Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Luật bản quyền hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan những vấn đề pháp lý và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.02 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Bài tiểu luận

LUẬT BẢN QUYỀN
HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
QUYỀN LIÊN QUAN-NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

0


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến trúc TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ: LUẬT BẢN QUYỀN

ĐIỂM CỦA BÀI TIÊU LUẬN
Ghi bằng số

Họ tên và chữ ký của cán bộ
chấm thi thứ 1

Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ lý của cán bộ


chấm thi thứ 2

1


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 3
A. NỘI DUNG ........................................................................................... 4
I. Lý luận chung ........................................................................................ 4
1. Khái niệm ............................................................................................... 4
2. Qui định chung ....................................................................................... 5
3. Đặc điểm ................................................................................................ 6
II. Các quy định pháp lý ........................................................................... 6
1. Hình thức hợp đồng sử dụng quyền tác giả ............................................. 7
2. Phân loại hợp đồng ................................................................................. 7
3. Đối tượng hợp đồng ................................................................................ 9
4. Trường hợp không được phép chuyển quyền ........................................ 10
5. Thời hạn sử dụng .................................................................................. 10
6. Nội dung hợp đồng ............................................................................... 11
7. Thủ tục chuyển quyền sử dụng.............................................................. 13
III. Thực tiễn ........................................................................................... 14
C. KẾT LUẬN ........................................................................................ 15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 16

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề về sở hữu trí tuệ đang rất được coi trọng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt
Nam đang dần bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, ngành xuất bản và
văn hóa đọc trong nước bắt đầu được chú trọng trở lại cùng với sự xuất hiện của nhiều tác
giả trẻ và tài năng. Tuy vậy, khơng phải ai cũng có một cái nhìn tồn diện về sở hữu trí
tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Bất cứ ai sáng tác ra một tác phẩm bằng công
sức và sự sáng tạo của mình đều có quyền chính đáng đối với sản phẩm đó và được pháp
luật tơn trọng. Tác giả cũng như chủ sở hữu tác phẩm đối với toàn bộ hay một phần tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, chúng ta cần quan tâm tìm hiểu,
nghiên cứu về vấn đề của chủ sở hữu và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền
liên quan.
2. Giới hạn của đề tài
Với đề tài này, em sẽ tập trung nghiên cứu về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả và quyền liên quan. Cụ thể em sẽ khái quát về hợp đồng qua khái niệm, hợp đồng trên
phương diện khoa học và pháp lý cũng như các điều khoản cần thiết,… Từ đó nếu lên
thực tiễn của hợp đồng để làm sáng tỏ đề tài này.
3. Mục tiêu hướng tới
Mục tiêu hướng tới của em trong bài luận về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả và quyền liên quan này là muốn phân tích rõ để thấy được tầm quan trọng, vai trò của
hợp đồng này dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học và trong thực tiễn đồi sống. Đồng thời
ứng dụng được chúng trong thực tiễn của chính mình.
4. Phương hướng nghiên cứu
Để nghiên cứu và hồn thiện bài tiểu luận này em đã tìm hiểu qua rất nhiều các tài liệu,
sách báo, trang web,... Phương pháp nghiên cứu chính của em là tìm tịi tất cả các thông
tin về những vấn đề liên quan đến pháp luật, đặc biệt là luật bản quyền trên các trang web
lớn uy tín của nước ta để tiếp cận lượng thơng tin đa dạng và chính xác hơn. Bên cạnh đó
em cịn tham khảo thêm các sách về pháp luật, luật bản quyền, cũng như tham khảo các
hợp đồng thực tế để bổ sung kiến thức và hoàn thiện đề tài này tốt nhất.
3



B. NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN CHUNG

1. Khái niệm hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
Thứ nhất, quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Tại Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ:
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu. (Khoản 2)
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (Khoản 3).
Thứ hai, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng được giải thích trong Luật Sở
hữu trí tuệ, điều này nhằm xác định, nhận diện và phân biệt với chuyển nhượng quyền tác
giả, quyền liên quan, theo đó, tại Khoản 1, Điều 47 ghi nhận: “Chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc tồn bộ các
quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của
Luật này.“. Trong đó, cụ thể là chủ sở hữu chỉ được cho phép chủ thể khác sử dụng
quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền tác giả) và
các quyền tài sản.
Thứ ba, ý nghĩa, đặc điểm của hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan?
Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một hình thức pháp lý để
chủ sở hữu tài sản trí tuệ khai thác giá trị kinh tế mang lại lợi ích vật chất cho mình. Việc
chuyển giao quyền sử dụng có phạm vi hạn chế hơn so với chuyển nhượng đối tượng
quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với quyền tác giả, bên nhận quyền sử dụng chỉ được

sử dụng quyền trong phạm vi nhất định, tùy theo đối tượng cụ thể, pháp luật quy định hạn
chế những quyền của các bên khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng.

4


Từ sự phân tích các khái niệm liên quan, cùng với khái niệm về hợp đồng theo quy định
của Bộ luật dân sự, tác giả đưa ra định nghĩa về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan như sau:
→Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa
các bên, cụ thể là giữa chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan và các tổ
chức, cá nhân khác về việc sử dụng một số nội dung quyền tác giả, quyền liên quan theo
quy định của pháp luật.
2. Qui định chung
Các quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được quy
định tại Điều 47, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019:
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một
số hoặc tồn bộ các quyền: quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản đối với tác phẩm,
quyền tài sản của người biểu diễn, Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và
Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả khơng được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác
phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có
sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu
nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các
phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với
phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể
chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp
luật thì quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải tuân thủ theo quy định của
5


pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi chuyển giao
quyền liên quan cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan phải có sự đồng ý của tác giả để tránh những tranh chấp về sau thì nên thực hiện
tuân thủ đúng quy định này.
3. Đặc điểm
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là phương tiện pháp lí quan trọng để
qua đó các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng dựa trên cơ sở
thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan với bên sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan. Cũng như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan là hợp đồng dân sự nên nó cũng có các đặc điểm song vụ, ưng thuận và
là hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù. Tuy nhiên, là hợp đồng dân sự đặc biệt nên
hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có những đặc điểm riêng sau đây:
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng có sự chuyển giao quyền
sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu thì hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng. Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở hữu đối với
nhũng quyền được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền đó theo hình
thức nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan chỉ có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá
nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Các quyền năng được chuyển giao thuộc quyền tác giả, quyền liên quan bị hạn chế về

không gian và thời gian
Quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chỉ
được pháp luật bảo hộ trong thời hạn và trong phạm vi không gian nhất định. Do đó, mặc
dù thời hạn và phạm vi sử dụng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng thời hạn và
phạm vi đó cũng phải thuộc phạm vi và thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định.
II.

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ

1. Hình thức hợp đồng sử dụng quyền tác giả
6


Hình thức : phải bằng văn bản.
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, bên được
chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền được chuyển giao và có quyền
chuyển nhượng các quyền đó cho người khác thì trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả
mục đích thỏa thuận của các bên là nhằm chuyển giao một hoặc một số quyền nhân thân,
quyền tài sản cho bên sử dụng được sử dụng trong thời hạn nhất định.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi để cá
nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, tổ chức cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…
Ngồi ra, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan còn góp phần bảo vệ quyền
lợi cho bên sử dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối
với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ
nói chung.
2. Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Căn cứ vào năng lực sử dụng quyền có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng độc quyền

và hợp đồng sử dụng không độc quyền
– Hợp đồng sử dụng độc quyền được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan mà theo đó chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các quyền được
chuyển giao và ngay cả chủ sở hữu cũng khơng có quyền sử dụng các quyền năng đó
trong thời hạn chuyển giao.
– Hợp đồng sử dụng không độc quyền là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan mà các bên có thỏa thuận sau khi chuyển nhượng bên chuyển nhượng vẫn có quyền
sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền sử dụng các quyền
năng đó cho các chủ thể khác.
Pháp luật sở hữu trí tuệ khơng quy định rõ trong trường hợp các bên không thỏa thuận về
năng lực sử dụng quyền thì đây là hợp đồng sử dụng độc quyền hay khơng độc quyền, về
lí luận có thể nhận thấy chủ sở hữu ln có quyền sử dụng đối với tài sản thuộc sở hữu
của mình. Do đó, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì trong trường hợp này hợp đồng
7


được coi là hợp đồng sử dụng không độc quyền và chủ sở hữu vẫn có quyền sử dụng đối
với các quyền năng đã chuyển giao.
Khác với tài sản thông thường, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan có thể
được sử dụng đồng thời bởi nhiều người khác nhau. Chính vì vậy, việc phân loại này có ý
nghĩa giúp xác định chính xác ai là người có quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan để từ đó áp dụng quy chế pháp lí phù hợp bảo vệ chủ thể có quyền sử dụng đó.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng một lần và hợp
đồng sử dụng nhiều lần
– Hợp đồng sử dụng một lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo
đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền năng đã được
chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt (mặc dù thời hạn sử
dụng có thể vẫn còn). Nếu bên sử dụng muốn sử dụng thêm thì mà khơng được sự đồng ý
của bên chuyển giao thì bị coi như xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan được
pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nhất định.

– Hợp đồng sử dụng nhiều lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà
theo đó thì bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã được chuyển giao nhiều lần
trong thời hạn đã thỏa thuận. Số lần sử dụng các bên có thể ấn định hoặc tùy thuộc vào ý
chí của bên sử dụng theo thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng này tạo điều kiện thuận lợi
cho bên sử dụng có thể sử dụng nhiều lần mà không cần phải xin phép hoặc kí kết hợp
đồng lại với bên chuyển giao.
Căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định
hoặc khơng xác định.
– Hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử dụng và bên sử dụng chỉ
được sử dụng các quyền năng đã chuyển giao trong khoảng thời gian đó.
– Hợp đồng sử dụng có thời hạn không xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử dụng là không
xác định. Trong trường hợp này, bên sử dụng sẽ được sử dụng các quyền đã chuyển giao
cho đến hệt thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên
8


quan vì trong thời hạn đó chủ sở hữu hoặc người khác vẫn có quyền sử dụng đối với các
quyền năng đó.
Ngồi ra, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có thể được phân loại
thành hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù, hợp đồng một người sử dụng hoặc
nhiều người sử dụng…
3. Đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác
giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một,
một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29,

Điều 30 và Điều 31 của Luật này.
….
4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể
chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”
Như vậy theo quy định đã nêu ở trên ta thấy như sau đối tượng của hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và quyền tài sản
được quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của
Luật sở hữu trí tuệ 2005 , cụ thể gồm các quyền dưới đây:
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng
thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
9


– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Quyền của người biểu diễn
– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
– Quyền của tổ chức phát song
Quyền liên quan
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình
– Phát sóng cuộc biểu diễn
– Bán, cho thuê bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn
4. Trường hợp không được phép chuyển quyền sử dụng
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19

Luật sở hữu trí tuệ 2005 , trừ quyền cơng bố tác phẩm; người biểu diễn không được
chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân của mình cho người khác.
Về nguyên tắc, quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi chủ thể và không thể chuyển
giao cho người khác được do đó nó khơng thể trở thành đối tượng của các hợp đồng
chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, cũng giống như đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng, đối tượng của hợp
đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao gồm quyền
tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn, quyền tài sản của
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức phát sóng.
5. Thời hạn sử dụng quyền tác giả quyền liên quan
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng mà
bên sử dụng và bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan phải thỏa thuận cụ thể.
Trong thời hạn sử dụng, bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mới có quyền sử
dụng và khi hết thời hạn đó thì khơng có quyền sử dụng nữa. Trường hợp bên sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan đó.
10


Tuy nhiên, thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có mối liên quan mật
thiết với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả, quyền liên quan
là loại quyền có thời hạn bảo hộ (trừ quyền nhân thân gắn liền với tác giả). Do đó, thời
hạn của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan do các bên thỏa thuận phải
trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.
6. Nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
6.1 Các bên liên quan
Bên chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bên chuyển giao quyền tác giả,
quyền liên quan là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Chủ sở hữu là người có
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các quyền năng thuộc phạm vi sở hữu của mình.

Do đó, họ có quyền quyết định tự sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng đó cho người
khác theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ thể khác, họ vẫn là chủ sở hữu của các
quyền này và vẫn có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng hoặc chuyển nhượng
các quyền đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.
Ngoài ra, bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có thể khơng phải là chủ sở
hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Họ có thể là người được chuyển giao quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan nhưng theo thỏa thuận với chủ sở hữu họ có quyền chuyển
giao lại quyền sử dụng này cho người khác.
Trong trường hợp bên chuyển giao là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bản ghi am, ghi hình, chương trình phát sóng thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong trường
hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền
tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối
với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác mà khơng cần có sự đồng ý của
các đồng chủ sở hữu khác.
Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
11


Bên sử dụng có thể là cá nhân, tổ chức thông qua hợp đông sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan tiến hành sử dụng các quyền được bên kia chuyển giao. Do đặc thù của từng
loại hình mà bên sử dụng tác phẩm có thể là các nhà xuất bản, các nhà sản xuất băng âm
thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh truyền hình, các tổ chức triển
lãm, các đoàn nghệ thuật biểu diễn… Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự và được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
6.2 Nội dung hợp đồng

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm
những nội dung chủ yếu sau đây:
-

Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

-

Căn cứ chuyển quyền;

-

Phạm vi chuyển giao quyền;

-

Giá, phương thức thanh toán;

-

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

-

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Nội dung của hợp đồng căn cứ Khoản 1 Điều 48 VBHN 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu
trí tuệ như sau:

Điều 48. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
“1. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm
những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển quyền;
c) Phạm vi chuyển giao quyền;
12


d) Giá, phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả là sự thỏa thuận của hai bên nhưng thường thường sẽ do
bên sử dụng soạn thảo. Sau đó bên chuyển giao sẽ đọc lại hợp đồng, các điều khoản ghi
trong hợp đồng thật kĩ rồi mới ký.
7. Thủ tục chuyển quyền sử dụng tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển quyền sử dụng tác giả
Tờ khai chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.
Giấy chứng nhận quyền tác giả (bản gốc).
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.
Giấy tờ pháp lý của bên nhận quyền và bên chuyển quyền. (Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh đối với tổ chức, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu đối với
cá nhân).
Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng tác giả trực tiếp hoặc chuyển phát qua đường
bưu điện đến một trong các địa chỉ:
Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội;
Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng;
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu chuyển quyền sử dụng quyền tác

giả, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo công nhận yêu cầu chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn do khối lượng
công việc tại Cục Bản quyền tác giả tương đối nhiều.
III.

THỰC TIỄN

13


Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi để cá
nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, tổ chức cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…
Đồng thời, hợp đồng sử dụng cịn góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng tránh khỏi
những rắc rối xoay quanh vấn đề bản quyền, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra,
giám sát của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói
riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp
luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị
của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về
quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”. Với sự nỗ lực của
cơ quan chức năng, ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật về quyền tác giả và quyền liên
quan ở nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã được nâng lên, thể hiện ở việc ghi rõ nguồn, bản
quyền sản phẩm, cơng trình khi sử dụng lại hoặc trích dẫn, khai thác… Tuy nhiên, tình
trạng xâm phạm, vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phổ biến. Điển
hình là trong lĩnh vực báo chí, đầu tháng 10-2021, trang thơng tin điện tử tổng hợp
tintucnamdinh.vn bị thu hồi giấy phép khi có những sai phạm như: sử dụng tên miền gây
nhầm lẫn với cơ quan báo chí; đăng tải tin bài từ một số báo điện tử trong khi chưa có
văn bản cho phép đăng lại tin bài của các báo điện tử đó. Dạng vi phạm của trang tin điện
tử này trong lĩnh vực báo chí hiện khá phổ biến. Gõ từ khóa “vi phạm bản quyền trong

lĩnh vực báo chí”, trong 0,5 giây cho tới 32,8 triệu kết quả (?!). Vi phạm bản quyền tác
giả và quyền liên quan trên các lĩnh vực văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc… có thể gặp trên
bất cứ tuyến đường hoặc các ngõ, xóm với các băng rơn, khẩu hiệu, biển quảng cáo có sử
dụng hình ảnh minh họa; các cửa hàng, doanh nghiệp âm nhạc, phim truyền hình chưa
được trình chiếu chính thức đã tràn ngập bản copy trên mạng… Đặc biệt, với sự bùng nổ
của công nghệ thông tin khiến vấn nạn vi phạm pháp luật, xâm phạm bản quyền - bảo hộ
quyền tác giả càng thêm chồng chất khó khăn cho tác giả và cơ quan quản lý. Với các
thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển của các nền tảng ứng dụng, mạng xã
hội, bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng xâm phạm hoặc bị xâm phạm bản quyền, vi
phạm pháp luật. Tình trạng “Nhà nhà vi phạm, người người vi phạm” cùng với thói quen
“xài chùa” dường như đã trở thành điều hiển nhiên.
14


Các tác giả và chủ sở hữu cần phải tự bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những
biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó cần đưa
ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm của mình, cách phân biệt giữa
hàng thật và hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mặt khác, mỗi cá nhân hãy trở thành một
người tiêu dùng thông thái, cần tìm hiểu kỹ thơng tin sản phẩm mình muốn lựa chọn, mua
bán tại những nơi uy tín, khơng vì “ham rẻ” mà tiếp tay cho việc xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một vấn đề
rất đáng được quan tâm và hoàn thiện. Qua q trình nghiên cứu có thể thấy hệ thống
pháp luật Việt Nam về hoạt động này khá cụ thể, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện
pháp luật, tuy nhiên vẫn còn tồn tại, những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp
luật và việc thực tiễn thực hiện đòi hỏi nhà nước ta phải chú trọng hơn nữa nghiên cứu,
đưa ra những chính sách mới phù hợp với thực tiễn xã hội hơn, dự liệu được sự thay đổi
trong quá trình thực hiện pháp luật.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là phương tiện pháp lí quan trọng để qua

đó các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng dựa trên cơ sở thỏa
thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan với bên được chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Ngồi ra, hợp đồng cịn góp phần bảo vệ quyền lợi
cho bên sử dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối
với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ
nói chung.
Có thể nói, hồn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong
những khâu quan trọng nhất trong q trình hồn thiện hợp đồng sử dụng quyền tác giả.
Nếu được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở vừa đáp ứng nhu cầu nội tại của đất nước,
vừa phù hợp trình độ phát triển kinh tế và bảo đảm tính tương thích với xu hướng phát
triển chung về sở hữu trí tuệ tồn cầu, chính sách sở hữu trí tuệ mới thật sự trở thành một
động lực của kinh tế tri thức, của khoa học - cơng nghệ, để từ đó kinh tế tri thức, khoa
học - công nghệ tiếp tục là động lực cho sự vươn mình của đất nước.

15


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />
16



×