Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm tiếng nói chung trong việc dạy con pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.72 KB, 5 trang )




Tìm tiếng nói chung
trong việc dạy con
Có con là một hạnh phúc, nhưng không phải có con rồi là hạnh phúc sẽ
tự đến. Bởi không phải lúc nào cả vợ cả chồng cũng đồng thuận trong
việc dạy con.
Một buổi chiều, đang tản bộ trong công viên thì tôi bắt gặp một gia đình
đang dắt tay nhau đi chơi rất vui vẻ và tôi không thể không dừng lại mà để ý
họ. Thằng bé chừng 3 tuổi, hai tay dắt bố mẹ hai bên và vừa đi vừa hát.
Đang đi thì thằng bé bỗng dừng lại giật tay bố mẹ chạy về phía đằng trước.
Vừa chạy nó vừa liến thoắng: “Mẹ ơi có cái giấy kẹo kìa, ai vứt ra đường
thế, phải vứt vào thùng rác chứ”, nói rồi thằng bé nhặt cái giấy kẹo và chạy
lại bỏ vào thùng rác. Sau đó nó lại bám vào tay bố mẹ và vừa đi vừa hát. Tôi
để ý thấy cả bố và mẹ của thằng bé nhìn con cười và nói: “Con làm tốt lắm,
bé ngoan”.

Tôi nghĩ việc làm của em bé đó là rất đáng hoan nghênh, mới ít tuổi đầu mà
đã biết làm những việc có ý thức như vậy thì chắc hẳn bố mẹ bé đã rất biết
cách dạy con. Và tôi nghĩ, việc bố mẹ khích lệ, khen bé như vậy là hoàn toàn
đúng.

Nhưng đi thêm một đoạn, tôi bắt gặp một gia đình khác. Nhà này cũng có
cậu con trai chỉ nhỉnh hơn em bé trên một chút. Em bé không bám tay cha
mẹ vừa đi vừa hát mà chỉ dắt tay mẹ thôi. Đang đi thì ông bố đá phải một lon
nước ngọt đã uống hết mà ai đó vứt ra đường. Tiện chân, ông bố đá luôn vào
sát bên đường. Mẹ của bé thấy vậy thì bảo: “Sao anh lại đá thế, nhặt bỏ vào
thùng rác có tốt hơn không”. Cậu con trai lau tau: “Để con nhặt cho”, mẹ bé
bảo: “Đúng rồi, con nhặt bỏ thùng rác đi”. Nhưng thằng bé chưa kịp nhặt thì
bố nó đã “gào” lên: “Không việc gì phải nhặt, bẩn tay, mình có vứt đâu mà


phải nhặt, chúng nó chẳng giữ vệ sinh chung thì sao mình phải giữ”. Nói rồi
ông bố kéo tay con trai đi tiếp.


Ảnh minh họa

Ngẫm ra thì thấy ông bố nói cũng có lý, nhưng thiết nghĩ có nên dạy con
kiểu như vậy. Chẳng nhẽ mình lại học tập cái tính không tốt của người ta.
Mẹ bé đã rất hiểu chuyện, không câu nệ ai là người xứt rác ra đường mà vẫn
dạy con cách giữ gìn vệ sinh chung bằng cách bảo con nhặt bỏ thùng rác hộ
người khác. Nhưng việc làm này lại không được ông bố tán thành. Ở đây đã
thấy có sự khác biệt quan niệm trong dạy con, chứ không đồng nhất như gia
đình mà tôi vừa gặp trước đó.

Đi tiếp, một lúc sau tôi lại gặp một gia đình nữa. Gia đình này có một cô
“công chúa” rất xinh và đáng yêu. Cô bé đang được bố bế và đi đến đâu
cũng hỏi han hết cái này đến cái kia. Đến đoạn đường có hoa, cô bé đòi
xuống đi bộ. Nhìn thấy hoa đẹp, cô bé thích quá reo lên: “Mẹ ơi hoa đẹp
quá” và chạy vội vàng lại lại đám hoa. Chẳng may vấp ngã, cô bé nằm sõng
soài trên mặt đất. Thấy vậy, bố bé vội vàng lao đến bế thốc con lên và phủi
lấy phủi để những đám bụi bẩn bám trên quần áo con trong khi mẹ bé vẫn đi
bình thường và nói: “Tự đứng dậy đi con, lớn rồi”.

Ngay lúc ấy gặp hàng quà rong, cô bé đòi ăn bim bim, mẹ bé bảo: “Mình
đang đi về rồi, về nhà ăn cơm thôi con, ăn bim bim là lát không ăn được cơm
đâu”, nhưng bố bé thì lại bảo: “Gói bim bim đáng bao nhiêu, đói ngay í mà”
rồi mua bim bim cho con ăn, mặc cho mẹ bé không đồng tình. Cô bé tỏ ra rất
thích chí và ăn hết gói bim bim, ngay lập tức bé ném vèo vỏ bim bim xuống
đất. Mẹ bé lừ mắt: “Nhặt lên đi con để lát gặp thùng rác thì bỏ vào chứ sao
lại ném xuống đường thế”. Ngay lập tức bố bé nhặt lên cho con không kèm

theo câu phàn nàn có vẻ khó chịu: “Mẹ khó tính quá, người ta vứt đầy đây
này, thôi để bố nhặt cho, chạy chơi tiếp đi…”.

Cũng là một kiểu “vênh” nhau trong cách dạy con giữa bố và mẹ. Nếu người
khác nhìn vào có lẽ sẽ nghĩ: “Bố yêu con thế còn gì”, nhưng theo tôi đây là
một cách chiều con thì đúng hơn và cách chiều con này khá là tai hại vì nó
vô tình sẽ tạo cho con tính ỉ lại mà không biết tự lập.

Có con là một hạnh phúc, nhưng không phải có con rồi là hạnh phúc sẽ tự
đến. Bởi không phải lúc nào cả vợ cả chồng cũng đồng thuận trong việc dạy
con. Sự bất đồng trong cách dạy con đôi khi lại chính là nguyên nhân gây
nên những rắc rối và trục trặc giữa bố mẹ và thậm chí còn có thể ảnh hưởng
đến tính cách của con.

Ngay từ đầu, vợ chồng nên thống nhất cách dạy con, dù bất mãn với nhau
thế nào cũng nên tránh phản ứng gay gắt trước mặt con. Nếu có thể, hãy thảo
luận các mâu thuẫn để tránh dẫn đến xung đột và điều quan trọng nhất là nên
biết tiếp thu ý kiến của người khác để có cách dạy con tốt nhất trong mỗi gia
đình.

×