Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

luận văn kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần may premier pearl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.82 KB, 61 trang )



  





































KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PREMIER PEARL
LỜI CẢM ƠN

Qua 3 năm heo học tại trường Cao Đẳng Bến Tre ngành kế tốn, em đã
trang bị những kiến thức cơ bản về Kinh Tế và Kế Tốn, là nền tảng cơ sở
ứng dụng trong cơng việc và cuộc sống. Có được những kiến thức trên là nhờ
sự chỉ dạy tận tình của q thầy cơcủa trường và đặc biệt là các thầy cơ khoa
Kinh Tế-Tài Chính. Em ln trân trọng và biết ơn q thầy cơ.
Kết thúc khố học em đã chọn đề tài: Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng
ty CP may PREMIER PEARL để làm đề tài tốt nghiệp. Trong q trình thực
hiện đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cơ Trần Thị Vân
Ngọc và tồn thể các anh chị phòng kế tốn cơng ty . Em xin chân thành cảm
ơn cơ TrầnThị Vân Ngọc và tập thể cơng ty CP may PREMIER PEARL đã
giúp em hồn thành chun đề này.
Cuối lời em xin chúc Ban Giám Hiệu và tồn thể q thầy cơ trường
Cao Đẳng Bến Tre, Ban Giám Đốc cơng ty, cùng các anh chị phòng kế tốn
cơng ty CP may PREMIER PEARL ln dồi dào sức khoẻ và thành đạt, kính
chúc q cơng ty khơng ngừng phát triển và thịnh vượng. Kính chúc q thầy
cơ thành đạt trên bước đường sự nghiệp.
Em xin cảm ơn !


Bến Tre, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực tập

Lê Thò Yến Nhi
















NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP












Bến Tre, ngày …… tháng ……… năm 2011

























LÔØI MÔÛ ÑAÀU
 


Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh ngày càng
phong phú đa dạng. Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải
củng cố và mở rộng thị trường của mình đó là một yếu tố cũng rấy quan trọng
của kinh doanh hiện đại, ngày nay khi mức độcạnh tranh ngày càng gia tăng
thì không một doanh nghiệp hay tổ chứcthương mại nào có thể thành công khi
chỉ đáp ứng một cách thụ động với các nhu cầu thị trường.
Và khi đứng trước sự cạnh tranh gay gắtcủa nền kinh tế thị trường để
đứng vững tồn tai và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là diều không dễ,
nhưng để đạt hiệu quả caotrong quá trình hoat động kinh doanh lại là điều
khó hơn. Vì vậy vấn đề công tác kế toán có một vi trí đặc biệc quan trọng,
hạch toán, kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý kinh tế tài
chính có vai trò tích cực trong việc quản lí điều hành và kiểm soát các hoạt
động kinh tế để phục vụ cho yêu cầu của công việc đổi mới, trong những năm
gần đây, bộ tài chính đã thực hiện những biện pháp quan trọng như ban hành:
các chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường.
Để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động bắt buộc đơn vị sản xuất
kinh doanh có lãi. Nếu đơn vị hoạt động ngày càng thua lổ thì sư thâm hụt về
vốn là điều khó tránh khỏi, trong kinh doanh doanh nghiệp luôn muốn đạt lợi
nhuận tối đa. Để làm được việc này thì doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình về
vốn của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó mà em chọn đề tài :kế toán vốn
bằng tiền tai công ty CP may PREMIER PEARL để làm đề tài tốt nghiệp
cho mình.











NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN












Bến Tre, ngày …… tháng ……… năm 2011


MỤC LỤC

Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
PREMIER PEARL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trang 1
1.2 Đăng ký lại doanh nghiệp và thực hiện dư án 1
1.2.1 Đăng ký lại doanh nghiệp 1
1.2.2 Nội dung 2
1.3 Tổ chưc quản lý và tổ chức sản xuất của công ty 3

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 3
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 3
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 7
1.4.1 Chức năng , nhiệm vụ 7
1.4.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 8
1.4.3 Hình thức kế toán tại Công ty 9
1.4.4 Hệ thống tài khoản áp dụng 9
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 9
1.5.1 Thuận lợi 9
1.5.2 Khó khăn 10

Chương 2
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PREMIER PEARL

2.1 Những vấn đề chung về thành phẩm tiêu thụ 11
2.1.1 Khái niệm 11
2.1.2 Các phương thưc bán hàng 11
2.1.3 Nguyên tắc hoạch toán thành phẩm 11
2.1.4 Kế toán tăng thành phẩm 11
2.1.5 Kế toán giảm thành phẩm 12
2.1.6 Các chưng từ có liên quan đến tiêu thụ thành phẩm 12
2.1.7 KT tổng hợp TP theo phương pháp kê khai thường xuyên 12
2.1.8 Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai định kỳ 15
2.1.9 Thực trạng tại Công ty 16
2.2 Kế toán doanh thu bán hàng 19
2.2.1 Khái niệm 19
2.2.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19
2.2.3 Nguyên tắc, phương pháp hoạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 21
2.2.4 Các khoản phải thu khách hàng 27

2.2.5 Hoạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải
nộp theo phương pháp trực tiếp 27
2.2.6 Hoạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 29
2.2.7 Thực trạng tại Công ty 29
2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 31
2.3.1 Chiết khấu thương mại 31
2.3.2 Hàng bán bị trả lại 31
2.3.3 Giảm giá hàng bán 32
2.3.4 Thực trạng tại Công ty 34
2.4 Kế toán chi phí bán hàng 34
2.4.1 Khái niệm 34
2.4.2 Chứng từ sử dụng 34
2.4.3 Tài khoản sử dụng 34
2.4.4 Nội dung và kết cấu tài khoản 35
2.4.5 Phương pháp hoạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 35
2.4.6 Thực trạng tại Công ty 36
2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 37
2.5.1 Khái niệm 37
2.5.2 Tài khoản sử dụng 38
2.5.3 Nội dung và kết cấu tài khoản 38
2.5.4 Phương pháp hoạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 38
2.5.5 Thực trạng tại Công ty 40
2.6 Kế toán chi phí tài chính và chi phí khác 41
2.6.1 Kế toán chi phí tài chính 41
2.6.2 Kế toán chi phí khác 42
2.6.3 Thực trạng tại Công ty 43
2.7 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác 43
2.7.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 43
2.7.2 Kế toán thu nhập khác 44
2.7.3 Thực trạng tại công ty 45

2.8 Kế toán xác đinh kết quả kinh doanh 46
2.8.1 Khái niệm 46
2.8.2 Nội dung và kết cấu tài khoản 46
2.8.3 Phương pháp hoạch một số nghiệp vụ chủ yếu 47
2.8.4 Thực trạng tại Công ty 48

Chương 3
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Nhận xét 51
3.2 Kiến nghị 52
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 1
CHƯƠNG 1:
Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần May
PREMIER PEARL

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Premier Pearl
Công ty được thành lập dựa trên căn cứ và quyết định:
- Căn cứ luật đầu tư ngày 29/11/2005
- Căn cứ luật doanh nghiệp 29/11/2005
- Căn cứ nghị định 108/2006/NĐ-CP 22/08/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều lệ đầu tư.
- Căn cứ nghị đinh số 88/2006/NĐ-CP 29/08/2006 về đăng ký kinh
doanh.
- Căn cứ nghị định 101/2006/NĐ-CP 21/09/2006 quy đinh đăng ký lại

chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo quy định của luật doanh nghiệp và đầu tư.
- Căn cứ nghị định 1996/2004/QĐ-UB 02/2004 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bến Tre về việc quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư khu
công nghiệp Giao Long và quyết định số 3273/2005/QĐ-UBND 27/09/2005
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
- Căn cứ quyết định số 178/2005/QĐ-TT 15/07/2005 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc thành lập ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre.
- Căn cứ bản đăng ký tại doanh nghiệp và dự án đầu tư, bản đăng ký kinh
doanh và hồ sơ kèm theo của công ty cổ phần may Nam Long nộp ngày
26/03/2007. công ty cổ phần may Nam Long hoạt động theo giấy phép đầu tư
số 01/GP-KCN-BTR-DC1 cấp ngày 15/09/2006 do trưởng Ban quản lý khu
công nghiệp Bến Tre cấp.
- Căn cứ vào GCNĐKKĐ số 1300409814 do Sở KH-ĐT tỉnh Bến Tre
phòng đăng ký kinh doanh ngày 18/06/2009 công ty đi vào hoạt động với tên
chính thức là công ty Cổ phần may Premier Pearl( Đổi tên từ công ty cổ phần
may Nam Long).
1.2 Đăng ký lại doanh nghiệp và thực hiện dự án:
- Đăng ký lại doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần may PREMIER PEARL( Premier
Pearl Garment Joint Stock company).
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 2
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B3, B4 KCN Giao Long, xã An Phước, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- Nghành nghề kinh doanh:
STT Tên nghành

nghành

1
Sản xuất, mua bán, xuất khẩu hàng may mặc.
Mua bán nguyên liệu nghành may.
1721
- Vốn của doanh nghiệp:
+ Vốn điều lệ là 15.120.000.000 đồng (Mười lăm tỷ một trăm hai nươi
triệu đồng ).
+ Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
- Danh sách cổ đông sáng lập:
+ Ông Trần Minh Chính (Đại diện phần góp vốn của công ty cổ phần
may Phương Nam): 68.040 cổ phần.
+ Mohammad Jamaludin : 25.704 cổ phần.
Deepak Kumar Seth, Pulkit Seth: 45.360 cổ phần.
+ Mohammad Jamaludin : 12.090 cổ phần.
- Loại cổ phần phổ thông.
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp: Ông Trần Minh Chính Chủ
tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phẩn may Premier Pearl.
1.2.2 Nội dung
-Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất hàng may mặc
- Mục tiêu và quy mô của dự án:
+ Mục tiêu : sản xuất hàng may mặc sẵn ( 4.000.000 sp/năm)
+ Quy mô dự án: diện tích sử dụng 13.700 m2
- Địa điểm thực hiên dự án: Lô B3, B4 KCN Giao Long, xã An Phước,
huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.
- Tổng vốn thực hiện dự án: 27.200.000.000 ( Hai mươi bảy tỷ hai trăm
triệu đồng).
- Thời gian hoạt động dự án: 50 mươi năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu
tư số 01/GP-KCN-BTR ngày 28/06/2006.
- Được hưởng chế độ ưu đãi: vì công ty mới thành lập nên được hưởng
nhiều ưu đãi theo các điều khoảng của khu công nghiệp.




Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 3

1.3 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
1.3.2.1 Chức năng:
- Trưởng phòng nghiệp vụ có các chức năng giúp Tổng giám đốc công ty
nghiên cứu, theo dõi và chỉ đạo kiểm tra từng nghiệp vụ chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc và pháp luật nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ được
phân công tổ chức thực hiện mọi công tác nghiệp vụ chuyên môn của phòng.
- Giám đốc xí nghiệp có chức năng giúp Tổng giám đốc công ty điều
hành sản xuất trong phạm vi xí nghiệp nhằm hoàn thành kế hoạch được giao,
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về việc thực hiện nhiệm
vụ của mình.
-Phòng tổ chức hành chính:
Nghiên cứu đề xuất với Tổng giám đốc công ty về bộ máy quản lý, sử
dụng lao động, quy hoạch đào tạo đội ngủ cán bộ, thực hiện đầy đủ các chế
độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, chính sách của công ty
đối với các cổ đông đóng góp vốn thực hiện các công tác hánh chính quản trị,
đối ngoại.
-Tổ chức thực hiện các công tác đới sống, y tế, sinh đẽ có kế hoạch , ký
kết các hợp đồng gia công, các hợp đồng Fob về nội địa của công ty đảm bảo
sản xuất ổn định, tổ chức giao nhận, cung cấp, phân bổ hàng hoá, vật tư đồng
bộ, đầy đủ kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của xí nghiệp.
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức nghiên cứu, sao mẫu, thiết kế mẫu,

tính toán định mức nguyên vật liệu, xây dựng áp dụng công nghệ tiên tiến vào
sản xuất.
-Phòng tài chính kế toán: tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế
toán, thống kê tại công ty về các xí nghiệp theo đúng pháp lệnh kế toán thống
kê của Nhà nước. Đảm bảo đủ nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
-Phòng quản lý chất lượng: tham mưu và đề xuất với Tổng giám đốc
công ty về việc công tác quản lý, theo dõi, đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy trình liên quan đến sản xuất tạo ra
sản phẩm hàng hoá của công ty.
Xí nghiệp may: điều hành tổ cắt, may, hoàn thành, tổ cơ điện và các bộ
phận khác của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật
trước việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 4

1.3.2.2 Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ trưởng phòng:
Hướng dẫn cán bộ nhân viên xây dựng nhiệm vụ và phạm vi giải quyết
công việc như mối quan hệ, hợp tác các bộ phận các cá nhân với nhau.
Tổ chức phân công công việc cho từng cá nhân, thường xuyên kiểm
tra,đôn đốc, giám sát và nhận xét kết quả cho từng CB-CNV trong phòng.
Phối hợp chặc chẽ các phòng ban trong công ty các xí nghiệp để giải
quyết tốt công việc có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty
theo dõi phát hiện kịp thời những vướn mắc đề xuất biện pháp giúp Tổng
giám đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.
Căn cứ theo hướng phát triển của công ty lập các dự án thực hiện từng
mặt nghiệp vụ trình Tổng giám đốc phê duyệt thực hiện.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc công ty giao.
- Giám đốc xí nghiệp:
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về thực hiện kế hoạch sản xuất

doanh thu chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và thu nhập của người
lao động trong phạm vi xí nghiệp.
Triển khai sản xuất theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các tổ sản xuất.
+ Cùng các phòng chức năng của công ty và xí nghiệp có liên quan tham
gia quản trị các nội dung: kế hoạch nhân sự, tiền lương, kỷ thuật, thiết bị, vật
tư chất lượng… trong phạm vi xí nghiệp.
+ Được quyền điều động CNV trong phạm vi xí nghiệp mình phụ trách,
việc điều động, bổ sung tổ trưởng xí nghiệp do Tổng giám đốc công ty quyết
định trên cơ sở đề nghị của GDDXN.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Nghiên cứu, đề xuất các phương án kiện toàn bộ máy quản lý và tổ
chức kinh doanh, xây dựng cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
đảm bảo hợp lý gọn nhẹ, đảm bảo phát huy năng lực chỉ đạo của từng đơn vị.
+ Thực hiện đầy đủ, chế độ chính sách của Nhà Nước đối với người lao
đông, quản lý và bổ sung đầy đủ lý lịch với công nhân viên, hợp đồng lao
động.
+ Xây dựng biên chế cho các phòng nghiệp vụ, tuyển dụng yêu cầu, bố
trí sử dụng đúng ngành nghề.
+ Tham gia tổ chức khoa học tại các đơn vị, quản lý chặt chẽ lao động,
lập hồ sơ và tham gia kỹ thuật những trường hợp vi phạm chế độ, chính sách
kinh tế, nội dung công ty.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 5
+ Xây dựng điều phối sử dụng lao động, kế hoạch quỹ lương, tiền
thưởng tháng, quí, năm… Đề xuất các hình thức trả lương hợp lý, tổng hợp.
thanh toán lương xí nghiệp.
+ Tổ chức bảo mật các công văn tài liệu chu đáo, đảm bảo thông tin liên
lạc kịp thời, mỗi công văn tài liệu được chuyển giao kịp thời tới các phòng
ban phân xưởng. Tổ chức điều hành công tác đánh máy, in ấn các công văn,
tài liệu, đạt yêu cầu chính xác, kịp thời không lộ bí mật.

+ Theo dõi, quản lý danh sách cổ đông góp vốn, lập danh sách phân chia
cổ tức theo quyết định của Hội động quản trị.
+ Quản lý theo dõi tài sản cố định là thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ
của khối phòng ban công ty, dụng cụ chữa cháy.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh – xuất nhập khẩu:
+ Công tác kế hoạch, điều độ
+ Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tiến hành dàm phán và
chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết để Tổng giám đốc ký kết phục vụ sản
xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu và đàm phán ký kết hợp đồng bán
hàng may mặc và cung ứng nguyên phụ liệu để sản xuất làm giá bán vật tư
hàng hoá phục vụ cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Các kế hạch theo yêu cầu của
công ty.
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch ở xí nghiệp nhằm phát
hiện những mất cân đối. Đề xuất với Tổng giám đốc những biện pháp khắc
phục, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ kế hoạch của công ty.
+ Thanh lý hợp đồng của khách hàng.
- Phòng kỹ thuật công nghệ:
+ Tính toán gia công cho phòng KH – XNK tiến hành đàm phán ký kết
hợp đồng với khách hàng.
+ Nắm vững tình hình phụ liệu của từng khách hàng gửi đến về số
lượng, chủng loại, màu sắc để lập bảng cân đối nguyên phụ liệu cấp phát cho
các xí nghiệp kế hoạch đã phân bổ. Khi kết thúc mã hàng hoặc đơn đặt hàng,
khách hàng gửi đến theo hợp đồng đã ký kết và chuyển giao cho xí nghiệp và
các bộ phận liên quan để tiến hành sản xuất.
+ Tổ chức theo dõi tình hình sử dụng các định mức vật tư, các vật tư tiết
kiệm được trong quá trình sản xuất của xí nghiệp.
+ Tổ chức quyết toán nguyên phụ liệu với khách hàng khi các hợp đồng
đã sản xuất xong.
- Phòng tài chính kế toán:

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 6
+ Hướng dẫn việc kiểm tra việc ghi chép, lập và luân chuyển chứng từ
ban đầu, tính toán, phản ánh số liệu một cách đầy đủ trung thực, kịp thời và
chính xác, toàn bộ tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
+ Phát hiện kịp thời ngăn chặn mọi trường hợp vi phạm chế độ chính
sách của Nhà nước, nội quy, quy định của công ty, các chế độ tiền lương của
người lao động, thu chi về tài chính, chi phí sản xuất của đơn vị.
+ Tính toán đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách của nhà nước
theo quy định. Theo dõi và giải quyết kịp thời các công nợ. Lập đầy đủ các
báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và quyết toán của công ty đúng hạn
theo chế độ quy định 15 ngày của tháng sau phải báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh của tháng trước cho Ban giám đốc công ty biết.
+ Phân tích hoạt động kinh tế, đưa ra những chi phí tăng không hợp lý để
sử dụng vốn có hiệu quả, 6 tháng một lần.
+ Tổ chức hướng nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài chính cho các đơn vị,
ban hành các quy định liên quan đến công tác quản lý tài chính.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc sử
dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh
doanh, lập kế toán về các nhu cầu vốn cần thiết, đảm bảo yêu cầu về sản xuất
kinh doanh.
+ Xác định và phản ánh chính xác, đúng tiến độ kết quả kiểm kê tài sản
theo định kỳ, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc
sử lý các khoản hao hụt, mất mát hư hỏng, hoặc các vụ tham ô, xâm phạm tài
sản đồng thời đè các giải pháp xử lý.
+ Đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng và thanh lý các hợp đồng kinh tế.
+ thực hiện tốt và duy trì cho công việc đánh giá xưởng.
- Phòng quản lý chất lượng:
+ Xây dựng bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp, công ty

soạn thảo các quy chế về chất lượng hàng hoá, xây dựng, áp dụng và cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
+ Kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu kho liên quan đến sản
xuất, cùng các phòng ban chức năng khác làm việc với khách hàng về nguyên
phụ liệu khi cần thiết.
+ Tổng hợp, phân tích, lập báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng của
các xí nghiệp gửi về phòng tổ chức hành chánh và Giám đốc phục vụ công
việc đánh giá xưởng.
- Xí nghiệp may:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 7
+ Tổ chức, bố trí lao động, thiết bị, hàng hoá cho các tổ cắt, may, hoàn
thành nhằm thực hiện kế hoạch được giao nhằm đảm bảo chất lượng, số
lượng và
thời gian giao hàng đúng tiến độ.
+ Hoàn thiện các công tác tổ chức, điều hành sản xuất để naamg cao
năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện tốt các nội quy, quy định của công ty trong phạm vi xí
nghiệp.
1.4 Tổ chức công tác kế toán tai công ty
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Trưởng phòng kế toán:
+ Giúp Tổng giám đốc quản lý toàn bộ vốn tài sản của công ty, giám đốc
tổ chức kịp thời theo dõi, chính xác trung thực tình hình biến động vốn bằng
tiền, lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ,…bên cạnh đó còn thu thập tài liệu thống
kê báo cáo định kỳ, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Tổng giám đốc
để đề ra quyết định kịp phù hợp và có hiệu quả kinh tế, chi trả lương thưởng
nhanh chóng, kịp thời cho cán bộ công nhân viên.
+ Kiểm tra quỹ tiền mặt hằng ngày, lên báo cáo tài chính về tín dụng với
ngân hàng về số liệu tài chính với cấp có thẩm quyền có yêu cầu. Liên quan

mật thiết với phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính để có định mức vật
tư về phòng kế toán tính giá thành sản phẩm.
+ Theo dõi các hợp đồng nước ngoài về mặt tài chính và thời hạn thanh
toán.
- Phó phòng kế toán: là trợ lý cho trưởng phòng kế toán trong việc kiểm
tra sổ sách kế toán và trực tiếp phụ trách phần hành máy vi tính. Đồng thời:
+ Báo cáo thống kê, báo cáo thuế và thuế khác, kê khai thuế GTGT đầu
vào ,đầu ra, quyết toán thuế GTGT hàng tháng, quý, năm. Tổng hợp hoàn
thuế GTGT.
+ Theo dõi tài sản, khấu hao tài sản cố định, kế toán nguồn vốn khấu
hao,
công nợ mua tài sản cố định.
+ Kế toán chi phí sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán nguồn vốn kinh doanh, trích lập quỹ.
- Kế toán thanh toán và nguyên phụ liệu:
+ Phản ánh kịp thời chính xác sự biến động của vốn bằng tiền, thường
xuyên kiểm tra vốn bằng tiền, sổ sách tình hình thu chi vốn bằng tiền trên
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 8
thực tế. Lập kế hoạch tiền mặt hàng tháng, quý, năm và thực hiện đối chiếu
hằng ngày với thủ quỷ.
+ Ghi chép đầy đủ tình hình thu mua, vận chuyển về nhập xuất vật liệu
trên cơ sở xác định chính xác giá thành vật liệu thu mua. Phản ánh mọi biến
động tăng, giảm vật liệu, thao dõi kiểm tra tình hình ứ động kém phẩm chất
của vật liệu, giải quyết kịp thời về thừa thiếu vật liệu thu mua. Theo dõi tình
hình tiêu thụ hàng hoá, hàng gia công.
- Thủ quỹ:
+ Quản lý tài chính, thường xuyên đối chiếu sổ sách với kế toán thanh
toán, thu chi các khoản chi phí theo chứng từ gốc.
+ Đồng thời theo dõi nhà ăn, kho thuốc tây, kho xăng dầu, kho công cụ

dụng cụ, bao bì và công nợ mua bán các kho trên.
1.4.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty:













Ghi chú:
Quan hệ chỉ huy
Quan hệ đối chiếu










Trưởng Phòng Kế toán
Phó Phòng kế toán

Thủ Quỹ Kế toán Thanh toán và
Kế toán Nguyên Vật Liệu
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 9
1.4.3 Hình thức kế toán tại công ty:






















GHI CHÚ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

1.4.4 Hệ thống tài khoản áp dụng:
1.5 . Những thuận lợi và khó khăn của công ty
1.5.1 Thuận lợi:
Công ty được miễn thuế trong những năm đầu mới thành lập. Đồng thời
Công ty có đội ngủ nhân viên trẻ nhiệt tình sáng tạo trong công việc tự xác
định và đi đến xây dựng giá thành sản phẩm phù hợp với kết quả kinh doanh,
cấp quản lý đầy đủ kinh nghiệm nhiệt tình. Mặc khác Bến Tre là tỉnh có
nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động phổ thông và ngành may mặc
cũng là ngành truyền thống lâu đời của nhân dân Bến Tre nói riêng và cả
nước nói chung. Công ty có lợi thế trong quan hệ hợp tác vì phần lớn cổ đông
của công ty là người nước ngoài.

Chứng từ kế toán
Bảng tổng chứng
từ kế toán hợp
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ Cái
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT
SINH

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 10
1.5.2 Khó khăn:
Hiện nay ngành may mặc của Công ty dang bị cạnh tranh gay gắt bởi
các công ty khác về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm tạo ra chưa
được đa dạng. Do mới thành lập nên việc trích lập quỹ của công ty cũng chưa
cao, cổ tức chưa được chia, niềm tin của các cổ đông chưa được phấn khởi,
các phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội còn hạn chế. Đông thời do mới thành lập
nên công ty chưa có uy tín đối với khách hàng cũng như uy tín trên thị trường,
chua thể cạnh tranh được với các công ty may mặc khác trong và ngoài nước.
Bởi trong kinh doanh có cạnh tranh được mới tồn tại và đứng vững trên thị
trường.




























Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 11
CHƯƠNG 2:
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần may PREMIER PEARL

2.1 Những vấn đề chung về thành phẩm tiêu thụ
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm thành phẩm
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất, chế biến
do sản xuất chính, sản xuất phụ của doanh nghiệp làm ra hoặc thuê ngoài gia
công đã được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật có thể nhập kho
hoặc giao ngay cho khách hàng.
2.1.1.2 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ là đưa các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất vào lưu
thông để thực hiện giá trị của nó thông qua các phương thức bán hàng.
2.1.2 Các phương thức bán hàng:
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp

- Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
- Phương thức bán hàng đại lý, ký gởi
- Phương thức bán hàng trả góp
2.1.3 Nguyên tắc hạch toán thành phẩm
Thành phẩm là một bộ phận của hàng tồn kho nên quá trình hạch toán
thành phẩm phải tuân theo những nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho. Để tự
lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên hay
kiểm kê định kỳ.
2.1.4 Kế toán tăng thành phẩm
2.1.4.1 Nhập kho thành phẩm
Khi sản phẩm hoàn thành kế toán bắt đầu nhập kho thành phẩm.
2.1.4.2 Cách xác định giá nhập kho thành phẩm
- Đối với thành phẩm nhập kho từ sản xuất: Giá nhập kho thành phẩm
là giá thành sản xuất thực tế bao gồm ba khoản mục chi phí là: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Đối với thành phẩm nhập kho từ thuê ngoài gia công: Giá nhập kho
thành phẩm là giá gia công thực tế bao gồm chi phí là: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp (giá trị vật liệu xuất gia công), chi phí liên quan trực tiếp khác tới
quá trình gia công (chi phí vận chuyển đi và về, chi phí bảo quản, bốc dỡ vật
liệu, thành phẩm).

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 12
2.1.5 Kế toán giảm thành phẩm
2.1.5.1 Xuất thành phẩm đi bán
Khi xuất thành phẩm giao cho khách hàng kế toán bắt đầu ghi giảm
thành phẩm.
2.1.5.2 Cách xác định giá xuất kho
- Giá thực tế đích danh
- Giá nhập trước, xuất trước

- Giá nhập sau xuất trước
- Giá bình quân gia quyền
2.1.6 Các chứng từ có liên quan đến thành phẩm tiêu thụ
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm nghiệm
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
- Các chứng từ liên quan khác
2.1.7 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1.7.1 Các tài khoản sử dụng: 155, 157, 632
* Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các
loại thành phẩm của doanh nghiệp.
TK 155
- Trị giá thành phẩm nhập kho
trong kỳ.
- Trị giá gốc thành phẩm thừa phát
hiện khi kiểm kê.
- Kết chuyển trị giá thực tế thành
phẩm tồn kho cuối kỳ.
- Trị giá của thành phẩm xuất
kho trong kỳ.
- Trị giá thành phẩm phát hiện
thiếu hụt khi kiểm kê.
- Kết chuyển trị giá gốc của
thành phẩm còn tồn kho cuối kỳ.
Phản ánh trị giá gốc của thành
phẩm còn lại cuối kỳ.


* Tài khoản 157 – Hàng gởi đi bán
Tài khoản này dung để phản ánh giá trị của thành phẩm, hàng hoá đã gởi
bán đã chuyển cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gởi; trị giá dịch vụ
cung cấp, đã bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh
toán. Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 13
TK 157
- Trị giá gốc thành phẩm dã gởi
cho khách hàng hoặc nhờ bán
đại lý, ký gởi.
- Trị giá gốc các loại lao vụ
dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng nhưng chưa được chấp
nhận thanh toán.
- Kết chuyển trị giá hàng còn
gởi bán cuối kỳ.
- Trị giá thành phẩm, lao vụ gởi
bán đã được khách hàng chấp
nhận thanh toán hoặc đã thanh
toán.
- Trị giá gốc thành phẩm, lao vụ
đã gởi đi bị khách hàng trả lại.
- Kết chuyển trị giá gốc hàng còn
gởi bán đầu kỳ.
Phản ánh trị giá gốc thành
phẩm, hàng hoá đã gởi đi bán
nhưng vẫn chưa được khách

hàng chấp nhận thanh toán.


* Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá,
lao vụ, dịch vụ đã xác định tiêu thụ trong kỳ và một số khoản khác theo quy
định.


















Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 14
TK 632
- Trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công vượt trên mức bình thường, chi
phí sản xuất chung cố định không phân
bổ không được tính vào trị giá hàng tồn
kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán
của kỳ kế toán.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát
của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Khoản chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn
đã lập dự phòng năm trước.
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt
trên mức bình thường không được tính
vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây
dựng, tự chế hoàn thành.
- Các khoản chi phí liên quan đến
BĐS đầu tư đem cho thuê, bán, thanh
lý và giá trị còn lại của BĐS đem bán,
thanh lý.
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cuối
năm tài chính.
- Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển giá vốn của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ và toàn bộ chi phí kinh
doanh BĐS đầu tư phát sinh trong
kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả
sản xuất kinh doanh”.




2.1.7.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Nhập kho thành phẩm từ nơi sản xuất, chế biến hoặc nhập lại từ các đại
lý.
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 157 – Hàng gởi đi bán (Thành phẩm)
2. Xuất kho thành phẩm tiêu thụ ngay
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
3. Xuất kho thành phẩm gởi bán hoặc chuyển bán
Nợ TK 157 – Hàng gởi đi bán ( Thành phẩm)
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 15
Có TK 155 – Thành phẩm
4. Phát hiện thành phẩm dôi dư khi kiểm kê
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK 642…
5. Phát hiện thiếu hụt khi kiểm kê
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 155 – Thành phẩm
6. Xuất kho thành phẩm trao đổi biếu tặng, thanh toán lương, thưởng cho
cán bộ CNV của doanh nghiệp.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm

2.1.8 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2.1.8.1 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 155, 157: Chỉ sử dụng đầu kỳ và cuối kỳ.
* Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
TK 632
- Trị giá vốn thành phẩm,
hàng gởi bán kết chuyển đầu
kỳ.
- Trị giá thành phẩm sản xuất
hoàn thành trong kỳ
- Các khoản khác được hạch
toán vào giá vốn theo qui định.
- Kết chuyển giá vốn của thành
phẩm tồn kho, gởi bán cuối kỳ.
- Kết chuyển giá vốn của thành
phẩm, hàng gởi bán đã tiêu thụ
trong kỳ sang TK 911 “ Xác định
kết quả kinh doanh”.

2.1.8.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
1. Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đang ở tại kho doanh
nghiệp hoặc đang gởi bán, chuyển bán chưa tiêu thụ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gởi bán (Thành phẩm)
Có TK 155 – Thành phẩm

2. Cuối kỳ, sau kiểm kê, xác định giá thành sản xuất các sản phẩm đã hoàn
thành trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Giá thành sản xuất
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo

HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 16
3. Cuối kỳ, xác định giá trị các thành phẩm tồn kho, mất thiếu…
Nợ TK 157 – Hàng gởi bán (Thành phẩm)
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381,1388)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

4. Cuối kỳ, tính và kết chuyển giá trị thành phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ
để xác định kết quả:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

2.1.9 Thực trạng tại Công ty
2.1.9.1 Khái quát chung thành phẩm tiêu thụ tại Công ty
Công ty cổ phần may Premier Pearl là một công ty chuyên sản xuất kinh
doanh hàng may mặc và gia công. Đây là loại hình chủ lực và đặc trưng của
công ty. Vì thế mà công ty thường xuyên chú trọng đến mẫu mã sản phẩm tạo
ra đáp ứng thị hiếu chủ khách hàng.
- Phân loại thành phẩm theo mã hàng
- Cách xác dịnh giá nhập kho theo giá thành sản phẩm. Giá xuất kho theo
đơn giá bình quân.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Kế toán chi tiết thành phẩm: Tính theo sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Kế toán chi tiết thành phải thực hiện đúng theo từng kho, từng loại, từng
nhóm, từng thứ thành phẩm.
2.1.9.1a Kế toán tăng thành phẩm: Khi sản xuất hoàn thành nhập kho
- Tài khoản sử dụng: 155 và các tài khoản liên quan như: 154, 157…
- Chứng từ sử dụng: Biên bản bàn giao, biên bản kiểm nghiêm thành
phẩm, phiếu nhập kho.

Hàng ngày ở xí nghiệp kiểm tra thành phẩm, ghi nhận số lượng, mã hàng
thành phẩm bát đầu thực hiện việc nhập kho. Kế toán tiến hành lập báo cáo
của xí nghiệp và gởi đến phòng kế hoạch, phòng kế toán sẽ căn cứ vào báo
cáo của xí nghiệp, ghi phiếu nhập thành phẩm và phiếu xuất kho.
Cuối mỗi tháng phòng kế toán tổng hợp các chứng từ nhập xuất kho thành
phẩm sang phòng kế toán. Đồng thời đại diện phòng kế toán, phòng kế hoạch
và thủ kho thành phẩm kiểm kho thành phẩm để theo dõi tình hình sử nhập
xuất tồn kho thành phẩm. Bộ phận kế toán thành phẩm tiến hành phân loại,
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Thảo
HSTT: Võ Thị Kim Thanh Trang 17
bảng kê nhập xuất kho thành phẩm dựa vào phiếu xuất kho và hoá đơn kiêm
phiếu xuất kho, sau đó ghi vào sổ chi tiết thành phẩm và sổ có liên quan và
hạch toán tổng hợp.
- Ngày 01/02/2011 sản phẩm hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 401.221.739đ
Có TK 1541 401.221.739đ
- Ngày 09/02/2011 sản phẩm hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 1.100.574.477đ
Có TK 1541 1.100.574.477đ
- Ngày 16/02/2011 sản phẩm hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 353.572.818đ
Có TK 1541 353.572.818đ
- Ngày 24/02/2011 sản phẩm hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 12.800.560đ
Có TK 1541 12.800.560đ
- Ngày 30/02/2011 sản phẩm hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 526.222.879đ
Có TK 1541 526.222.879đ
* Trong tháng 02/2011 tổng hợp hoàn thành nhập kho là:
Nợ TK 155 4.603.051.435đ

Có TK 154 4.603.051.435đ
2.1.9b Kế toán giảm giá thành sản phẩm: Khi xuất sản phẩm bán cho
khách hàng.
2.1.9.2 Kế toán giá vốn hàng bán
- Tài khoản sử dụng: 632 “ Giá vốn hàng bán”
Quá trình xuất kho hàng hoá sẽ do bộ phận xí nghiệp tiến hành lập phiếu
xuất kho về số lượng hàng hoá hay thành phẩm thực tế đã xuất. Sau đó thì các
bộ phận xí nghiệp chuyển các chứng từ sổ sách có liên quan đến việc xuất kho
hàng hoá cho phòng kế toán, để phòng kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra và
ghi sổ giá vốn hàng hoá xuất kho.
- Phương pháp hạch toán:
Khi hợp đồng được ký kết giữa Công ty với khách hàng và khách hàng
chấp nhận thanh toán. Khi đó Công ty sẽ tiến hành xuất kho giao khách hàng,
kế toán sẽ tiến hành phản ánh giá vốn hàng bán theo giá xuất kho. Và giá xuất
kho của Công ty theo phương pháp bình quân gia quyền.
855.911.582 + 798.044.652
ĐGBQ(MH 11014)= = 9.840,35đ/pcs
88.431 + 79.648

×