MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 2..............................................................2
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 3.....................................4
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 4.....................................6
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5.....................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
i
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Theo “Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất
đúng đắn là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà
trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn
trong mỗi Học sinh (HS). Ở nhiều trường tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ
phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết
và quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số HS được xem là phát triển (có năng
lực nhận thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 - 10%
trong tổng số HS đến trường. Đồng thời, những con số thống kê cũng cho
thấy, các tài năng phát triển từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có
tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới,
người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ
những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi.
Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan tâm. Bên
cạnh bộ sách giáo khoa ở tiểu học, chúng ta cịn có các bộ sách nâng cao, sách
bồi dưỡng HS giỏi và trước đây đồng thời với kì thi tốt nghiệp tiểu học cịn có
những kì thi HS giỏi từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia. Các Sở GD - ĐT đều có
các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi
mơn Tiếng Việt nói riêng. Hiện nay, ở các địa phương,hầu hết các trường
Tiểu học, các quận, huyện vẫn duy trì thi học sinh giỏi Tiếng Việt dưới nhiều
hình thức khác nhau và có những tỉnh, thành phố vẫn duy trì thi học sinh giỏi
cấp tỉnh, thành phố. Các kì thi liên tỉnh cũng đang được khuyến khích tổ
chức. Gần đây có thêm cả những hình thức thi mới tạo một sân chơi cho HS
có năng lực, đó là các hội thi - giao lưu diễn ra trong các trường, quận, huyện,
tỉnh, thành phố, giữa các thành phố, các tỉnh như cuộc thi trong chương trình
“Em yêu Tiếng Việt”, "Tuổi thơ khám phá", “Thần đồng đất Việt”...
1
PHẦN II: NỘI DUNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
Câu 1: Gạch dưới các chữ viết sai chính tả ch hay tr và viết lại cho đúng vào chỗ
trống ở dưới:
Trưa đến chưa mà trời đã nắng trang trang.
.......................................................................................................................................
Câu 2: Xếp các từ sau thành 2 nhóm:
Giản dị, sáng ngời, tài giỏi, bạc phơ, cao cao, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ.
Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm hình dáng của Bác Hồ:
Nhóm 2: Từ chỉ tính nết phẩm chất của Bác Hồ:
Câu 3: Trong bài : “Ngày hôm qua đâu rồi? ” (Tiếng Việt 2, tập 1) của nhà thơ Bế
Kiến Quốc có đoạn:
Ngày hơm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn cịn...
Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với em điều gì đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc
sống?
Câu 4: “ Gia đình là tổ ấm của em.” Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 - 15 câu kể về
một buổi sum họp trong gia đình em.
2
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
Câu 1: (1 điểm) Trưa đến chưa mà trời đã nắng trang trang.
Chưa đến trưa mà trời đã nắng chang chang.
Câu 2: (2 điểm, mỗi ý 1 điểm) Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm hình dáng của Bác Hồ:
sáng ngời, bạc phơ, cao cao.
Nhóm 2: Từ chỉ tính nết phẩm chất của Bác Hồ:
Giản dị, tài giỏi, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ.
Câu 3: Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Bế Kiến Quốc như muốn nói với em rằng: Em
học hành chăm chỉ thì trong cuốn vở hồng đẹp đẽ của em được ghi lại những điểm
10 do chính những kiến thức mà ngày đêm em miệt mài học tập. Bởi vậy có thể nói:
Ngày hơm qua tuy đã qua đi nhưng sẽ đựơc nhắc đến khi em có những kiến thức mà
ngày hơm qua ta đã tích luỹ được.
Câu 4: HS nêu được:
Gia đình em thường quây quần đông đủ vào lúc nào? (1 điểm)
Từng người trong gia đình em lúc đó làm gì? (2,5 điểm)
Nhìn cảnh sum họp đầm ấm của gia đình, em có cảm nghĩ thế nào? (1,5 điểm)
3
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 3
Bài 1. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)
và hai gạch dưới bộ hận trả lời cho câu hỏi thế nào?
a. Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
b. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã.
c. Bạn Hoa là một học sinh giỏi của lớp 3A.
d. Luống hoa của lớp em trồng đang đua nhau nở rộ.
Bài 2. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi viết
lại cho đúng các từ đó.
Đêm nay, sư đồn vượt sơng đà rằng để tiến về giải phóng vùng đồng
bằng ven biển phú yên.
Trăng đang lên. Mặt sơng lấp lống ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng
sững bên bờ sơng thành một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc.
Câu 3. Ghi lại các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới
đây.
a. Lá buồm căng phồng ngực như người khổng lồ đẩy thuyền đi ra
khơi.
b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh
hơn và có màu sắc rực rỡ hơn.
c. Tiếng suối ngân nga tựa tiếng đàn.
Câu 4. Điền tiếp các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng dịng sau
để hồn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ:
a.Kính thầy,.....................................................................................
b. Học thầy......................................................................................
c. Con ngoan, .................................................................................
Câu 5. Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :
Cây dừa
Sấm
Chớp
Rạch ngang trời
Ghé xuống sân
Khô khốc
Khanh khách cười
Sải tay bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa…
Trần Đăng Khoa
a. Nêu những sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã được nhân hoá trong
đoạn thơ? Sự nhân hố đó thể hiện qua những từ ngữ nào?
b. Tác dụng của phép nhân hoá?
Bài 6. Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỉ niệm khó quên.
Hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em bằng một bài văn từ 10 đến
12 dòng.
4
______________________________________________________________
5
ĐÁP ÁN
Bài 1. (2 điểm), Gạch đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm
a. Những hạt sương sớm/ long lanh như những bóng đèn pha lê.
b. Tiếng trống /dồn lên, gấp rút, giục giã.
c. Bạn Hoa/ là một học sinh giỏi của lớp 3A.
d. Luống hoa của lớp em trồng/ đang đua nhau nở rộ.
Bài 2 (2 điểm)
- Học sinh gạch đúng 3 từ: 1 điểm.
- Viết hoa đúng: 1 điểm. (Đà Rằng, Phú Yên, Trùm Cát).
Bài 3: 3 điểm. (gạch đúng mỗi câu 1 điểm)
a. Lá buồm - ngực người khổng lồ.
b. Mỗi cánh hoa giấy - một chiếc lá.
c. Tiếng suối - tiếng đàn.
Bài 4. 1,5 điểm. (điền đúng mỗi thành ngữ, tục ngữ: 0,5 điểm)
a. Kính thầy, yêu bạn
b. Học thầy khơng tày học bạn c. Con ngoan, trị
giỏi.
Bài 5. 4 điểm. Trả lời đúng câu a cho 2 điểm, câu b cho 2 điểm.
a. Các sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã đựơc nhân hoá trong đoạn thơ:
chớp, cây dừa, ngọn mùng tơi
Thể hiện tác giả đã cho các sự vật, hiện tượng thiên nhiên mang những
đặc điểm của con người: Sấm: khanh khách, Cây dừa: sải tay bơi, Ngọn mùng
tơi : nhảy múa.
b. Tác dụng của phép nhân hoá: Làm cho câu thơ trở nên sinh động,
hấp dẫn….các sự vật đáng yêu hơn
Câu 6: Tập làm văn: 7 điểm
Yêu cầu bài viết của học sinh kể lại một cách hồn nhiên, chân thật kỉ
niệm buổi đầu tiên đi học của mình, buổi đầu tiên đi học ở đây là buổi đầu
tiên đi học lớp Một.
Bài viết từ 10-12 dòng, diễn đạt rõ ràng, câu viết gãy gọn.
Bài làm phải kể được những nội dung chính sau, mỗi ý cho 0,5 điểm:
Năm nào em đi học lớp Một? Em học cô giáo nào? trường nào? Hôm
đầu tiên ai đưa em đến trường? Mang theo những gì? Cảnh vật xung quanh
em lúc đó như thế nào? (Con người, cây cối, cổng trường, ngôi trường…)
Ai dắt em vào lớp? Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên hôm ấy……..
Bài làm trình bày sạch, đẹp được cộng thêm 0,5 điểm
6
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả
lời.
Câu 1: Nhóm các từ gồm từ láy là:
A. nhỏ nhắn, hốt hoảng, lung linh, ngay ngắn.
B. tươi tốt, bờ bãi, đi đứng, cứng cáp.
C. khấp khểnh, máy in, máy móc,mộc mạc.
Câu 2: "Thơm thoang thoảng" có nghĩa là gì?
A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa .
B. Mùi thơm phảng phất, nhẹ
nhàng.
C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ.
Câu 3: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng.
A. Mùa thu, trời mát mẻ.
B. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
C. Buổi sáng, núi đồi, làng bản, chìm trong biển mây mù.
Câu 4: Câu "Hoa giấy đẹp một cách giản dị " thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 5: Chủ ngữ trong câu: "Cuộc đời tơi rất bình thường" là:
A. Tơi
B. Cuộc đời tơi
C. Rất bình thường
D. Tơi rất bình
thường.
Câu 6: Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu: "Sáng nay, lúc bảy giờ, dưới
bóng cây râm mát, tơi đi học bằng xe đạp.”
A. Sáng nay B. lúc bảy giờ C. dưới bóng cây râm mát D. bằng xe
đạp
B. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Xếp các từ sau thành 3 nhóm: Danh từ, động từ, tính từ: lo
lắng, khn mặt, bạc trắng, ngạc nhiên, mái tóc, quan sát , hiền từ, giây
phút, xuất sắc, thành phố
Câu 2 : (2,5 điểm)Xếp các từ sau thành 2 nhóm : Từ ghép phân loại, từ ghép
có nghĩa tổng hợp : bánh kẹo, bánh gai, bánh bị, kẹo cứng, mây mưa, giúp
đỡ, bạn học, gắn bó, núi non , nước mắm
Câu 3 (2 điểm): Đọc bài thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của
người bạn nhỏ?
Bóng mây
Hơm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
7
Ước gì em hố thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
(Thanh Hào)
Câu 4 (1 điểm) Đặt 1 câu với từ : "Thám hiểm”
Câu 5: (6 điểm)Có rất nhiều các con vật gần gũi, thân thiết với cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Em hãy quan sát và miêu tả con vật mà em gắn bó và
thân thiết nhất.
=====================================================
ĐÁP ÁN
I/ Phần trắc nghiệm (6 điểm) Khoanh đúng mỗi câu cho 1 điểm.
Câu:
Đáp án
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
B
C
B
A
A
B. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm)
Câu 1: (2,5 đ). Tìm đúng mỗi từ cho 0,25 điểm
Danh từ là : khuôn mặt, mái tóc, giây phút, thành phố
Động từ là: lo lắng, ngạc nhiên, quan sát
Tính từ là:bạc trắng, hiền từ, xuất sắc
Câu 2 : (2,5 đ). Tìm đúng mỗi từ cho 0,25 điểm
*/ Nhóm từ ghép phân loại : bánh gai, bánh bị, kẹo cứng, bạn học, nước mắm
*/ Nhóm từ ghép tổng hợp : bánh kẹo, mây mưa, giúp đỡ, gắn bó, núi non
Câu 3 (2 điểm): Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng u:
Ước gì em hố thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đó là ước mơ không phải dành cho bạn mà dành cho người mẹ. Bởi vì
mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: "Mẹ em đi cấy
phơi lưng cả ngày". Bạn ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả hơn
trong cơng việc: hố thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp
mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa
đựng tình u thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp
đẽ và đáng trân trọng.
Câu 4(1 điểm):HS đặt đúng câu cho 1 điểm.
Câu 5 (6 Điểm): Có rất nhiều các con vật gần gũi, thân thiết với cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Em hãy quan sát và miêu tả con vật mà em gắn bó và
thân thiết nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài:
8
a/ Tả hình dáng: thân hình, bộ lơng, cái đầu, mắt, cánh, đơi chân,........
b/ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.....
3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 1: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho
đúng.
a) Nếu Rùa biết mình chậm chạp nhưng nó cố gắng chạy thật nhanh.
b) Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn khơng chạy đuổi kịp Rùa.
c) Câu chuyện này khơng chỉ hấp dẫn, thú vị nên nó cịn có ý nghĩa giáo dục
rất sâu sắc.
Bài 2: Chia các từ sau thành 3 nhóm: Danh từ, động từ, tính từ.
Biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao
tặng, sự trao tặng, ngây ngơ, nhỏ nhoi.
Bài 3: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế
cho từ ngữ nào?
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
- Tớ được mười, cịn cậu được mấy điểm? Bắc nói.
- Tớ cũng thế.
Bài 4: Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Tơi thật diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và
khỏe mạnh.
b) Với đơi mắt trong sáng, tơi có thể ngắm những những người thân yêu
và cuộc sống tươi đẹp xung quanh.
Bài 5: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hơi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ
gợi cho em những suy nghĩ gì?
Bài 6: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy tả đàn gà con đang theo mẹ đi
kiếm mồi.
“Mẹ dang đôi cánh
Bây giờ thong thả
Con biến vào trong
Mẹ đi lên đầu
Mẹ ngẩng đầu trơng
Đàn con bé tí
9
Bọn diều bọn quạ
Líu ríu theo sau”
(Phạm Hổ)
=====================================================
10
ĐÁP ÁN
Bài 1: (1đ)
Câu a: Từ nếu thay từ Dù
Câu b: Từ nên thay từ nhưng
Cõu c: Từ nên thay từ mà
Bài 2: (1,5đ)
Danh từ: lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, điều, sự trao tặng.
Động từ: Biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng
Tính từ: ngây ngơ, nhỏ nhoi
Bài 3: (1đ)
Câu “Bắc ơi…”: từ bạn (danh từ lâm thời làm đại từ) thay thế cho từ Bắc.
Câu “Tớ được mười…”: Tớ thay thế Bắc; cậu thay thế Nam.
Câu “Tớ cũng thế”: Tớ thay thế Nam; Thế thay thế cụm từ “được điểm 10”.
Bài 4: (1,5đ)
Tôi thật diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và
khỏe
CN
VN
TN
mạnh.
Với đơi mắt trong sáng, tơi có thể ngắm nhỡn những người thân yêu và cuộc
TN
CN
VN
sống tươi đẹp xung quanh.
VN
Bài5: (2đ)
Hạt gạo của làng quê ta đó từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách
to lớn của thiên nhiên: nào là bão thàng bảy, nào là mưa tháng ba… Hạt gạo
cũng được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng
nắng lửa: “Giọt mồ hơi sa/ Có mưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá
cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” . Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ
cuối (“Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian
truân của người mẹ khó có gì so sỏnh nổi. Qua đó chúng ta càng cảm nhận
sâu sắc được nỗi vất vả của mẹ hiền.
Bài 6: (3đ)
HS biết dựa vào ý thơ làm được một bài văn miêu tả có đủ 3 phần đảm bảo
y/ c khoảng 25 dũng)
( GV linh động cho điểm chú ý hành văn và cách dùng từ ngữ miêu tả của học
sinh…)
11
12
KẾT LUẬN
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra
các nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh giỏi này,
sẽ có những em trở thành những tài năng văn học và ngôn ngữ học. Mục tiêu
của công việc này cũng không phải để luyện đội tuyển tham gia các kì thi Học
sinh giỏi tiếng Việt nhằm lấy giải. Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng học
sinh giỏi tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, hứng thú với tiếng mẹ đẻ,
bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho
học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Để đạt
được mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt đặt ra những
nhiệm vụ sau:
Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.
Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh.
Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.
13