Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải Sgk Địa Lí 10 – Chân Trời Sáng Tạo Bài (40).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.25 KB, 5 trang )

Giải Địa lí lớp 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển, phân bố dịch vụ

Mở đầu trang 121 Địa Lí 10: Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành như thế nào? Các nhân
tố nào ảnh hưởng đến tình hình phát triển và phân bố của ngành?
Trả lời:
* Cơ cấu ngành dịch vụ: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công
* Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lí
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
I. Cơ cấu, vai trò và đặc điểm ngành dịch vụ
Câu hỏi trang 121 Địa Lí 10: Dựa vào thơng tin trong bài, hình 33 và hiểu biết của
bản thân, em hãy trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.
Trả lời:
* Cơ cấu ngành dịch vụ:
- Dịch vụ kinh doanh: giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng,
bảo hiểm, bất động sản, khác(…)
- Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn - bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể
dục thể thao,…)
- Dịch vụ cơng: hành chính cơng, các hoạt động đồn thể, khác (vệ sinh mơi
trường,…)
Câu hỏi trang 122 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân,
em hãy trình bày vai trị của ngành dịch vụ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Trả lời:
- Vai trò của ngành dịch vụ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội:


+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Khai thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển đất nước.


+ Thúc đẩy liên kết các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
Câu hỏi trang 122 Địa Lí 10: Dựa vào thơng tin trong bài và hiểu biết của bản thân,
em hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ.
Trả lời:
- Đặc điểm của ngành dịch vụ:
+ Sản phẩm thường không phải là vật chất cụ thể.
+ Có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, là mắt xích quan trọng trong
chuỗi sản xuất.
+ Có cơ cấu ngành đa dạng; thay đổi nhanh về quy mơ, loại hình đáp ứng nhu cầu mới
của thị trường.
+ Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ
và năng suất lao động.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Câu hỏi trang 122 Địa Lí 10: Dựa vào thơng tin trong bài và hiểu biết của bản thân,
em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch
vụ. Cho ví dụ.
Trả lời:
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, sự liên kết phát triển, sự
hội nhập quốc tế,… của ngành dịch vụ. Ví dụ: Để phát triển dịch vụ giao thơng vận


tải cần lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng đường, nơi tập trung của các khu công
nghiệp, trung tâm công nghiệp hoặc nơi đông dân cư.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định tình hình phát triển và phân bố.
+ Dân số đông ảnh hưởng đến quy mô phát triển ngành dịch vụ. Ví dụ: Dân số càng
đơng, nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển ngành dịch vụ.

+ Cơ cấu dân số và lịch sử - văn hoá tạo nên sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ.
+ Phân bố dân cư, sự phát triển cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến mạng lưới phân bố.
+ Xu hướng tiêu dùng, tiến bộ khoa học - cơng nghệ, chính sách phát triển và hội
nhập ảnh hưởng đến xu hướng phát triển ngành.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cho sự phát triển
và phân bố ngành dịch vụ. Ví dụ: các điều kiện về địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh
vật,… ảnh hưởng đến sự lựa chọn khai thác một số loại hình dịch vụ như giao thông
vận tải, du lịch,…
Luyện tập (trang 123)
Câu hỏi 1 luyện tập trang 123 Địa Lí 10: Lấy ví dụ minh hoạ về một trong những
vai trò của ngành dịch vụ.
Trả lời:
- Ví dụ minh họa cho vai trị nâng cao đời sống văn hóa, văn minh cho người dân:
Giáo dục là một ngành thứ cấp trong ngành dịch vụ tiêu dùng. Giáo dục chính là một
trong những tiền đề quan trọng để nâng cao dân trí, hiểu biết và văn minh cho người
dân, từ đó xây dựng đời sống văn hóa, văn minh. Biểu hiện chính là q trình giáo dục
từ cấp học mầm non cho đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại
học.
Câu hỏi 2 luyện tập trang 123 Địa Lí 10: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Trả lời:


Vận dụng (trang 123)
Câu hỏi vận dụng trang 123 Địa Lí 10: Em hãy lựa chọn và tìm hiểu tư liệu về sự
phát triển của một ngành thuộc một trong ba nhóm ngành dịch vụ chính (dịch vụ kinh
doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công) ở địa phương em.
Trả lời:
(*) Sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình:
- Những năm qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh và toàn diện,

giai đoạn năm 2010-2019, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đạt 11%/năm, về doanh
thu du lịch đạt 23,6%/năm. Riêng năm 2019, Ninh Bình đón được 7,65 triệu lượt, tăng
4,79% so với năm 2018. Trong đó khách nội địa đạt 6,68 triệu lượt khách, tăng 3,9%
so với năm trước; khách quốc tế đạt 970 nghìn lượt, tăng gần 11% so với năm trước;
doanh thu đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm trước. giải quyết việc làm
cho 14.500 lao động địa phương. Hết năm 2020, tồn tỉnh có 689 cơ sở lưu trú với
trên 8.500 phòng nghỉ, 15 khách sạn tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao.
- UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch
định hướng đến năm 2030, tạo cơ sở pháp lý và định hướng quan trọng xây dựng
Ninh Bình trở thành trọng điểm du lịch của cả nước. Từ năm 2010 đến năm 2020,
ngân sách Nhà nước đã cấp 1.194,948 tỷ đồng từng bước đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, nhất là các khu du lịch trọng điểm.
- Bên cạnh đó, đã cấp giấy chứng nhận cho 58 dự án. Nhiều dự án được triển khai tích
cực, đúng tiến độ, đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.


Tồn tỉnh hiện có 264 cơ sở kinh doanh homestay, tạo việc làm có thu nhập ổn định
cho hàng trăm lao động địa phương.



×