Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tuổi nào phù hợp nhất cho việc học bơi? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 10 trang )




Tuổi nào phù hợp nhất
cho việc học bơi?
Bạn đang muốn cho bé học bơi nhưng còn băn khoăn chưa biết con đã
đủ tuổi chưa? Những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn trước
khi quyết định.



Nước mặn ở biển sẽ giúp cho bé dễ nổi hơn và có thể tập bơi nhanh hơn
1. Tuổi nào phù hợp nhất cho việc học bơi?

Bơi không phải là môn thể thao dễ học bởi nó đòi hỏi ở người tập luyện
những kỹ năng phối hợp nhịp nhàng giữa các chi trên cơ thể. Vì vậy, độ
tuổi lý tưởng nhất để học bơi là trên 5 tuổi, khi bé đã có khả năng nhận
thức toàn diện và điều khiển cơ thể tốt.
Ngoài ra, nếu học bơi quá sớm trong trường hợp bé chưa sẵn sàng, bạn
có thể gặp phản ứng ngược khi gây ấn tượng sợ nước sâu sắc ở trẻ, khi
đó việc dạy bơi sẽ diễn ra khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều. Vì
vậy không nên vội vàng, bé học sẽ tốt hơn khi bản thân bé cũng cảm
thấy thích thú việc tập bơi. Hỏi trước xem con có muốn học bơi hay
không cũng là một cách để biết bé đã sẵn sàng hay chưa.

2. Cho bé học bơi ở đâu?

Học bơi ở biển hay ở bể bơi? Thông thường, nước mặn ở biển sẽ giúp
cho bé dễ nổi hơn và có thể tập bơi nhanh hơn. Tuy nhiên, những đợt
sóng biển tạp vào người khá mạnh khiến khó di chuyển cùng với nước
muối mặn có thể làm bé khó quan sát. Hơn nữa, do tính chất du lịch là


chính nên ở biển thường không có những thầy dạy bơi chuyên nghiệp để
hướng dẫn bài bản và xử lý được các tình huống, sự cố có thể xảy ra.
Vậy nên lời khuyên tốt nhất là cho bé tập bơi ở bể bơi, được giáo viên
hướng dẫn đúng phương pháp và dễ dàng đảm bảo an toàn cho bé hơn.

3. Học bơi trong thời gian bao nhiêu lâu là hợp lý?

Thời gian để làm quen với nước và học bơi ở mỗi trẻ là không giống
nhau. Một số thì rất thích thú với việc được bơi lội dưới bể, ngược lại thì
không ít lại khá “nhát” nước và không dám xuống bể, thậm chí còn
khóc khi bị té nước vào người. Trong Nguyên tắc vàng cân bằng dinh
dưỡng cho trẻ
23/06/2012 8:53:36 SA (GMT +7)
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến bé thích thú, phàm ăn hơn, các
mẹ hãy tìm hiểu tỷ lệ chất đạm, hoa quả và sữa đưa vào thực đơn
hàng ngày của bé sao cho hợp lý nhất.

Rau củ, hoa quả là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn để bé
không bị thiếu chất và được thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại
khoai tây, cà rốt cho bé ăn từng thìa nhỏ một, lần đầu làm quen với món ăn
khác bé có thể ngạc nhiên. Nếu cảm thấy bé khá ưng ý, hãy tăng dần khẩu
phần cho bé lên từ 1 thìa, 2 thìa, 3 thìa mỗi ngày.



Khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt, cá

Song song với đó, mẹ hãy xem bé thích loại rau, loại quả nào bằng cách mỗi

tuần lại thay đổi thực đơn rau và hoa quả mới có lượng dinh dưỡng phù hợp
với bé như lê, chuối, cà rốt Các mẹ để ý là chỉ cho bé ăn từng loại rau, quả
một, đừng trộn lẫn nhiều vị với nhau sẽ khiến bé khó phân biệt. Nếu bé nhà
bạn không thích một loại rau, quả nào đó, đừng ép bé ăn liên tục cho quen
mà hãy chờ 1 tuần sau rồi thử lại với một chút thay đổi trong chế biến xem
sao nhé!

Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau, quả đúng mùa sẽ vừa bổ, vừa ngon
lại giảm khả năng bị phun thuốc trừ sâu nữa. Ở thời kỳ đầu, rau quả cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho bé
tương đương với sữa. Duy trì thực đơn đầy đủ rau quả sẽ đảm bảo cho bé sự
phát triển tốt nhất.

Không nên cho bé ăn nhiều đạm

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt,
cá để nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ có
thể cho bé ăn 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc nửa lòng đỏ trứng gà bắt
đầu từ tháng thứ 9 (nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và
tăng lên 20gr kể từ tháng thứ 9).

Từ tháng thứ 12 trở đi, bạn có cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ
trứng.

Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn của bé nhé!
Hãy trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ sẽ bổ sung vitamin A và
tăng thêm hương vị cho khẩu phần ăn của bé. Hoặc bạn cũng có thể thay thế
bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, lượng axit béo
trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.


Hạn chế đường ở mức tối đa

Khi bé chưa tròn 1 tuổi, các mẹ nên tránh không cho bé ăn các loại bánh
quy, bánh ngọt, kể cả loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại bánh này
không những ít dinh dưỡng mà còn cung cấp đường và trong bánh thường
không thể thiếu lòng trắng trứng, thành phần có thể gây dị ứng ở trẻ.

Các mẹ có thể nghĩ rằng nếu cho bé ăn ít thì không sao, điều này không sai
vì với số lượng ít, các loại bánh ngọt không gây ảnh hưởng gì đến chế độ
dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nó lại kéo theo mặt trái khác, đó là bé sẽ quen
với mùi thơm của các loại bánh, từ đó chỉ thích ăn các món có mùi thơm
tương tự.
Đoán bệnh qua mắt của bé
23/06/2012 11:01:33 SA (GMT +7)
Triệu chứng đầu tiên của rất nhiều căn bệnh đều xuất hiện ở ánh mắt.
Vì vậy, chỉ cần chú ý một chút, cha mẹ có thể đoán biết bệnh trẻ đang
mắc phải và kịp thời đưa đi khám.

Nếu mắt trẻ có những triệu chứng bất thường, cha mẹ đừng chủ quan, vì rất
có thể trẻ đang gặp “rắc rối” với một số bệnh tật.



Triệu chứng đầu tiên của rất nhiều căn bệnh đều xuất hiện ở ánh mắt

Triệu chứng đầu tiên của rất nhiều căn bệnh đều xuất hiện ở ánh mắt. Vì
vậy, chỉ cần chú ý một chút, cha mẹ có thể đoán bệnh qua mắt và kịp thời
đưa trẻ đi khám.

Dưới đây là một số biểu hiện bệnh lý ở mắt trẻ mà bạn không thể không lưu

tâm:

1. Bệnh cúm

Buổi sáng ngủ dậy, nếu trẻ có cảm giác đau và mệt mỏi khi nhãn cầu chuyển
động, mi mắt mọng nước, hay chảy nước mắt, có thể là trẻ bị cúm thời kỳ
đầu.

2. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có một số biểu hiện dễ thấy là lỗ con ngươi của
trẻ có màu trắng phấn, thường bị cả hai bên. Mắt có những cử động bất
thường như rung lắc. Trẻ nhìn kém, hay dụi mắt, nheo mắt khi nhìn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý khi thấy con bị lác mắt, vì đó có
thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, mà đục thuỷ tinh thể bẩm
sinh là một ví dụ. Bệnh này cần được chữa sớm bởi nếu để lâu, tế bào thị
giác của trẻ sẽ thoái hóa và rất khó phục hồi.

3. Viêm kết mạc

Hai mắt như có dị vật, mắt đỏ, cộm, mi sưng phù, chảy nước mắt, sợ ánh
sáng, khó mở mắt và thị lực giảm dần… một số trẻ có biểu hiện sốt nhẹ và
viêm đường hô hấp: Có thể trẻ bị viêm kết mạc cấp (Viêm kết mạc cấp do
virus Adenovirrus và Enterovirus gây ra).

4. Bệnh sởi

Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt, phù nhẹ mi, kết mạc sung huyết, khó mở mắt
ra và thị lực giảm… là dấu hiệu báo rằng trẻ sắp bị lên sởi.


5. Ung thư võng mạc

Lỗ đồng tử đặc biệt sáng, có thể ánh vàng hoặc phản quang màu trắng, trông
gần giống mắt mèo: Cần cảnh giác với bệnh ung thư võng mạc. Nếu không
được điều trị ngay, bệnh có thể lan truyền đến não và toàn thân, gây nguy
hiểm đến tính mạng.

6. Rối loạn hệ thần kinh hoặc gan có vấn đề

Hiện tượng nháy mắt hoặc chớp mắt khá phổ biến ở con trẻ, nên cha mẹ
thường hay chủ quan, lơ là. Nhưng nếu trẻ chớp mắt liên tục có khả năng do
rối loạn hệ thống thần kinh hoặc gan có vấn đề, lúc này bạn cần đưa con đi
khám ngay.
trường hợp bé nhất định không chịu xuống nước, bố mẹ cũng không nên
gượng ép mà nên chờ đến hè năm sau khi bé lớn hơn chút nữa hãy đăng kí
cho con học bơi.

Tuy nhiên, thông thường, khi được hướng dẫn một cách bài bản, bé có thể
bơi sải trong khoảng cách 25 mét sau 12 buổi học, mỗi buổi 30 phút. Trong
12 buổi học, giáo viên sẽ dạy bé cách hít thở dưới nước và các điều khiển cơ
thể để có thể bơi sải dưới nước.
Sẽ tốt hơn khi bạn cho bé hoàn thành khóa học bơi vào mùa hè, trước thời
điểm cả gia đình đi du lịch ở biển. Khi đó bé sẽ có cơ hội được luyện tập
thực tế bài học và thêm phần tự tin khi bơi.

4. Duy trì sự giám sát của người lớn cho đến khi bé được 8 tuổi

Như đã nói ở trên, thời gian lý tưởng nhất để bé học bơi là từ 5 đến 6 tuổi.
Tuy nhiên, kể cả sau khi bé đã biết bơi và có thể tự mình bơi thành thạo, bạn
vẫn nên duy trì sự giám sát của người lớn ở bên bé cho đến ít nhất 8 tuổi.

Bởi khi biết bơi, con trẻ thường thích khám phá và có những hành động
nguy hiểm như không khởi động kỹ, sức khỏe không tốt vẫn đi bơi hoặc có
thể ra sông để bơi ra xa thậm chí ngay cả khi ở biển, nước lạnh cùng sóng
mạnh cũng có thể gây nên hiện tượng chuột rút. Vì vậy nên lưu ý luôn đặt bé
trong vòng kiểm soát của người lớn để đảm bảo an toàn.

×