Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong thực hiện học đi đôi với hành của sinh viên đại học ngoại ngữ đhqg hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.08 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG THỰC HIỆN HỌC ĐI ĐƠI
VỚI HÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQG HÀ NỘI

Họ và tên SV: Nguyễn Thảo Vân
Lớp

: POL 1001 04….. Tiết 9 – 10 thứ 2

Khóa

: QH2019

Mã số sinh viên: 19041075
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội - 2021

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC TIỂU LUẬN .................................................................................. 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chương I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÍ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN. ................................................................................. 3
1.1 Khái niệm về lí luận ..................................................................................... 3


1.1 Khái niệm về thực tiễn.................................................................................. 4
1.3 Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn ……………………………………...5
Chương II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH CỦA SINH VIÊN NGOẠI NGỮ - ĐHQG Hà Nội
........................................................................................................................... 6
2.1 Trở ngại việc học ngoại ngữ hiện nay ........................................................... 6
2.2 Một số giải pháp từ phía nhà trường và sinh viên nhằm phát huy và áp dung
lí luận đã học vào thực tiễn theo Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH ............................... 8
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 9

2


MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu đề tài
Là sinh viên đại học Ngoại Ngữ, nên việc học lí luận lí thuyết và đưa vào thực
tiễn là rất quan trọng bởi vì học ngôn ngữ không chỉ học ngữ pháp từ vựng hay
các bài học thuật là sẽ có kết quả tốt, mà việc thực hành ngôn ngữ trong cuộc
sống thực là rất quan trọng, bởi vì chính việc thực hành thực tiễn thì ngơn ngữ
mới trở nên linh hoạt và nhớ lâu hơn.
Không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mới cần liên kết giữa lí luận và thực tiễn mà
tất cả các lĩnh vực đều cần sự nghiên cứu về lí luận và áp dụng vào thực tiễn một
cách đúng đắn và hiệu quả.
CHƯƠNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÍ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái niệm lí luận
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mọi lý luận chân chính đều bắt
nguồn từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Như vậy, lý luận
đóng vai trị rất quan trọng trong tiến trình vận động, hình thành nên các sản

phẩm của lý luận trên thực tiễn. Con người muốn cải tạo được thế giới cần phải
có những hiểu biết về nó, nhưng những hiểu biết ấy khơng có sẵn trong con
người. Muốn có hiểu biết (tri thức), con người phải tác động vào thế giới khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó con người tích lũy được
3


những tri thức kinh nghiệm. Tuy nhiên, những tri thức kinh nghiệm đó mới chỉ
đem lại sự hiểu biết về từng mặt riêng lẻ, bề ngoài của sự vật. Ph.Ăngghen đã
chỉ rõ: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng
minh được đầy đủ tính tất yếu”. Do đó, để hiểu được tính tất yếu, bản chất của
sự vật, con người phải khái quát những tri thức, kinh nghiệm thành lý luận. Vận
dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý
luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri
thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử”. Vì vậy, “lý luận
như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực
tế”. Nghiên cứu lý luận là quá trình đi sâu tìm tịi, nắm bắt cái tất yếu, bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng cùng mọi quan hệ phức tạp ẩn giấu đằng sau các
sự vật, hiện tượng đó.
1.2 Khái niệm về thực tiễn
Theo triết học, Thực tiễn là tồn bộ những hoạt động có tính lịch sử - xã hội của
con người. Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội để phục vụ con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác
cao của con người, khác hẳn với hoạt động chỉ dựa vào bản năng, thụ động của
động vật.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Thực tiễn là cơ sở góp phần rèn luyện giác
quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế, hồn thiện hơn. Trên cơ sở
đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người cũng cải biến chính bản thân, phát
triển năng lực, trí tuệ của mình. Ph.Ăngghen viết: “… Chính việc người ta biến

đổi tự nhiên chứ khơng phải một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên,
là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người
phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”.

4


`1.3 Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Theo Triết học, Thực tiễn và Lý luận luôn thống nhất biện chứng với nhau, địi
hỏi có nhau, nương tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu khơng có thực
tiễn thì khơng thể có lý luận và ngược lại, khơng có lý luận khoa học thì cũng
khơng thể có thực tiễn chân chính
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Lý luận như cái kim chỉ Nam, nó chỉ phương
hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng túng như
nhắm mắt mà đi”; 1"Làm mà khơng có lý luận thì khơng khác gì mị trong đêm
tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”. Khẳng định vai trị của lý luận, Hồ Chí
Minh chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn vì: “thực tiễn
khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng
liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”, nên lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm
muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở.
Thực tiễn cần tới lý luận khoa học soi đường, dẫn dắt, định hướng để khơng rơi
vào mù qng, mị mẫm. Cịn lý luận khoa học phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nảy
sinh từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn. Lý luận
khoa học phải được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường tổng kết
thực tiễn, nếu khơng lý luận đó chỉ là lý luận suông, giáo điều, xa rời cuộc sống.
Chúng ta cần chú ý rằng: một lý luận khoa học có thể được nảy sinh từ những
luận điểm khoa học đã có làm tiền đề. Nhưng xét đến cùng thì những lý luận đó
cũng xuất phát từ thực tiễn. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng: mọi lý luận đều
trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ thực tiễn.
Về hoạt động thực tiễn và vai trò của lý luận với thực tiễn, Hồ Chí Minh cho

rằng, thực tiễn đúng đắn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi một lý luận
khoa học, đúng đắn, nếu không thực tiễn sẽ là thực tiễn mù quáng, mò mẫm, mất

5


phương hướng. Người nhắc nhở: “Thực tiễn khơng có lý luận dẫn đường thì
thành thực tiễn mù quáng”
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Người ta có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu
trí tuệ của mình bằng cách khơng ngừng học tập để thâu thái vào đầu óc của
mình toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại và hiểu biết đó phải dẫn tới cuộc
sống và hành động. Hồ Chí Minh cho rằng, học để hiểu biết, để làm việc, học để
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, học để làm người. Muốn vậy phải có thói
quen đem lý luận liên hệ với thực tiễn, đem những lý luận đã tiếp thu được cùng
với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong đời sống hàng ngày mà áp dụng
vào các cơng việc thực tế.2
Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh ln chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc gì
cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực. Muốn đạt được kết quả
đó thì việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu
đáo. Người mong muốn việc học - hành, tức là nhận thức - hành động phải đạt
tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu. Vì vậy theo Người, học tập ở trong nhà
trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộc sống, học ở người khác…
Chương II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN HỌC
ĐI ĐƠI VỚI HÀNH CỦA SINH VIÊN NGOẠI NGỮ - ĐHQG Hà Nội
2.1 Trở ngại của việc học ngoại ngữ hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Ngữ
- ĐHQG Hà Nội
Là một sinh viên ngành ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại Ngữ, xuất phát
điểm là 1 học sinh từ nông thôn, không được tiếp cận và luyện tập tiếng anh
nhiều, chủ yếu là học ngữ pháp và từ vựng qua sách vở một cách khô khan,
không được luyện tập việc nghe nói hay giao tiếp với mơi trường thực tế nên

việc giao tiếp cũng như thích ứng với mơi trường chun ngoại ngữ là một điều

2

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong việc nâng cao

chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay (bqllang.gov.vn)

6


khó khắn ban đầu, mà hầu hết các bài giảng của giảng viên hay các giáo trình
đều được biên soạn bằng tiếng anh, nên việc theo dõi và nghe giảng ban đầu
cũng hết sức là trở ngại vì khơng hiểu được toàn bộ bài giảng. Các bạn sinh viên
khác ở thành phố thì việc tiếp cận và thực hành tiếng anh sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều do điều kiện gia đình, mơi trường.. Vì vậy từ ngưỡng cửa cấp Ba lên Đại
học là khoảng thời gian rõ ràng nhất để chứng minh việc học và thực hành liên
kết với nhau như thế nào, khi các bạn nông thôn với việc ít được thực hành thực
tế so với các bạn có những điều kiện tốt hơn ở thành phố được luyện tập giao
tiếp thật trong mơi trường thực tế thì các bạn được thực hành sẽ có những kĩ
năng và bài học riêng cho mình khi bước vào đại học, biết cách giao tiếp bằng
tiếng anh hơn và chủ động hơn. Từ đó có thể thấy, việc học lí thuyết như ngữ
pháp hay từ vựng cũng quan trọng, là nền tảng để bồi đắp cho việc giao tiếp
nhưng để linh hoạt và chủ động thì sẽ phải gắn các kiến thức đó vào luyện tập
thực tế.
Trong việc học ngoại ngữ hiện nay của sinh viên, dường như việc mất đi định
hướng cũng như mục tiêu của bản thân, dẫn đến việc khơng cịn chú trọng cho
việc học lí thuyết, họ chỉ ghi chép theo những gì họ nhìn thấy, khơng liên kết với
các bài học sẽ ảnh hưởng tới quá trình rèn luyện. Đặc biệt trong thời đại dịch
COVID, sinh viên phải học online nhiều, dẫn tới tình trạng khơng chăm chú

nghe giảng, thay vào đó, họ sẽ ngủ hoặc giải trí, từ đó, việc tích lũy những kiến
thức và lí luận trở nên khó hơn, hoặc khơng tích lũy được theo chiều sâu của
kiến thức, dẫn đến học vẹt và học nơng, từ đó sẽ khơng có những nền tảng để
ứng dụng vào thực tế.
Việc học ngôn ngữ không phải ngày 1 ngày hàng, mà nó được tích lũy từng
ngày, ngôn ngữ cần được luyện tập thường xuyên, nếu bỏ nhiều thời gian để học
ngôn ngữ nhưng không luyện tập sẽ dẫn đến tình trạng chóng qn. Vậy sinh
viên Đại Học Ngoại Ngữ thực hiện học đi đối với hành theo TTHCM như thế
nào.
7


2.2 Giải pháp cho sinh viên Đại học Ngoại Ngữ thực hiện học đi đôi với hành
theo TTHCM
2.2.1 Sinh viên
Để bắt kịp với nhịp độ học tập ở trường cùng với các sinh viên khác, em đã
chăm chỉ thu nạp một cách chủ động những kiến thức, lý thuyết. Trên giảng
đường, kết hợp việc nghe bài giảng và ghi chép lại những ý chính cơ bản của bài
giảng theo sơ đồ tư duy, cứ sau một tuần sẽ ôn lại những nội dung theo đề mục
được ghi chép trong đó. Bởi vì muốn thực hành, hay thi cử thì trước hết lý
thuyết phải chắc, hiểu rõ bản chất của nó. Nhưng em cũng thấy được rằng việc
ghi chép rồi ôn lại mà khơng có thực hành thì sẽ mất đi khả năng linh hoạt trong
ngôn ngữ, vậy nên, khi đã thuộc được những kiến thức, lý thuyết đó, em sẽ cố
gắng mang nó vào trong cuộc sống hàng ngày, để gắn liền với đời sống thực. Ví
dụ như 1 bài giảng trên lớp học về cấu trúc câu thể hiện quan điểm, khi về
phòng, em sẽ cố gắng vận dụng những lý thuyết đó để nói chuyện với các bạn về
1 số chủ đề mà mình quan tâm và sử dụng linh hoạt chúng. Thêm vào nữa, có
thể nói Hà Nội là một nơi có nhiều tây du lịch và sinh sống, vậy nên đó là một
cơ hội đáng giá cho mọi sinh viên đang theo học ngoại ngữ. Cứ khoảng 1-2 tuần,
vào cuối tuần thì em sẽ đi lên phố đi bộ hoặc những nơi có tây balo để nói

chuyện giao tiếp, bởi vì em hiểu là chính những việc giao tiếp thực tế đó sẽ giúp
mình linh hoạt và biết cách sử dụng từ ngữ một cách đúng đắn tự nhiên cũng
như nhớ nhất.
Thêm vào nữa, những sinh viên có điều kiện khá giả hơn một chút có thể tham
khảo những chuyến đi trao đổi ở nước ngoài, bởi vì là một sinh viên ngoại ngữ,
được làm việc trong mơi trường nước ngồi sẽ là 1 điều rất tốt bởi vì nó vừa
giúp phát triển kĩ năng nghề nghiệp, cũng như thực hành giao tiếp ngơn ngữ
trong chính mơi trường làm việc nước ngồi.
2.2.2 Nhà trường

8


Nhà trường, cùng tổ chức Đoàn Hội các cấp nên tạo mơi trường giao tiếp thường
xun cho sinh viên có cơ hội trau dồi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tránh để xảy
ra việc kiến thức chỉ nằm lại trên bài thi, không được sử dụng một cách thực tế,
như tổ chức nhiều chương trình, nhiều cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ như Các
cuộc thi Olyimpic Tiếng Anh,…
Nhà trường cùng Đoàn Hội các cấp nên tổ chức và thúc đẩy các CLB về Tiếng
Anh trên các lĩnh vực: Tiếng Anh khơng chun, TA giao tiếp, TA chun
ngành,… khuyến khích tổ chức các hoạt động thiết thực, mang lại hiệu quả cho
sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện khả năng nghe nói, giúp cho cơng
việc sau này.
KẾT LUẬN
Việc vận dụng TTHCM trong việc kết hợp lý luận và thực tiễn là điều quan
trọng. Nếu không coi trọng vai trò của lý luận, ta sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng,
chủ nghĩa kinh nghiệm. Nếu khơng có lý luận, ta sẽ ở vào tình trạng mị mẫm,
khơng phương hướng, khơng xác định được các chương trình, kế hoạch khả
thi.mNgược lại, ta khơng được đề cao vai trị của lý luận đến mức xem nhẹ thực
tiễn, rời vào bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí. Việc xa rời thực tiễn sẽ đưa đến

những chương trình, kế hoạch viển vơng, lãng phí nhiều sức người, sức của.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


10



×