Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ ( CONTAINER)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.93 KB, 14 trang )

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ ( CONTAINER)
A. Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ năm 2008
Nghị định số
Thông tư số
B. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (conterne)
I. Luật giao thông đường bộ năm 2008
Điều 67 luật giao thông đường bộ năm 2008 qui định về điều kiện kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với
hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát
hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh
doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải
được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử
dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp
luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải
có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,
bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo
tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có
đủ các điều kiện (các điều kiện này không qui định cho vận tải hàng hóa container
trừ điểm b khoản này)
b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng
công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2


4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
II.Các nghị định liên quan
Điều 11 nghị định 91 qui định:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy
ban nhân dân các quận, huyện cấp) có chức năng kinh doanh theo đúng quy
định;
b) Giấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp
(trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Công-ten-nơ).
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện
phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy
xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe (phụ lục 1
Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT)
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc
quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ
chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế
giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ
quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên
hợp tác xã.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều
12 Nghị định này.
a) TBGSHT được lắp trên phương tiện phải được Bộ GTVT công bố hợp quy
theo quy định tại thông tư số 08/2011/TT-BGTVT;
b) Hợp đồng lắp đặt và biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị (phải có địa chỉ

truy cập, tên và mật khẩu truy cập);
c) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
vận tải;
d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 (một) năm;
e) Thông tin tối thiểu TBGSHT gồm:
• Thông tin về xe và lái xe (tên lái xe, số GPLX);
• Hành trình của xe;
• Tốc độ vận hành của xe;
• Số lần và thời gian dừng, đỗ xe;
• Số lần và thời gian đóng, mở cửa của xe (không bắt buộc);
• Thời gian làm việc của lái xe.
Dung lượng bộ nhớ của TBGSHT phải đảm bảo ghi và lưu trữ các thông tin bắt
buộc tối thiểu 30 ngày (mục 2.1.7 Thông tư 08); Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các
thông tin bắt buộc tối thiểu 01 nam (Điều 5 Thông tư 14)
4. Lái xe:
a. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản
với đơn vị kinh doanh, gồm:
 Đơn xin việc của lái xe;
 Giấy khám sức khỏe;
 Sơ yếu lý lịch;
 Hợp đồng lao động theo mẫu quy định của Bộ lao động thương binh và xã
hội;
 Bản photo giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép lái.
b. Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy
định của pháp luật;
c. Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe phù hợp phương án kinh doanh
và các quy định của pháp luật
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải:
a) Về chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác
xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải

b) Các điều kiện về văn bằng, kinh nghiệm và thời gian công tác:
Văn bằng: trung cấp vận tải hoặc cao đẳng, đại học;
Kinh nghiệm: Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;
Thời gian: Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều
hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe; (Giấy chứng
nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê điểm đỗ xe phù hợp với phương án kinh
doanh)
c) Bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ
sinh môi trường. (phương án phòng chống cháy nổ phải được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt
7. Bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông:
a) Theo dõi, tổng hợp phân tích tình hình chấp hành các quy định về trật tự an toàn
giao thông;
b) Kiểm tra đảm bảo các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước
khi xe tham gia hoạt động; (Cần phải mở sổ sách theo dõi việc bảo dưỡng, sửa chữa
phương tiện)
c) Quản lý các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ,
số lần đóng hoặc mở cửa xe (trừ xe công-ten-nơ), thời gian lái xe trong ngày của
từng lái xe từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
Nghị định 34 và 71 qui định về một số hành vi vi phạm liên quan đến điều kiện kinh
doanh
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành
trình của xe (nếu có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết
bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định; tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.

b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
liên tục quá thời gian quy định (không được quá 04 giờ liên tục và không
được quá 10 giờ/ngày); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi)
ngày
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Điều khiển xe không có
phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu. tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
d. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với đơn vị Không có bộ phận
quản lý các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định; đình chỉ hoạt động cho
đến khi khắc phục xong vi phạm.
e. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với đơn vị Kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải
theo quy định;
f. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với đơn vị Thực hiện không
đúng nội dung kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải; tước
quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cho tới khi thực hiện đầy đủ.
g. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với đơn vị Không bảo đảm
các điều kiện về kinh doanh vận tải theo hình thức kinh doanh đã đăng ký; tước
quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cho tới khi thực hiện đầy đủ.
III. Các thông tư ban hành
Điều 49 Thông tư 18 qui định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Niêm yết tên, số điện thoại đơn vị kinh doanh vận tải; tự trọng của xe và
tải trọng được phép chở ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái.
2. Xe vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG - TEN - NƠ”
theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông tư này:
Phù hiệu “XE CÔNG - TEN - NƠ”
Số:
XE CÔNG-TEN-NƠ
Ccao
Ddài

1. Hình minh hoạ:
2. Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ:
Nội dung Kiểu chữ Chiều cao chữ
(chưa có dấu)
Chiều rộng chữ
"Số / " Times New Roman Cỡ chữ 16 - 18
"XE CÔNG-TEN-NƠ"
Times New Roman
(in hoa) kéo dãn
20mm ± 3mm 15mm ± 3mm
"Đơn vị:"
"Biển đăng ký:
"Có giá trị đến"
Times New Roman
Cỡ chữ 16 - 18
3. Kính thước phù hiệu:
Chiều dài: D
dài
= 200mm ± 20mm
Chiều cao: C
cao
= 100mm ± 15mm
4. Mầu sắc của phù hiệu:
Tem chống giả
Chữ bên trong màu cam, khung viền cùng màu chữ, nền hoa văn của biển hiệu màu
xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe công-ten-nơ chỗ ở chính giữa phù hiệu.
Điều 50 Thông tư 18 qui định về hợp đồng vận tải, giấy vận tải
1. Hợp đồng vận tải gồm các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên
đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; loại và khối lượng hàng hóa; hành trình; địa
chỉ và thời gian giao hàng, nhận hàng; giá cước vận tải; hình thức thanh toán; các

điều khoản thỏa thuận khi giao hàng, bồi thường, giao nhận giấy tờ liên quan đến
hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình vận tải.
2. Giấy vận tải:
a) Giấy vận tải gồm các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên đơn
vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình; số hợp đồng (nếu có), ngày tháng ký;
loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng
và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải;
b) Giấy vận tải do đơn vị kinh doanh vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe;
trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào giấy vận tải;
c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì
chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân
(nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy
định vào Giấy vận tải.
Điều 52 Thông tư 18 qui định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
hàng hóa bằng container:
1. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này:
Phụ lục 3
Tên doanh nghiệp, HTX: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: / Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị vận tải:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận an toàn của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với
đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe
buýt, xe taxi, công-ten-nơ).
II. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải

1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.
- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
- Phương tiện: Số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành
trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: Số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn
nghiệp vụ.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
- Màu sơn đăng ký.
- Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện
thoại, tên đơn vị vận tải.
- Hệ thống điều hành: Địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều
hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, trình độ, đồng phục, chế độ tập
huấn nghiệp vụ.
- Số lượng phương tiện, chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nêu rõ việc lắp
đặt thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe: Số lượng, trình độ, hạng giấy phép lái xe, thâm niên công tác, chế độ

tập huấn nghiệp vụ.
- Số lượng phương tiện, chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
2. Có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ. Giấy đề
nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1
của Thông tư này; mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Phụ
lục 2 của Thông tư này.
Phụ lục 1
Tên đơn vị kinh
doanh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: / Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở GTVT
1. Tên đơn vị vận tải:
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có):
3. Địa chỉ trụ sở:
4. Số điện thoại (Fax):
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
do cấp ngày tháng năm
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp:
7. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
-
-
Đơn vị vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế của đơn vị.
Nơi nhận:
- Như trên;

- Lưu .
Đại diện đơn vị kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 2
MẪU GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
1. Hình minh hoạ:
Cơ quan cấp phép
(1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY PHÉP
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Số: Cấp lần thứ:
(Cấp lần đầu: Số … ngày tháng năm nơi cấp……… )
• Cấp cho đơn vị:…………………………
• Địa chỉ:
• Số điện thoại:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …… ngày … tháng … năm
… cơ quan cấp …………………………………………………………………
• Họ và tên người đại diện hợp pháp: ………………………………………….
• Được phép kinh doanh các loại hình vận tải bằng xe ô tô:
-
-
-
-
Giấy phép có giá trị đến ngày / /
Cơ quan cấp phép
(Ký tên, đóng dấu)
2. Kính thước, kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc:
- Giấy phép được in trên khổ giấy A4, nền màu hồng có vân hoa.

- Kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ:
+ Dòng "GIẤY PHÉP” và dòng “KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ” in phông
chữ Times New Roman, chữ in hoa, cỡ chữ từ 14 – 18, màu đỏ đậm;
+ Các dòng chữ khác in phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 - 16, màu xanh
đen.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải
có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các
nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 của Thông tư này
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo
tuyến cố định, xe buýt, xe taxi và kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô tô vận
chuyển công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn
giao thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động
vận tải của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này; thống kê,
phân tích tai nạn giao thông, tổ chức rút kinh nghiệm trong đội ngũ lái xe và cán bộ
quản lý của đơn vị.
2. Kiểm tra đảm bảo các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
trước khi xe tham gia hoạt động; đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ
kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ phương tiện.
3. Quản lý, sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phục
vụ cho hoạt động của đơn vị và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền theo yêu cầu những thông tin bắt buộc theo từng xe ô tô.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tập huấn
nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
IV. Tình hình thực tế

×