiền tệ là gì? Hãy giải thích bằng sơ đồ. Hãy thu thập số liệu
về các chỉ số sau để vẽ biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung
tiền (M2) và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian từ tháng 4 năm
2012 đến tháng 12 năm 2019.
a) Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng. Tính tỷ lệ lạm phát theo quý.
b) Tổng số phương tiện thanh tốn theo tháng. Tính tốc độ tăng
trưởng theo quý.

Hà Nội, 04/2021
1


MỤC LỤC

1. Lạm phát tiền tệ
1.1 Giải thích bằng sơ đồ
2. Biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền (M2) và lạm phát ở Việt
Nam trong thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng
2.2 Tỷ lệ lạm phát theo quý
2.3 Tổng số phương tiện thanh toán theo tháng
2.4 Tốc độ tăng trưởng theo quý
2.5 Giải thích biểu đồ
2.6 Biểu đồ hệ số tương quan



DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. Phùng Ngọc Hoa
2. Dương Thị Hải Yến
3. Dương Thị Hồng
4. Nguyễn Thị Thương
5. Vũ Thị Trang
6. Bùi Thu Trà
7. Vương Hà Phương
8. Nguyễn Thị Nhung

2


1. Lạm phát tiền tệ
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung.
Mức giá chung: Điều này không nhất thiết có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch
vụ cùng tăng lên theo một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng. Lạm phát vẫn có thể
xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá của các hàng hóa và dịch vụ khác
tăng đủ mạnh để đảm bảo cho mức giá chung tăng.
Gia tăng liên tục: Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ
đơn thuần là sự gia tăng của mức giá chung mà đó phải là sự gia tăng liên tục của mức giá
chung. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá chung, thì dường như mức
giá chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá
tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường
có ảnh hưởng kéo dài đối với nền kinh tế và gây ra lạm phát.
Trong thực tế, việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lần nhưng có ảnh hưởng
kéo dài với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗi thời kỳ có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ thường thường
chỉ điều chỉnh cách chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn mất cân đối tạm thời thường

để thị trường tự giải quyết.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và
dịch vụ hơn. Hay nói cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta phải chi ra càng nhiều
tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa dịch vụ nhất định.
Nếu thu nhập bằng tiền không tăng kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực, tức là sức mua
của thu nhập sẽ giảm. Do vậy, thu nhập thực tăng lên hay giảm xuống trong thời kỳ lạm
phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là, phải chăng các cá nhân có
3


nhận thêm lượng tiền đã giảm giá trị để bù đắp cho sự gia tăng của mức giá hay không.
Người dân vẫn có thể trở nên khá giả hơn khi thu nhập bằng tiền tăng nhanh hơn tốc đột
tăng giá.

LẠM PHÁT TIỀN TỆ
Lạm phát tiền tệ là sự gia tăng bền vững cung tiền của một quốc gia (hoặc khu vực tiền
tệ), chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước
khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của
nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là kỳ vọng của công chúng, trạng thái cơ bản, sự phát
triển của nền kinh tế, và cơ chế truyền dẫn có khả năng dẫn đến “lạm phát giá” thường được
gọi là "lạm phát", tức là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng
lạm phát.
“Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ… và chỉ có thể xuất hiện một khi
cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng.”_Friedman_
Kết luận dựa trên hai điều:
Thứ nhất: các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng

cung, và nguyên nhân của sự dư thừa này là do có quá nhiều tiền trong lưu thông. Nếu cách
giải thích này đúng về mặt lịch sử, thì nó khẳng định lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu,
chứ không phải phía cung.
Thứ hai: các nhà tiền tệ giả thiết rằng mối qua hệ nhân quả bắt nguồn từ cung ứng tiền
đến mức giá, chứ không phải ngược lại là giá tăng là tăng lượng tiền cung ứng. Để hiểu về
mối quan hệ đó, chúng ta phải xem xét cơ chế lan truyền. Với giả thiết về thị trường cân
bằng, và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng
4


tiền tệ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng,
một phần của số tiền dư thừa được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, vì số
lượng hàng hóavà dịch vụ được quyết định bởi các cung về nguồn lực và trình độ công nghệ
hiện có, do đóa làm xuất hiện dư cầu trên thị trường hàng hóa. Điều này, đến lượt nó sẽ gây
áp lực làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hóa.
Trong mô hình tổng cung- tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển
sang bên phải của đường tổng cầu làm tăng mức giá di đường tổng cung thẳng đứng trong
dài hạn.
Phân tích phương trình số lượng: M.V=P.Y
Phương trình lượng tiền: M.V = P.Y
Tổng giá trị giao dịch danh nghĩa (GDPn) : P.Y
Tổng lượng tiền cần để thanh tốn: M.V
Khi triển khai cơng thức dưới dạng phần trăm, thu được:
%ΔM + %ΔV =% ΔP + %ΔY
Các nhà kinh tế tiền tệ cho rằng trong dài hạn V không đổi và Y ở mức tiềm năng
nên %ΔV = 0 và %ΔY = 0 trong dài hạn. Suy ra:

%ΔM =% ΔP

Càng phát hành nhiều tiền càng lạm phát cao


1.1 Phân tích bằng sơ đồ
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại điểm 1 với mức sản lượng ở mức tiềm năng (Yn) và
mức giá cả tại điểm P1 (điểm cắt nhau của đường tổng cung AS1 và tổng cầu AD1). Nếu
cung tiền tệ tăng lên đều đặn trong năm thì đường tổng cầu di chuyển sang phải tới vị trí
AD2. Trước tiên trong một thời gian ngắn nền kinh tế có thể chuyển động tới điểm 1' và
sản phẩm có thể tăng lên trên mức tiềm năng tại Y'. Nhưng kết quả làm cho tỷ lệ thất nghiệp
5


thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên, làm cho tiền lương tăng lên làm đường tổng cung di
chuyển lên trên (vào trong). Đường tổng cung sẽ dừng khi nền kinh tế đạt mức thất nghiệp
tự nhiên tới AS2, tại đó, nền kinh tế cân bằng tại điểm 2, sản lượng trở lại mức sản lượng
tiềm năng với mức giá tăng lên từ P1 đến P2. Nếu cung tiền tệ tiếp tục tăng lên, đường tổng
cầu sẽ tiếp tục dịch chuyển sang phải và đường tổng cung sẽ di chuyển lên trên đẩy mức
giá lên cao. Khi mà cung tiền còn tăng thì quá trình này còn tiếp diễn và đẩy mức giá lên
cao hơn nữa.

2. Biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền (M2) và lạm phát ở
Việt Nam trong thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019.
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price
Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu
dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng
hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của
giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.
6



Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI
tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại. Sự biến động của CPI có
thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế. Khi giá cả tăng
tới mức khơng thể kiểm sốt nổi thì lạm phát trở thành siêu lạm phát.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tháng
Tháng 1

101

101.25


100.69

99.8

100

100.46

100.51

100.1

Tháng 2

101.37

101.32

100.55

99.95

100.42

100.23

100.73

100.8


Tháng 3

100.16

99.81

99.56

100.15

100.57

100.21

99.73

99.79

Tháng 4

100.05

100.02

100.08

100.14

100.33


100

100.08

100.31

Tháng 5

100.18

99.94

100.2

100.16

100.54

99.47

100.55

100.49

Tháng 6

99.74

100.05


100.3

100.35

100.46

99.83

100.61

99.91

Tháng 7

99.71

100.27

100.23

100.13

100.13

100.11

99.91

100.18


Tháng 8

100.63

100.83

100.22

99.93

100.1

100.92

100.45

100.28

Tháng 9

102.2

101.06

100.4

99.79

100.54


100.59

100.59

100.32

Tháng 10

100.85

100.49

100.11

100.11

100.83

100.41

100.33

100.59

Tháng 11

100.47

100.34


99.73

100.07

100.48

100.13

99.71

100.96

7


Tháng 12

100.27

100.51

99.76

100.02

100.23

100.21


99.75

101.4

2.2 Tỷ lệ lạm phát theo quý

Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát theo quý từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

I

0.84


0.79

0.27

-0.03

0.33

0.3

0.32

0.23

II

-0.01

0.003

0.19

0.22

0.44

-0.23

0.41


0.24

0.72

0.28

-0.05

0.26

0.54

0.32

0.26

0.45

-0.13

0.07

0.51

0.25

0.07

0.98


Quý

III

IV

0.85

0.53

2.3 Tổng số phương tiện thanh toán theo tháng
Tổng phương tiện thanh toán gồm tiền mặt lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng; các
khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các tổ chức,
cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế
hộ dân cư, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ dân cư; các loại giấy tờ có giá
bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phát hành cho các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam.

8


Bảng 3: Tổng số phương tiện thanh toán theo tháng từ tháng 4 năm 2012
đến tháng 12 năm 2019
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Năm
2012

2013


2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

3.766.292

4.494.180

5.192.194

6.107.942

7.308.746

8.296.475

9.488.086

2


3.786.543

4.475.609

5.308.012

6.138.610

7.252.377

8.401.534

9.376.631

3

3.842.421

4.524.885

5.300.817

6.267.958

7.374.307

8.521.098

9.478.157


Tháng

4

3.184.846

3.866.254

4.565.050

5.328.232

6.326.334

7.403.116

8.661.255

9.546.608

5

3.247.187

3.899.158

4.608.425

5.376.435


6.427.397

7.466.760

8.757.588

9.706.888

6

3.306.645

3.973.449

4.708.299

5.492.731

6.592.394

7.616.856

8.879.582

9.866.484

7

3.338.824


3.981.117

4.701.924

5.505.640

6.609.446

7.668.850

8.842.552

9.860.081

8

3.371.651

4.039.750

4.776.680

5.591.611

6.682.221

7.762.372

8.888.384


9.949.135

9

3.408.877

4.085.496

4.847.017

5.695.769

6.829.893

7.877.753

8.933.435

10.083.735

10

3.441.875

4.137.265

4.887.887

5.722.963


6.863.455

7.901.462

8.999.033

10.138.630

11

3.519.376

4.217.699

4.973.579

5.809.442

6.971.061

8.062.576

9.061.869

10.274.960

3.702.867

4.400.692


5.179.216

6.019.609

7.125.801

8.194.708

9.211.848

10.573.725

12

2.4 Tốc độ tăng trưởng theo quý
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng theo quý của Tổng số phương tiện thanh toán
theo tháng từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Năm Quý
2012 II

Tổng phương tiện thanh toán
Tốc độ tăng trưởng
( tỷ đồng)
9738678
0,0%
9


2013


2014

2015

2016

2017

2018

2019

III
IV
I
II
II
IV
I
II
II
IV
I
II
II
IV
I
II
II

IV
I
II
II
IV
I
II
II
IV
I
II
II
IV

10119352
10664118
11395256
11738861
12106363
12755656
13494674
13881774
14325621
15040672
15801023
16081102
16793020
17552014
18514510
19346125

20121550
20960317
21935430
22486732
23308975
24158746
25219107
26298425
26664371
27272750
28342874
29119980
29892951
30987315

3,9%
5,4%
6,9%
3,0%
3,1%
5,4%
5,8%
2,9%
3,2%
5,0%
5,1%
1,8%
4,4%
4,5%
5,5%

4,5%
4,0%
4,2%
4,7%
2,5%
3,7%
3,6%
4,4%
4,3%
1,4%
2,3%
3,9%
2,7%
2,7%
3,7%

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng phương tiện thanh toán từ 4/2012 đến 12/2019
tăng liên tục qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán theo
quý lại có sự biến động. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát các quý ở tỷ suất thấp. Như vậy
nguyên nhân nào cho tổng phương tiện thanh toán biến động?
Thực tế đều cho thấy có 3 nhân tố chính tác động đến tổng phương tiện thanh toán.
Đó là tốc độ tăng tín dụng nền kinh tế, dự trữ ngoại tệ tăng và (tiền Chính phủ vay hệ
thống ngân hàng và tiền gửi Chính phủ tại hệ thống ngân hàng) cho vay Chính phủ ròng.
10


Trong đó tác động của tín dụng là mạnh nhất vì tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
phương tiện thanh tốn khoảng 70-77%.

2.5 Giải thích biểu đồ

Biểu đồ mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền (M2) và lạm phát ở Việt Nam
từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019
8
6.9
7
5.9

5.8

6
5.4

5.4
5 5.1

5

4.8
4.4 4.5

4.7

4.5

4.4 4.3

4 4.1

3.9
4


3.5
3

3.9

3.7 3.6

3.7

3.2
2.9

3

2.5

2.7 2.7
2.3

2

1

-0.01
0

-1

Lạm phát

Cung tiền(M2)

1
0.98
0.72
0.54
0.51
0.45
0.41
0.330.440.26 0.3
0.270.190.28
0.250.32 0.32 0.230.240.26
0.22
0.07
0.07
0.003
-0.03 -0.05
-0.13
-0.23

0.85 0.79
0.53

20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20
12/ 12/ 12/ 13/ 13/ 13/ 13/ 14/ 14/ 14/ 14/ 15/ 15/ 15/ 15/ 16/ 16/ 16/ 16/ 17/ 17/ 17/ 17/ 18/ 18/ 18/ 18/ 19/ 19/ 19/ 19/
Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
-0 0.9 0.5 0.8 0 0.7 0.5 0.3 0.2 0.3 -0 -0 0.2 -0 0.1 0.3 0.4 0.3 0.5 0.3 -0 0.5 0.3 0.3 0.4 0.3 0.1 0.2 0.2 0.3 1
3.9 5.4 6.9 3 3.5 5.4 5.8 2.9 3.2 5 5.1 4.8 4.4 4.5 5.9 4.5 4 4.1 4.7 2.5 3.7 3.6 4.4 4.3 1 2.3 3.9 2.7 2.7 3.7

Biểu đồ và số liệu trên xác minh mối tương quan dương giữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ

lệ lạm phát. Những năm Việt Nam cung tiền tăng nhanh thường có lạm phát cao, còn những
năm cung tiền tăng chậm thường có lạm phát thấp.
* Từ đồ thị trên có thể thấy trong vài năm trở lại đây sự tăng trưởng về cung tiền kéo
theo sự tăng về tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát. Trong những tháng đầu
11


năm 2013, cung tiền tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và lạm phát được kiềm chế ở mức
thấp nhất. Bắt đầu từ những năm 2012 Việt Nam mới thực sự chuyển hướng mục tiêu của
chính sách tiền tệ sang kiềm chế lạm phát thay vì tăng trưởng nên lạm phát có phần hạ nhiệt,
đặc biệt là lạm phát năm 2012. Lạm phát có liên quan chặt chẽ đến chính sách tiền tệ hay
cụ thể là cung tiền của Việt Nam trong từng thời kỳ.
* Năm 2012, Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ với mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu đó đã được thực hiện hoá bằng các biện pháp kiểm
soát tín dụng, thực hiện phân nhóm các TCTD, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ.
* Trong giai đoạn 2012-2015 tốc độ tăng cung tiền M2 trung bình đã giảm.Tuy nhiên,
điểm đáng chú ý là kể từ cuối năm 2014 , lạm phát luôn ở mức dưới 2%, nếu không tính
đến các đợt điều chỉnh giá bằng biện pháp hành chính. Điển hình là chỉ số giảm phát GDP
trong năm 2015 đã giảm 0,2%, còn trong năm 2016 cũng chỉ tăng ở mức 1,1%.
Xu hướng lạm phát thấp trong 2 năm qua cho thấy, ở một mức độ nào đó, chính sách
tiền tệ cũng đang gặp phải những giới hạn nhất định trong việc đưa lạm phát lên mức mục
tiêu 4% mà Quốc hội đặt ra.
Trên thực tế, mức tăng cung tiền M2 kể từ năm 2012, mặc dù thấp hơn nhiều so với giai
đoạn trước đó và góp phần giảm lạm phát, nhưng không phải là quá thấp so với mức tăng
trưởng GDP. Tốc độ tăng cung tiền M2 trung bình giai đoạn 2012-2015 ở mức cao hơn
tương đối nhiều so với mức tăng trưởng GDP trung bình là 5,91%. Điều này khiến tỷ lệ
cung tiền M2/GDP liên tục tăng trong những năm qua.
* Lạm phát thấp, mức tăng cung tiền không thấp

Một trong các cách lý giải là tác động của việc tăng cung tiền đến lạm phát thường có
độ trễ. Tiền được Ngân hàng Nhà nước cung ứng cho nền kinh tế có thể chảy vào các thị

12


trường tài sản trước, sau đó mới tác động đến lạm phát thông qua hiệu ứng giá tài sản tăng,
dẫn đến tăng tiêu dùng và đầu tư.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh nợ xấu ở mức cao như hiện nay một phần lượng tăng cung
tiền có thể được sử dụng để đảo nợ và do vậy không có tác động đến chi tiêu trên thực tế.
Nói cách khác, một phần tăng cung tiền M2 có thể là “ảo”. Nếu vậy, tỷ lệ M2/GDP tăng
thể hiện mức độ gia tăng nợ nần trong nền kinh tế nhiều hơn là thể hiện mức độ gia tăng
trong chi tiêu.
Đây có thể là một trong nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng kinh tế khó bứt phá,
còn lạm phát ở mức thấp trong thời gian qua và có thể cả trong thời gian tới, nếu vấn đề nợ
xấu không được giải quyết triệt để.
Nguyên nhân thứ hai khiến cho lạm phát thấp là lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi
tốc độ lạm phát) đang ở mức cao trong lịch sử. Năm 2015 là năm có lãi suất thực dương
cao lại đi kèm với mức lạm phát thấp. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới lãi suất thực
tại Việt Nam năm 2015 đã ở mức trên 7%.Như vậy, có thể thấy rằng, để đưa lạm phát lên
mức mục tiêu 4%, điều kiện tiên quyết là phải tăng tổng mức chi tiêu trong nền kinh tế.
Nhưng với mức nợ lớn của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình hiện nay, thể hiện qua tỷ
lệ M2/GDP năm 2015 lên tới 143,6% . Cùng với mức lãi suất thực ở mức cao, khu vực tư
nhân nhiều khả năng sẽ phải tập trung vào việc vay để trả nợ chứ không phải vay để chi
tiêu, thậm chí ngay cả việc trả nợ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để giảm mặt bằng lãi
suất, chẳng hạn như áp trần lãi suất huy động hay hỗ trợ lãi suất đối với một số lĩnh vực
nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, bởi những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lãi suất cao là do
tình trạng đô la hóa, cũng như nợ công và nợ xấu ở mức cao.
Nếu người dân chưa sẵn sàng nắm giữ VND lâu dài và gửi vào hệ thống ngân hàng, lãi

suất sẽ khó giảm, bởi cung tiền từ Ngân hàng Nhà nước chủ yếu mang tính ngắn hạn và

13


khơng thể thay thế hồn tồn tiền gửi dài hạn của người dân để tài trợ cho các khoản vay
đầu tư thường cũng có kỳ hạn dài.
Trong khi đó, mức nợ cao và áp lực trả nợ lớn khiến các ngân hàng thương mại và Chính
phủ phải tăng lãi suất huy động, thậm chí có lúc thiếu thanh khoản phải vay mượn với bất
kỳ giá nào nếu không muốn vỡ nợ.
Tóm lại, bên cạnh tình trạng đô la hóa, quy mô nợ trong nền kinh tế ở mức cao là nguyên
nhân chính dẫn đến lãi suất thực cao, mức tăng chi tiêu thấp và kết quả là cả tăng trưởng và
lạm phát đều thấp. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề nợ nần trong nền kinh tế, tình trạng
này nhiều khả năng sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
* Năm 2016: Lạm phát của năm 2016 tăng cao hơn năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn nhiều
so với mức tăng bình quân của một số năm trước đó.
Nguyên nhân chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37 có hiệu lực
từ ngày 1/3/2016. Cụ thể, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm chỉ số CPI tăng
khoảng 2,7%.
Cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá học
phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ làm chỉ
số giá nhóm giáo dục tháng 12/2016 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm
CPI chung tăng khoảng 0,58%).
Trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao,
giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét
đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô
hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá
nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.

14



* Năm 2017-2018: Bối cảnh nền kinh tế thế giới: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và
bất ổn chính trị ở Trung Đông khiến mặt hàng lương thực thực phẩm, giá dầu lúc tăng cao,
lúc giảm sâu (biến động mạnh).
Tại Việt Nam: NHNN đã kiểm soát tốt cung tiền, chủ động trong việc điều chỉnh lượng
cung tiền tác động đến lạm phát, điều này được phản ảnh bởi diễn biến lạm phát cơ bản
được kiểm soát tương đối hợp lý, hài hòa với mức độ tăng/giảm giá hàng hóa do tác động
bới các yều tố phi tiền tệ, đảm bảo kiểm sốt được lạm phát ở mức mục tiêu. Hỡ trợ tích
cực cho kiểm sốt lạm phát ngồi việc điều tiết cung tiền hợp lý, thì việc kiểm soát nợ xấu,
nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền (vốn tín dụng) cũng có tác động tốt đến kiểm soát lạm
phát.
*Tại sao lạm phát âm?
Các chuyên gia kinh tế vĩ mô nhận định rằng, giả định tốt nhất cho nền kinh tế của một
quốc gia là mức lãi suất cao hơn một chút so với tỷ lệ lạm phát. Lãi suất quá thấp, dẫn tới
lo ngại về việc tiền gửi ngân hàng sẽ chạy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất
động sản. Tuy nhiên, dường như ở Việt Nam đang diễn ra nghịch lý rằng, lãi suất giảm
mạnh nhưng lạm phát lại tăng trưởng thấp, xuống mức âm. Đáng lý, công cụ lãi suất sẽ
được các ngân hàng trung ương sử dụng để đẩy tiền vào lưu thông, người dân vay tiền mua
xe, mua nhà, tiêu dùng… khiến tín dụng tăng. Tuy nhiên, với Việt Nam hiện tại, chúng ta
giảm lãi suất nhưng tín dụng không tăng nên không có lượng tiền lớn được đưa vào lưu
thông, lạm phát vẫn không tăng mạnh. Thực tế, nhu cầu tín dụng thì lớn, nhiều người muốn
vay tiền, có cả cá nhân và doanh nghiệp nhưng các ngân hàng lại không dám cho vay . Vấn
đề là “cửa không mở chứ không phải không có nhu cầu tín dụng”. Nên dù Ngân hàng Nhà
nước có đẩy lãi suất xuống 1% thì các ngân hàng cũng không dám mạnh tay cho vay.
* Năm 2019:
+ Mặc dù NHNN đã chủ động giảm tăng trưởng cung tiền trong năm 2018 song mức gia
tăng cung tiền trong 3 năm 2016-2018 là khá cao (quanh mức 16%) và cao hơn đang kể so
15



với mức tăng GDP danh nghĩa là từ 10 -11%. Do đó, lượng cung tiền dư tiềm ẩn trong nền
kinh tế là rủi ro khiến lạm phát tăng lên trong 2019. (Một trong các cách lý giải là tác động
của việc tăng cung tiền đến lạm phát thường có độ trễ. Tiền được Ngân hàng Nhà nước
cung ứng cho nền kinh tế có thể chảy vào các thị trường tài sản trước, sau đó mới tác động
đến lạm phát thông qua hiệu ứng giá tài sản tăng, dẫn đến tăng tiêu dùng và đầu tư.)
+ Cùng với đó, các mặt hàng, dịch vụ công gia tăng như xăng dầu (do tăng thuế bảo vệ
môi trường 1000VNĐ/lít), y tế (tăng theo lộ trình), điện ( do đã kìm giữ không tăng trong
2017) khiến cho áp lực lạm phát gia tăng đáng kể.
+ Đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế giới do sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và
lộ trình tăng lãi suất Fed đã gây ra áp lực giảm giá lên VND. Mặt khác, Việt Nam là quốc
gia nhập khẩu lớn (kim ngạch nhập khẩu 2017 là 211 tỷ USD), do đó việc VND giảm giá
đã gây áp lực lên lạm phát trong nước.
- Mặc dù có các yếu tố bất lợi song lạm phát nhiều vẫn trong tầm kiểm soát ở mức 3.
25%.
+ Một mặt là do Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm
phát trong các năm trước nên đã chủ động thận trọng hơn trong công tác điều hành chính
sách tiền tệ. Ví dụ NHNN đã tiến hành tăng lãi suất trong năm 2019 để gia tăng sự ổn định
nền kinh tế vĩ mô.
+ Mặt khác, giá một số mặt hàng tác động mạnh lên lạm phát bao gồm giá xăng dầu và
giá lương thực có xu hướng hạ nhiệt mạnh vào các tháng cuối năm 2018. Đây cũng là yếu
tố thuận lợi trong việc kiềm chế lạm phát năm 2019.
2.6 Biểu đồ hệ số tương quan (Correlation rate)
Khái niệm Hệ số tương quan
Hệ số tương quan là một chỉ số đo lường của một số loại tương quan, nghĩa là mối liên
hệ thống kê giữa hai biến số. Các biến có thể là hai cột của một bộ dữ liệu quan sát đã cho,
16


thường được gọi là mẫu hoặc hai phần của một biến ngẫu nhiên đa biến số có phân phối đã

biết trước.
Hệ số tương quan có giá trị từ -1.0 đến 1.0. Kết quả được tính ra lớn hơn 1.0 hoặc nhỏ
hơn -1 có nghĩa là có lỗi trong phép đo tương quan.
- Hệ số tương quan có giá trị âm cho thấy hai biến có mối quan hệ nghịch biến hoặc
tương quan âm (nghịch biến tuyệt đối khi giá trị bằng -1)
- Hệ số tương quan có giá trị dương cho thấy mối quan hệ đồng biến hoặc tương quan
dương (đồng biến tuyệt đối khi giá trị bằng 1)
- Tương quan bằng 0 cho hai biến độc lập với nhau.
Ở đây chúng ta sẽ phân tích mối liên hệ giữa cung tiền M2 và lạm phát tại Việt Nam
(2012-2019
Dựa vào bảng số liệu lượng cung tiền và lạm phát (2012-2019) đã cho ở trên:
Ta có Hệ số tương quan (HSTQ) có giá trị r= -0.01

17


Do HSTQ có giá trị âm, dẫn đến lượng cung tiền và lạm phát có quan hệ âm tuyến tính
(nghịch biến). Tức là khi biến X (Lạm phát) tăng thì lượng biến Y (Cung tiền M2) giảm và
ngược lại, lượng cung tiền tăng thì lạm phát giảm.
Phân tích
Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng thực
tế sẽ gây ra lạm phát. Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản), mối tương
quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Điều đó giải thích tại
sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền mà không
gây lạm phát hoặc tỉ lệ lạm phát giảm.
Ở đây khi HSTQ <0 đồng nghĩa với việc cung tiền và lạm phát có tỉ lệ nghịch với nhau.
Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền chỉ lại là hệ quả của sự tương tác
giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế. Việt Nam trong
giai đoạn 2012-2019 có tỉ lệ lạm phát giảm so với cùng kì các giai đoạn trước. Đồng thời
trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cũng giảm, do vậy lượng cung tiền cũng tăng.

Dự đoán trong ngắn hạn, dài hạn
Đất nước ta vẫn đang trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tăng trưởng GDP
ln được xem là mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu này, việc đẩy mạnh cung ứng
tiền tệ và tín dụng cho nền kinh tế là tất yếu. Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăng
trưởng kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên để có thể phát triển kinh tế bền vững, tăng
trưởng kinh tế phải đi liền với ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì giá trị đồng tiền. Nhiệm vụ này
không dễ dàng thực hiện trong điều kiện nước ta hiện nay. Thực tế là trong vài năm trở lại
đây để có được kết quả tích cực trong tăng trưởng GDP nước ta đã phải đánh đổi mục tiêu
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />=100002927&articleId=10053063
3. />rLoop=20693607784816224#%40%3F_afrLoop%3D20693607784816224%26centerWid
th%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFoote
r%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1b3rk5xltn_58
4. />5. />6. />
19



×