Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị mồ hôi trộm cho bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.54 KB, 5 trang )




Điều trị mồ hôi trộm cho

Nhiều loại bệnh trong cơ thể trẻ cũng có thể gây nên việc đổ mồ hôi
bệnh lý như suy dinh dưỡng, còi xương, lao, tiểu đường, bệnh về tuyến
giáp

Nếu bé đổ mồ hôi kèm biểu hiện chậm mọc răng có thể bé bị thiếu canxi.
Nếu bé mắc bệnh về tim mạch thì cùng với đổ nhiều mồ hôi là tình trạng bú
kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi. Với trường hợp bé nhiễm lao, bạn cẩn thận
với triệu chứng ra mồ hôi, chậm tăng cân, sốt kéo dài, và có hạch ở cổ…



Rất nhiều trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi vì thiếu vitamin D

Việc nhiễm trùng cũng có thể gây nên việc đổ mồ hôi ban đêm cho trẻ. Nếu
thấy bé có thêm biểu hiện như sốt, giảm cân, ho hãy cho bé thử máu để đo tỷ
lệ hồng cầu đóng cặn, rất có thể con bạn đang mắc phải căn bệnh lao phổi
nguy hiểm.

Để bé không ra nhiều mồ hôi

Bổ sung vitamin D

Rất nhiều trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi vì thiếu vitamin D do không được tiếp
xúc với mặt trời. Những ngày có ánh nắng, bạn nên tắm nắng cho bé từ 15 -
30 phút vào sáng sớm.




Giữ cho trẻ luôn mát

Ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa
sạch sẽ hàng ngày. Nên cho con ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má,
cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh
nhiệt, cay nóng.


Tuyệt đối không để bé nằm trên chất liệu nhựa hoặc nylon để hạn chế trường
hợp bé không thể thoát mồ hôi. Tốt nhất, các mẹ nên cho bé nằm trên những
miếng vải có độ hút ẩm cao.

Khi bé có nhiều mồ hôi, bạn dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với
những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé
tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

×