Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Trac nghiem lich su 12 bai 23 co dap an nam 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.87 KB, 116 trang )

MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHIẾN
ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MĨ VÀ
LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1969 – 1973)
Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là
A. Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
C. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari
D. Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Lời giải:
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế
mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc
Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập
lại hịa bình ở Việt Nam (27-1-1973)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên
không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu
tranh ngoại giao?
A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt
trận quân sự
C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt
trận ngoại giao
Lời giải:


Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy


mối quan hệ  giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt
trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi trên
mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường khơng
bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố cuối năm 1972
là gì?
A. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở cả hai miền
đất nước.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền
Nam.
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng và cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc.
Lời giải:
Từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường
không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố nhằm giành
một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với
trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là
A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hịa bình
B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù


Lời giải:
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện
Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn

tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam. Ở
chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đơng Dương. Cịn ở trận
“Điện Biên Phủ trên khơng” là hiệp định Pari về Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phịng
Lời giải:
Ngày 16-4-1972, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân và hải quân lần thứ hai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích
chiến lược đường khơng vào miền Bắc cuối năm 1972?
A. Máy bay B52 
B. Máy bay F111
C. Máy bay MIG- 21
D. Máy bay MIG- 19
Lời giải:
B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích
chiến lược đường khơng vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc
Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.
Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên Phủ
trên không”?
A. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
B. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường khơng của Mĩ cuối năm 1972

C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
Lời giải:
Để giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí kết một hiệp định có lợi
cho Mĩ, từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ đã mở cuộc tập kích chiến
lược đường khơng bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố
trong 12 ngày đêm liên tục. Tuy nhiên, cuộc tập kích này đã bị quân dân miền Bắc
đập tan. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ
phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Trận Điện Biên Phủ ở Lai Châu.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Lời giải:
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên khơng đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:Ngày 15-1-1973 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
C. Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc


D. Hiệp định Pari được kí kết
Lời giải:
Sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ trên không, ngày 15-1-1973, Mĩ tuyên bố ngừng
hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là kết quả và ý nghĩa của trận Điện Biên
Phủ trên không?
A. Buộc Mỹ chấp nhận ký hiệp định Paris.
B. Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ.
D. Mỹ tăng cường lực lượng Mỹ cho chiến trường miền Nam.
Lời giải:
- Các đáp án A, B, C: là kết quả và ý nghĩa của trận Điện Biên Phủ trên không.
- Đáp án D: là thủ đoạn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Ai là phi công đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay B52” của Mĩ trong sự
kiện “Điện Biên Phủ trên không” (1972)?
A.  Vũ Xuân Thiều.          
B. Vũ Đình Rạng.
C. Phạm Tuân.         
D. Nguyễn Thành Trung.
Lời giải:
Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay B52” của Mĩ trong sự kiện
“Điện Biên Phủ trên không”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong năm 1972 là
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh


B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
C. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương
Lời giải:
Tháng 4 - 1972, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Do đó
miền Bắc vừa phải chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất để làm tròn

nghĩa vụ hậu phương
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn
đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình
ở Việt Nam?
A. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
(1969) và lần thứ hai (1972) của Mĩ.
B. Thắng lợi Vạn Tường (1965) ở miền Nam, trận “Điện Biên Phủ trên không”
(1972) ở miền Bắc.
C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện
Biên Phủ trên không” (1972).
D. Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược (1972) của quân dân miền Nam và
trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
Lời giải:
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện
Biên Phủ trên không” (1972) tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm
phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt
Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Tinh thần đoàn kết quốc tế của miền Bắc Việt Nam với các nước
Đông Dương được thể hiện như thế nào trong những năm 1969-1973?


A. Tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Nam
B. Làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
C. Tham gia phong trào không liên kết
D. Việt Nam ủng hộ phong trào cách mạng ở Cuba
Lời giải:
Với tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp bạn cũng là tự giúp mình, trong những năm
1969 - 1973, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia khi chi

viện một khối lượng lớn sức người sức của cho 2 chiến trường này => Việt Nam
đã làn tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta
lần thứ hai có gì khác so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất?
A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.
B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phịng của nhân dân miền Bắc.
Lời giải:
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai so
với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất có điểm khác biệt:
- Lần 1: phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc,
ngăn chặn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.
- Lần 2: Bên cạnh những mục tiêu giống lần thứ nhất, lần thứ hai Mĩ tiến hành tổ
chức cuộc tập kích bằng đường khơng vào Hà Nội, Hải Phòng (12/1972) nhằm
giành thắng lợi quân sự quyết định, ép ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?


A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B. Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam 
C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm
phán ở Pari
Lời giải:
Điểm mới trong âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ hai là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên

bàn đàm phá ở Pari
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?
A. Âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc.
B. Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại
nhất, cường độ đánh phá mạnh nhất trong thời gian ngắn.
C. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh có nguy cơ bị phá sản, cứu nguy cho
quân đội Sài Gòn đang suy sụp.
D. Kết hợp ném bom bắn phá bằng không quân, hải quân với các cuộc tập kích
bằng máy bay ném bom chiến lược B52.
Lời giải:
Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là: Thực hiện với quy mô lớn, ồ
ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ đánh phá mạnh
nhất trong thời gian ngắn.
Đáp án cần chọn là: B


Câu 18: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên khơng” năm
1972 là gì?
A. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền
Nam, Lào, Campuchia.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc.
D. Buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở
Việt Nam.
Lời giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên khơng” là buộc Mĩ kí hiệp

định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hịa bình ở Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HỊA BÌNH
Ở VIỆT NAM
Câu 1: Đâu không phải là điểm hạn chế của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục?
A. Quy định quân đội nước ngồi phải rút khỏi Việt Nam trong vịng 60 ngày
B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định
C. Khơng có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm sốt của các lực lượng
D. Hoa Kì cơng nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
Lời giải:
Những điểm hạn chế của hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương đã được
hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục là quy định về thời gian rút quân,
vùng kiểm soát của các lực lượng và vấn đề thống nhất đất nước.  Cịn vấn đề cơng
nhận các quyền dân tộc cơ bản đã được thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ năm
1954 về Đông Dương


Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Hai nhân vật có vai trị quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Paris được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ
là ai?
A. Nguyễn Hữu Thọ và H. Kissinger          
B. Lê Hữu Thọ và H. Kissinger
C. Lê Đức Thọ và H. Kissinger             
D.  Nguyễn Đức Thọ và H. Kissinger
Lời giải:
Trong việc kí kết Hiệp định Pari, đại diện Việt Nam là luật sư Lê Đức Thọ và đại
diện Mĩ là H. Kissinger. Hai nhân vật này có vai trị quan trọng trong q trình
đàm phán để đi đến kí kết Hiệp định Pari => Lê Đức Thọ và H. Kissinger được
mệnh danh là “huyền thoại ngoại giao” đối với cả ta và Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại
hịa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70
của thế kỉ XX?
A. Xu thế hịa hỗn Đơng- Tây
B. Xu thế tồn cầu hóa
C. Xu thế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình
D. Xu thế liên kết khu vực
Lời giải:
Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở
Việt Nam đã phản ánh xu thế hịa hỗn Đơng- Tây trên thế giới trong những năm
70 của thế kỉ XX
Đáp án cần chọn là: A


Câu 4: So với hiệp định Giơnevơ năm 1954 nội dung của hiệp định Paris năm
1973 có điểm khác biệt gì?
A. Khơng quy định vùng chiếm đóng qn riêng biệt.
B. Quy định vùng đóng qn riêng biệt.
C. Các nước cam kết tơn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Để nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Lời giải:
- Hiệp định Pari quy định Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh,
hủy bỏ các căn cứ qn sự, cam kết khơng tiếp tục dính líu qn sự hoặc can thiếp
vào cơng việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Hiệp định Giơnevơ quy định các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết chuyển
quân, chuyển giao khu vực.
=> Điểm khác biệt cơ bản của Hiệp định Pari so với Hiệp định Giơnevơ là không
quy định vùng đóng quân riêng biệt.
Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt
Nam
A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc
B. Hội nghị Pari được nối lại
C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam
D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam được kí kết
Lời giải:
Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt
Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hịa, Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D


Câu 6: Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào
trong hiệp định Pari năm 1973?
A. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17
B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định
C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một
ủy ban quốc tế
D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết
Lời giải:
Trong hiệp định Pari năm 1973 quy định: nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết
định tương lai chính trị của họ thơng qua tổng tuyển cử tự do, khơng có sự can
thiệp của nước ngồi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những
yếu tố nào?
A. Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
B. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc 
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế

D. Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Lời giải:
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh
quân sự- chính trị- ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất
của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc. Có thể thấy qua những dẫn chứng cụ thể
như:
- Ở miền Nam: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 => buộc Mĩ
phải ngồi vào bàn đàm phán (đấu tranh trên lĩnh vực quân sự).


- Ở miền Bắc: Trận ĐBP trên không => Buộc Mĩ phải kí hiêp định Pa-ri (đấu tranh
trên lĩnh vực ngoại giao).
- Và đấu tranh trên lĩnh vực chính trị: Hội nghị cấp cao ba nước VN-LàoCampuchia,....
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm
vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 
B. Trận Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972“
C. Hiệp định Pari năm 1973
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968
Lời giải:
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam  đã buộc Mĩ phải rút qn khỏi miền Nam
Việt Nam, cam kết khơng dính líu đến cơng việc của miền Nam. Từ đó căn bản
hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Thắng lợi nào có ý nghĩa căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ
cút”, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hồn tồn miền
Nam?
A. Tổng tiến cơng và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. 
B. Cuộc tổng tiến công chiến lược xuân - hè năm 1972

C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. 
D. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. 
Lời giải:
Căn cứ vào nội dung của Hiệp định Pari:


- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn
cứ quân sự, cam kết khơng tiếp tục dính líu qn sự hoặc can thiệp vào công việc
nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Mặc dù sau đó Mĩ cịn giữa lại 2 vạn cố vấn quân sự để giúp chính quyền Sài Gịn
tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh.
=> Vì thế, Hiệp định Pari được kí kết về Việt Nam năm 1973 đã căn bản hoàn
thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng
miền Nam. 
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Ý nào sau đây không chứng tỏ hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam
đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hồn tồn miền Nam?
A. So sánh tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng
B. Vùng giải phóng được mở rộng
C. Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thống nhất đất nước
D. Chính quyền Sài Gịn vẫn cịn tồn tại và có sự nhân nhượng với lực lượng cách
mạng
Lời giải:
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải
phóng hồn tồn miền Nam vì: sau hiệp định Pari, quân Mĩ và quân đồng minh rút
khỏi nước ta, chính quyền Việt Nam Cộng hịa suy yếu, so sánh tương quan lực
lượng trên chiến trường thay đổi có lợi cho cách mạng; vùng giải phóng được mở
rộng; cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục đấu tranh được đảm bảo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định

Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
A. Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.


C. Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.
D. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.
Lời giải:
- Các đáp án A, C, D: là điểm chung về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm
1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
- Đáp án B: là ý nghĩa của Hiệp định Pari, Hiệp định Giơnevơ (1954) khơng có nội
dung này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định
hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về
Việt Nam là
A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đồn kết
B. Xu thế hịa hỗn trên thế giới xuất hiện
C. Xu thế tồn cầu hóa phát triển
D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình là xu thế chủ đạo
Lời giải:
Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đơng Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là
đều chịu tác động của xu thế hịa hỗn Đơng- Tây. Tuy nhiên trong khoảng nửa
đầu những năm 50 của thế kỉ XX sự hịa hỗn này thực chất là sự nhận nhượng từ
phía Liên Xơ nên có tác động tiêu cực đến tiến trình giải quyết vấn đề Đơng
Dương tại hội nghị Giơnevơ (1954)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm
1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
B. Quy định về vấn đề rút quân


C. Các bên thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam
D. Thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các lực lượng chính trị của Việt Nam
Lời giải:
Trong hiệp định Giơnevơ có nội dung nào thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các
lực lượng chính trị ở Việt Nam ngồi Việt Nam Dân chủ cộng hịa- Đảng Lao động
Việt Nam. Còn trong hiệp định Pari năm 1973 cơng nhận thực tế miền Nam Việt
Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về
hịa bình năm 1973
A. Xn Thủy
B. Lê Đức Thọ
C. Nguyễn Thị Bình
D. Nguyễn Duy Trinh
Lời giải:
Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của phái đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tại hội
nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí
giữa Lê Đức Thọ và đại diện phái đoàn Mỹ Henry Kissinger, cả bí mật lẫn cơng
khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Năm
1973, Lê Đức Thọ cùng Henry Kisinger được đồng trao giải Nobel về hịa bình
nhưng ơng đã từ chối nhận giải
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nội dung nào trong hiệp định Giơnevơ (1954) là điểm hạn chế, đến
hiệp định Pari (1973) đã được ta khắc phục triệt để?
A. Các nước cơng nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam, Lào, Campuchia.



B. Việt Nam sẽ thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự kiểm
soát của quốc tế.
C. Các bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hịa bình trên tồn Đơng Dương.
Lời giải:
- Năm 1954, ta giành thắng lợi quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc
Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở
Đơng Dương. Tuy nhiên, Hiệp định chưa phản ánh hết thực tế chiến thắng trên
chiến trường khi có điều khoản: Các bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển
giao khu vực. Hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan
nhưng tác động, sức ép từ các nước lớn là chủ yếu.
- Đến năm 1973, ta đã khắc phục triệt để hạn chế này khi buộc quân Mĩ phải rút
hết quân về nước và ta không phải thực hiện tập kết quân, chuyển giao khu vực
như nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Bởi vì, Mĩ là quân đi xâm lược nên phải
rút đi, còn ta là lực lượng chống xâm lược nên không phải rút đi đâu cả.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam
thay đổi có lợi cho cách mạng vì?
A. Ở miền Nam có hai chính quyền, hai qn đội, hai vùng kiểm sốt.  
B. Vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
C. Miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
D. Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
Lời giải:
Trong nội dung của Hiệp định Pari có quy định: Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình
và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ qn sự, cam kết khơng tiếp tục
dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam => Có nghĩa ở



miền Nam lúc này còn 2 vạn cố vấn Mĩ và quân đội Sài Gòn => So sánh lực lượng
lúc này có lợi cho cách mạng miền Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Thắng lợi nào của nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho
Mĩ cút"?
A. Đại thắng mùa Xuân 1975.                
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Paris được ký kết 1973
D. Chiến thắng Phước Long đầu năm 1975.
Lời giải:
Hiệp định Pari được kí kết (1973) đã buộc Mĩ phải rút quân về nước, ta hoàn thành
nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Dữ kiện nào không phải là nội dung của Hiệp định Pari (1973) về Việt
Nam?
A. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đội Sài Gịn trong 60 ngày.
B. Hoa Kỳ cam kết khơng can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.
C. Hai bên ngưng bán, tiến hành trao đổi tù binh và dân thường bị bắt.
D. Hoa Kỳ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Lời giải:
- Các đáp án B, C, D: đều là nội dung của Hiệp định Pari.
- Đáp án A: Theo quy định của Hiệp định Pari, Hoa Kì và quân các nước đồng
minh sẽ rút hết quân đội của mình trong 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, khơng đề
cập đến qn đội Sài Gòn (bởi đây là người Việt).
Đáp án cần chọn là: A


Câu 19: Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp
định Pari năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại
giao hiện nay?

A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. Bài học về sự kết  hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
Lời giải:
Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại
giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần
nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (1973),
ta rút ra bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
A. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế là hàng đầu, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị.
B. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
C. Kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
D. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
Lời giải:
Năm 1972 quân dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tiến cơng chiến lược (1972) và
giáng địn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ buộc Mĩ
phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại, đặc biệt sau thắng lợi của quân dân miền Bắc ở trận
Điện Biên Phủ trên không (1972) Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta
ở Pari, kí kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam
(27/1/1973).
=> Hiệp định Pari chính là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu
tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.


=> Bài học cho ngoại giao Việt Nam hiện nay: phải kết hợp đấu tranh trên các mặt
trận: quân sự, chính trị,ngoại giao. 
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Thực tiễn đấu tranh ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể

rút ra bài học là gì?
A. Thắng lợi trên bàn đàm phán thúc đẩy chiến thắng quân sự.
B. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
C. Thắng lợi quân sự có tác động đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
D. Thắng lợi trên bàn đàm phán ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản.
Lời giải:
Thực tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cho thấy chiến thắng trên
mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao có mối liên hệ mật thiết:
- Chiến thắng quân sự có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi trên bàn đàm phán:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Mĩ phải kí Hiệp định Giơnevơ.
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên khơng” buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
- Chiến thắng trên mặt trận ngoại giao có ý nghĩa phản ảnh thắng lợi trên mặt trận
quân sự.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân
đội.
B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thơng qua tổng
tuyển cử tự do.
C. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn
cứ quân sự.
D. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.



×