Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu dành cho nhà tâm lý học đường nhằm duy trì học hỏi, rèn luyện,cập nhật để làm tốt công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.99 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................1
I: Một số khái niệm cơ bản về Khuyết tật học tập...................................1
1.1. Khái niệm khuyết tật học tập........................................................1
1.2. Đặc điểm của học sinh khuyết tật học tập...................................2
II. Những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu dành cho nhà
tâm lý học đường hỗ trợ trẻ khuyết tật học tập........................................3
2.1. Những phẩm chất, kiến thức cần thiết của nhà tâm lý học
đường......................................................................................................3
2.2. Quy trình phát hiện học sinh khuyết tật học tập........................3
2.3. Các hình thức và nội dung tư vấn hỗ trợ học sinh khuyết tật
học tập....................................................................................................5
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tâm lý
học đường cho trẻ khuyết tật học tập........................................................6
3.1. Khuyến khích tinh thần lạc quan về học tập...............................6
3.2. Các chiến thuật tăng khả năng tập trung....................................6
3.3. Lưu giữ các hồ sơ thành công.......................................................7
3.4. Sử dụng sự đánh giá phát triển.....................................................7
3.5. Cho học sinh được lựa chọn..........................................................7
C. KẾT LUẬN.................................................................................................8
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................8

i


A. MỞ ĐẦU
Khuyết tật học tập (Khuyết tật học tập) là một thuật ngữ chuyên ngành
dùng để chỉ một dạng khuyết tật của học sinh và đã được sử dụng phổ biến từ
lâu trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam khuyết
tật học tập là một khái niệm khá mới mẻ.


Trước đây các dạng khuyết tật của học sinh ở Việt Nam thường được
phân loại các dạng như: khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, tự kỷ…, trẻ
khuyết tật học tập thường ít được nhắc đến và chúng thường được xếp nhầm
vào dạng tật khuyết tật trí tuệ, điều này gây ra khơng ít khó khăn trong việc
hỗ trợ và can thiệp cho trẻ, hiệu quả can thiệp thường không cao và không
phát huy được các năng lực của bản thân trẻ.
Thời gian gần đây khuyết tật học tập cũng đã được phổ biến rộng rãi,
đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên mơn về trẻ có nhu cầu đặc biệt. Ở lĩnh vực
này cũng đã có những thành tựu về nghiên cứu và hỗ trợ nhất định. Tuy
nhiên, để bồi dưỡng, bổ sung năng lực chun mơn và triển khai quy trình
phát hiện, hỗ trợ đúng phương pháp được rộng khắp các cơ sở giáo dục thì
vẫn cịn nhiều bất cập. Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã
chọn đề tài “ Những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu dành
cho nhà tâm lý học đường nhằm duy trì học hỏi, rèn luyện,cập nhật để
làm tốt công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ khuyết tật học tập” để
có cái nhìn sâu và rộng hơn.
B. NỘI DUNG
I: Một số khái niệm cơ bản về Khuyết tật học tập
1.1. Khái niệm khuyết tật học tập
Nhìn chung, hiện tượng khuyết tật học tập trong một bộ phận học sinh
đang ngày càng có xu hướng phổ biến, cần được xem xét kĩ lưỡng nguyên
nhân, thực trạng… để có các tác động phù hợp. Theo các nghiên cứu của Bộ
Giáo dục Nhật Bản năm 1990, thì: “Khuyết tật học tập khơng có sự chậm phát
triển về trí tuệ nói chung nhưng trong các năng lực nghe, nói, đọc, viết, tính
tốn và suy luận, việc lĩnh hội và vận dụng nội dung đặc định nào đó có
những khó khăn rõ rệt. Nguyên nhân của khuyết tật học tập là do sự khiếm
khuyết nào đó về cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, những khuyết tật khác về
thính giác, thị giác, trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường không phải là
nguyên nhân trực tiếp của khuyết tật học tập”.
1



1.2. Đặc điểm của học sinh khuyết tật học tập
Theo Sổ tay Chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM-V,
khuyết tật học tập có ba dạng khó khăn đặc thù: Khó khăn về đọc, khó khăn
về viết và khó khăn về tốn. Một học sinh có thể có một khó khăn nhưng cũng
có thể có từ hai khó khăn trở lên.
Khó khăn về đọc là một trong những dạng khuyết tật học tập phổ biến
nhất. Học sinh khó khăn về đọc chỉ được nhận diện trong hoạt động đọc, biểu
hiện cụ thể là không đọc được hoặc đọc rất chậm (thậm chí đánh vần), học
sinh khơng hiểu văn bản đọc… Những khó khăn này khơng thể giải thích
được bằng các nguyên nhân như khả năng trí tuệ kém, hoạt động giảng dạy
không hiệu quả hoặc khiếm khuyết giác quan như khiếm thính, khiếm thị...
Khó khăn về viết là dạng khuyết tật học tập liên quan đến cách thể hiện
những suy nghĩ bằng chữ viết. Những học sinh này thường bị rối loạn về viết.
Cụ thể, không viết được chữ hoặc chữ viết méo mó khơng đúng kích cỡ, chữ
viết xấu, rất khó đọc; viết được nhưng kém hơn hẳn so với các bạn cùng lớp
về tốc độ, cách trình bày, số lỗi chính tả, lỗi sử dụng các dấu chấm câu và sử
dụng không đúng các quy tắc ngữ pháp hoặc khó khăn khi diễn đạt những suy
nghĩ bằng chữ viết. Nói cách khác, đây là dạng khó khăn trong tạo lập văn
bản.
Khó khăn về tốn là một dạng khuyết tật học tập liên quan đến việc
nắm khái niệm và biểu tượng tốn học hoặc khó khăn trong việc thực hiện các
phép tính hay giải tốn.
Năng lực đầu tiên của học sinh trong học tập nói chung thường được
xác định thông qua các hoạt động như: đọc, viết và tính tốn. Vì vậy, hầu hết
các học sinh mắc khuyết tật học tập thường được phát hiện ở độ tuổi Tiểu
học, giai đoạn các em được học và cần sử dụng các kỹ năng đọc, viết, tính
tốn vào trong các hoạt động học tập. Đây cũng là lúc học sinh khuyết tật học
tập bộc lộ khó khăn của bản thân rõ nhất. Tuy nhiên cần khẳng định khuyết

tật học tập là một khuyết tật trong năng lực học tập của trẻ, nó xuất phát từ
nguyên nhân của não bộ, do những khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thần kinh,
không do ảnh hưởng hay tác động của môi trường, xã hội. Vì vậy, chúng ta
khơng thể áp dụng các biện pháp, phương pháp can thiệp khác như với trẻ tự
kỷ, ADHD… để dạy học sinh khuyết tật học tập mà phải có định hướng can
thiệp và hỗ trợ riêng, phù hợp với từng dạng khó khăn khác nhau của học sinh
khuyết tật học tập.
2


II. Những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu dành cho
nhà tâm lý học đường hỗ trợ trẻ khuyết tật học tập
2.1. Những phẩm chất, kiến thức cần thiết của nhà tâm lý học đường
Chuyên gia tham vấn học đường là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ
Học sinh giải quyết các khó khăn trong đời sống tâm lý một cách hiệu quả.
Đồng thời, giúp phòng ngừa những tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và học tập của học sinh.
Thứ nhất, hiểu biết về lĩnh vực tham vấn nghề. Đó là những hiểu biết
về những đặc trưng của tham vấn nghề, những khó khăn mà HS thường gặp
phải trong việc xác định nghề cho bản thân. Đồng thời nhà tâm lý học đường
biết thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và những giới hạn của tham vấn
nghề.
Thứ hai, có kiến thức và kĩ năng tham vấn. Đó là: các kĩ năng thiết lập
mối quan hệ; lắng nghe; thấu hiểu; chia sẻ; quan sát; phản hồi; khai thác
thơng tin; phân tích, đánh giá thông tin; sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; quản
lí thời gian; tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh.
Thứ ba: Có hiểu biết về hệ thống ngành nghề đào tạo trong xã hội, xu
thế phát triển xã hội và nhu cầu thị trường lao động. Hiểu biết về hệ thống
ngành nghề đào tạo, các nghề truyền thống ở Việt Nam. Hiểu biết về đặc
điểm, yêu cầu của ngành nghề đào tạo và xu thế phát triển của các ngành nghề

trong xã hội. Nhà tâm lý học đường ngồi những hiểu biết nêu trên thì cần
phải có hiểu biết về các vấn đề xã hội như kinh tế, văn hóa… đây chính là
những thơng tin quan trọng.
Thứ tư: u thích, nhiệt tình và trách nhiệm với cơng việc tham vấn.
Tham vấn nghề địi hỏi có thời gian, dành sự tâm huyết đối với nghề mới đem
lại hiệu quả cao. Sự nhiệt tình hay u thích cơng việc như một khía cạnh của
đặc điểm nhân cách mà người trợ giúp cần có để thực hiện cơng việc này có
kết quả. Như vậy, hiệu quả của tham vấn nghề luôn gắn với sự say mê, u
thích cơng việc trong việc tham vấn nghề cho học sinh.
2.2. Quy trình phát hiện học sinh khuyết tật học tập
Học sinh khuyết tật học tập có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với một
số nhóm học sinh có nhu cầu đặc biệt khác, vì thế việc tổ chức đánh giá xác
định học sinh khuyết tật học tập là một hoạt động phức tạp, phải thực hiện
nhiều khâu đánh giá, mất nhiều thời gian và cần phải có chun mơn. Đánh
3


giá học sinh khuyết tật học tập cần được tiến hành qua nhiều bước và sử dụng
nhiều công cụ khác nhau. Quá trình đánh giá phát hiện gồm các bước sau:

Bước 1: Nhận diện học sinh có nguy cơ mắc khuyết tật học tập
Thường với các học sinh có nhu cầu đặc biệt khi đến đánh giá và tìm sự
can thiệp tại Trung tâm, phụ huynh cùng với các giáo viên ở lớp hịa nhập của
học sinh có những nghi ngờ, phát hiện ra học sinh có những biểu hiện phát
triển chậm hơn các bạn cùng độ tuổi, khó khăn trong việc học tập ở lớp…
Nhà tâm lý học đường đánh giá tổng thể các năng lực phát triển của học
sinh bằng phương pháp chính thức theo bộ cơng cụ đánh giá phát triển kết
hợp đánh giá khơng chính thức theo từng lĩnh vực phát triển của trẻ cùng độ
tuổi. Từ đó đưa ra kết quả và phát hiện nghi ngờ học sinh thuộc dạng khuyết
tật học tập để tiến hành đánh các bước đánh giá chuyên sâu nhằm chẩn đoán/

xác định khuyết tật học tập của học sinh.
Bước 2: Đánh giá phát hiện khuyết tật học tập
Ở bước này được thực hiện 3 khâu đánh giá với các công cụ khác nhau
như sau:
1)
Đánh giá chỉ số trí tuệ: Nhà tâm lý học đường sử dụng bộ công
cụ WISC - IV để đánh giá chỉ số trí tuệ cũng như các năng lực phát triển của
học sinh
2)
Đánh giá các kỹ năng trong khuyết tật học tập (đọc, viết…):
Kiểm tra các kỹ năng như đọc, viết, tính tốn, suy luận… nhằm phát hiện khó
khăn của học sinh đang mắc phải.
3)
Đánh giá phát hiện yếu tố loại trừ (ảnh hưởng của yếu tố môi
trường và giác quan): Đánh giá loại trừ sự khó khăn mắc phải của học sinh
chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và giác quan.
4


Bước 3: Đưa ra kết quả chẩn đoán và xây dựng chương trình/ chiến lược
hỗ trợ những khó khăn của học sinh
Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận chẩn đoán về khuyết tật học tập
của học sinh, tư vấn với phụ huynh, cùng với phụ huynh xây dựng chương
trình và chiến lược hỗ trợ cho học sinh.
Bước 4: Hỗ trợ học sinh theo chương trình
Thực hiện hỗ trợ can thiệp cho học sinh theo những mục tiêu, nội dung
đã đưa ra trong kế hoạch. Trong quá trình can thiệp cần theo dõi, ghi chép lại
kết quả… Nhằm đánh giá lại mức độ phù hợp của chương trình thơng qua
hiệu quả can thiệp của học sinh để điều chỉnh và đưa ra chương trình tiếp
theo.

2.3. Các hình thức và nội dung tư vấn hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập
Sau khi có kết quả xác định chẩn đốn học sinh có khuyết tật học tập và
gặp những khó khăn cụ thể về năng lực học tập, hội đồng chuyên gia, giảng
viên xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp với đặc điểm và năng lực của từng
học sinh. Có nhiều hình thức hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt như can
thiệp cá nhân, trị liệu trong nhóm, hỗ trợ nhóm kỹ năng…. Đối với học sinh
khuyết tật học tập có 2 hình thức hỗ trợ tùy vào năng lực, đặc điểm và nhu
cầu của học sinh như sau:
- Hỗ trợ cá nhân: học sinh được hỗ trợ cá nhân cho các kỹ năng khó
khăn đang gặp phải của con bằng các phương pháp và kỹ thuật chun mơn.
- Hỗ trợ trong nhóm kỹ năng học đường: học sinh được học trong nhóm
hỗ trợ kỹ năng học đường cùng với một số bạn khác (6 - 8 bạn), các bạn này
thường là các bạn có nhu cầu đặc biệt ở các dạng khác nhau nhưng cùng độ
tuổi và nhu cầu năng lực.
Về nội dung hỗ trợ, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện có, Trung tâm đã cố gắng hỗ trợ cho học sinh khuyết tật học tập bằng các
hình thức sau:

Hỗ trợ bằng các đồ dùng trang thiết bị trợ giúp. Các giáo viên
thường thiết kế và đề xuất các đồ dùng hỗ trợ riêng cho học sinh khuyết tật
học tập theo từng đặc điểm của học sinh như:
- Thước đánh dấu dịng cho học sinh khó đọc, bị nhầm lẫn các dịng và
thứ tự các chữ - Bảng tơ cấu tạo nét chữ cái tiếng việt dành cho học sinh khó
khăn trong việc viết
5


Các đồ dùng trực quan như: bộ số, bộ hạt, que tính… dành cho
học sinh có khó khăn trong tính tốn.
-


Sử dụng cơng nghệ (máy tính) cho học sinh khó khăn về tính

tốn.

Hỗ trợ bằng một số kỹ thuật đặc thù. Hiện tại các giáo viên
Trung tâm có sử dụng một số kỹ thuật đặc thù dành cho việc dạy học sinh
khuyết tật học tập như:
mặt chữ.
-

Kỹ thuật tách âm vị cho học sinh có khó khăn về đọc viết.
Sử dụng hình ảnh gợi ý cho học sinh có khó khăn về ghi nhớ các
Các phương pháp phát triển trí não bằng tính tốn đơn giản.

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tâm
lý học đường cho trẻ khuyết tật học tập
3.1. Khuyến khích tinh thần lạc quan về học tập
Điều này giúp các học sinh có khó khăn trong học tập trở nên có động
lực và sẵn sàng học tập hơn, khi đó, các chất dẫn truyền thần kinh kích hoạt
việc học tập sẽ được giải phóng. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập
đã trở nên bi quan về trường học và mất niềm hi vọng rằng họ có thể tiến bộ
trong học tập. Những chiến thuật dạy học sau đây sẽ góp phần củng cố quan
điểm rằng việc phát triển tinh thần lạc quan thực tế có thể hữu ích như thế
nào:
Chia sẻ các ví dụ về cách bạn vượt qua các trở ngại trong học tập. Nó
có ích đối với các học sinh gặp khó khăn, giúp họ nhận thức được rằng mọi
người đều thường xuyên phải đối mặt với các thử thách trong học tập.
Chia sẻ những câu chuyện minh hoạ những lợi ích của sự lạc quan thực
tế.

Duy trì bầu khơng khí học tập tích cực bằng cách tung ra các câu hỏi
kiểu như “Ngày hôm nay có gì đặc biệt?”
3.2. Các chiến thuật tăng khả năng tập trung
Khi các học sinh có khó khăn trong học tập học về cách “định hướng
tâm trí” thơng qua việc sử dụng các chiến thuật nhận thức, họ có nhiều khả
năng học tập và và tư duy ở mức độ cao hơn. Các giáo viên thường chú ý đến
các chiến thuật có thể hỗ trợ học sinh biết cách gia tăng sự chú ý. Bài viết
6


“Các chiến thuật để có được và duy trì sự chú ý của não bộ” cung cấp các
chiến thuật đã được thử nghiệm để hỗ trợ giáo viên trong vấn đề lớp học
thường gặp này. Bài viết “Các nguồn tài nguyên học tập và rèn luyện não bộ”
của Edutopia giới thiệu những chiến thuật dễ sử dụng khác để giúp học sinh
học tập hiệu quả hơn.
3.3. Lưu giữ các hồ sơ thành công
Một hồ sơ thành công là một bộ sưu tập cập nhật thường xuyên, cung
cấp những bằng chứng xác thực để giúp học sinh tạo ra và ghi nhớ những
thành công trong học tập của họ, tăng sự tự tin. Dưới đây là một cách sử dụng
chiến thuật này:
Cho tất cả học sinh một kẹp tài liệu để sử dụng như là hồ sơ thành
công.
Yêu cầu học sinh viết những điều thành công trong hồ sơ của họ và/
hoặc vẽ một bức tranh đại diện cho sự thành cơng đó.
Mỗi ngày, khi có thể, hãy u cầu học sinh thêm vào hồ sơ những ví dụ
về việc học thành cơng, như là hồn thành các nhiệm vụ, những thu hoạch
trong học tập và những nhiệm vụ mới nhằm củng cố các định nghĩa cá nhân
về thành công của họ.
Bắt đầu buổi học, hãy nhắc học sinh xem hồ sơ thành công của họ.
Càng nhiều học sinh kết nối lại với các thành cơng trước đó, tư duy phát triển

của họ càng trở nên tích cực và khả năng thành công trong tương lai càng lớn.
3.4. Sử dụng sự đánh giá phát triển
Việc chỉ dẫn học sinh học tập và theo dõi sự tiến bộ của học sinh gặp
khó khăn trong học tập rất quan trọng. Giáo viên cần kiểm tra thường xuyên,
cung cấp chỉ dẫn thêm và phản hồi khi cần thiết đến các học sinh này. Đánh
giá phát triển giúp học sinh xác định được điểm mạnh và điểm yếu cần luyện
tập và củng cố thêm, có thể bao gồm các buổi thảo luận trên lớp, phỏng vấn
cá nhân học sinh, tư vấn trong công việc và quan sát cách học sinh vận dụng
những gì đã học. Học sinh có thể sử dụng sự tự đánh giá như bài luận và danh
mục kiểm tra cá nhân, như thế họ có thể được nhắc nhở theo dõi sự tiến bộ.
Sự theo sát quá trình phát triển của họ, bao gồm các khó khăn trong học tập
mà họ phải trải qua, hỗ trợ thúc đẩy tư duy phát triển.

7


3.5. Cho học sinh được lựa chọn
Khi học sinh có thể chọn các chủ đề thuộc về sở thích cá nhân để
nghiên cứu hoặc làm dự án học tập, họ có nhiều khả năng duy trì hứng thú và
động lực hơn. Cho học sinh lựa chọn cũng là nhắc nhở họ có trách nhiệm với
việc học của bản thân.
Một trong những điều xúc động nhất đối với giáo viên chính là các học
sinh gặp khó khăn đã học được những điều mới và họ có niềm tin rằng bằng
sự nỗ lực cùng các chiến thuật, họ có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng và
kiến thức. Ngoài việc đưa trẻ đến các trung tâm trị liệu thì các phương pháp
hỗ trợ tâm lí trong học tập đối với các trẻ khuyết tật học tập cũng rất đáng lưu
ý. Ngoài ra một trong những phương pháp kết hợp như tìm cho trẻ một giáo
viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà. Đây là những giáo viên được đào tạo chuyên
môn trong việc giáo dục, tiếp xúc cùng các trẻ em mắc bệnh đặc biệt như trẻ
khuyết tật, trẻ mắc hội chứng tự kỷ, trẻ chậm nói, khuyết tật trí tuệ, .... Với

chuyên môn nghiệp vụ cao, các giáo viên sẽ biết được cách nào có thể tiếp
xúc với trẻ và đặc biệt là phương pháp phù hợp giúp trẻ khuyết tật có thể tiếp
thu kiến thức, một phần vì đã được đào tạo về cách nhận biết cảm xúc, tâm lí
của trẻ mà các giáo viên có thể ví như những bác sĩ tinh thần thân thiện đối
với các trẻ.
Ngoài ra môi trường ở nhà là một môi trường thân thuộc, đây sẽ là nơi
trẻ thấy an toàn nhất điều này cũng giúp cho tinh thần của trẻ ít bị kích động
hơn. Chính vì vậy mà tìm cho trẻ một giáo viên dạy trẻ em đặc biệt tại nhà là
một giải pháp học tập hiệu quả.
C. KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, số lượng học sinh mắc khuyết tật học tập hiện nay
khơng hề ít, đặc biệt học sinh Tiểu học; nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ từ các
Trung tâm chuyên biệt về lĩnh vực này ngày càng nhiều. Vai trò của các
Trung tâm tue vấn học đường và nhà tư vấn học đường trong việc giúp các
nhà trường và phụ huynh học sinh nhận thức, phát hiện các biểu hiện của
khuyết tật học tập để có các biện pháp, giải pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời là
rất quan trọng. Để có được sự tư vấn, hỗ trợ và trực tiếp tham gia vào quá
trình này, các Trung tâm cần phải được tăng cường cả về đội ngũ, năng lực
chuyên môn và cơ sở vật chất, phải mở rộng liên kết phối hợp với các tổ chức,
chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Lãnh đạo nhà trường đã quan
tâm nhiều tới hoạt động của nhà tâm lý học đường cho trẻ khuyết tật học tập
trong thời gian qua, nhưng cần cụ thể và thiết thực hơn nữa.
8


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thị Cẩm Hường (2015), Tìm hiểu đặc điểm năng lực
nhận thức của học sinh khuyết tật học tập bằng thang đo trí tuệ Wechsler dành
cho trẻ em phiên bản IV (WISC-IV), - Đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội;
2.
Berninger, W.V. (1999), “Coordinating transcription and text
generation in working memory during composing: Automatic and
constructive processes”, - Learning Disabilities Quarterly, pp.22, 99-112.
3.
Hale, J.B., &Fiorello, C.A. (2004) School neuropsychology: A
practitioner`s handbook, New York, - Guilford Press.
4.
Ueno Kazuhiko, Kaizu Akiko, Hattori Mikako (2008), Đánh giá
tâm lí khuyết tật phát triển nhẹ - Sử dụng thành thạo WISC - III và ví dụ cụ
thể (In lần thứ 10), - Nxb Khoa học Văn hóa Nhật Bản.
5.
Brody, L.E, Mills, C.J (1997), “Gifted Children with Learning
Disabilities: A Review of the Isues”, - Journal of Learning Disabilities, pp.
282-296.

9



×