Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân tích quy chế pháp lý về kinh doanh du lịch, vận dụng quy chế vào điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành lữ hành quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.25 KB, 27 trang )

BÀI TẬP LỚN CUỐI HỌC KỲ 2
HỌC PHẦN VĂN BẢN PHÁP LUẬT NGÀNH DU LỊCH

Đề tài:
PHÂN TÍCH QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KINH
DOANH DU LỊCH, VẬN DỤNG QUY CHẾ VÀO
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ

TP. Hồ Chí Mình, tháng 9 năm 2021


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Loại hình doanh nghiệp (Nguồn Tổng cục Du lịch )

14

Bảng 2. Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Tổng cục du lịch)

15


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. 3
1.1. 3
1.1.1. 3
1.1.2. 3
1.1.3. 4
1.2. 7
CHƯƠNG 2. 9
2.1. 9


2.2. 9
2.2.1. 10
2.2.2. 11
2.2.3. 12
2.3. 13
2.3.1. 13
2.3.2. 14
CHƯƠNG 3. 18
3.1. 18
3.1.1. 18
3.1.2. 19
3.2. 21
3.3. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

24


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong tiền cảnh công nghệ phát triển nhanh và chiều sâu hội nhập, nền kinh tế thế
giới chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp” và phát triển theo hướng dịch vụ công
nghiệp. Trong số đó, du lịch là một trong những ngành sử dụng tỷ trọng lớn so với dịch vụ
ngành.
Ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả về các mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội. Có thể nói, khơng có ngành kinh tế nào có thể đi đường tắt như ngành
du lịch để bắt đầu phát triển các nước trong khu vực, rút ngắn khoảng cách, xóa bỏ hậu về
kinh tế. Chính vì vậy, Đảng và nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành “cơng việc
khơng khói” này từ nhiều năm nay. Chính phủ Việt Nam ban hành một số luật và quy định
về quan hệ kinh doanh ngành dịch vụ và quản lý du lịch quốc gia, tạo môi trường pháp lý

kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển tiếp giữa luật cũ và mới vẫn còn
một số hạn chế gây khó khăn cho sự phát triển du lịch lữ hành quốc tế.
Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích quy chế pháp lý về kinh
doanh du lịch, vận dụng quy chế về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế” để cùng
nghiên cứu và thực hiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận nhằm:
- Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về quy chế pháp lý của kinh doanh du lịch, từ đó
vận dụng quy chế về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế để nâng cao hiệu quả
việc áp dụng pháp luật các điều kiện đó tốt hơn.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như thực thi pháp luật về điều kiện
kinh doanh du lịch quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề chung về các quy chế pháp lý và điều kiện
kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế. Đồng thời đánh giá, nhận xét thực trạng pháp luật về
điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

1


- Phạm vi nghiên cứu: Chú trọng nghiên cứu các quy định của pháp luật về điều kiện
kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế và đánh giá, cũng như đưa ra các nhận xét kiện
nghị pháp luật về điều kiện kinh doạnh dịch vụ lữ hành quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Tổng hợp các văn bản pháp luật khác nhau, cuốn bài giảng văn bản pháp luật du lịch,
các tài liệu tham khảo thực tế về luật du lịch, cũng như các số liệu từ các nguồn khác nhau.
Xem lại quá trình cải cách, thay đổi về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế để có
được nội dung đánh giá sao cho phù hợp nhất.
5. Kết cấu của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận có kết cấu
chia làm 3 chương:
- Chương 1. Những vấn đề chung của pháp lý về kinh doanh du lịch
- Chương 2. Thực tiễn vận dụng quy chế vào điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc
tế
- Chương 3. Nhận xét và kiến nghị

2


CHƯƠNG 1. N HỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LÝ VỀ KINH
DOANH DU LỊCH

1.1. Khái quát về kinh doanh dịch vụ lữ hành
1.1.1. Khái niệm du lịch và kinh doanh lữ hành
a. Khái niệm du lịch
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến
đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham
quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao
ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
Theo Wikipedia thì: “Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh;
cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh
nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức
điều hành các tour du lịch.”
Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa

bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành
kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hố sâu sắc và tính xã hội
cao.
b. Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập
các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này
trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phịng đại diện, tổ chức thực hiện chương
trình và hướng dẫn du lịch.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3


- Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành cần số vốn tương đối lớn.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo đó,
doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký quỹ
kinh doanh lữ hành tương đối cao. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có sự
liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
- Thứ hai, hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ.
Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét. Hoạt động du lịch không kéo dài thường
xuyên, nó phụ thuộc và thời tiết, cảnh sắc, nhu cầu của khách du lịch.
- Thứ ba, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình như: tài
nguyên du lịch, cảnh sắc thiên nhiên, thời gian, nhà cung cấp dịch vụ… chính những yếu
tố này quyết định đến sự đa dạng, phong phú của chuyến đi.
- Thứ tư, hoat động kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp.
Bản chất của lữ hành là cung ứng dịch vụ, sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ
trực tiếp nhiều. Do đó, lượng lao động đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà khơng một loại máy
móc nào thay thế được. Thời gian lao động khơng cố định, nó phụ thuộc vào thời gian khách
tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên cường
độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong kinh doanh

lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lượng giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
1.1.3. Các loại hình kinh doanh du lịch
a. Kinh doanh lữ hành
Là việc luôn được xây dựng, bán và tổ chức thực hiện nhiều chương trình du lịch để
nhằm tiến tới mục đích sinh lợi.
Kinh doanh lữ hành cịn đóng một vai trị rất chi là quan trọng vì nó bao gồm cả tính
cần thiết và tất yếu đối với việc tiếp nhận thỏa mãn mọi nhu cầu của khách du lịch cũng
như với sự tiến triển hơn của ngành du lịch.
Các loại sản phẩm du lịch đều do các đơn vị trong và ngoài nước tham gia cùng nhau
sản xuất và cung ứng đầy đủ nhu cầu của khách.
Khách cũng có thể mua những mặt hàng đơn lẻ của nhà cung ứng để đáp ứng thỏa mãn
từng nhu cầu trong chuyến đi của chính mình. Kinh doanh lữ hành cịn là biện pháp hoàn
4


tồn chu đáo , tất yếu của chun mơn hóa trong ngành du lịch, nhằm nâng cao phương
thức năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đáp ứng tốt toàn bộ nhu cầu ngoài xã
hội.
b. Kinh doanh lưu trú
Được coi là một hoạt động kinh doanh thực hiện các lĩnh vực cung cấp sản xuất vật
chất, các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách đảm bảo trong
khoảng thời gian ở lại tạm thời tại địa điểm đi du lịch nhằm mục đích để có lãi tối ưu.
Ngồi hoạt động kinh doanh lưu trú thì cịn có các loại dịch vụ khác nhau như : dịch
vụ ăn uống, giải trí, thể thao, y tế, giặt là, chăm sóc sắc đẹp, hội nghị, ...đều được bổ sung
thêm để lượng sản phẩm đa dạng hơn và làm tăng lên mức độ thờn mãn của du khách khi
lưu trú.
Có rất nhiều loại cơ sở lưu trú nhưng trong đó có khách sạn chính là cơ sở chủ yếu.
Chính là cơ sở chiếm tỷ trọng cao trong kinh doanh lưu trú, vật chất kĩ thuật cao, đầy đủ
các vật dụng có sẵn nhất định, cách thức phục vụ khá là ổn định,... có thể làm khách thỏa
mãn nhiều hơn.

Kinh doanh lưu trú du lịch phát triển hơn thì kéo theo việc thay đổi cơ cấu kinh tế để
phục vụ, cung ứng cho sự phát triển của lưu trú du lịch. Thường xuyên tiêu dùng dịch vụ,
hàng hố du lịch…sẽ khơng ngừng mang đến một nguồn thu tăng cao cho ngân sách Nhà
nước nói chung và hộ cư dân nói riêng là nơi ln thi hành hoạt động kinh doanh phục vụ
lưu trú.
c. Kinh doanh ăn uống :
Là bao gồm những hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ thực hiện nhu cầu
lượng tiêu dùng cho thức ăn, đồ uống và cung cấp tất cả các loại dịch vụ khác giúp tiếp
thêm sự thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại nhiều nơi như nhà hàng (khách sạn)
phục vụ cho du khách nhằm được thành mục đích có lãi.
Gồm có các hoạt động như : sản xuất vật chất, lưu thơng, tổ chức phục vụ. Sản xuất
vật chất thì đảm bảo việc chế biến tạo ra những món ăn khác nhau cho người tiêu dùng.
Trong lưu thông, thực hiện việc trao đổi và bán mọi thứ thành phẩm là các món ăn,
đồ uống đã được chế biến sẵn, hàng hóa được vận chuyển bán từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng.
5


Ngồi ra, trong ăn uống cịn có thể tổ chức các hoạt động phục vụ việc tiêu dùng các
sản phẩm tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện giúp
nghỉ ngơi, thư giãn cho khách.
Nhà hàng còn được coi là giữ vai trị quan trọng trong kinh doanh ăn uống. Chính vì,
ngồi đáp ứng thức ăn và đồ uống, khách có thể được hưởng sự thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ
bởi nhiều dịch vụ giải trí như nghe nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ ,...ở các nhà hàng nơi tiêu
dùng sản phẩm ăn uống.
d. Kinh doanh vận chuyển :
Là một hoạt động kinh doanh, tiến hành giúp cho những du khách di chuyển được từ
nơi cư trú của mình đến địa điểm du lịch . Việc cung cấp dịch vụ vận chuyển này cũng
nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu đi lại cho du khách trong hành trình đi du lịch của họ với
mụ địa có lãi.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có rất nhiều phương tiện vận chuyển cho
khách khác như: ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Loại hình kinh doanh này rất thuận tiện,
rất dễ dàng cho việc đi lại vơ cùng cũng góp phần hồn thiện hệ thống giao thông và phát
triển dịch vụ vận chuyển tại các khu vực, làm thu hút hấp dẫn mọi du khách du lịch.
Trong chuyến đi du lịch của khách, thì có thể sử dụng phương tiện vận chuyển cá nhân hoặc
dịch vụ vận chuyển trọn gói từ các nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng, các công ty vận chuyển
du lịch, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn...
e. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch :
Là việc luôn bảo đảm về các điều kiện cần thiết nhất để thực hiện khai thác hết những
tiềm năng tìm ẩn phát triển du lịch tại các nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhằm thu hút và
phục vụ khách du lịch.
Để phát triển một điểm du lich, khu du lịch thì cần có nhiều thành phần như tài ngun
du lịch, điều kiện có sẵn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, điều kiện để sẵn
sàng tiếp đón khách.
Khu du lịch , điểm du lịch là những nơi cần có đủ tất cả về mọi mặt, nơi mà có các
điểm tham quan tuyệt vời, cung cấp các tiện nghi phục vụ cho hoạt động thể thao, văn nghệ,
tổ chức các lễ hội, cảnh thiên nhiên và nhiều bãi biển đẹp làm hấp dẫn du khách.
6


Ln đảm bảo được sự an tồn, thuận lợi và hợp pháp hết mức có thể để du khách tiếp cận
đến các điểm du lịch, khu du lịch cần thiết.
f. Kinh doanh các dịch vụ khác :
Là việc cung cấp những dịch vụ bổ sung khác ngoài các dịch vụ cơ bản đã được nêu
trên để giúp thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu thực sự đa dạng, phong phú của du khách trong
từng chuyến đi đu lịch.
Một số dịch vụ kinh doanh du lịch cung cấp : dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm, dịch vụ
cung cấp thơng tin, dịch vụ hội thảo, hội nghị, dịch vụ khác : đổi tiền, giạt ủi, chăm sóc sắc
đẹp,... Các dịch vụ này cũng có thể là dịch vụ đặc trưng nhất quan trọng của chuyến du lịch
Làm hài hòa thỏa mãn tương đối tốt hơn đối với khách. Đảm bảo nhu cầu cho khách rất

thích thú, quan tâm nhiều hơn khi thử trải nghiệm cũng như sử dụng các dịch vụ ngoài lề
như vậy.

1.2. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh lữ hành
Hiện nay về việc quy định điều kiện kinh doanh đã đưa về loại quy định hiếm thay
thế bởi vì cần phải đáp ứng ngay lập tức và khi thành lập doanh nghiệp như trước. Nhà
nước ln là cấp cao để tiến hành kiểm sốt điều kiện tham gia vào thị trường của doanh
nghiệp bằng cấp giấy phép, giấy chứng nhận cho phép doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của mọi chủ thể kinh doanh dưới sự quy định
của Nhà nước theo nghị định số 27/2001/NĐ- CP ngày 5/6/2008 về kinh doanh lữ hành,
hướng dẫn du lịch Số 03/2002 TT- NHNN về việc tiền ký quỹ của việc kinh doanh lữ hành
do Ngân hàng Nhà nước ban hành Nghị định 92/2007/NĐ- CP ngày 8/6/2007 của Chính
phủ quy định tiến hành một số điều về Luật du lịch về kinh doanh lữ hành.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa :
a) Mọi doanh nghiệp đều được thành lập một cách hoàn chỉnh theo quy định pháp
luật về doanh nghiệp
b) Tiến hành ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa ở ngân hàng.
c) Người lãnh đạo kinh doanh dịch vụ lữ hành tất nhiên phải có bằng cấp học từ tốt
nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành lữ hành, nếu tốt nghiệp trung cấp trở lên mà
ngành khác thì phải có đầy đủ chứng chỉ nghiệp vụ để thực hiện điều hành du lịch nội địa
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế :
7


a) Mọi doanh nghiệp đều được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp
b) Tiến hành ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế ở ngân hàng
c) Người lãnh đạo kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có bằng cấp học từ tốt nghiệp
trung cấp trở lên về chuyên ngành lữ hành, nếu tốt nghiệp trung cấp trở lên mà ngành khác
thì phải có đầy đủ chứng chỉ nghiệp vụ để thực hiện điều hành du lịch quốc tế

3. Các doanh nghiệp cần đáp ứng tất cả những điều kiện kinh doanh theo quy định tại
khoản 1. Điều này chính là được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, còn
được Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì theo quy định tại khoản 2
Việc phí thẩm định để cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và lữ hành
nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh rịch vụ lữ hành quy định tại
điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người lãnh đạo
kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng
chỉ nghề nghiệp cho việc điều hành du lịch nội địa và điều hành du lịch quốc tế.

8


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG QUY CHẾ VÀO ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ

2.1. Quá trình phát triển pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế
Về điều kiện kinh doanh lữ hành, Luật năm 2005 quy định khá chi tiết điều kiện kinh
doanh lữ hành, nhưng lại rất đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa. Điều kiện
kinh doanh lữ hành đang tồn tại nhiều mâu thuẫn cần tháo gỡ. Trong đó pháp luật quy định
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Trên thực tế, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là một hình thức để cơ quan có thẩm
quyền cơng nhận việc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã đảm bảo đủ điều kiện
kinh doanh (bao gồm cả việc ký quỹ đặt cọc để đảm bảo đền bù cho khách nếu doanh nghiệp
vi phạm pháp luật). Tuy nhiên, doanh nghiệp lữ hành nội địa lại khơng u cầu phải có giấy
phép, khơng phải ký quỹ đặt cọc, không quy định bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành nội
địa phải báo cáo về hoạt động. Như vậy là khơng có sự đồng bộ với hệ thống pháp luật và
tạo sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong

quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Khắc phục những điểm yếu trong Luật 2005, Luật du lịch sửa đổi 2017 bổ sung đối
tượng phải cấp phép kinh doanh lữ hành cũng như các điều kiện bảo đảm phù hợp với quy
định của Luật đầu tư nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành. Từ đó
các đơn vị chức năng sẽ tăng cường quản lý nhà nước để tránh hậu quả pháp lý do chỉ thực
hiện công tác hậu kiểm, bảo đảm an toàn hơn cho du khách. Luật cũng đã bổ sung điều kiện
có nghiệp vụ chun mơn đối với Giám đốc điều hành về kinh doanh lữ hành của doanh
nghiệp. Do tính chất khác nhau của kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa nên ngoài
sự khác biệt về mức tiền ký quỹ, Luật đòi hỏi sự khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ của
Giám đốc điều hành doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hoặc quốc tế. Luật cũng điều
chỉnh phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo đúng mức độ
mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.

2.2. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế
9


2.2.1. Điều kiện thành lập theo luật định
Theo quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 7 Luật
đầu tư 2014), kinh doanh dịch vụ lữ hành là loại hình kinh doanh có điều kiện bởi “ngành,
nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng
điều kiện vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe cộng đồng”. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tiến hành thủ tục
đăng ký doanh nghiệp theo luật định và xin cấp giấy phép hoạt động lữ hành theo đúng quy
mô và phạm vi dự kiến kinh doanh, cụ thể là kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Điều 31
Luật Du lịch năm 2017).
Luật Du lịch 2017 đã có sự đơn giản hóa về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục cấp giấy phép tại Tổng
cục Du lịch thay vì thực hiện thủ tục tại 2 cơ quan Nhà nước: Sở Văn Hóa, Thể thao và Du

Lịch và Tổng cục du lịch. Bên cạnh đó, thời gian cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
quốc tế rút ngắn xuống cịn 10 ngày làm việc thay vì 20 ngày làm việc như quy định hiện
hành. Đồng thời cùng với việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Tổng cục
du lịch cũng thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có
trụ sở. Như vậy, doanh nghiệp khơng cần thực hiện thủ tục thơng báo hoạt động trong vịng
15 ngày kể từ ngày có giấy phép theo thủ tục hiện tại.
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Luật du lịch năm 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng (mức ký quỹ: 250.000.000
VND);
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên
ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng
chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Thủ tục đăng ký giấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Căn cứ Điều 33 Luật du lịch năm 2017, thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
quốc tế như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
10


a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch
vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này.
2.2.2. Điều kiện về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có hai loại là kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Cả

hai loại hình kinh doanh này đều là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó khi thực
hiện kinh doanh dịch vụ lữ hành thì phải đáp ứng một số điều kiện rất nghiêm ngặt như
điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là về
vấn đề ký quỹ.
Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền
ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo
thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp
luật.
2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch
vào Việt Nam;
b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch
ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du
lịch ra nước ngoài.
3. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
4. Hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp trong những trường hợp
sau đây:
11


a) Có thơng báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc doanh nghiệp không
được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Có quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thu hồi giấy phép
kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.
c) Có quyết định của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư hoặc xóa ngành nghề kinh doanh lữ hành trong giấy chứng nhận đầu tư
của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngồi.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể
việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp.”
2.2.3. Điều kiện về người phụ trách kinh doanh
Khái niệm về người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế:
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh
sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh
nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh
dịch vụ lữ hành.
Điều kiện của người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế:
Theo quy định tại khoản 2 điều 31 Luật du lịch 2017 điều kiện người phụ trách kinh
doanh lữ hành quốc tế bao gồm: phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành;
trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ
điều hành du lịch quốc tế.
Những chuyên ngành về lữ hành được quy định tại Thơng tư 13/2019/TT-BVHTTDL.
Theo đó để có điều kiện trở thành người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế thì phải có
bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du
lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản trị và kinh doanh du lịch; Quản trị du lịch MICE; Đại
lý du lịch; Hướng dẫn viên du lịch,…
Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’,
“hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước
thời điểm Thơng tư này có hiệu lực; Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các
12


cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và
cấp bằng tốt nghiệp
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ
sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành,
trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngồi cấp phải được cơng nhận theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế ở nước ta
2.3.1. Thị trường doanh nghiệp lữ hành
Theo Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành được phân chia thành hai loại: Doanh
nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Từ Luật Du lịch năm 2005, môi trường pháp lý đã mở cửa khá thuận lợi, thơng thống
hơn, điều kiện và thủ tục cấp phép rỏ ràng đã thu hút nhiều doanh nghiệp khác nhau thuộc
các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành quốc tế ngày một tăng, xuất hiện ở nhiều loại hình, thành phần kinh tế. Nếu
như vào cuối năm 2005 cả nước mớ chỉ có 428 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
quốc hành quốc tế thì 10 năm sau-cuối năm 2015, cả nước có 1.519 doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được cấp giấp phép, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 15% trên
một năm, trong đó có 7 doanh nghiệp nhà nước, 483 cơng ty cổ phần, 1.042 công ty trách
nhiệm hữu hạn, 10 doanh nghiệp tư nhân và 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Loại hình doanh nghiệp
Năm

Doanh
nghiệp
nhà nước

Cơng ty
TNHH

Doanh

Doanh


nghiệp cổ

nghiệp tư

phần

nhân

Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư

Tổng số

nước ngoài

2005

119

222

74

3

10

428


2006

94

276

119

4

11

504

2007

85

350

169

4

12

620

13



2008

69

389

227

4

12

701

2009

68

462

249

4

12

795

2010


58

527

285

5

13

888

2011

13

621

327

4

15

980

2012

9


731

371

6

15

1.132

2013

9

845

428

8

15

1.305

2014

8

949


474

9

15

1.456

2015

7

1.012

475

10

15

1.519

2016

5

1.081

489


10

15

1.600

2017

5

1.164

556

11

16

1.752

1.207

788

7

20

2.022


2018

Bảng 1. Loại hình doanh nghiệp (Nguồn Tổng cục Du lịch )
2.3.2. Thực tiễn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế ở nước ta
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế ở nước ta co sự tăng trưởng đều. Trong
giai đoạn 2010-2015, khách quốc tế đến đã duy trì sự tăng trưởng trung bình hàng năm cao
hơn so với giai đoạn 2006-2010 (9,48% so với 8,95%). Ở năm 2017, ngành Du lịch đã đón
trên 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,5 lần so với năm 2010.
Ước tính tháng Tháng 1/2017 so Tháng 1/2017
Chỉ tiêu
Tổng số

1/2017

với tháng trước so với cùng kỳ

(Lượt khách)

(%)

năm trước (%)

1.007.238

112,3

123,6

Châu Á


680.231

104,3

127,8

Trung Quốc

247.621

114,3

167,9

Lào

10.594

92,0

141,7

Campuchia

18.012

102,4

134,9


Thái Lan

29.015

105,0

116,7

Hàn Quốc

171.932

111,5

115,1

Chia theo một số thị trường

14


Nhật

66.394

104,4

104,0


Bảng 2. Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Tổng cục du lịch)
Qua thống kê của Tổng cục du lịch, thị trường khách Châu Á cụ thể là Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm số lượng lớn nhất. Tuy nhiên sự tăng trưởng này cũng trở thành
vấn đề nhức nhối với tình trạng các doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh nhau để có được lượng
khách lớn này, thơng qua hình thức chương trình du lịch giá rẻ, thậm chí cịn gọi là “tour
khơng đồng”. Việc này cũng xuất phát từ các định hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam, ở đó xu hướng bắt chước nhau trong cạnh tranh khá phổ biến. Các doanh nghiệp
chưa chú trọng tập trung xây dựng những nét đặt trưng riêng cho mình mà chủ yếu xem đối
thủ làm gì và bắt chước làm theo và tìm cách làm cho chi phí rẻ hơn để lơi kéo khách hàng.
Có thể thấy, nhận biết được nhu cầu và đặc điểm du lịch của thị trường khách Châu
Á là thích mua sắm và chuộng giá chương trình ưu đãi. Các doanh nghiệp đã thiết kế chương
trình du lịch ít hoạt động nghĩ dưỡng, tham quan mà thay vào đó là thời gian dành cho mua
sắm và doanh nghiệp thông đồng với chủ cửa hàng mua sắm để ăn chênh lệch, bù lại phần
thiếu hụt trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành khi đón khách. Với những mặt hạn
chế, tour giá rẻ gây hệ lụy khi không đảm bảo quyền lợi cho du khách, thất thu thuế Nhà
nước, ảnh hưởng đến uy tính của các điểm đến cũng như chất lượng dịch vụ, từ đó làm méo
mó hình ảnh du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế
Tính riêng năm 2017, lượng khách Trung Quốc vào Quảng Ninh khoảng 5.000 người
ngày và cao điểm cuối tuần, lượng khách có thể tăng lên 10.000 lượt, tăng gấp 2-3 lần so
với bình thường. Nguồn thu từ khách Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ ước khoảng 330
tỷ đồng năm (chỉ bao gồm nguồn thu từ phí visa, vé tham quan Vịnh Hạ Long), chưa tính
phí lưu trú, ăn uống, vận chuyển…
Tuy nhiên, số lượng khách tăng đột biến không chỉ là nguy cơ đe dọa đến mơi trường,
tài ngun ngành mà cịn dẫn đến hệ quả về kinh tế và hình ảnh du lịch Việt Nam nói
chung.. Về kinh tế, khách Trung Quốc mua hàng tại các khu kkinh doanh chưa có sự thơng
đồng với doanh nghiệp trả trực tiếp bằng nhân dân tệ, khơng xuất hóa đơn, do đó Nhà nước
khơng kiểm sốt được, dẫn đến thất thoát nguồn thu. Trên thực tế, tỉnh Quảng Ninh đã thực
hiện yêu cầu các địa phương tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của tỉnh đối
với các công ty lữ hành, kiểm tra, công khai các tua tuyến cho khách du lịch, rà soát lại việc
15



quản lý các điểm bán hàng, nhà hàng. Bên cạnh đó, thực hiện điều tra các điểm có các tua
du lịch cho khách quốc tế, phải công khai, minh bạch giá dịch vụ tại các điểm bán hàng đối
với khách du lịch. Đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các
quy định về quản lý hoạt động lữ hành đón khách du lịch qua cửa khẩu đường bộ trên địa
bàn tỉnh. Đã có bốn cơng ty hoạt động lữ hành đón khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái
vi phạm và bị Thnah tra Sở du lịch thu hồi giấy phép kinh doanh 12 tháng và xử phạt hành
chính 25 triệu đồng. Cùng với đó là hàng loạt cửa hàng điểm, trung tâm mua sắm phục vụ
khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch vi phạm các quy định đã bị tạm dừng hoạt động.
Điển hình là xử phạt đối với cửa hàng lưu niệm Ngọc Rồng tại Thành phố Hạ Long với số
tiền 400 triệu đồng do vi phạm khi niêm yết giá hàng hóa bằng USD.
Về hình ảnh điểm đến, vì chương trình giá rẻ nên chất lượng hướng dẫn viên không
đảm bảo, thậm chí tại Đà Nẵng, cũng đã phát hiện và xử lý doanh nghiệp lữ hành do người
Việt đứng tên để đãm bảo thủ tục pháp lý, còn đều hành hoạt động đều do người Trung
Quốc đứng phía sau, xuyên tạc thông tin điểm, kể cả về lãnh hải, đất nước và con người,
văn hóa Việt Nam.
Về việc làm, năm 2015, Du lịch và lữ hành đã đóng góp trực tiếp tạo ra 2.783 nghìn
việc làm (5,2% tổng việc làm) được dự báo đạt 3.553 nghìn việc làm vao năm 2026. Gía trị
xuất khẩu du lịch từ khách du lịch quốc tế đạt 213.389 tỷ Việt Nam, được dự báo sẽ tăng
6,8% mỗi năm giai đoạn 2016-2026.
So sánh Việt Nam với các nước trên thế giới về “Chỉ số cạnh tranh về du lịch và lữ
hành”. Việt Nam được đanh giá là quốc gia có mức độ cải thiện thứ hạng tăng vượt trội,
tăng 8 bậc so với năm 2015, xếp thứ 67 trên tồn cầu. Các nhân tố chính của khả năng cạnh
tranh của du lịch Việt Nam so với các nước trên thế giới là tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên văn hóa và khả khăng cạnh tranh về giá cả. Việt Nam đã được nhận diện là đất nước
có thị trường lao động và nhân lực du lịch dồi dào, lực lượng du lichcos trình độ cao.
Đáng chú ý là Việt Nam đã phát triển vượt bậc về khả năng và mức độ sử dungjcoong
nghệ thông tin. Ngày nay trên 94% lãnh thổ quốc gia được bao phủ bởi tín hiệu 3G và việc
sử dụng Internet cá nhân đã tăng từ 44% lên 53%, cho thấy rằng sự thâm nhập của công

nghệ thông tin đang tiến triển với tốc độ ngày càng tăng của Việt Nam, các tìm kiếm liên
quan đến du lịch tự nhiên của Việt Nam đang phát triển, tăng sức hấp dẫn của tài nguyên
16


thiên nhiên. Đồng thời, tiếp tục phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng kinh doanh du
lịch. Nhận thức về an ninh và an toàn cũng làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp
dẫn hơn cho việc phát triển ngành du lịch lữ hành.

17



×