Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải Sgk Địa Lí 10 – Chân Trời Sáng Tạo Bài (8).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.5 KB, 6 trang )

Bài 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHƠNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
A/ Câu hỏi dẫn nhập
Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 39 sgk Địa Lí 10 CTST: Nhiệt độ khơng khí phân bố
như thế nào?
Trả lời:
- Nhiệt độ khơng khí phân bố khơng đồng đều, chủ yếu phụ thuộc vào góc chiếu của tia
sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình
+ Phân bố theo vĩ độ: càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng
nhiệt nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ
nhiệt năm càng lớn.
+ Phân bố theo lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở
lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Ở những khu vực
gần đại dương, nơi có dịng biển nóng hoặc dịng biển lạnh đi qua nhiệt độ khơng khí cũng
có sự chênh lệch.
+ Phân bố theo địa hình: ở tầng đối lưu nhiệt độ khơng khí giảm dần theo độ cao, cứ lên
cao 100m giảm 0,6oC; sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn
và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng
mặt trời.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. KHÁI NIỆM
Trả lời câu hỏi trang 39 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết
của bản thân, em hãy:
- Trình bày khái niệm khí quyển.
- Nêu dẫn chứng về vai trị của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
Trả lời:
- Khái niệm khí quyển: là lớp khơng khí bao quanh Trái Đất, ln chịu ảnh hưởng của Vũ
trụ, trước tiên là Mặt Trời.


- Dẫn chứng về vai trị của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất: Một phần sức nóng
của Mặt Trời khơng được Trái Đất hấp thụ mà nó phản xạ trở lại vào khoảng không vuc


trụ. Các loại khí trong bầu khí quyển của Trái Đất như CO2, NO, CFC giữ lại nhiệt này và
tỏa ra bề mặt Trái Đất, đó là “hiệu ứng nhà kính”. Khơng có hiện tượng nà Trái Đất sẽ rất
lạnh lẽo và sự sống khó tồn tại.
II. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHƠNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Phân bố theo vĩ độ
Trả lời câu hỏi trang 40 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và
thông tin trong bài, em hãy
- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến
vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó
Trả lời:
- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến
vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc:
+ Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc,
từ 24,5oC ở Xích đạo xuống -10,4oC ở vĩ độ 70o, chênh lệnh >30oC.
+ Biên độ nhiệt năm càng lớn từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc, từ 1,8oC ở Xích
đạo lên đến 32,2oC ở vĩ độ 70o, chênh lệnh >30oC.
- Giải thích: do càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt
nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt
năm càng lớn.
2. Phân bố theo lục địa và đại dương
Trả lời câu hỏi trang 40 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài,
em hãy:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình
8.1:
- Giải thích vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.


Trả lời:
- Các trạm khí tượng có cùng vĩ độ nhưng lại có sự khác nhau về biên độ nhiệt năm, thay

đổi theo vị trí gần và xa đại dương, cụ thể: trạm Cuôc-xcơ biên độ nhiệt năm là 29oC, trạm
Vac-xa-va là 23oC, trạm Pô-dơ-nan là 21oC, trạm Va-len-xi-a là 9oC.
- Giải thích: do lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, cịn đại dương thì ngược lại.
3. Phân bố theo địa hình
Trả lời câu hỏi trang 41 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 8.2 và thơng tin trong bài,
em hãy: 41
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Cho biết nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố nào của địa hình. Chứng minh.
Trả lời:
- Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu: nhiệt độ khơng khí giảm dần theo độ
cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC.
- Nhiệt độ còn phụ thuộc vào các yếu tố độ dốc và hướng phơi của địa hình: sườn có độ
dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh
sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
C/ Câu hỏi cuối bài
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 38 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện phân
bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất theo vĩ độ, theo lục địa, đại dương và theo địa hình.
Em hãy cho biết yếu tố địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố nhiệt độ.
Trả lời:
- Sơ đồ thể hiện phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất theo vĩ độ, theo lục địa, đại
dương và theo địa hình.


Theo vĩ
độ

Càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng
nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít
Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch,
biên độ nhiệt năm càng lớn

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều
ở lục địa

Sự
phân bố
nhiệt độ
khơng
khí trên
Trái
Đất

Theo
lục địa,
đại
dương

Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ
nhiệt lớn
Nơi có dịng biển nóng hoặc dịng biển lạnh đi qua
nhiệt độ khơng khí cũng có sự chênh lệch

Ở tầng đối lưu nhiệt độ khơng khí giảm dần theo độ
cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC
Theo
địa hình

Sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được
lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh
sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất
ánh sáng mặt trời.


- Ảnh hưởng của yếu tố địa hình tới sự phân bố nhiệt độ: ở tầng đối lưu nhiệt độ khơng
khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC; sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ
nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt
độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 38 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy tìm thơng tin và sưu
tầm hình ảnh về những địa điểm có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới.
Trả lời:


Trạm Vostok ở Nam Cực ghi nhận nhiệt dộ thấp nhất trên Trái Đất (-89,2oC)

Thung lũng Chết sa mạc California (Mỹ) có nhiệt độ cao nhất Trái Đất (54,4oC)




×