Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.51 KB, 50 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
A. Mở đầu:
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta một một
hệ thống nhưng tư tưởng vơ giá, góp phần định hướng cho cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc hiện nay. Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng một nước
Việt Nam giàu mạnh, nhân dân ta thực sự được hưởng ấm no, hạnh phúc, việc nghiên
cứu và vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng. Cương lĩnh Đại hội
VII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của
Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trong những điều kiện nhất định
với những cơ sở khoa học và quá trình hình thành, phát triển. Nội dung bài học hơm
nay sẽ cung cấp cho chúng ta những vấn đề về những điều kiện lịch sử ra đời, nguồn
gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Mục đích, u cầu
- Mục đích
Nghiên cứu nguồn gốc, q trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí
Minh, từ đó thấy được giá trị to lớn và cần thiết phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
- Yêu cầu
Nắm vững đước các vấn đề sau:
+ Các nhân tố là cơ sở cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
C. Cấu trúc chương: gồm 3 phần
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Tài liệu học tập:
1. Về giáo trình:
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT, 2009
2. Tài liệu tham khảo:


2.1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng lý luận Trung ương chỉ đạo biên
soạn- Nxb chính trị Quốc gia- Hà Nội, 2005.
1


2.2. Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Giáo sư Song Thành, Nxb Lý luận Chính
trị, H, 2005.
2.3. Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hồ Chí Minh, 1995
2.4. Hồ Chí Minh biên niên Tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2000.
2.5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ X,
Nxb. CTQG, H, 2006

2


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Cơ sở khách quan
a. Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam
- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ trên đất nước ta.
Năm 1858 Thực dân Pháp tiến hành xâm luọc nước ta, triều đình phong
kiến nhà Nguyễn từng buớc đầu hàng. Năm 1883, triều đình Nguyễn ký hiệp
ước Hác - Măng trao cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm1884, nhà
Nguyễn tiếp tục ký với thực dân Pháp hiệp ước Patơnốt, trao cho Pháp 3 tỉnh
miền Đơng Nam Bộ. Từ đây, Việt Nam chính thức chịu ách đô hộ của thực
dân Pháp.
Vậy, trong khi triều đình hèn nhát đầu hàng thực dân Pháp thì thái độ của đại
đa số nhân dân Việt Nam đối với vấn đề này như thế nào?
Trả lời:

Có thể khẳng đinh: đại đa số nhân dân ta là bất bình với thái độ ươn hèn của
triều đình nhà Nguyễn và kiên quyết đứng lên đấu tranh chống thứu dân pháp xâm
lược. Chính vì vậy mà
- Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi
theo nhiều khuynh hướng khác nhau:
+ Theo khuynh hướng phong kiến: Các phong trào đấu tranh dựa trên ý
thức hệ phong kiến
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến diễn ra sôi nổi kể từ
khi thực dân Pháp bắt đầu đặt được ách thống trị trên đất nước ta (cuối thế kỷ
XIX) kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Tham gia phong trào có Trương Định,
Nguyễn Trung Trực, phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên
Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo…
-> Phong trào Cần Vương ra đời vào khoảng cuối XIX do vị hoàng để
trẻ tuổi Hàm Nghi và đại thần Tôn Thất Thuyết khởi xướng.
3


Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình bấy giờ và
đơng đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào thực chất đã
trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, kéo
dài từ 1885 cho đến 1895, nhưng quy mô của chúng phần lớn lại chỉ mang
tính địa phương: khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), Hùng Lĩnh (1886-1892),
Bãi Sậy (1885-1889), Hương Khê…
-> Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1883 – 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo.
Đây là phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra dài nhất và lâu nhất kể
từ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). Tuy nhiên, đây chỉ
là phong trào đấu tranh của nơng dân mang tính tự phát, Trường Chinh đã
nhận xét phong trào khởi nghĩa Yên Thế vẫn là một cuộc đấu tranh tự phát
của nơng dân với tất cả những đặc điểm vốn có và gắn liền với bất cứ một

phong trào nông dân nào khi chưa bắt gặp sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
Cũng vì vậy mà khi đánh giá các phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ
XX, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước mới, anh thanh niên Nguyễn
Tất Thành (sau này là Bác Hồ, là Hồ Chí Minh) đã nhận định rằng phong
trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang “cốt cách
phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó,
phong trào khởi nghĩa khơng thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập
và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp đang ở trong  thế áp đảo.
Sau khi hồn thành q trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp tiến hành
khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (1889-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1918-1930) đã bóc lột
nhân dân ta đến tận xương tuỷ, nô dịch đàn áp, chia rẽ nhân dân ta, không
cho người dân một chút quyền tự do nào. Các cuộc khai thác làm cho xã hội
Việt Nam phân hố sâu sắc. Trong xã hợi x́t hiện mợt số giai cấp tầng lớp
mới như: Tư sản, tiểu tư sản, vô sản. Chính vì vậy, các phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp diễn ra theo khuynh hướng mới. Đó là:

4


+ Theo khuynh hướng dân chủ tư sản:
Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905), Đông Kinh Nghĩa Thục (19041907), Duy Tân (1906), vụ đầu độc binh lính và chống thuế ở Trung kì…
Kết quả cuối cùng là thất bại: các nhà lãnh đạo bị bắt, tù đày hoặc thực
dân Pháp giết hại như: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng bị đày ra Côn
Đảo, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật, Trần Quý Cáp bị chém...
+ Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước:
-> Chưa tập họp được đông đảo nhân dân
-> Lực lượng lãnh đạo chưa có đường lối, phương pháp đúng đắn
-> Chưa phù hợp với xu thế mới của thời đại
=>Thực tiễn đất nước đã giúp NAQ có những bài học kinh nghiệm quý

báu, làm hành trang cho Người trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
* Bối cảnh thời đại
- CNTB đã chuyển sang giai đoạn cao là CNTB độc quyền (CNĐQ) và đã xác lập
được sự thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB đã phát triển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang đế quốc chủ nghĩa. CNĐQ đẩy mạnh xâm chiếm
thuộc địa -> hệ thống thuộc địa xuất hiện. Chúng xác lập sự thống trị của
mình trên phạm vi thế giới, vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa hùa với
nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu.
+ Thế giới xuất hiện thêm mâu thuẫn mới.
Trước khi hình thành hệ thống thuộc địa, thế giới chỉ có 2 mâu thuẫn cơ
bản là: mâu thuẫn giữa tư sản với vơ sản, đế quốc với đế quốc, nay có thêm
mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc
+ Vấn đề thuộc địa trở thành vấn đề quốc tế lớn.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX khơng cịn là hoạt
động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác
như trước kia mà trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa
chống CNĐQ, CN thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản
thế giới.
+ Hồ Chí Minh trong q trình ra đi tìm đường cứu nước đã nhận thấy các

5


mâu thuẫn đó và hình thành tư tưởng cách mạng của Người
- Cách mạng vô sản thế giới và cách mạng giải phóng dân tộc gắn bó mật thiết
với nhau được đánh dấu bằng sự ra đời của chủ Nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời
của Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) tháng 3/ 1919
+ Chủ nghĩa Mác ra đời
CN Mác ra đời, đánh dấu bằng sự xuất hiện của tác phẩm “Tuyên ngôn

của ĐCS” (T2/1848), trở thành vũ khí đấu tranh của GCVS thế giới, chỉ cho
lồi người cách thức, con đường đấu tranh.
-> Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra các mâu thuẫn trong xã hội mà mâu thuẫn
quan trọng nhất khơng thể điều hồ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
-> Chủ nghĩa Mác chỉ ra chủ nghĩa tư bản chưa phải là sự phát triển cuối
cùng của xã hội loài người, mà chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bằng hình
thái kinh tế xã hội cao hơn đó là CNCS mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Muốn vậy, tất yếu phải có một cuộc cách mạng xã hội lật đổ chủ nghĩa tư
bản mà theo các ơng thì lực lượng tiến hành chính là giai cấp cơng nhân - lực
lượng mới của thời đại
-> Những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc khơng những tìm thấy
ở đó con đường cứu nước mà Người cịn thấy ở đó sự gắn kết giữa chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa xã hội, giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp với
giác ngộ giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô
sản
+ Lênin bổ sung và hoàn chỉnh lý luận của chủ nghĩa Mác, áp dụng
vào thực tiễn nước Nga
-> Lênin đã cùng với Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga sau này đổi tên
thành Đảng Bơsêvích Nga lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng tháng
Mười vĩ đại, lật đổ sự cai trị của Nga Hoàng, đập tan sự can thiệp của các
nước đế quốc; xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới,
biến lý luận của chủ nghĩa Mác thành hiện thực, mở ra một thời đại mới

6


trong lịch sử loài người, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc cách mạng vô sản Nga thành cơng đã nêu một tấm gương sáng về sự
giải phóng các dân tộc bị áp bức “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.

-> Chính Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Tơi kính u Lênin vì Lênin
là một người u nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình” (Hồ Chí Minh:
tồn tập, Nxb. CTQG, HN, 2000, tập 10, tr. 126)
-> Hồ Chí Minh chỉ ra: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là
chủ nghĩa Lênin” (tập 12, tr. 268)
-> Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lênin như cái “cẩm nang thần kỳ”
chỉ dẫn con đường đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
+Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (3/1919)
Quốc tế cộng sản ra đời theo ý tưởng của Lênin đã tạo điều kiện cho cách
mạng các nước liên hệ được với nhau, trong đó có cách mạng Việt Nam.
Nhờ có sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, hàng loạt các Đảng cộng sản đã
ra đời ở các nước như: Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng cộng sản Trung
Quốc (1921), Đảng cộng sản Mỹ (1921),…
+ Từ sau cách mạng tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế cộng sản,
phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng quan hệ mật
thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc
+ Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc đang là thành viên của Đảng xã
hội Pháp, nhờ đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước
cho dân tộc mình, Người đã quyết tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III. Sơ
thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên hai số
của báo L’ Humanite (Nhân đạo), ra ngày 16 và 17/07/1920, sau nay Hồ Chí
Minh kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
7


sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một

mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng
đảo: “Hỡi đồng bào bị đầy đoạ đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng chúng ta” [10,127]
+ Trước khi tiếp cận với Luận cương của Lênin Nguyễn Ái Quốc đã nhận
thức rằng: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một
mối tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản”[1,266]
Khi bắt gặp CN Mác - Lênin tức là tìm thấy vũ khí tư tưởng của GCVS
và con đường đấu tranh cho dân tộc mình. Do đó trong thời gian 1920-1930,
Người ln tìm cách truyền bá CN Mác - Lênin về trong nước, giác ngộ các
tầng lớp quần chúng đứng lên đấu tranh.
=> Tóm lại những đặc điểm mới của thời đại đều ảnh hưởng đến sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Những tiền đề tư tưởng lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một kho tàng mà chúng ta được thừa hưởng. Và
chính cái kho tàng ấy được Người xây dựng nên từ những kho tàng của nhân dân ta
và của nhân loại, từ tinh hoa của dân tộc và của thời đại.
Có thể nêu lên mợt sớ tiền đề tư tưởng lý luận chủ yếu hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh, như sau:
* Giá trị truyền thống dân tộc
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã
tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú, bền vững với những
truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
+ Từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền thuyết đến
các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử (Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng
Đạo, Nguyễn Trãi…) đều thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh bất khuất
của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt
trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị
văn hóa tinh thần Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài

du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư
tưởng u nước đó.

8


+ Chính Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [6,171]. “Lúc đầu, chính là CN
yêu nước, chứ chưa phải CN CS đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
thứ ba” [10,128]
+ Truyền thống này là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng
đất nước của người Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng. Chính
long u nước đã thơi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên
cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện mục
đích của mình là độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.
=> C.P.Ragiơ: “chủ nghĩa u nước của Hồ Chí Minh trước hết là biểu
hiện ý chí của con người mong muốn được đối xử và thừa nhận đúng với
danh nghĩa con người, được sống trong công lý và được hưởng mọi quyền
lợi của con người. Đối với Hồ Chí Minh “chủ nghĩa yêu nước gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế” (David Halberstam: Hồ, Nxb. Răngđôm
Haosơ, New York, 1971, tr.124)
- Tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc:
+ Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc,
từ hồn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc
ngoại xâm. Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa
xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam
đã có sự phân hố về giai cấp, truyền thống này vẫn cịn rất bền vững. Ví dụ:

chuyện bó đũa…
+ Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống đoàn kết,
nhấn mạnh 4 chữ “đồng” :
“Dân ta phải nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh”.
Người đã đúc kết thành chân lý của cách mạng Việt Nam:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” [10,349]
“...Lịng u nước và sự đồn kết của nhân dân ta là lực lượng vô cùng to

9


lớn, không ai thắng nổi sự đồng tâm hợp lực của đồng bào ta đúc thành bức
tường đồng xung quanh Tổ quốc.”(Bài “Nói chuyện với Hội Nghị về sản
xuất mùa vụ ở Sơn Tây”, ngày 08/07/1958. Mạnh Hà sưu tập, Học tấm
gương đạo đức Bác Hồ, tr.173)
- Tinh thần lạc quan, yêu đời:
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp người Việt Nam có niềm tin vào
sức mạnh của bản thân mình, tin vào thắng lợi của chính nghĩa.
Trong mn nguy, ngàn khó, người lao động Việt Nam vẫn động viên
nhau:
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
Hay:
“Chớ than phận khó ai ơi
Cịn da lơng mọc, cịn chồi nảy cây”.
Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân
mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù trước mắt cịn đầy
gian trn, khổ ải.
+ Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó:

“Hết mưa là nắng hửng lên thôi
…Hết khổ là vui vốn lẽ đời” [3,423].
Trong thời gian ở nhà ngục Quảng Châu, Người đã sáng tác ra tập Nhật
ký trong tù:
“Đầy mình đỏ tím như hoa gấm
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn” [3,349]),
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Người nhận định:
“Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”
Trong kháng chiến chống Mỹ:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”
[12,108]
Hay:
“Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay”
- Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và

1
0


chiến đấu
Với tinh thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa
của văn hố nhân loại, từ Nho, Phật, Lão của phương Đông đến tư tưởng văn
hoá hiện đại phương Tây, biến cái của người thành cái của mình: từ chữ Hán đã
sáng tạo ra chữ Nôm, sáng lập ra phái Trúc lâm, tiếp thu phật giáo đại thừa từ
Trung Quốc du nhập sang… Trong đánh giặc: dựng trận địa cọc ngầm trên sông
Bạch Đằng…
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, ở giữa đầu mối của sự giao lưu văn hóa Bắc –

Nam và Đơng – Tây, người Việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hịi, thủ
cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân
ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người
thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh trong q trình bơn ba đã lao
động chăm chỉ để kiếm sống và để học như một người vô sản chân chính. Người
đã tiếp thu sáng tạo những cái hay, tinh hoa của thế giới và loại bỏ những yếu tố
tiêu cực, không phù hợp. Người đã vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào
hoàn cảnh cụ thể Việt Nam và yêu cầu trong quá trình học tập CN Mác – Lênin
khơng được rập khn, máy móc.
=> HCM là hiện thân của những vẻ đẹp của con người Việt Nam. Nguồn sữa
ngọt đó đã ni dưỡng, bồi đắp tâm hồn Người và chính Người đã đưa những
tinh hoa, nét đẹp đó phát triển lên đến đỉnh cao.
Tất cả những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đều được quy tụ ở
Hồ Chí Minh, đều góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và tư
tưởng của Người.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Hồ Chí Minh là hiện thân
của dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam tìm thấy một phần của mình
trong con người Hồ Chí Minh”
- Ý nghĩa
+ Giá trị truyền thống dân tộc có vai trị quan trọng trong việc hình thành
nhân cách của con người. Đó là chuẩn mực, đạo đức xã hội, là thước đo
đánh giá mỗi con người.
+ Trong giai đoạn hiện nay cần kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp
của dân tộc, coi đây là một trong những “động lực” cần phát huy trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa

* Tinh hoa văn hoá nhân loại

1
1



- Văn hố phương Đơng
+ Nho giáo
Cịn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo
do Khổng Tử phát triển để xây dựng một XH thịnh trị.
Yếu tố tích cực:
Nho giáo xây dựng nên cho mình một hệ thống những triết lý, tư tưởng tích
cực có sức sống mãnh liệt trong mấy ngàn năm. Đó là:
-> Triết lý của Nho giáo là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành
đạo, giúp đời
-> Tư tưởng về một xã hội an bình thịnh trị, tức là ước vọng về 1 XH an
ninh, hoà mục, một “thế giới đại đồng”
-> Triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ
dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.
-> Nho giáo cịn đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học,
điểm này đã chứng tỏ sự hơn hẳn của Nho giáo so với các học thuyết cổ đại,
bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ bề cai trị.
Yếu tố lạc hậu (hạn chế):
Bên cạnh những ưu điểm trong Nho giáo cịn có những nhược điểm:
-> Tư tưởng phân biệt đẳng cấp
-> Khinh lao động chân tay
-> Khinh phụ nữ…
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo và có những
đánh giá:
“Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân” (Nghiên cứu TTHCM, Viện HCM xuất bản, 1993, t.2, tr.134)
“Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm
đạo đức và phép ứng xử” [1,477]
Người cũng có những sáng tạo khi tiếp thu Nho giáo:

-> Người đã phát triển sáng tạo quan điểm về trung và hiếu:
“Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay,

thời đại mới, đạo đức cũng phải làm mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với
toàn dân, với đồng bào” [4,149]
Tư tưởng Nho giáo là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo,

1
2


giúp đời, lý tưởng một XH bình trị, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính. Tư
tưởng này được Hồ Chí Minh kế thừa và nhấn mạnh đến rèn luyện tu dưỡng
con người, tu dưỡng bản thân, rèn luyện đạo đức. Người nói: “Suốt đời tơi
hết lịng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc
là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa...” [12,501]
-> Tư tưởng Nho giáo: đề cao văn hoá, lễ giáo, truyền thống hiếu học.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để
phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại...” [5,684].
Hồ Chí Minh đã tiếp thu Nho giáo một cách có biện chứng để phục vụ cách
mạng
+ Có học giả cho rằng: “Hồ Chí Minh chở Chủ nghĩa Mác trên cỗ xe Nho
giáo”. Thực chất Hồ Chí Minh tiếp thu CN Mác- Lênin trên cơ sở chủ nghĩa
u nước cách mạng, yếu tố này khơng có trong học thuyết của Khổng Tử.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng hết sức phê phán, bác bỏ những tư tưởng
duy tâm, lạc hậu của Nho giáo
+ Phật giáo
Là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới (bên cạnh Kitô giáo và Hồi
giáo), được Thích Ca Mâu Ni truyền giảng ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước công

nguyên. Phật giáo vào VN từ rất sớm (ngay từ đầu công nguyên). Và khi Nho
giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trong nhân
dân. Thời nhà Lý, nhà Trần là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo VN
Những yếu tố tích cực
-> Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như
thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim mng, cây cỏ.
-> Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
-> Tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi
phân biệt đẳng cấp.
-> Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”, đề cao lao động, chống
lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam gặp CN yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất
1
3


chống ngoại xâm của nhân dân ta đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm
Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, đất nước,
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân
tộc
-> Phật giáo là một tôn giáo chủ trương bất bạo động, và luôn luôn
hướng mọi người đến sự tự hồn thiện bản thân mình, để đạt tới Chân Thiện - Mỹ hay sự giác ngộ. Đây là cái đẹp và là điều cốt tủy nhất của Phật
giáo.
Những yếu tố lạc hậu
-> không chủ trương đấu tranh để cải tạo thế giới và cũng không đề
đến đấu tranh giai cấp để thực hiện công bằng xã hội mà chủ trương
thông qua giáo dục để làm con người trở nên tốt đẹp.
-> Tư tưởng mê tín dị đoan, an bài số phận
+ Hồ Chí Minh tiếp thu Phật giáo, thể hiện ở nếp sống, đạo đức trong
sạch, giản dị, chăm làm điều thiện, tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống

phân biệt đẳng cấp.
Người khuyên thanh niên cần chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo cho lợi ích
riêng, tránh khó nhọc, xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống
xa xỉ, lười biếng… Người sống gắn bó với nhân dân, đất nước:
“Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra
khỏi khổ nạn người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma” [5,197]
+ Tư tưởng khác:
-> Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa Tam dân là 1
Cương lĩnh chính trị do Tơn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần nhằm biến Trung
Quốc thành 1 quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh.
Cương lĩnh này bao gồm: CN dân tộc (phản đối CNĐQ và quân phiệt câu
kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc), CN
dân quyền (thi hành chính sách dân chủ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi
bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thơng qua đó chọn ra các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp), CN dân sinh (quyền về đất đai của mỗi người
dân và kiểm soát vốn (tư nhân không thể thao túng quốc kế dân sinh

1
4


HCM đánh giá: “Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính
sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta” (Nghiên cứu TTHCM, Viện
HCM x.b, 1993, t.2, tr.134)

Sau này Hồ Chí Minh đã đặt tiêu ngữ của Việt Nam là “Độc lập - Tự do Hạnh phúc”
-> Tư tưởng của Lão Tử: thuyết “vô vi”: Quan niệm con người sống
tuân theo quy luật của tự nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, cuộc sống vô
tư. Hồ Chí Minh: “Tơi tuyệt nhiên khơng ham muốn cơng danh phú quý chút
nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch nước là vì đồng bào uỷ thác thì tơi phải

gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh của quốc dân ra trước mặt
trận. Bao giờ đồng bào cho tơi lui, thì tơi rất vui lịng vui” [4,161]
-> Tư tưởng của Hàn Phi Tử:
Hàn Phi Tử đề cao pháp luật. Tư tưởng của Người ra đời vào thời loạn
lạc, ông chủ trương xã hội phải được cai trị bằng pháp luật, nếu không xã hội
sẽ loạn lạc. Định nghĩa “Pháp” có 3 điểm chính: là pháp lệnh do cửa quan
ban ra, mọi người đều phải tuân theo; nội dung chính yếu của pháp lệnh là
thưởng và phạt; Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian, pháp ví
như cán cân, tiêu biểu cho lẽ cơng bằng.
Hồ Chí Minh: xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng là pháp quyền nhân
nghĩa, kết hợp cả pháp trị và đức trị.
=> Các học thuyết chính trị, tư tưởng này là cơ sở để HCM hình thành
- Văn hố phương Tây:
Ngay từ lúc còn học ở trường triết học Pháp – Việt và trường Quốc học
Huế, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đã từng biết đến khẩu hiệu “Tự do –
Bình đẳng – Bác ái” của Đại cách mạng Pháp, được tiếp xúc với những tờ
báo tiếng Pháp có xu hướng tự do qua những người lính lê dương tiến bộ.
Văn minh phương Tây với những thành tựu của khoa hoc kỹ thuật đã khơi
gợi tư duy của người tư duy của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành, khiến anh muốn đi sang các nước phương Tây để tìm hiểu những gì
ẩn giấu đằng sau khẩu hiệu ấy.
Trong gần 10 năm bôn ba, khảo sát các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh,

1
5


Pháp và các thuộc địa của họ, Người đã tìm hiểu qua các sách báo, tài liệu,
qua tiếp xúc với các nhà chính trị - xã hội có tiếng,…và cả qua xem xét thực
tế cuộc sống của dân chúng, trực tiếp hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội ở các nước đó, rút ra những nhận xét, đánh giá, để tìm ra những gì là

“tinh hoa” tốt đẹp cần tiếp thu và những gì cịn hạn chế cần khắc phục
+ Tại Mỹ: Tiếp thu ý chí và tinh thần đấu tranh vì độc lập của nhân
dân Mỹ
Thời gian dừng chân ở Mỹ khoảng cuối năm 1912 đến cuối năm 1913,
Người đã ở Bruclin, đến thăm khu da đen Háclem, đã chiêm ngưỡng tượng
nữ thần tự do…Xứ sở mới mẻ này đã gây cho Người bao ấn tượng mạnh mẽ,
sâu sắc. Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, trong đó
đề cập đến “quyền bình đẳng”, “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc” của con người, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ…
“Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ
chính phủ ấy đi và gây lên chính phủ khác” (Hồ Chí Minh, tập 2, tr.270).
Người khâm phục ý chí của nhân dân Mỹ, khâm phục những tư tưởng vĩ
đại của Oasinhtơn, Jepphesơn, Lincôn, nhưng đồng thời Người cũng phát
hiện những nghịch lý : đằng sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là
sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là điều kiện
sống khủng khiếp của người da đen, là nạn phân biệt chủng tộc ghê ghớm
mà người đã mô tả trong bài “Đảng 3k”,vv…
+ Tại Anh, Pháp: rèn luyện trong phong trào công nhân; Tiếp xúc với
nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng tiến bộ
Khoảng đầu năm 1913, Người sang Anh, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân Airơlen. Chính ở Anh, Người đã đi những bước
đầu tiên trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, gia nhập cơng đồn
thủy thủ và cùng giai cấp cơng nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình,
đình cơng bên bờ sông Thêmdơ…

1
6


-> Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh sang Pháp, việc Người chuyển

đến sống và hoạt động ở thủ đơ nước Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch
sử, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời của Người.
-> Lúc bấy giời Pari trung tâm chính trị, kinh tế và đồng thời cũng là
trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các
trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra
mắt tại đây . Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người
đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại,
đặc biệt là truyền thống văn hóa và tiến bộ của nước Pháp.
-> Tại đây, Người đã đọc, nghiên cứu những tác phẩm của các nhà tư
tưởng khai sáng như: Vonte (Voltaire), Rútxô (Rousseau), Môngtétxkiơ
(Montesquieu)…những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp 1789, như
Tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, Khế ước xã hội của Rútxô, vv… Tư
tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của
Người.
-> Ngồi ra, Nguyễn Ái Quốc cịn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và
hình thành được phong cách dân chủ của mình trong thực tiễn. Ở đây,
Nguyễn Ái Quốc có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương
đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình (thơng qua vai trị to lớn của
báo chí). Anh có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái, ra báo, phát biểu ý
kiến, trình bày quan điểm của mình trước dư luận Pháp, có thể viết bài phê
phán bọn quan lại, vua chúa nước mình, phê phán cả thống sứ, toàn quyền ở
thuộc địa như A.Xarô, Liôtây, Varen…
-> Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở
CLB Phôbua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng XH Pháp, mà tiêu biểu nhất
là trong khơng khí tranh luận ở Đại hội Tua (tháng 12/1920). Và sau này,
trong đường lối cách mạng, Người cũng luôn đề cao dân chủ: dân chủ trong
đảng, dân chủ trong nhân dân…: “Thực hành dân chủ là cái chìa khố vạn
năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [12,249]
-> Hồ Chí Minh cũng ln tìm ra cách làm việc sao cho khoa học và hợp
lý, Người tranh thủ thời gian từng giờ từng phút để học ngoại ngữ, để đọc

sách, trau dồi thêm vốn tri thức, đồng thời hồ mình và cuộc sống và cuộc
đấu tranh của nhân dân lao động cần lao.

1
7


-> Người tiếp thu, đánh giá về các cuộc cách mạng phương Tây, tìm
ra bản chất của vấn đề:
“Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng cơng
nơng vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai” [2,270], “Cách
mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
khơng đến nơi, tiếng là cộng hồ và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục
cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay
cơng nơng Pháp hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi
vịng áp bức” [2,274], “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh
phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế
quốc Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư
bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các
thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong
thế giới” [2,280]. Trên cơ sở đó Người đi đến lựa chọn con đường đúng đắn
cho dân tộc mình: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [9,314]
-> HCM ln trân trọng các giá trị văn hóa phương Tây (các tác phẩm văn
học, các cơng trình nghệ thuật…) và đề cao những con người chân chính
ln đấu tranh cho hồ bình, tự do của nhân loại. Do vậy, Người không đồng
nhất CNĐQ Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hồ bình. Đó là cơ sở quan
trọng của đồn kết quốc tế.
=> Tóm lại: HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại theo 3 cách:

Thứ nhất, những tư tưởng nào tiến bộ và tích cực thì Người kế thừa và
phát huy.
Thứ hai, tư tưởng nào chưa phù hợp với thực tiễn cách mạng thì Người
cải biến cho phù hợp.
Thứ ba, tư tưởng nào xấu, có hại cho cách mạng thì Người kiên quyết
loại bỏ.

* Chủ nghĩa Mác – Lênin:

1
8


Là học thuyết cách mạng do Mác và Ăngghen sáng lập, được V.I.Lênin
phát triển và hồn thiện, đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ
sản, nhân dân lao động và giải phóng con người và là cơ sở lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam .
- Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc được Sơ thảo luận cương của Lênin bàn về
các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo.
Nhờ đọc được Luận cương của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh đến được chủ
nghĩa Mác – Lênin và trên cơ sở đó đã tìm thấy con đường giải phóng cho
dân tộc mình. Vì chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa
học của thời đại, đã chỉ ra con đường đi đúng cho các dân tộc nói chung và
các dân tộc bị áp bức nói riêng trong đó có Việt Nam.
- Vai trò của CN Mác – Lênin đối với việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà HCM có được phương pháp luận
khoa học. Trên cơ sở đó Người đánh giá đúng về truyền thống dân tộc, tinh
hoa văn hóa nhân loại, để từ đó tiếp thu cái hay, cái tốt, loại trừ cái xấu.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận vạch ra con đường giải phóng cho
con người. Nếu khơng có lý luận thì khơng thể có một sự giải phóng nào cả.

Lênin đã khẳng định: Khơng có lý luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh
vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh
mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong [Lênin: Tồn tập, t.2,
tr.259]
- HCM đánh giá: “CN Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện
chứng” (Nghiên cứu TTHCM, Viện HCM xuất bản, 1993, t.2, tr.134) “… CN
Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không
những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ Nam, mà còn là
mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và
CNCS” [10,128] “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [2,268]
- Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề của

1
9


CMVN:
Người căn dặn: “… phải học tập tinh thần của CN Mác - Lênin, học tập
lập trường, quan điểm và phương pháp của CN Mác - Lênin để áp dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề
thực tế và công tác cách mạng của chúng ta” [8,497]
+ Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác- Lênin, Hồ Chí
Minh đã tiếp thu chuyển hóa và nâng cao được những yếu tố tích cực, tiến bộ
của truyền thống dân tộc, cũng như tinh hoa văn hố nhân loại, để hình thành
nên tư tưởng của mình, tìm thấy con đường dân tộc Việt Nam phải đi và đích
phải đến. Đó là con đường CMVS và đích của nó là CNXH và CNCS, là ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
+ Việc tiếp thu CN Mác – Lênin là một bước ngoặt trong cuộc đời của
HCM, khơng những nâng trí tuệ của Người lên tầm cao mới, đem lại cho

Người một phương pháp nhận thức hành động đúng đắn, mà còn giúp Người
giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề thực tiễn của cuộc sống đặt ra.
=> HêlenTuốcmêrơ khẳng định: “Hồ Chí Minh là hình ảnh hồn
chỉnh của sự kết hợp: Đức khơn ngoan của Phật, lịng bác ái của Chúa,
Triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và là tình cảm của
người chủ gia tộc – Tất cả đều hòa hợp trong một dáng dấp tự nhiên” (Hê
len Tuốcmêrơ: Trở thành Người Bác như thế nào, Nxb.Viện Hàn Lâm Ba
Lan, 1986, Tạp chí Cộng Sản, số 3, 1998, tr.8)
Hồ Chí Minh: “Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tơn Dật Tiên chẳng những có ưu
điểm chung đó sao? Họ đều mưu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu
nay học còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi cho rằng họ nhất
định sống chung với nhau hồn mỹ như những người bạn thân thiết. Tơi cố
gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”
2. Nhân tố chủ quan
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, là mặt hoạt động tinh
thần, ý thức con người, do con người sáng tạo nên trên cơ sở những nhân tố
khách quan. Do đó, tư tưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố của nhân cách,
phẩm chất tinh thần con người đã sản sinh ra nó, như tư chất, tính cách, bản
lĩnh, phẩm chất tư duy.

2
0



×